You are on page 1of 7

BÀI 19: CHIA NGỌT SẺ BÙI

I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ


1. Câu
- Câu là một tập hợp từ, thường diễn đạt một ý trọn vẹn.
- Các từ trong câu được sắp xếp theo một trật tự hợp lí.
- Chữ cái đầu tiên phải viết hoa. Cuối câu phải có dấu kết thúc câu.
2. Tìm hiểu cách viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc
- Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc cần nêu được tình cảm, cảm xúc đó là gì và được biểu lộ
như thế nào.
- Đoạn văn thường có 3 phần: mở đầu, triển khai, kết thúc.
+ Mở đầu: Giới thiệu đối tượng mà em muốn bày tỏ tình cảm, cảm xúc (một người, một nhân vật
trong văn học…) và nêu khái quát tình cảm, cảm xúc dành cho đối tượng đó.
+ Triển khai:
 Nêu trực tiếp những tình cảm, cảm xúc dành cho đối tượng đó, có thể giải thích lí do nảy sinh
những tình cảm, cảm xúc ấy.
 Nêu những việc làm nhằm thể hiện tình cảm, cảm xúc của em với đối tượng đó.
+ Kết thúc: Khẳng định lại tình cảm của em với đối tượng đó.
3. Tìm ý cho đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một người gần gũi, thân thiết
Mở đầu Giới thiệu người mà em muốn bày tỏ tình cảm, cảm xúc.
- Nêu những điều ở người đó làm em xúc động. Ví dụ:
+ Cử chỉ, lời nói, suy nghĩ, việc làm,…
+ Những kỉ niệm giữa em và người đó.
+ Tình cảm của người đó dành cho em.
Triển khai - Nêu rõ tình cảm, cảm xúc của em:
+ Dùng từ ngữ trực tiếp thể hiện tình cảm, cảm xúc (yêu quý, khâm phục, trân
trọng, ngưỡng mộ, nhớ mong,…).
+ Nêu suy nghĩ, việc làm thể hiện tình cảm, cảm xúc (tìm cách giúp đỡ, luôn nghĩ
đến, cố gắng học theo, kể về người đó cho bạn bè nghe,…).
Kết thúc Khẳng định tình cảm, cảm xúc của em.
II. LUYỆN TẬP
Câu 1.Mỗi đoạn văn dưới đây có mấy câu?
a. “Khèn của người Mông được chế tác bằng gỗ cùng sáu ống trúc lớn, nhỏ, dài, ngắn khác nhau.
Sáu ống trúc tượng trưng cho tình anh em tụ hợp. Chúng được xếp khéo léo, song song trên thân
khèn. Nhìn và tưởng tượng thêm một chút thấy chúng như dòng nước đang trôi. Dòng nước đó
chở thứ âm thanh huyền diệu, chảy mãi từ nguồn lịch sử cho đến tận bến bờ hiện tại.”
(Theo Hà Phong)
.
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………….…………………………………………………………………………………
b. “Ánh nắng lướt đi rất nhanh, đổi màu thoăn thoắt: vàng ruộm trên cánh đồng thơm nồng mùa
gặt, nâu sẫm trên luống đất vừa gieo hạt, đỏ rực trên mái ngói, xanh mướt trên những vườn cây
um tùm,… Đi qua đồng cỏ, bất chợt nắng thấy cái gì nhỏ xíu, tròn xoe nấp kín đáo trong một
ngọn cỏ. Nắng đậu xuống nhè nhẹ, chậm rãi. À, thì ra là một giọt sương bé nhỏ không chịu tan đi
dù mặt trời đã lên cao.”
(Theo Ngọc Minh)
.
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………….……………………………………………………………………………
Câu 2.Trong các kết hợp từ dưới đây, những trường hợp nào là câu? Vì sao?
A. Chúng ta hãy giữ gìn tình bạn lâu dài nhé!
B. Quê hương Việt Nam
C. Cùng chơi và cười đùa vui vẻ
D. Bầu trời xanh vời vợi.
Câu 3.Trong các kết hợp từ dưới đây, những trường hợp nào chưa phải là câu? Vì sao?
A. Phủ trắng cành cây và bãi cỏ
B. Bông hoa cỏ may thật xinh xắn làm sao!
C. Gió đưa mùi hương ngọt lan xa phảng phất khắp rừng.
D. Bình và giọt sương mai
Câu 4.Kết hợp từ ngữ ở cột A với từ ngữ thích hợp ở cột B để tạo câu:
A B
1. Đàn em nhỏ a. nắm tay nhau rảo bước đến trường.
2. Cô gà mái hoa b. đã chế tạo thành công chiếc xe điện đầu tiên trên thế giới.

3. Cá chuối mẹ c. bơi quanh nhìn đàn con đớp mồi.
4. Ê-đi-xơn d. đang ôm đàn con bé nhỏ bên gốc chanh.

Câu 5.Tách các câu trong đoạn văn sau:


“Chàng trai lên xe buýt và ngồi cạnh bà cụ đi chân đất cậu nhìn từ chân bà cụ sang chân
mình đôi giày của cậu mới tinh cậu đã tiết kiệm tiền tiêu vặt khá lâu mới mua được đôi giày ấy
cậu cúi xuống rồi cởi giày và ngồi xuống sàn xe cậu nhấc bàn chân lạnh cóng của bà cụ lên để xỏ
tất và giày vào chân bà.” (Sưu tầm)
Câu 6.Sắp xếp các từ ngữ dưới đây thành câu.
a. những / nắng / qua / tán lá / xuyên / . /
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………….……………………
b. bên / những / mèo con / nhau / chú / quấn quýt / .
..………………………………………………………………………………….………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………….……………………
c. ông ngoại / rất / cuốn sách / có / hay / nhiều / . /
.……………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………….……………………..
Câu 7.Đặt câu với mỗi từ sau: “yêu thương”, “nhân hậu”, “giúp đỡ”.
.
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………….……………………… .
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………….…………………..
Câu 8.Đọc đoạn văn sau:
“Người mà em yêu quý nhất trong gia đình là mẹ em. Trong nhà, mẹ là người gần gũi và
thân thiết nhất với em. Mẹ lo cho em từ bữa cơm, giấc ngủ đến cả việc học hành. Ngày ngày, mẹ
đưa đón em đi học, mẹ còn đưa em đi chơi. Buổi tối, mẹ tranh thủ hỏi em chuyện ở lớp, chuyện
học bài,… Ở bên mẹ, em thấy vui lắm. Mẹ đi vắng, em chỉ mong mẹ chóng về với em. Em rất yêu
mẹ. Em sẽ học thật tốt để đền đáp công ơn của mẹ.”
(Theo Xuân Ngọc)
a. Trong đoạn văn, người viết muốn bày tỏ tình cảm, cảm xúc với ai?
…………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
….…………………………………………………………………
b. Xác định phần mở đầu, triển khai và kết thúc của đoạn văn trên và cho biết nội dung của từng
phần.
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………..
c. Tình cảm, cảm xúc của người viết được thể hiện qua những chi tiết nào?
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………
Câu 9.Viết đoạn văn khoảng 7-8 câu nêu tình cảm, cảm xúc về một người thân trong gia đình.
- Gợi ý:
1. Giới thiệu chung về người thân của em
 Đó là ai? (Ví dụ: ông, bà, bố, mẹ, anh, chị…)
 Tên, tuổi của người đó.

2. Nêu những điều mà em cảm thấy ấn tượng về người thân: ngoại hình, tính cách hoặc tài
năng…
3. Kể một số kỉ niệm về người thân: chuyến đi chơi, sinh nhật…
4. Cảm xúc của em khi nghĩ về người thân: yêu mến, tự hào, biết ơn…
Mẫu:
Các thành viên trong gia đình của em rất yêu thương và trân trọng nhau. Đối với em, chị Hà là
người thân thiết và gắn bó nhất. Năm nay, chị mười bảy tuổi. Hiện tại, chị đang là học sinh lớp
mười hai. Chị rất xinh xắn, ngoan ngoãn. Thành tích học tập của chị rất tốt. Năm nào, chị cũng
được học sinh giỏi. Mỗi khi có bài khó, em lại nhờ chị giảng cho. Em vô cùng ngưỡng mộ và tự
hào về chị. Năm nay, chị của em sẽ thi đại học. Ước mơ của chị là trở thành một luật sư. Vậy nên
chị rất bận rộn ôn tập. Phần lớn thời gian đều ở trường hoặc lớp học thêm. Em mong rằng chị Hà
sẽ thi đỗ đại học để có thể thực hiện được ước mơ của mình.
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
Câu 10. Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu:
“Gấu em dậy rất sớm Bác mặt trời phơi phới
Cùng mẹ ngắm bình minh Tỏa ánh sáng chan hòa
Áo đỏ tươi lung linh Líu lo dàn hòa ca
Đón chào tia nắng mới. Của bầy chim se sẻ.”
(Trích “Bức tranh lúc bình minh” – Thu Hạnh)
a. Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Gạch dưới những từ ngữ thể hiện.
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………
b. Viết đoạn văn từ 5 đến 7 câu trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của bức tranh lúc bình
minh trong đoạn trích trên.
Gợi ý: Đoạn văn có bố cục 3 phần:
 Mở đoạn: (1 câu): giới thiệu đoạn trích trong bài thơ nào? Tác giả là ai? + giới thiệu nội dung
mà để bài yêu cầu cảm nhận.
 Thân đoạn:
 Phân tích ý nghĩa các câu thơ để làm rõ nội dung
 Chỉ ra những nét nổi bật về nghệ thuật: biện pháp tu từ hoặc cách sử dụng từ ngữ -> ý nghĩa,
nội dung của đoạn thơ.
 Kết đoạn: ( 1 câu): Nêu cảm xúc, suy nghĩ , thông điệp rút ra từ đoạn thơ.
 Gợi ý chi tiết
 Mở đoạn: Đoạn thơ trên trích trong bài……………………….của tác giả…………… cho em cảm nhận
sâu sắc về vẻ đẹp cảu bức tranh lúc bình minh.
 Thân đoạn:
 Bức tranh lúc bình minh mang vẻ đẹp tươi thắm, rực rỡ, lung linh. Sáng sớm, bầu trời, cảnh
vật như được khoác lên mình chiếc áo mới đỏ tươi, đẹp đẽ.
 Đặc biệt ở bức tranh ấy, ta thấy bác mặt trời dường như cũng vui tươi, tỏa ánh sáng chan
hòa, mang đến sự sống tươi mới cho muôn loài.
 Cảnh vật càng trở nên sinh động, nhộn nhịp hơn khi có thêm âm thanh líu lo của dàn chim
sẻ đang hòa ca, cất tiếng hót chào ngày mới.
 Với việc sử dụng thành công biện pháp tu từ nhân hóa, tác giả đã vẽ ra trước mắt người đọc
một bức tranh lúc bình minh thật tươi đẹp, tràn đầy sức sống.
 Kết đoạn: Như vậy, qua đoạn thơ, em càng thêm yêu mến, tự hào hơn về vẻ đẹp của thiên
nhiên, đất nước mình.
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……….
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………….……………………………………………………………………………………………….

You might also like