You are on page 1of 15

TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN DU

Bài đọc thầm lớp 5:

KHÔNG CHỈ NÓI LỜI XIN LỖI


Hằng ngày, ông ngoại vẫn đèo tôi đi học bằng chiếc xe đạp cũ. Hôm nay cũng
vậy. Tới cổng trường, tôi lễ phép chào ông và bảo:

- Chiều ông đón cháu sớm ông nhé!

- Ừ, chiều ông đến sớm.

Tan học, tôi ra cổng trường, dõi mắt tìm ông mà chẳng thấy. Tôi ngồi ở ghế đá
chờ đợi ông như mọi khi. Trời tối dần, tôi tự nhủ: “ Chắc xe ông bị hỏng!” Mãi sau,
ông vội vã đạp xe tới, cũng là lúc cơn mưa ập đến.Tôi giận ông, không chào, cứ thế
ngồi lên xe. Ông nhường chiếc áo mưa duy nhất cho tôi, còn ông chịu ướt chở về.
Trên đường , tôi cứ im thin thít. Biết vậy, ông giải thích:

- Mấy bạn đồng ngũ của ông tới chơi. Bạn cũ lâu ngày gặp nhau, chuyện trò
nhiều quá. Ông xin lỗi cháu.

Tôi vẫn không nói câu nào. Buổi tối, ăn cơm xong, tôi vờ đau bụng, lên giường
nằm ấm ức. Ông vội lấy dầu gió xoa cho tôi rồi dúi vào tay tôi cái kẹo mút, thứ mà tôi
rất thích. Tôi nằm ngậm kẹo rồi ngủ thiếp đi lúc nào không hay.

Buổi sáng thức dậy, tôi không thấy ông đâu. Mẹ chuẩn bị đưa tôi đi học. Thấy
mẹ lộ vẻ lo lắng, tôi hỏi mẹ, mẹ bảo:

- Hôm qua, ông đi đón con gặp mưa nên bị cảm lạnh , suốt đêm sốt cao. Chắc
bệnh sốt rét lại tái phát. Bố đưa ông đến bệnh viện sáng nay rồi.

Tôi bỗng giật mình và thương ông. Tôi buồn lắm các bạn ạ. Tôi sẽ vào viện
thăm ông và xin lỗi ông. Nhưng chỉ nói xin lỗi ông tôi thấy chưa đủ. Nếu là tôi các bạn
sẽ làm gì?

Theo Phạm Hoàng Hải


PHIẾU KIỂM TRA ĐỊNH KÌ - CUỐI HKI
NĂM HỌC 2021 – 2022
KIỂM TRA ĐỌC ( Đọc thành tiếng )
Điểm Giáo viên kiểm tra
TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN DU
………….
HỌ TÊN:……………………………………… ..............................................
LỚP: NĂM ...............................................
NGÀY KIỂM TRA:…………………………
II. ĐỌC THÀNH TIẾNG: (Thời gian 1 phút)
Giáo viên cho học sinh đọc một đoạn văn, thơ khoảng 110 tiếng/1 phút trích từ các bài tập
đọc đã học ở sách Tiếng Việt 5, tập 1
1) Mùa thảo quả (trang 113)
Đoạn 1 : “Thảo quả …. không gian “ . Đoạn 2 : “Sự sống … vui mắt.”
2) Hành trình của bầy ong (trang 117)
Đoạn 1 : “ Với đôi cánh ...mật thơm” Đoạn 2:“Tìm nơi bờ biển .....tàn phai tháng ngày”
3) Người gác rừng tí hon (trang 124)
Đoạn 1 : “Ba em ... công an huyện đây” . Đoạn 2 : “Sau khi ......dũng cảm ”.
4) Chuỗi ngọc lam (trang 134)
Đoạn 1 : “Chiều hôm ấy…con lợn đất đấy. ” Đoạn 2 : “ Pi e gói lại… tràn trề. ”

5 ) Thầy thuốc như mẹ hiền (trang 153 )

Đoạn 1 : “Hải Thượng ...củi ”. Đoạn 2 : “Một lần ..... chối từ”.
Giáo viên nêu 1- 3 câu hỏi về nội dung trong bài cho học sinh trả lời.
TIÊU CHUẨN CHO ĐIỂM ĐIỂM
1. Đọc đúng tiếng, đúng từ. …………./ 1điểm
2. Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa. …………/ 1điểm
3. Giọng đọc bước đầu có biểu cảm. …………./ 1điểm
4. Tốc độ đọc đạt yêu cầu. …………./ 1điểm
5. Trả lời đúng ý hai câu hỏi do giáo viên nêu. …………./ 1điểm
CỘNG …………./ 5điểm
HƯỚNG DẪN KIỂM TRA
1/ Đọc đúng tiếng, đúng từ : 1 điểm 4/ Tốc độ đọc: 1 điểm
- Đọc sai từ 2 – 4 tiếng :0,5 điểm. - Vượt 1 – 2 phút : 0,5 điểm.
- Đọc sai từ 5 tiếng trở lên : 0 điểm. - Vượt trên 2 phút: 0 điểm.
2/ Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ 5/ Trả lời đúng ý câu hỏi do giáo viên nêu: 1 điểm
rõ nghĩa : 1điểm - Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng : 0,5
- Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 – 3 chỗ : 0,5 điểm.
điểm. - Trả lời sai hoặc không trả lời được: 0 điểm.
- Ngắt hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên : 0 điểm.
3/ Giọng đọc bước đầu có biểu cảm : 1 điểm
- Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm : 0,5
điểm.
- Giọng đọc không thể hiện tính biểu cảm : 0
điểm.
KTĐK – CUỐI HKI (NH 2021 – 2022)
TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN DU MÔN TIẾNG VIỆT (ĐỌC HIỂU) – KHỐI 5
HỌ TÊN: ………………………………………… (Thời gian làm bài : 40 phút )
LỚP: NĂM… Chữ ký Giám thị 1 Chữ ký Giám thị 2 Số thứ tự
NGÀY KIỂM TRA: ……………………………

Chữ ký Giám khảo Chữ ký Giám khảo 2 Số thứ


Điểm Nhận xét của giáo viên
1 tự
…………………………………
……
………………………….
…………
………………………….
…………

…/5 đ PHẦN I: Dựa vào bài đọc “Khôg chỉ nói lời xin lỗi” rồi khoanh tròn vào chữ cái A,
B, C, hoặc D trước ý đúng nhất trong các câu trả lời

…/0,5 đ 1/ Hằng ngày ông ngoại đưa cháu đi học bằng gì?
A. xe đạp cũ. B.xe máy cũ C. Dẫn cháu đi bộ D. Ô tô

…/0,5 đ 2/ Tan học, cậu bé đứng đâu chờ ông ?


A. Dưới gốc cây to.
B. Ngồi trên ghế đá ngoài cổng trường.
C. Ngồi trên ghế đá trong sân trường.
D. Giữa sân trường.

…/0,5 đ 3/ Ông đến trường đón cháu rất muộn vì:


A. Ông bị hỏng xe.
B. Ông gặp cơn mưa to.
C. Bạn của ông đến chơi.
D. Vì ông bị choáng

…/0,5 đ 4/ Những chi tiết cho thấy ông ngoại rất thương cháu:
A. Nhường áo mưa cho cháu mặc, xin lỗi cháu.
B. Xin lỗi cháu. Dúi vào tay cháu một cái kẹo.
C. Lấy dầu gió xoa cho cháu khi nghe cháu bị đau bụng
D. Nhường áo mưa cho cháu mặc, xin lỗi cháu, dúi vào tay cháu một cái kẹo, lấy
dầu gió xoa cho cháu
5/ Tính cách của bạn nhỏ trong câu truyện trên là gì?
…/0,5 đ A. Chỉ nghĩ đến mình , không biết nghĩ đến người khác.
B. Không biết kính trọng người lớn tuổi.
C. Không chỉ nghĩ đến mình mà còn nghĩ đến người khác.
D. Có lúc chỉ nghĩ dến mình nhưng biết ân hận và sửa lỗi.

6/ Xác định từ loại của các từ in đậm trong câu sau :


…/0,5 đ “Tôi bỗng giật mình và thương ông.
giật mình : …………………………………………………………..
thương: ……………………………………………………….

7/ “ Hùng, Dũng, Nam cùng nhau đi mua một món quà, rồi họ đi đến tiệc sinh nhật
…/0,5 đ của bạn Hoa”.
Em hãy tìm đại từ trong câu trên và cho biết đại từ đó thay thế cho từ nào?
Đại từ: …………………………………………………………………………
Thay thế cho:................………………………………………………………..

8/ Đặt câu có sử dụng cặp quan hệ từ nói về gia đình.


…/1 đ ……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

9/ Qua bài đọc “ Không chỉ nói lời xin lỗi” em đã rút ra bài học gì cho bản thân
…/0,5 đ em ?
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN DU KTĐK – CUỐI HKI ( NH 2021 – 2022)
MÔN TIẾNG VIỆT(VIẾT) – KHỐI 5
HỌ TÊN: …………………………………….
(Thời gian làm bài : 40 phút )
LỚP: NĂM….
Chữ ký Giám thị 1 Chữ ký Giám thị 2 Số thứ tự
NGÀY KIỂM TRA: …………………………

Chữ ký Giám Chữ ký Giám Số thứ


Điểm Nhận xét của giáo viên
khảo 1 khảo 2 tự
…………………………………
……
………………………….
…………
………………………….
…………

......./5đ I. CHÍNH TẢ (Nghe – viết): 15 phút


Bài “ Lời khuyên của bố” học sinh viết tựa bài với tên tác giả .
………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………..
......./5đ
………………………………………………………………………………………………..
II. TẬP LÀM VĂN (40 phút)
Đề bài : Gia đình là nơi nuôi dưỡng tâm hồn ta, mỗi thành viên trong gia đình
đều dành cho nhau những tình cảm thiêng liêng. Trong gia đình em, ai là
người em yêu thương và quý trọng nhất? Em hãy tả về người thân đó.
………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………..

ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 12


TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN DU

HƯỚNG DẪN CHẤM KTĐK – CUỐI HKI (2021-2022)


MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5
A/ ĐỌC HIỂU :
BIỂU ĐIỂM NỘI DUNG
- Khoanh mỗi câu trả lời đúng Câu 1: A
từ câu 1 đến câu 4 được 0.5đ Câu 2: B
(0.5đ x 4 2 điểm ) Câu 3: C
Câu 4: D.
Câu 5: D

Câu 6: Xác định đúng từ loại Câu 6:


của từ in đậm (0,5đ)
giật mình: động từ
thương: động từ
Câu 7: Tìm đúng đại từ trong
câu (0,25đ) và cho biết đại từ Câu 7 “ Hùng, Dũng, Nam cùng nhau đi mua một
đó thay thế cho từ nào (0,25đ) món quà, rồi họ đi đến tiệc sinh nhật của bạn Hoa”.

Đại từ: họ
Thay thế cho: Hùng, Dũng, Nam

Câu 8: (1đ) Đặt câu có sử Câu 8: Ví dụ:


dụng cặp quan hệ từ nói về
tình cảm gia đình. Tuy nhà em không giàu có nhưng mọi người ai cũng
- Sử dụng được cặp quan hệ từ yêu thương nhau.
0,5 đ
- Đặt đúng câu 0,5đ Mặc dù mẹ rất nghiêm khắc nhưng mẹ rất yêu thương
chúng em.
Nếu anh em thi đậu đại học thì cả nhà em sẽ rất vui.
Hễ thành viên nào trong gia đình bị ốm thì mẹ luôn
chăm sóc rất tận tình.

Câu 9: Rút ra bài học (0.5đ) 9/ Ví dụ: Qua bài đọc trên em rút ra được bài học là:
Học sinh có thể viết theo suy Không nên chỉ nghĩ đến bản thân mình, phải nên nghĩ
nghĩ của mình.
cho người khác và biết cảm thông cho mọi người. Khi
nhận ra lỗi của mình phải biết xin lỗi….
A. KIỂM TRA VIẾT:
I/ CHÍNH TẢ: 5đ
1) Bài viết theo yêu cầu, có tựa bài, có tên tác giả ở cuối bài, viết đúng và đủ các
chữ; không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày cân đối, sạch sẽ: 5 điểm
2) Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai-lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết
hoa đúng quy định, trừ 0,5 điểm. Thiếu 1 chữ trừ 0,5 điểm. Lỗi sai giống nhau
chỉ trừ điểm 1 lần (trừ tối đa 4,5 điểm)
 Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc
trình bày dơ, bẩn: trừ 1 điểm toàn bài. Không cho điểm 0 ở bài viết chính tả.
II/ TẬP LÀM VĂN: 5 điểm

A. YÊU CẦU: Bài viết phải đảm bảo được các yêu cầu sau:
- Thể loại: Tả người
Đối tượng và trọng tâm cần tả: tả người trong gia đình mà em yêu thương và
quý trọng (ông, bà, ba, mẹ, anh, chị, em,…)

Cụ thể:

1) Hình thức:
- Bố cục rõ ràng với 3 phần cân đối, chuyển đoạn mạch lạc, tự nhiên.
- Diễn đạt mạch lạc, sử dụng dấu câu hợp lí, viết đúng chính tả. Dùng từ gợi hình
ảnh, gợi cảm xúc với hình ảnh sinh động.
- Trình bày sạch sẽ, gạch xóa đúng quy định.
2) Về nội dung:
- Học sinh viết được bài văn tả người có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài .
- Bài viết tả người phải đảm bảo được yêu cầu của đề bài: tả người trong gia
đình mà em yêu thương và quý trọng. Học sinh có thể tùy chọn đối tượng tả
theo yêu cầu đề và phù hợp với tình cảm dành cho người được tả.
- Học sinh phải thể hiện được tình cảm sâu sắc, chân thật của học sinh với người
được tả.
 Lưu ý:
- Khi tả học sinh phải biết chọn lọc một số nét tiêu biểu, điểm nổi bật của người
được tả, đặc biệt phải biết bày tỏ cảm nghĩ, cảm xúc khi tả. Giáo viên cần ghi
nhận sự hồn nhiên, chân thật của bài viết để đánh giá điểm cho phù hợp.
- Trường hợp học sinh hiểu nhầm người thường gặp ở trường (thầy, cô giáo,…)
giám khảo cần trao đổi để có đánh giá chính xác về năng lực viết văn miêu tả,
thể loại tả người của học sinh.
- Học sinh thường kết hợp giữa tả và kể, nên khi tả người các em thường dẫn ra
một số kỉ niệm đẹp, sâu sắc thì giám khảo cần trân trọng từng sản phẩm của các
em. Do vậy, giám khảo không nên đánh giá rạch ròi để phân định kiểu bài tả và
kể khi cho điểm học sinh.
B. BIỂU ĐIỂM:
- Loại Giỏi: 4,5 – 5 điểm
Thực hiện đầy đủ các yêu cầu trên. Các em thể hiện rõ kĩ năng viết văn gắn
với cảm xúc thật để tả về người vào thời điểm mà đề bài yêu cầu, bài viết có sáng
tạo, biết sử dụng quan hệ từ để liên kết câu hoặc so sánh, nhân hóa khi viết. Diễn
đạt mạch lạc, mẫu câu phong phú, lời văn trau chuốt, gãy gọn, có cảm xúc.

Lỗi chung về từ ngữ, ngữ pháp, chính tả không đáng kể: từ 2 đến 3 lỗi.

- Loại Khá: 3,5 – 4 điểm


- Học sinh thực hiện đầy đủ các yêu cầu như loại Giỏi nhưng thấp hơn một
chút. Còn nhiều câu văn liệt kê đơn điệu, chưa biết sử dụng cách liên kết câu.
Có 4 đến 5 lỗi chung về từ, câu, chính tả.

- Loại Trung bình: 2,5 – 3 điểm


Thực hiện các yêu cầu ở mức trung bình, nội dung chưa đầy đủ hoặc dàn trải,
miêu tả từng bộ phận rời rạc chưa chọn lọc điểm nổi bật để miêu tả, thiếu liên kết
chặt chẽ. Bố cục bài đủ 3 phần nhưng chưa cân đối, chưa bày tỏ được cảm xúc
khi miêu tả.

Có 6 đến 7 lỗi chung về từ, câu, chính tả.

- Loại Yếu: 1,5 – 2 điểm


Bài làm đơn điệu, chỉ liệt kê, ý rời rạc. Bố cục không cân đối. Diễn đạt lủng
củng, khó hiểu, dùng từ không chính xác.

Có 8 đến 9 lỗi chung về từ, câu, chính tả.

- Loại Kém: 0,5 – 1 điểm : Viết lan man, lạc đề, viết dở dang.
C/ LƯU Ý:

- Ở mỗi phần, tùy mức độ, giáo viên cân nhắc đánh giá chênh nhau 0,5 điểm.
CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN MÔN TIẾNG VIỆT ( Phần Đọc Thành Tiếng )
Bài 1 : Mùa thảo quả
Câu 1 : Thảo quả báo hiệu vào mùa bằng cách nào ?
+ Bằng mùi thơm đặc biệt quyến rũ lan xa, làm cho gió thơm, cây cỏ thơm,
đất trời thơm , từng nếp áo nếp khăn của người đi rừng cũng thơm
Câu 2 : Tìm những chi tiết cho thấy cây thảo quả phát triển rất nhanh ?
+ Qua một năm, thảo quả đã thành cây, cao tới bụng người. Một năm sau nữa
, mỗi thân lẻ đâm thêm hai nhánh mới. Thoáng cái, thảo quả đã thành từng
khóm lan tỏa, vươn ngọn xòe lá, lấn chiếm không gian
Câu 3 : Thảo quả nảy ra ở đâu ?
+ Nảy dưới gốc cây
Bài 2 : Hành trình của bầy ong
Câu 1 : Bầy ong đến tìm mật ở những nơi nào ?
+ Ong rong ruổi trăm miền , ong có mặt nơi thăm thẳm rừng sâu , nơi bờ biển
sóng tràn , nơi quần đảo khơi xa . Ong nối liền các mùa hoa , nối rừng hoang
với đảo xa . Ong chăm chỉ , giỏi giang , giá hoa có ở trên trời cao thì bầy ong
cũng dám bay lên để mang vào mật thơm.
Câu 2 : Em hiểu nghĩa câu thơ “Đất nơi đâu cũng tìm ra ngọt ngào “thế
nào ?
+Đến nơi nào , bầy ong chăm chỉ, giỏi giang cũng tìm được hoa làm mật đem
lại vị hương ngọt ngào cho đời .
Câu 3 : Qua hai dòng thơ cuối bài , nhà thơ muốn nói điều gì về công việc
của loài ong ?
+ Công việc của loài ong có ý nghĩa thật đẹp đẽ, lớn lao . Ong giữ hộ cho
người những mùa hoa đã tàn nhờ đã chắt được trong vị ngọt , mùi hương của
hoa những giọt mật tinh túy. Thưởng thức mật ong , con người như thấy
những mùa hoa sống lại, không phai tàn.
Bài 3 : Người gác rừng tí hon
Câu 1 :Kể những việc làm của bạn nhỏ cho thấy bạn là người thông
minh?
+ Thắc mắc khi thấy dấu chân người lớn trong rừng . Lần theo dấu chân để tự
giải đáp thắc mắc. Khi phát hiện ra bọn trộm gỗ, lén chạy theo đường tắt, gọi
điện thoại báo công an.
Câu 2 : Kể những việc làm của bạn nhỏ thấy bạn là người dũng cảm ?
+ Chạy đi gọi điện thoại báo công an về hành động của kẻ xấu. Phối hợp với
các chú công an bắt bọn trộm gỗ
Câu 3 : Em học tập được ở bạn nhỏ điều gì?
+ Tinh thần trách nhiệm, bảo vệ tài sản chung
+ Bình tĩnh , thông minh khi xử trí tình huống bất ngờ .
Bài 4 : Chuỗi ngọc lam

Câu 1 : Cô bé mua chuỗi ngọc lam để tặng ai?

+ Cô bé mua chuỗi ngọc lam để tặng chị nhân ngày lễ nô-en. Đó là người chị
đã thay mẹ nuôi cô từ khi mẹ mất.

Câu 2 : Cô bé Gioan có đủ tiền mua chuỗi ngọc lam không? Chi tiết nào
cho biết điều đó?

+ Cô bé không đủ tiền mua chuỗi ngọc lam.

+ Cô bé mở khăn tay, đỏ lên bàn một nắm xu và nói đó là số tiền cô đã đập


con lợn đất.

Câu 3 : Thái độ của chú Pi-e lúc đó như thế nào?

+ Chú Pi- e trầm ngâm nhìn cô bé rồi lúi húi gỡ mảnh giấy ghi giá tiền trên
chuỗi ngọc lam.

Bài 5 : Thầy thuốc như mẹ hiền


Câu 1 :Tìm những chi tiết nói lên lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc ông
chữa bệnh cho người phụ nữ?
+ Lãn Ông nghe tin con của người thuyền chài bị bệnh đậu nặng, tự tìm đến
thăm .Ông tận tụy chăm sóc người bệnh suốt cả tháng trời , không ngại khổ,
ngại bẩn .Ông không những không lấy tiền mà còn cho gạo,củi
Câu 2 : Điều gì thể hiện lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc ông chữa
bệnh cho người phụ nữ?
+Lãn Ông tự buộc tội mình về cái chết của một người bệnh không phải do ông
gây ra. Điều đó chứng tỏ ông là một thầy thuốc rất có lương tâm và trách
nhiệm.
Câu 3 :Vì sao có thể nói Lãn Ông là một người không màng danh lợi?
+ Ông được tiến cử vào chức ngự y nhưng đã khéo chối từ .
Lời khuyên của bố

Con yêu của bố!


Học quả là khó khăn, gian khổ. Bố muốn con đến trường với lòng hăng say và
niềm phấn khởi…Con hãy tưởng tượng nếu việc học tập bị ngừng lại thì nhân loại sẽ
chìm đắm trong cảnh ngu dốt, trong sự dã man.
Hãy can đảm lên, hỡi người chiến sĩ vĩ đại! Sách vở của con là vũ khí, lớp học của
con là chiến trường! Hãy coi sự ngu dốt là thù địch. Bố tin rằng con luôn luôn cố
gắng và sẽ không bao giờ là người lính hèn nhát trên mặt trận đầy gian khổ ấy.
(Theo A-mi-xi)

You might also like