You are on page 1of 8

Họ và tên............................................................Lớp...............

Năm học:
KIỂM TRA THƯỜNG XUYÊN MÔN NGỮ VĂN 9 ( BÀI SỐ 1-KÌ I )
ĐIỂM LỜI PHÊ CỦA THẦY CÔ GIÁO

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:


Có một người mù đi trên một con đường tối, trên tay lại cầm một chiếc đèn lồng.Một người thấy thế
liền hỏi:
- Ông có thấy đường đâu mà cần phải cầm theo chiếc đèn lồng làm gì?
Người mù liền mỉm cười trả lời:
- Tôi cầm theo chiếc đèn này để người khác không đâm sầm vào tôi. Làm vậy có thể giữ an toàn cho
bản thân mình.
( Trích: Bài học lớn từ những câu chuyện nhỏ )
Câu 1 (1.0 điểm): Hãy đặt nhan đề cho văn bản trên ?
.............................................................................................................................................................................
Câu 2 (1.0 điểm):: Xét về mục đích giao tiếp, câu văn : “Ông có thấy đường đâu mà cần phải cầm theo
chiếc đèn lồng làm gì ?” thuộc kiểu câu gì ? Vì sao ?
.............................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................................
Câu 3 (1.0 điểm): Nội dung chính của văn bản trên là gì?
.............................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................................
Câu 4 (2.0 điểm): Nêu bài học rút ra từ nội dung câu chuyện?
.............................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................
Câu 5 (5,0 điểm):Từ việc làm của người mù trong câu chuyện trên, em hãy viết đoạn văn (khoảng 200 từ )
bàn về sự cần thiết của việc chủ động trong cuộc sống ?
.............................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................................
Phần II Câu 1: Ngôi thứ ba 0,25 đ
Đọc- hiểu Câu 2:
(1,5 điểm) - Xét về mục đích giao tiếp câu văn thuộc kiểu câu nghi vấn 0,5 đ
- Vì được dùng để hỏi, có từ nghi vấn “gì”, kết thúc bằng dấu chấm hỏi.
Câu 3: Học sinh có thể đặt nhan đề khác nhau : Câu chuyện người mù và
chiếc đèn lồng . Chủ động trong cuộc sống….
Câu 4: Câu chuyện kể về việc người mù chủ động giữ an toàn cho bản thân 0,25 đ
khi đi đường
Từ đó gửi đến cho người đọc bài học nhẹ nhàng mà thấm thía: hãy chủ động
trong cuộc sống 0,5đ

Câu 1 ( 2.0 điểm)


a) Yêu cầu về kỹ năng: Biết cách viết một đoạn văn nghị luận xã hội. Luận điểm rõ ràng, lập luận chặt
chẽ, dẫn chứng thuyết phục, không mắc lỗi. chính tả, dùng từ, diễn đạt...
b) Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau nhưng phải đảm bảo các ý
cơ bản sau:
* Giới thiệu vấn đề nghị luận: Từ việc làm của người mù tác giả gửi đến cho người đọc bài học nhẹ
nhàng mà thấm thía: hãy chủ động trong cuộc sống
* Suy nghĩ về sự cần thiết của việc chủ động trong cuộc sống
- Cuộc sống luôn tiềm ẩn những bất ngờ, ở những tình huống đó không có sự chuẩn bị trước con người khó
có thể đối phó, giải quyết.
- Con người luôn có những hạn chế- thậm chí những điểm yếu. Để giảm thiểu và khắc phục những rủi ro do
những điểm yếu của mình, con người cần phải rèn luyện, phải tự trang bị cho mình những kỹ năng cần
thiết.
- Sự chủ động sẽ giúp con người tự tin hơn, mạnh dạn hơn khi hành động nhờ đó mà có thể tồn tại được
trong một thế giới vốn có nhiều bất trắc.
( HS có thể lấy dẫn chứng sự chủ động ứng phó với dịch Covit- 19 của Chính phủ, của toàn dân, của nhà
trường…)
* Bài học : Để chủ động con người phải nhận thức đúng đắn về những gì mình đang có, về điểm mạnh,
điểm yếu của mình, lường trước những khó khăn bằng cách quan sát những người xung quanh, rút kinh
nghiệm từ những sai lầm để tự điều chỉnh và trang bị cho mình những kỹ năng để đối phó với tình huống
xấu khi nó xảy ra.
Họ và tên............................................................Lớp............ Năm học:
KIỂM TRA THƯỜNG XUYÊN MÔN NGỮ VĂN 9 ( BÀI SỐ 2-KÌ I )
ĐIỂM LỜI PHÊ CỦA THẦY CÔ GIÁO

Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi:


Âm nhạc là phương tiện chuyển tải cảm xúc tuyệt vời nhất, trọn vẹn nhất, giúp chúng ta cảm nhận
được ngõ ngách sâu thẳm nhất của tâm hồn. [….]. Âm nhạc là chất xúc tác lãng mạn, thi vị làm khuấy động
cảm xúc. Thử hình dung những thước phim lãng mạn sẽ buồn tẻ, vô hồn đến nhường nào nếu không có giai
điệu của những bản tình ca. Có một câu nói mà tôi rất tâm đắc: “Từng nốt nhạc chạm vào da thịt tôi, vuốt
ve xoa dịu nỗi cô đơn tưởng như đã hóa thạch trong tâm hồn”. Âm nhạc là một người bạn thủy chung, biết
chia sẻ. Khi buồn, nó là liều thuốc xoa dịu nỗi sầu, làm tâm hồn nhẹ nhàng thanh thản… Khi vui, nó lại là
chất xúc tác màu hồng tô vẽ cảm xúc, giúp ta cảm nhận sâu sắc hơn về vẻ đẹp của cuộc sống.
(Quà tặng cuộc sống – NXBTHTP. HCM)
Câu 1 (1.0 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của ngữ liệu trên?
.............................................................................................................................................................................
Câu 2 (1.0 điểm) Đoạn ngữ liệu trên đã sử dụng cách dẫn nào? Vì sao?
.............................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................................
Câu 3 (2,0 điểm) Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ từ vựng trong câu: Âm nhạc là một người
bạn thủy chung, biết chia sẻ.
.............................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................................
Câu 4 (1,0 điểm) Thông điệp sâu sắc nhất mà em nhận được từ ngữ liệu trên?
.............................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................................
Câu 5 (5,0 điểm) Từ nội dung phần đọc hiểu trên, em hãy viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 từ) bàn về
vai trò của tinh thần lạc quan của mỗi người trong cuộc sống ?
. ...........................................................................................................................................................................
..
.............................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................................
Phần Câu Yêu cầu Điểm
- Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận
1
(Nếu học sinh trả lời từ hai phương thức biểu đạt trở lên thì không 0.5 điểm
(0,5 điểm)
cho điểm)

2 - Chỉ ra được cách dẫn trực tiếp 0,25 điểm


(0,5 điểm) - Vì: Nhắc lại nguyên văn lời nói, để trong dấu “…” 0.25 điểm
Đọc
hiểu - Gọi tên được biện pháp nghệ thuật so sánh 0,25 điểm
(3.0 - Nêu được tác dụng:
3 0,25 điểm
điểm) + Làm cho câu văn giàu hình ảnh, sinh động, hấp dẫn hơn.
(1,0 điểm)
+ Làm cho âm nhạc trở nên gần gũi, thân thuộc với con người. Từ 0,5 điểm
đó thấy được vài trò của âm nhạc đối với đời sống con người.
HS đưa ra thông điệp có ý nghĩa sâu sắc:
4 - Âm nhạc làm cho cuộc sống của con người vui tươi, hạnh phúc. 0,5 điểm
(1,0 điểm) - Trong cuộc sống chúng ta hãy luôn vui vẻ, lạc quan, yêu đời hãy hát 0,5 điểm
lên cho cuộc đời thêm vui.
Từ nội dung đọc hiểu trên, hãy viết đoạn văn nghị luận (khoảng
1
200 chữ) bàn về ý nghĩa của tinh thần lạc quan của mỗi người 2.0 điểm
(2,0 điểm)
trong cuộc sống.
a. Đảm bảo thể thức của đoạn văn: Bắt đầu bằng chữ viết hoa, lùi
0.25 điểm
đầu dòng và kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng.
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Ý nghĩa của tinh thần lạc quan
0.25 điểm
của mỗi người trong cuộc sống.
c. Triển khai vấn đề nghị luận:
Tạo HS có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, cần đảm bảo các ý
lập sau:
văn - Giới thiệu vấn đề: Ý nghĩa của tinh thần lạc quan trong cuộc sống. 0,25 điểm
bản - Giải thích: Lạc quan là cái nhìn vui vẻ, phấn khởi về mọi điều trong
(7,0 cuộc sống. Người có tinh thần lạc quan luôn bình tĩnh xử lí mọi tình 0,25 điểm
điểm) huống, mọi vấn đề, tin tưởng và vui vẻ vào cuộc sống.
- Ý nghĩa của tinh thần lạc quan:
+ Giúp cuộc sống tươi đẹp, đầy hi vọng.
+ Giúp con người có nghị lực, dũng cảm vượt qua những khó khăn 0,25 điểm
trong cuộc sống. Lấy dẫn chứng để làm sáng tỏ ý kiến. 0,25 điểm
(Lưu ý: HS cần điểm dẫn chứng minh họa cho thuyết phục)
- Phê phán những kẻ luôn bi quan, chán nản, không có niềm tin vào
cuộc sống vào những điều tốt đẹp. Hoặc những người lạc quan quá 0,25 điểm
thái thành ra chủ quan dễ dẫn đến thất bại.
- Liên hệ với bản thân rồi rút ra bài học. 0,25 điểm
Họ và tên............................................................Lớp............ Năm học:
KIỂM TRA THƯỜNG XUYÊN MÔN NGỮ VĂN 9 ( BÀI SỐ 1-KÌ II )
ĐIỂM LỜI PHÊ CỦA THẦY CÔ GIÁO

Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi:


Tại Thế vận hội đặc biệt Seatle (dành cho những người tàn tật) có chín vận động viên đều bị tổn thương
về thể chất hoặc tinh thần, cùng tập trung trước vạch xuất phát để tham dự cuộc đua 100 m. Khi súng hiệu nổ,
tất cả đều lao đi với quyết tâm chiến thắng. Trừ một cậu bé. Cậu cứ bị vấp ngã liên tục trên đường đua. Và cậu
bật khóc. Tám người kia nghe tiếng khóc, giảm tốc độ và ngoái lại nhìn. Rồi họ quay trở lại. Tất cả, không trừ
một ai! Một cô gái bị hội chứng Down dịu dàng cúi xuống hôn cậu bé:
- Như thế này, em sẽ thấy tốt hơn.
Cô gái nói xong, cả chín người cùng khoác tay nhau sánh bước về vạch đích. Khán giả trong sân
vận động đồng loạt đứng dậy. Tiếng vỗ tay hoan hô vang dội nhiều phút liền. Mãi về sau, những người
chứng kiến vẫn còn lưu truyền tai nhau câu chuyện cảm động này.
(Nguồn: http://phapluatxahoi.vn/giai-tri/van-hoc/chien-thang-661)
Câu 1. ( 0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn ngữ liệu trên?
Câu 2. ( 0,5 điểm) Tìm và gọi tên thành phần biệt lập có trong câu văn: “Tại Thế vận hội đặc biệt Seatle
(dành cho những người tàn tật) có chín vận động viên đều bị tổn thương về thể chất hoặc tinh thần, cùng tập
trung trước vạch xuất phát để tham dự cuộc đua 100 m” ?
Câu 3. (1,0 điểm) Theo em, tại sao khán giả trong sân vận động đều đứng dậy vỗ tay hoan hô không dứt?
Câu 4. (1,0 điểm) Thông điệp sâu sắc nhất mà em nhận được từ câu chuyện trên?
PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN.( 7.0 điểm)
Câu 1. (2.0 điểm) Viết đoạn văn khoảng 200 chữ bàn về ý nghĩa của sự đồng cảm, sẻ chia trong cuộc
sống?
CÂU YÊU CẦU CẦN ĐẠT
I ĐỌC HIỂU
1 Phương thức biểu đạt chính: Tự sự
2 - Thành phần biệt lập phụ chú:
dành cho những người tàn tật
3 Khán giả trong sân vận động đều đứng dậy vỗ tay hoan hô không dứt vì:
+ Cách hành xử cao đẹp của các vận động viên.
+ Sự đồng cảm, lòng vị tha, sẻ chia...
+ Tinh thần thi đấu của các vận động viên khuyết tật.
4 Học sinh rút ra được một bức thông điệp ý nghĩa nhất dựa trên những thông điệp
được gợi ý:
+ Trong cuộc sống cần biết đồng cảm, sẻ chia.
+ Yêu thương, quan tâm, giúp đỡ .... với những người có hoàn cảnh thiệt thòi, kém
may mắn.
II TẠO LẬP VĂN BẢN
a. Đảm bảo cấu trúc của một đoạn văn nghị luận có mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn.
b.Xác định đúng vấn đề nghị luận theo định hướng sau:
* Giải thích:
- Đồng cảm là cùng chung cảm xúc, suy nghĩ; cùng chung một trạng thái, tâm
trạng; là sự hiểu nhau giữa hai con người hoặc giữa những con người và cộng
đồng.
- Sẻ chia là sự san sẻ, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống, cùng nhau hưởng thụ
hoặc cùng nhau hành động, khiến niềm vui nhân đôi và nỗi buồn vơi bớt.
-> Đồng cảm, sẻ chia là biểu hiện của tình người, ý thức vì người khác. Đồng
cảm, sẻ chia là một nếp sống đẹp trong xã hội.
* Bàn luận: Ý nghĩa của sự đồng cảm, sẻ chia?
1 - Trong cuộc sống, không phải ai cũng luôn gặp những điều may mắn, không phải
ai cũng thành công ngay từ lần đầu tiên và không phải ai sinh ra cũng đều hạnh
phúc.
- Sự đồng cảm, sẻ chia giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh có
thêm sức mạnh, nghị lực, niềm tin, làm giảm đi những khổ đau trong cuộc sống.
- Đồng cảm, sẻ chia có vai trò quan trọng góp phần hoàn thiện nhân cách con
người, xây dựng một xã hội văn minh, nhân ái làm cho mối quan hệ giữa con
người với con người trở nên tốt đẹp hơn, thân thiện hơn, mọi người gần gũi, gắn
bó với nhau hơn. Người biết đồng cảm, sẻ chia sẽ được mọi người yêu quý, trân
trọng. (Dẫn chứng)
- Đồng cảm, sẻ chia là truyền thống đạo lí tốt đẹp từ ngàn xưa đến nay của con
người.

* Phê phán: Lối sống ích kỉ, thờ ơ, vô cảm.


- Mở rộng: Đồng cảm, sẻ chia phải đặt đúng hoàn cảnh, đúng đối tượng thì mới có ý nghĩa.
* Bài học nhận thức và hành động:
- Cần nhận thức được ý nghĩa quan trọng của đồng cảm, sẻ chia trong cuộc sống.
- Cần tích cực rèn luyện bản thân, hoàn thiện nhân cách, có những hành động cụ thể biểu hiện sự đồng cảm,
sẻ chia với mọi người.

Họ và tên............................................................Lớp....... ....Năm học:


KIỂM TRA THƯỜNG XUYÊN MÔN NGỮ VĂN 9 ( BÀI SỐ 2-KÌ II )
ĐIỂM LỜI PHÊ CỦA THẦY CÔ GIÁO

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:


Trong tiếng Việt có chữ thương mà cũng có chữ xót. Cha mẹ thương con cho roi cho vọt, nhưng nếu
cha mẹ biết xót con thì sẽ không đánh con quá đau.
Con thương mẹ, con biết chăm chỉ học hành, nhưng nếu con còn biết xót mẹ thì con sẽ không ngồi
yên học và co chân lên cho mẹ quét nhà.
Con thương mẹ, con sẽ học thật nhiều, nhưng nếu con còn biết xót mẹ thì con sẽ học thật nhanh để
còn giúp mẹ đánh vật với chậu quần áo sau một ngày tất tả chạy chợ.
Thương có thể mang đôi cánh và bay lên cao, đậu trên cành lí thuyết.
Xót là hạ cánh xuống từng thành phần cụ thể, kể cả từng thân phận con sâu cái kiến nhỏ nhoi dễ bị
che khuất.
Thương làm người ta cao cả, xót còn khiến người ta thêm từ ái, bao dung và xa lạ với điều ác trong
từng cử chỉ cụ thể...
Hãy biết xót bằng hành động chứ đừng chỉ thương bằng lời nói, em nghe...
(Tôi muốn hỏi em: Về sau thế nào?, Đoàn Công Lê Huy, NXB Kim Đồng, tr.104-106)
Câu 1(1.0 điểm). Xác định phép liên kết về hình thức được sử dụng trong hai câu văn sau:“Trong tiếng
Việt có chữ thương mà cũng có chữ xót. Cha mẹ thương con cho roi cho vọt, nhưng nếu cha mẹ biết xót
con thì sẽ không đánh con quá đau.”
Câu 2(2.0 điểm). Qua văn bản, tác giả đã thể hiện thái độ, tình cảm gì?
Câu 3(2.0 điểm). Theo em, tác hại của việc con cái không biết thương và xót cha mẹ là gì?
Câu 4(5.0 điểm).
“Hãy biết xót bằng hành động chứ đừng chỉ thương bằng lời nói.”Hãy viết đoạn văn ( khoảng 200
chữ) trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên?
.............................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................................

Câu Đáp án Điểm


1 -Phép liên kết được sử dụng trong hai câu văn: Phép lặp từ 0,5 điểm
(0,5 điểm) ngữ (thương, xót).
2 - Học sinh cần nêu được thái độ, tình cảm của tác giả trong
(0,5 điểm) văn bản:
+ Ngợi ca giá trị của việc biết thương và xót của con người 0,25 điểm
dành cho nhau trong cuộc sống.
+ Khẳng định ý nghĩa, thái độ xót, mong muốn mỗi cá nhân 0,25 điểm
hãy biết xót lẫn nhau bằng những hành động cụ thể chứ
không chỉ biết thương bằng lời nói.
3 -Học sinh cần chỉ ra được những tác hại của việc con cái
(0,5 điểm) không biết thương và xót cha mẹ:
+ Họ sẽ trở thành những người con bất hiếu, ngày càng vô 0,25 điểm
tâm, lạnh lùng với chính người thân trong gia đình.
+ Họ sẽ đối diện với nguy cơ sa vào lối sống vô cảm trong
các mối quan hệ khác, trở thành con người ích kỉ, thiếu sự sẻ 0,25 điểm
chia.
Suy nghĩ về ý kiến: “Hãy biết xót bằng hành động chứ đừng chỉ thương bằng lời nói.”
1. Yêu cầu về kỹ năng(0,25 điểm): Học sinh viết thành đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ); có
đủ các phần nêu vấn đề, giải quyết vấn đề và kết thúc vấn đề; lập luận chặt chẽ, diễn đạt lưu
loát, không mắc lỗi dùng từ, đặt câu.
2. Yêu cầu về nội dung(1,75 điểm):
a. (0,25 điểm) Giới thiệu vấn đề: Dẫn dắt nội dung đoạn ngữ liệu và giới thiệu vấn đề cần
nghị luận: Mỗi người hãy học cách xót bằng hành động cụ thể chứ không phải chỉ là thương
qua lời nói.
b. ( 1,25 điểm) Giải quyết vấn đề:
* Giải thích: “ Xót bằng hành động” là cách biểu hiện sự chia sẻ, đồng cảm với người khác
bằng hành động cụ thể. “ Thương bằng lời nói” có mức độ thấp hơn, đó là cách biểu hiện tình
cảm với người khác đơn giản chỉ bằng ngôn ngữ, thiếu đi những hành động rõ ràng, cần thiết.
* Bàn luận:
- Sự thương xót có biểu hiện rất phong phú, nó là sự đồng cảm, chia sẻ, thấu hiểu, cũng là sự
cảm thương, quan tâm, giúp đỡ những người có cảnh ngộ bất hạnh, khó khăn trong cuộc sống.
- Xót thương góp phần tạo nên mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người; bồi đắp tâm hồn
tuổi trẻ trong sáng, cao đẹp hơn. Chính những hành động nhỏ bé, thiết thực thường ngày sẽ
như những viên gạch xây nên tình cảm thực sự. Không có sự thương xót nào được tô vẽ bằng
những lời nói sáo rỗng. Mọi sự thương xót chỉ bật lên thành lời dần trở thành lời giả dối vì
thiếu đi hành động cụ thể.
- Hiện trạng xã hội cho thấy, thay vì những hành động thiết thực, chúng ta dùng những dòng
tin nhắn, cuộc điện thoại chớp nhoáng hoặc tiện lợi hơn là những chia sẻ, trao đổi qua lại trên
facebook. Những hành động trên thành thói quen, thương xót thực tâm bỗng chốc biến thành
lời nói xã giao mờ nhạt, không xuất phát từ sự quan tâm thực sự. Cần lên án mạnh mẽ hiện
tượng này vì nó đang khiến con người sống ảo, giả dối hơn.
* Bài học:
- Khi yêu thương nhau, xót xa cho nhau hãy biểu hiện bằng cả lời nói lẫn hành động. Tình
cảm chân thành sẽ có những hành động chân thành chứ không phải chỉ là những lời nói sáo
rỗng. Vì vậy nếu bản thân ta muốn thương xót cho ai hãy chủ động thể hiện điều đó, đừng chờ
đợi để rồi sẽ đánh mất họ mãi mãi, sẽ chịu tiếng vô tâm, lạnh lùng.
. (0,25 điểm) Kết thúc vấn đề
- Khẳng định lại vai trò của sự thương xót qua hành động; liên hệ bản thân.

You might also like