You are on page 1of 4

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ KÌ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2020

NỘI Bài thi: NGỮ VĂN


NHÓM TRƯỜNG CỤM SÓC SƠN- MÊ LINH Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)


Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu:
Bản thân ta vừa là người bạn tốt nhất cũng là kẻ thù lớn nhất của ta. Bất kể khen chê của
người đời, cuối ngày, khi bạn đứng một mình trước gương và nhìn vào đó, hình ảnh bạn thấy
trong gương mới là con người thật sự của bạn. Hãy học cách chấp nhận mọi ưu và khuyết điểm ở
bản thân mình. Tôi là tôi, đơn giản có thế thôi, đừng thất vọng hay nuối tiếc về những gì đã qua.
Những người biết cách tự hào về bản thân thường tìm được niềm vui trong cuộc sống, cảm
thấy hài lòng và trở thành hình mẫu của nhiều người khác. Hãy hình dung ra con người mà bạn
muốn trở thành và cố gắng hết sức để trở thành hình mẫu do chính mình đặt ra.
Tự hào về bản thân không phải là khoe mẽ hoặc phô ra mọi ưu điểm của mình, nó chỉ đơn
giản là sự âm thầm cảm nhận rằng mình rất đáng giá, rất quý báu và mình đặc biệt. Bạn không
cần phải là người hoàn hảo bởi chẳng có ai là hoàn hảo cả, nhưng bạn xứng đáng được yêu
thương và trân trọng. Tất cả những gì bạn cần làm là sống thật với chính mình, sống thật tốt cuộc
đời của mình - một bộ phim tuyệt hay và chân thực mà trong đó bạn là nhân vật chính. Hãy tự tin
nhé bởi bạn không biết đang có nhiều người nhìn vào và ước rằng họ được như bạn đâu.
(https://dantri.com.vn/tinh-yeu-gioi-tinh/tu-nhu-rang)

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích?
Câu 2. Dựa vào đoạn trích, anh/ chị hãy cho biết những người biết cách tự hào về bản thân sẽ nhận
được điều gì trong cuộc sống?
Câu 3. Anh chị hiểu nội dung ý kiến: “Bản thân ta vừa là người bạn tốt nhất cũng là kẻ thù lớn
nhất của ta” như thế nào?
Câu 4. Lời khuyên “đừng thất vọng hay nuối tiếc về những gì đã qua” trong đoạn trích có ý nghĩa
gì với anh/chị?
II. LÀM VĂN
Câu 1 (2.0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ)
bàn về ý nghĩa việc biết được giá trị bản thân.


TRƯỜNG THPT XUÂN HUY ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II, NĂM HỌC 2019-2020
----------
Họ và tên: ................................... Môn: Ngữ Văn
Lớp: 12C... Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian giao đề)

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)


Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Với những người bình dân, “fake news” có thể là một thuật ngữ khá mới. Thật ra
thuật ngữ này được sử dụng để chỉ về những hiện tượng đã rất cũ: chuyện thông tin
sai sự thật. Người bình dân hay gọi nôm na là tin vịt, tin đồn nhảm, tin đặt điều bịa
chuyện.
[...]Từ khi cơn đại dịch Covid-19 nổ ra, cơn dịch “fake news” cũng theo đó mà
hoành hành. Ai cũng muốn mình có tiếng nói trong thế giới ảo. Ai cũng muốn làm
nhà đưa tin nhanh nhất và hot nhất. Cả khi tin tức chưa được xác minh và chính bản
thân mình cũng chưa cân nhắc được những thiệt hại có thể gây ra, người ta vẫn cho
phép mình đăng tải và phát tán tin tức.
Chỉ khổ cho những người bình dân đơn sơ, gặp tin gì cũng tin. Chỉ tội nghiệp cho
những người luôn bắt đầu lý luận bằng câu khẳng định: trên mạng nói thế này, trên
mạng nói thế kia…
[...]Ông bà ta vẫn thường dạy “một lời nói dối, sám hối bảy ngày”. Không biết
những người dựng tin nói dối có biết sám hối hay không. Nhưng bất cứ một lời nói
dối nào cũng có tác hại như một loài cỏ độc, bám rễ và ăn sâu trong tâm hồn của
người dung dưỡng nó. Điều bị bào mòn và huỷ hoại trước tiên không phải là những
nạn nhân của lời nói dối, nhưng chính là nhân cách của người nói dối. Hình phạt
dành cho kẻ nói dối là chẳng những không một ai tin mình, mà chính mình cũng
chẳng tin được một ai (G.Bernard Shaw). Chúng ta cần cẩn trọng và có trách nhiệm
trong việc sử dụng các phương tiện truyền thông, để không tự biến mình thành người
cộng tác với những lời nói dối, những kiểu thông tin làm mất bình an và gây chia rẽ.
(Trích “Tin giả-Fake News giữa mùa đại dịch”–Vatican.com)
Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích trên.
Câu 2 (0,5 điểm): Theo tác giả, “fake news” nghĩa là gì?
Câu 3 (1,0 điểm): Anh chị hiểu như thế nào về câu: “một lời nói dối, sám hối bảy
ngày”?
Câu 4 (1,0 điểm): Anh/chị có đồng tình với ý kiến “Điều bị bào mòn và huỷ hoại
trước tiên không phải là những nạn nhân của lời nói dối, nhưng chính là nhân cách
của người nói dối” không? Vì sao?
II. LÀM VĂN
Câu 1 (2,0 điểm)
Qua đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ)
trình bày suy nghĩ của bản thân về tác hại của tin giả.


SỞ GD&ĐT BẮC GIANG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2


TRƯỜNG THPT YÊN DŨNG SỐ 2 Môn: Ngữ Văn 12
Năm học: 2019-2020
(Thời gian làm bài: 90 phút)

I. PHẦN ĐỌC HIỂU ( 3.0 điểm)


Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi sau:
Loài người không được cho sẵn bất cứ cái gì trên mặt đất này. Tất cả những gì anh ta cần,
anh ta phải làm ra chúng. Và ở đây loài người đối mặt với sự lựa chọn cơ bản nhất của mình: anh
ta chỉ có thể tồn tại được theo một trong hai cách: bằng cách làm việc độc lập với bộ óc của riêng
anh ta, hay là trở thành một kẻ ăn bám sống nhờ bộ óc của những người khác. Người sáng tạo
chọn cách thứ nhất. Kẻ ăn bám thì chọn cách thứ hai. Người sáng tạo một mình đối mặt với tự
nhiên. Kẻ ăn bám thông qua những trung gian đối mặt với tự nhiên.
Mối quan tâm của người sáng tạo là chinh phục tự nhiên. Còn mối quan tâm của kẻ ăn bám
là chinh phục con người.
Người sáng tạo sống với lao động của mình. Anh ta không cần ai khác. Mục đích cơ bản
của anh ta là chính bản thân anh ta. Kẻ ăn bám sống cuộc đời thứ cấp. Anh ta cần những người
khác. Những người khác trở thành động lực chính của anh ta.
(Trích tiểu thuyết Suối nguồn, Ayn Rand, NXB Trẻ, TP HCM, 2017, tr.1174)
Câu 1. Xác định thao tác lập luận chính được sử dụng trong đoạn trích?
Câu 2. Trong đoạn trích, tác giả đã nhắc đến những đặc điểm nào của người sáng tạo?
Câu 3. Các câu văn: “Người sáng tạo chọn cách thứ nhất. Kẻ ăn bám thì chọn cách thứ hai.
Người sáng tạo một mình đối mặt với tự nhiên. Kẻ ăn bám thông qua những trung gian đối mặt
với tự nhiên” sử dụng biện pháp tu từ cú pháp nào? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ cú pháp đó?
Câu 4. Anh/chị có đồng tình với ý kiến: “ Mối quan tâm của người sáng tạo là chinh phục tự
nhiên. Còn mối quan tâm của kẻ ăn bám là chinh phục con người” ? Vì sao?
II. PHẦN LÀM VĂN
Câu 1 (2.0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ)
trình bày suy nghĩ về hậu quả của lối sống ăn bám?

You might also like