You are on page 1of 6

BÀI TẬP VẬN DỤNG

 LÝ THUYẾT: Hãy nối cột A tương ứng với nội dung cột B:
Đề 1:
A B
1,TỰ SỰ A, là cung cấp, giới thiệu, giảng giải,,…những tri thức về một sự vật, hiện
tượng nào đó cho những người cần biết nhưng còn chưa biết.

2,MIÊU TẢ B, là một nhu cầu của con người trong cuộc sống bởi trong thực tế cuộc
sống luôn có những điều khiến ta rung động (cảm) và muốn bộc lộ (biểu) ra
với một hay nhiều người khác.

3,BIỂU CẢM C, là phương thức chủ yếu được dùng để bàn bạc phải trái, đúng sai nhằm
bộc lộ rõ chủ kiến, thái độ của người nói, người viết rồi dẫn dắt, thuyết
phục người khác đồng tình với ý kiến của mình.

4,THUYẾT D, là dùng ngôn ngữ làm cho người nghe, người đọc có thể hình dung được
cụ thể sự vật, sự việc như đang hiện ra trước mắt hoặc nhận biết được thế
MINH
giới nội tâm của con người.

5,NGHỊ LUẬN E, là dùng ngôn ngữ để kể một chuỗi sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc
kia, cuối cùng tạo thành một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.

………………………………………………………………………………………………………
Đề 2:

A B
1,PCNN SINH HOẠT A, Là ngôn ngữ chủ yếu dùng trong các tác phẩm văn chương,
không chỉ có chức năng thông tin mà còn thỏa mãn nhu cầu
thẩm mĩ của con người. Nó là ngôn ngữ được tổ chức, sắp xếp,
lựa chọn, gọt giũa, tinh luyện từ ngôn ngữ thông thường và đạt
được giá trị nghệ thuật – thẩm mĩ.
2,PCNN NGHỆ THUẬT B, Là ngôn ngữ dùng trong các văn bản chính luận hoặc lời nói
miệng trong các buổi hội nghị, hội thảo, nói chuyện thời sự,...
nhằm trình bày, bình luận, đánh giá những sự kiện, những vấn
đề về chính trị, xã hội, văn hóa, tư tưởng,...theo một quan điểm
chính trị nhất định.
3,PCNN HÀNH CHÍNH C, là ngôn ngữ được dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực khoa
học, tiêu biểu là các VBKH.
4,PCNN BÁO CHÍ D, Là ngôn ngữ dùng để thông báo tin tức thời sự trong nước và
quốc tế, phản ánh chính kiến của tờ báo và dư luận quần chúng,
nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của XH.
5,PCNN KHOA HỌC E, là VB đuợc dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực hành chính.
Ðó là giao tiếp giữa Nhà nước với nhân dân, giữa nhân dân với
cơ quan Nhà nước, giữa cơ quan với cơ quan, giữa nước này và
nước kháctrên cơ sở pháp lí [thông tư, nghị định, đơn từ, báo
cáo, hóa đơn, hợp đồng…]

6,PCNN CHÍNH LUẬN F, Là lời ăn tiếng nói hằng ngày dùng để trao đổi thông tin, ý
nghĩ, tình cảm,…đáp ứng nhu cầu của cuộc sống.

………………………………………………………………………………………………………
Đề 3:
A B
1,PHÂN TÍCH A, Là cắt nghĩa một sự vật, hiện tượng, khái niệm để người khác hiểu rõ,
hiểu đúng vấn đề.
2, GIẢI THÍCH B, Là cách chia nhỏ đối tượng thành nhiều yếu tố bộ phận để đi sâu xem
xét một cách toàn diện về nội dung, hình thức của đối tượng.
3,SO SÁNH C, Dùng những bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ đối
tượng.
4,CHỨNG MINH D, Làm sáng tỏ đối tượng đang nghiên cứu trong mối tương quan với đối
tượng khác.
5,BÌNH LUẬN E, Là trình bày rõ ràng, trung thực vấn đề được bình luận, đề xuất và chứng
tỏ được ý kiến nhận định, đánh giá là xác đáng. Thể hiện rõ chủ kiến của
mình.

6,BÁC BỎ F, Là nêu ý kiến sai trái, sau đó phân tích, bác bỏ, khẳng định ý kiến đúng;
nêu từng phần ý kiến sai rồi bác bỏ theo cách cuốn chiếu từng phần.

………………………………………………………………………………………………………
 VẬN DỤNG
Đề 1: Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
“… Hạt gạo làng ta
Có bão tháng bảy
Có mưa tháng ba
Giọt mồ hôi sa
Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy…”
(Trích Hạt gạo làng ta – Trần Đăng Khoa)
a, Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn thơ?
………………………………………………………………………………………………………
b, Qua đoạn thơ tác giả muốn khẳng định những giá trị gì của “hạt gạo làng ta”?.
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
c, Chỉ ra và nêu hiệu quả biểu đạt của phép tu từ được sử dụng trong bốn câu thơ cuối “ Nước
như ai nấu…..Cấy”
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
Đề 2: Đọc văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi:
Muối ba năm muối đang còn mặn
Gừng chín tháng gừng hãy còn cay
Đôi ta nghĩa nặng tình dày
Có xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa.
(Ngữ văn 10, tập một, NXB Giáo dục – 2006, trang 83)
a, Xác định phương thức biểu đạt chính và nêu chủ đề của bài ca?
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
b, Muối và gừng là những hình ảnh biểu trưng cho điều gì?
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
c, Các đơn vị thời gian: ba năm, chín tháng, ba vạn sáu ngàn ngày là xác định hay mang tính
chất ước lệ? Các từ ngữ đó góp phần khẳng định điều gì?
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
Đề 3: Đọc bài thơ sau đây và trả lời các câu hỏi:
Những mùa quả mẹ tôi hái được
Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng
Những mùa quả lặn rồi lại mọc
Như mặt trời, khi như mặt trăng

Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên


Còn những bí và bầu thì lớn xuống
Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn
Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi

Và chúng tôi một thứ quả trên đời


Bảy mươi tuổi mẹ mong chờ được hái
Tôi hoảng sợ, ngày bàn tay mẹ mỏi
Mình vẫn còn một thứ quả non xanh.
(Thơ Việt Nam 1945 – 1985, NXB Văn học, Hà Nội, 1985)
a, Phương thức biểu đạt của đoạn thơ là gì?
………………………………………………………………………………………………………
b, Xác định 02 biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong bốn dòng đầu của đoạn thơ trên?
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
c, Nội dung chính của đoạn thơ?
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
Đề 4: Đọc đoạn thơ và trả lời câu hỏi
Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm
Thương nhau tre không ở riêng
Lũy thành từ đó mà nên hỡi người
Chẳng may thân gãy cành rơi
Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho con
Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa nên đã thẳng như chông lạ thường
Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cọc tre nhường cho con. (Tre Việt Nam – Nguyễn Duy)
a. Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn thơ trên?
………………………………………………………………………………………………………
b. Nêu nội dung chính của đoạn thơ?
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
c. Nêu hai biện pháp tu từ tác giả sử dụng chủ yếu trong đoạn thơ trên?
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
Đề 5: Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
Gặp em trên cao lộng gió
Rừng Trường Sơn ào ào lá đỏ
Em đứng bên đường như quê hương
Vai áo bạc quàng súng trường
Đoàn quân vẫn đi vội vã
Bụi Trường Sơn nhòa trong trời lửa
Chào em, em gái tiền phương
Hẹn gặp em nhé giữa Sài Gòn
Em vẫy tay cười đôi mắt trong.
(“Lá đỏ” Nguyễn Đình Thi – Trường Sơn, 12/ 1974)
a. Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
………………………………………………………………………………………………………
b. Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ “Em đứng bên đường như quê hương”?
………………………………………………………………………………………………………
c. Không khí hành quân hào hùng, thần tốc được gợi lên qua hình ảnh nào?
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………

You might also like