You are on page 1of 9

Họ và tên: Lớp : ………………

………………………………..............

BÀI TẬP CUỐI TUẦN LỚP 4 – TUẦN 19


MÔN TIẾNG VIỆT

ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

GIỌT SƯƠNG
Có một giọt sương nhỏ đậu trên lá mồng tơi. Giọt sương đã ngủ ở đó suốt cả đêm. Đến sáng,
những tia nắng mặt trời đầu tiên thức dậy, nhảy nhót xung quanh mà nó vẫn nằm im, lấp lánh như
hạt ngọc. Nó chỉ là giọt nước nhỏ xíu, hiền lành. Một giọt nước trong vắt, trong đến nỗi soi mình
vào đó bạn sẽ thấy được cả vườn cây, con đường, dòng sông, bầu trời mùa thu biếc xanh với
những cụm mây trắng bay lững thững.
Giọt sương biết mình không tồn tại được lâu. Chỉ lát nữa thôi, khi mặt trời lên cao, nó sẽ tan
biến vào không khí.
“Tờ-rích, tờ-rích…” Một chị vành khuyên bỗng từ đâu bay vụt đến, đậu trên hàng rào. Ông
mặt trời vẫn chưa lên khỏi ngọn cây. Nhìn thấy vành khuyên, giọt sương mừng quá, suýt nữa thì
lăn xuống đất. Nó vội cất giọng thì thầm:
- Chị đến thật đúng lúc! Em sinh ra chính là để dành cho chị đây!”
Chị vành khuyên ngó nghiêng nhìn. Chị đã nghe thấy những lời thì thầm của giọt sương, hớp
từng hớp nhỏ từ giọt nước mát lành, tinh khiết mà thiên nhiên có nhã ý ban cho loài chim chăm
chỉ có giọng hót hay.
Buổi sáng hôm đó, trong bài hát tuyệt vời của chim vành khuyên, người ta lại thấy thấp
thoáng hình ảnh của vườn cây, con đường, dòng sông, bầu trời mùa thu và cả giọt sương mai …
Giọt sương nhỏ không mất đi. Nó đã vĩnh viễn hóa thân vào giọng hát của vành khuyên.
Theo TRẦN ĐỨC TIẾN

Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu:

Câu 1: Giọt sương được miêu tả như thế nào?


A. Giọt sương có hình tròn, nằm im trên lá.
B. Giọt sương là một giọt nước lấp lánh như hạt ngọc, nhỏ xíu, hiền lành, trong vắt, đến mức
có thể soi mình vào đó.
C. Giọt sương giống như hạt đậu trên lá mồng tơi. Suýt bị mù vì nắng chiếu quáng mắt.
Câu 2: Khi soi mình vào giọt sương, ta nhìn thấy gì?
A. Ta thấy được hình ảnh của chim vành khuyên.
B. Ta thấy được hình ảnh của chính mình.
C. Ta thấy được vườn cây, con đường, dòng sông, bầu trời mùa thu biếc xanh.
Câu 3. Vì sao giọt sương mừng rỡ suýt lăn xuống đất khi thấy chim vành khuyên?
A. Vì giọt sương biết cuộc sống của mình ngắn ngủi nhưng nhờ giúp ích cho vành khuyên, nó sinh
ra không phải là vô ích.
B. Vì giọt sương rất thích nghe tiếng hót của chim vành khuyên.
C. Vì giọt sương quý chim vành khuyên nên chỉ muốn gặp vành khuyên trước khi bị tan biến.
Câu 4. Giọt sương biết được điều gì sắp đến với mình?
A. Khi mặt trời lên cao, nó sẽ dạo chơi cùng không khí.
B. Chỉ lát nữa thôi, khi mặt trời lên cao, nó sẽ tan biến vào không khí.
C. Chỉ lát nữa thôi, khi mặt trời lên cao, nó sẽ được gặp chim vành khuyên để trò chuyện.
Câu 5. Khi nói : “Giọt sương nhỏ không mất đi mà nó vĩnh viễn hóa thân vào giọng hát của
vành khuyên.”tác giả muốn nói lên điều gì?
A. Giọt sương là bạn của chim vành khuyên.
B. Giọt sương chỉ là giọt nước nhỏ xíu, hiền lành.
C. Những thân phập tuy nhỏ bé nhưng vẫn có ý nghĩa với đời.

LUYỆN TẬP

Câu 6. a) Dòng nào đã có thể thành câu?


A. Nhìn mặt nước loang loáng
B. Con đê in một vệt ngang trời đó trông thật đẹp
C. Trên mặt nước loang loáng
D. Những cô bé ngày xưa nay đã trở thành
b) Hãy sửa lại phần nào viết chưa thành câu hãy sửa lại thành câu hoàn chỉnh
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………..
........................................................................................................................................................

Câu 7. Kiểu câu nào sau đây KHÔNG phải được chia theo mục đích nói?

A. Câu cầu khiến B. Câu nghi vấn


C. Câu ghép D. Câu trần thuật (Câu kể)
Câu 8: Câu “Cậu đừng lo lắng quá, tất cả sẽ ổn thôi!” có chức năng gì?
A. Bộc lộ cảm xúc B. Ra lệnh
C. Yêu cầu D. Khuyên bảo
Câu 9. Xác định kiểu câu theo mục đích nói cho các câu sau bằng cách nối cho phù hợp:

A B
Câu trần thuật (câu kể) A, mẹ đã mua được ti vi rồi!
Câu khiến 1. Bạn Lan hỏi mẹ đã mua được ti vi chưa.
Câu hỏi Mẹ đã mua được ti vi chưa?
Câu cảm 1. Hãy hỏi mẹ đã mua được ti vi chưa.

Câu 10. Chuyển các câu sau thành các loại câu hỏi, câu khiến, câu cảm:
a) Cánh diều bay cao.
………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………

b) Gió thổi mạnh.


………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………

Câu 11: Đặt câu theo mọi yêu cầu sau và ghi vào chỗ trống trong ngoặc tên loại câu em đã
đặt theo mục đích nói
a) Hỏi về ước mơ của một người bạn nhân dịp đầu xuân mới ( Câu ……………….)
……………………………………………………………………………………………….............
b) Tả bông hoa đẹp trong ngày Tết ( Câu ……………………….)
………………………………………………………………………………………………
c) Muốn hỏi bạn cho mượn quyển từ điển Tiếng Việt ( Câu ………………. )
………………………………………………………………………………………………
d) Bộc lộ cảm xúc vui mừng khi gặp người thân đi xa trở về ( Câu ……………….)
………………………………………………………………………………………………
BÀI TẬP CUỐI TUẦN LỚP 4 – TUẦN 20
MÔN TIẾNG VIỆT

ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

HAI MẸ CON
Lần đầu mẹ đưa Phương vào lớp 1, cô giáo kêu mẹ ký tên vào sổ, mẹ bẽn lẽn nói: “Tôi không biết
chữ!”. Phương thương mẹ quá! Nó quyết định học cho biết chữ để chỉ giúp mẹ cách kí tên.
Sáng nào mẹ cũng đưa Phương đến lớp. Bữa đó, đi ngang qua đoạn lộ vắng giữa đồng, hai mẹ con
chợt thấy cụ Tám nằm ngất bên đường. Mẹ nói: “Tội nghiệp cụ sống một mình”. Rồi mẹ bảo Phương giúp
mẹ một tay đỡ cụ lên, chở vào bệnh viện.
Hôm ấy, lần đầu Phương đến lớp trễ, cô giáo lấy làm lạ, hỏi mãi, Phương không dám nói, trong đầu
nó nghĩ: Lỗi tại mẹ! Nó lo bị nêu tên trong tiết chào cờ đầu tuần, bởi vi phạm nội quy. Nó thấy giận mẹ.
Về nhà, Phương không ăn cơm, nó buồn và hơi ngúng nguẩy. Mẹ dịu dàng dỗ dành, Phương vừa khóc vừa
kể lại chuyện. Mẹ nói: “Không sao đâu con, để ngày mai mẹ xin lỗi cô giáo.”
Hôm sau, mẹ dẫn Phương đến lớp. Chờ cô giáo tới, mẹ nói điều gì với cô, cô cười và gật đầu. Tiết
chào cờ đầu tuần đã đến. Phương giật thót mình khi nghe cô hiệu trưởng nhắc tên mình: “Em Trần Thanh
Phương… Em còn nhỏ mà đã biết giúp đỡ người neo đơn, hoạn nạn… Việc tốt của em Phương đáng được
tuyên dương”.
Tiếng vỗ tay làm Phương bừng tỉnh. Mọi con mắt đổ dồn về phía nó. Nó cúi gầm mặt xuống, cảm
thấy ngượng nghịu và xấu hổ. Vậy mà nó đã giận mẹ!
(Theo: Nguyễn Thị Hoan)

Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu:

Câu 1. Theo em, chuyện gì xảy ra khiến Phương đến lớp trễ ?
A. Mẹ cho Phương ăn sáng.
B. Mẹ bảo Phương cùng mẹ đưa cụ Tám bị ngất bên đường vào bệnh viện.
C. Mẹ và Phương bị kẹt xe.
Câu 2. Vì sao sau buổi đi học muộn, Phương cảm thấy giận mẹ?
A. Vì Phương nghĩ rằng mẹ làm cho Phương bị cô giáo phê bình vì vi phạm nội quy.
B. Vì Phương nghĩ rằng mẹ làm cho Phương bị cô giáo hỏi mãi.
C. Vì Phương nghĩ rằng mẹ làm cho Phương đã bị nêu tên ở tiết chào cờ vì vi phạm nội quy.
Câu 3. Vì sao Phương được tuyên dương trước toàn trường?
A. Phương đã biết cùng mẹ giúp đỡ người neo đơn, hoạn nạn.
B. Phương nghĩ sai về mẹ.
C. Phương đã tuân thủ đúng nội quy.
Câu 4. Câu tục ngữ nào dưới đây phù hợp với nội dung bài đọc?
A. Đi một ngày đàng học một sàng khôn
B. Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ
C. Thương người như thể thương thân
Câu 5. Tác giả viết:” Vậy mà nó đã giận mẹ!” Em hiểu gì về tâm trạng của Phương khi đó?
…………………………………………………………………………..............................................
.......................………….…
…………………………………………………………………………..............................................
.......................………….…

Câu 6. Đặt câu với các từ ngữ ở cột A làm chủ ngữ rồi ghi vào cột B.
A B

a. Các chú công nhân

b. Mẹ em

c. Chim sơn ca

Câu 7. Hãy viết thêm chủ ngữ và vị ngữ phù hợp vào những chỗ trống dưới đây để tạo thành
những câu văn hoàn chỉnh:

a) Mỗi khi tan trường, ……………………………………………………………………..

b) Ngoài cánh đồng, ……………………………………………………………………..

c) Giữa cánh đồng lúa chín, ……………………………………………………………

đ) Khi chiếc ô tô về đến đầu làng, …………………………………………………….

Câu 8. Thêm chủ ngữ để hoàn thành các câu sau:


a) Sáng sớm, ....................................... gáy ò ó o.

b) ..................................... chăm chỉ làm việc.

c) ..............................đang chơi đùa trên sân trường.

Câu 9. Gạch 1 gạch dưới chủ ngữ, 2 gạch dưới vị ngữ trong các câu sau:
a) Sáng sớm, bà con trong các thôn đã nườm nượp đổ ra đồng.

b) Đêm ấy, bên bếp lửa hồng, ba người ngồi ăn cơm với thịt gà rừng.

c) Từ cái căn gác nhỏ của mình, Hải có thể nghe tất cả các âm thanh náo nhiệt, ồn ã của thành phố

thủ đô.

d) Sau tiếng chuông chùa, mặt trăng đã nhỏ lại, sáng vằng vặc.

e) Những con sóng vỗ nhẹ vào hai bờ cát.


Câu 10. Gạch chân dưới chủ ngữ của các câu trong đoạn văn sau:

Trần Quốc Toản dẫn chú đến chỗ tập bắn, rồi đeo cung tên, nhảy lên ngựa, chạy ra xa. Quốc Toản

nhìn thẳng hồng tâm, giương cung, lắp tên, bắn luôn ba phát đều trúng cả. Mọi người reo hò khen

ngợi. Người tướng già cũng cười, nở nang mặt mày. Chiêu Thành Vương gật đầu.

BÀI TẬP CUỐI TUẦN LỚP 4 – TUẦN 21


MÔN TIẾNG VIỆT

ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

CỔ TÍCH VIẾT BẰNG CHÂN


Những trang vở đỏ chói điểm 9, 10 với những dòng chữ tròn, đều, thẳng tắp – ít ai có thể ngờ
rằng những dòng chữ đó được viết không phải bởi tay mà là bằng chân: một đôi chân kì diệu của bạn
Nguyễn Minh Phú, lớp 5B, trường Tiểu Học Hồ Tông Thốc, xã Thọ Thành, huyện Yên Thành, tỉnh
Nghệ An .
Cô Nguyễn Thị Bình – mẹ của Phú – không thể nào quên được cái ngày 17 – 7 – 1990 ấy. Cô đã
ngất xỉu khi nhìn thấy đứa con vừa chào đời của mình: một hài nhi yếu ớt, nhỏ bé và thiếu hẳn đôi cánh
tay. Nhưng Phú đã lớn lên và có ý thức tự lập từ rất sớm, tập làm mọi việc bằng đôi chân của mình.
Mỗi sáng ngủ dậy, Phú dùng chân kẹp bàn chải đánh răng và lấy khăn rửa mặt. Với đôi chân của mình,
Phú không chỉ tự ăn cơm, mặc quần áo, mắc màn, xếp chăn, tắt mở công tắc điện, … mà còn giúp bố
mẹ làm nhiều việc vặt trong nhà, từ bóc ngô, nhặt rau, đun bếp, quét nhà cho đến việc xâu kim chỉ cho
mẹ vá quần áo. Một lần, Phú mon men đến lớp học, say sưa nhìn cô giáo giảng bài, nhìn lũ bạn ê a đánh
vần , tập viết,… Về nhà, Phú lấy viên phấn kẹp vào chân , viết những chữ nguệch ngoạc trên nền gạch.
Khi biết đọc thông, viết thạo, Phú nằng nặc đòi cha mẹ cho đi học. Cô giáo chủ nhiệm dành cho Phú
một chiếc ghế để Phú đặt vở lên đấy, xoay ngang người, kê chân lên và cặp bút viết. Cứ như thế, Phú
cần cù chịu đau, chịu khó, dù cho vào những ngày nóng nức, mồ hôi nhỏ xuống nhòe hết cả trang vở,
còn về mùa đông thì bàn chân tê cóng vì lạnh, điều khiển cây bút cực kì khó khăn. Có những hôm, do
viết quá nhiều, Phú bị chuột rút khiến các ngón chân co quắp, cứng đờ.
Vất vả, khổ sở là thế nhưng Phú không hề nản lòng, chưa hề nghỉ một buổi học nào. Điều đáng
nói là Phú viết rất đẹp và đặc biệt là tiếp thu bài vở rất nhanh. Suốt bốn năm học qua, Phú luôn là người
dẫn đầu lớp về thành tích học tập. Phú rất có khả năng về môn toán, trong vở chỉ toàn điểm 9, 10. Năm
2002, Phú đoạt giải “vở sạch chữ đẹp” của huyện. Mơ ước của Phú là trở thành một người phiên dịch,
vì theo bạn, đó là công việc thích hợp nhất đối với một người không có tay như Phú. Nhìn gương mặt
thông minh với đôi mắt sáng, kiên quyết của Phú, tôi tin rằng Phú sẽ học thành tài, sẽ thực hiện được
ước mơ của mình.
Theo báo Thiếu niên tiền phong
Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu:

Câu 1. Điều gì bất ngờ khi mọi người nhìn vào những trang vở đỏ chói điểm 9, 10 với những dòng
chữ tròn, đều, thẳng tắp của bạn Nguyễn Minh Phú ?
A. Những dòng chữ đó được viết không phải bởi tay phải mà là bằng tay trái.
B. Những dòng chữ đó được viết không phải bởi tay mà là bằng chân.
C. Bạn Nguyễn Minh Phú chỉ mới học viết chữ được vài hôm.
Câu 2. Bạn Phú trong bài đã thiếu hẳn đôi tay nhưng đã biết làm những công việc gì?
A. Tát nước, cày ruộng.
B. Bóc ngô, nhặt rau, đun bếp, quét nhà.
C. Xâu kim chỉ.
Câu 3. Dòng nào dưới đây nêu đúng những khó khăn của Phú khi tập viết bằng chân?
A. Mùa hè , mồ hôi nhỏ xuống làm nhòe vở, mùa đông, chân tê cứng vì lạnh, hay bị chuột rút
khiến các ngón chân co quắp, cứng đờ.
B. Ngón chân khó cử động, mãi mới có thể cầm được bút.
C. Phải xoay người đủ tư thế mới có thể viết bài được, mồ hôi chân nhiều làm ướt vở.
Câu 4. Phú đã đoạt được những thành tích gì trong học tập ?
A. Đoạt giải Học sinh giỏi toán.
B. Đoạt giải thi đấu thể thao.
C. Là người dẫn đầu lớp về thành tích học tập , rất giỏi toán, đoạt giải “ vở sạch chữ đẹp”.
Câu 5. Nội dung câu chuyện này là gì?
A. Ca ngợi bạn Nguyễn Minh Phú giàu nghị lực mặc dù thiếu hẳn đôi tay nhưng vẫn chăm làm,
học giỏi và viết chữ đẹp.
B. Ca ngợi đôi bàn chân khéo léo của bạn Nguyễn Minh Phú.
C. Ca ngợi tài viết chữ đẹp của bạn Nguyễn Minh Phú.
Câu 6. Em học tập được ở bạn Nguyễn Minh Phú những phẩm chất tốt đẹp nào?
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
Câu 7: Đặt 1 câu có chủ ngữ là danh từ:

Chỉ hiện tượng


Chỉ người Chỉ vật tự nhiên
…………… …………… ……………
………………… ………………… …………………
………………… ………………… …………………
……………… ……………… ………………

Câu 8. Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của em về bạn Nguyễn Minh Phú trong câu chuyện
trên.
Câu 9. Em hãy tự thiết kế một
món quà nhỏ dành tặng người
con yêu thương và bày tỏ tình Lời nhắn yêu thương
cảm với người ấy nhé!

You might also like