You are on page 1of 5

Họ và tên HS:................................................................. Lớp:......

GIỌT SƯƠNG
Có một giọt sương nhỏ đậu trên lá mồng tơi. Giọt sương đã ngủ ở đó suốt cả đêm. Đến sáng,
những tia nắng mặt trời đầu tiên thức dậy, nhảy nhót xung quanh mà nó vẫn nằm im, lấp lánh như hạt
ngọc. Nó chỉ là giọt nước nhỏ xíu, hiền lành. Một giọt nước trong vắt, trong đến nỗi soi mình vào đó
bạn sẽ thấy được cả vườn cây, con đường, dòng sông, bầu trời mùa thu biếc xanh với những cụm mây
trắng bay lững thững.
Giọt sương biết mình không tồn tại được lâu. Chỉ lát nữa thôi, khi mặt trời lên cao, nó sẽ tan biến
vào không khí.
“Tờ-rích, tờ-rích…” Một chị vành khuyên bỗng từ đâu bay vụt đến, đậu trên hàng rào. Ông mặt
trời vẫn chưa lên khỏi ngọn cây. Nhìn thấy vành khuyên, giọt sương mừng quá, suýt nữa thì lăn xuống
đất. Nó vội cất giọng thì thầm:
- Chị đến thật đúng lúc! Em sinh ra chính là để dành cho chị đây!”
Chị vành khuyên ngó nghiêng nhìn. Chị đã nghe thấy những lời thì thầm của giọt sương, hớp
từng hớp nhỏ từ giọt nước mát lành, tinh khiết mà thiên nhiên có nhã ý ban cho loài chim chăm chỉ có
giọng hót hay.
Buổi sáng hôm đó, trong bài hát tuyệt vời của chim vành khuyên, người ta lại thấy thấp thoáng
hình ảnh của vườn cây, con đường, dòng sông, bầu trời mùa thu và cả giọt sương mai …
Giọt sương nhỏ không mất đi. Nó đã vĩnh viễn hóa thân vào giọng hát của vành khuyên.
Câu 1: Giọt sương được miêu tả như thế nào?
A. Giọt sương có hình tròn, nằm im trên lá.
B. Giọt sương là một giọt nước lấp lánh như hạt ngọc, nhỏ xíu, hiền lành, trong vắt, đến mức có
thể soi mình vào đó.
C. Giọt sương giống như hạt đậu trên lá mồng tơi. Suýt bị mù vì nắng chiếu quáng mắt.
Câu 2: Khi soi mình vào giọt sương, ta nhìn thấy gì?
A. Ta thấy được hình ảnh của chim vành khuyên. B. Ta thấy được hình ảnh của chính mình.
C. Ta thấy được vườn cây, con đường, dòng sông, bầu trời mùa thu biếc xanh.
Câu 3. Vì sao giọt sương mừng rỡ suýt lăn xuống đất khi thấy chim vành khuyên?
A. Vì giọt sương biết cuộc sống của mình ngắn ngủi nhưng nhờ giúp ích cho vành khuyên, nó
sinh ra không phải là vô ích.
B. Vì giọt sương rất thích nghe tiếng hót của chim vành khuyên.
C. Vì giọt sương quý chim vành khuyên nên chỉ muốn gặp vành khuyên trước khi bị tan biến.
Câu 4. Giọt sương biết được điều gì sắp đến với mình?
A. Khi mặt trời lên cao, nó sẽ dạo chơi cùng không khí.
B. Chỉ lát nữa thôi, khi mặt trời lên cao, nó sẽ tan biến vào không khí.
C. Chỉ lát nữa thôi, khi mặt trời lên cao, nó sẽ được gặp chim vành khuyên để trò chuyện.
Câu 5. Khi nói : “Giọt sương nhỏ không mất đi mà nó vĩnh viễn hóa thân vào giọng hát của
vành khuyên.”tác giả muốn nói lên điều gì?
A. Giọt sương là bạn của chim vành khuyên. B. Giọt sương chỉ là giọt nước nhỏ xíu, hiền lành.
C. Những thân phập tuy nhỏ bé nhưng vẫn có ý nghĩa với đời.

Câu 6. a) Dòng nào đã có thể thành câu?

A. Nhìn mặt nước loang loáng B. Con đê in một vệt ngang trời đó trông thật đẹp
C. Trên mặt nước loang loáng D. Những cô bé ngày xưa nay đã trở thành
b) Hãy sửa lại phần nào viết chưa thành câu hãy sửa lại thành câu hoàn chỉnh
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………

Câu 7. Kiểu câu nào sau đây KHÔNG phải được chia theo mục đích nói?
A. Câu cầu khiến B. Câu nghi vấn C. Câu ghép D. Câu trần thuật (Câu kể)
Câu 8: Câu “Cậu đừng lo lắng quá, tất cả sẽ ổn thôi!” có chức năng gì?
A. Bộc lộ cảm xúc B. Ra lệnh C. Yêu cầu D. Khuyên bảo
Câu 9. Xác định kiểu câu theo mục đích nói cho các câu sau bằng cách nối cho phù hợp:

A B

Câu trần thuật (câu kể) A, mẹ đã mua được ti vi rồi!

Câu khiến 1. Bạn Lan hỏi mẹ đã mua được ti vi


chưa.
Câu hỏi Mẹ đã mua được ti vi chưa?

Câu cảm 1. Hãy hỏi mẹ đã mua được ti vi chưa.

Câu 10. Chuyển các câu sau thành các loại câu hỏi, câu khiến, câu cảm:
a) Cánh diều bay cao.
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………
……

b) Gió thổi mạnh.


……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………
……

Câu 11: Đặt câu theo mọi yêu cầu sau và ghi vào chỗ trống trong ngoặc tên loại câu em đã
đặt theo mục đích nói
a) Hỏi về ước mơ của một người bạn nhân dịp đầu xuân mới ( Câu ……………….)
………………………………………………………………………………………………
b) Tả bông hoa đẹp trong ngày Tết ( Câu ……………………….)
………………………………………………………………………………………………
c) Muốn hỏi bạn cho mượn quyển từ điển Tiếng Việt ( Câu ………………. )
………………………………………………………………………………………………
d) Bộc lộ cảm xúc vui mừng khi gặp người thân đi xa trở về ( Câu ……………….)
………………………………………………………………………………………………
Câu 12. Gạch chân rồi viết lại cho đúng các tên riêng bị viết sai trong đoạn văn sau :
Việt Nam nổi tiếng với nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử. Đến với Thủ đô Hà Nội
bạn sẽ được chiêm ngưỡng nét kiến trúc cổ độc đáo của chùa một cột, chùa trấn quốc, được
thăm văn miếu – quốc tử giám, được dạo quanh những hồ đẹp : hồ gươm, hồ tây, hồ bảy mẫu…
Về quê hương xứ Huế, bạn sẽ được ngắm dòng sông hương thơ mộng, được dạo khắp kinh
thành huế. Lên đà lạt bạn sẽ được tận hưởng không khí trong lành, mát mẻ, được du thuyền trên
hồ xuân hương, được ngắm thác cam ly….
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
Câu 13. Ghi từ loại DT (danh từ), ĐT (động từ), TT (tính từ) dưới những từ được gạch chân
trong những câu sau:

a)Bác nông dân cầm cuốc đi cuốc đất để trồng khoai.

b) Bạn Hà đã khắc phục mọi khó khăn để vươn lên học giỏi.

c) Bạn Lan chỉ ước mơ cả gia đình em đều được hưởng hạnh phúc.

d) Người chiến sĩ cách mạng luôn trung thành với lí tưởng của Đảng.
Câu 14: Em hãy đặt câu khiến cho các tình huống sau: (1,0 điểm)
a) Em nhờ bạn lấy hộ quyển sách. b) Em muốn mẹ mua cho một chiếc cặp sách mới
.………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
Câu 15: Đặt câu hỏi trong tình huống sau:
a. Muốn biết địa chỉ nhà bạn. b.Cần thêm thông tin lớp bạn.
.………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
TOÁN
Câu 1. Tính nhanh: 6 x 4 x 25 = .......................
A. 6 x 4 x 25= 6 x (4 x 25) = 6 x 100 = 600 B. 6 x 4 x 25= (6 x 4) x 25 = 24 x 25= 600
C. 6 x 4 x 25 = (6 x 25) x 4 = 150 x 4 = 600 D. 6 x 4 x 25 = 25 x ( 6 x 4) = 25 x 24 = 600
Câu 2. Một phòng học có 8 dãy ghế, mỗi dãy ghế có 2 bàn, mỗi bàn 2 học sinh. Hỏi phòng học
đó có bao nhiêu học sinh?
A. 27 học sinh B. 30 học sinh C. 28 học sinh D. 32 học sinh
Câu 3. Người ta xếp 127 450 cái áo vào các hộp, mỗi hộp 8 cái áo. Hỏi có thể xếp được vào
nhiều nhất bao nhiêu hộp và còn thừa mấy cái áo?
A. 15931 hộp B. 15931 hộp, thừa 4 cái áo
C. 15931 hộp, thừa 1 cái áo D. 15931 hộp, thừa 2 cái áo
Câu 4. Số dư trong phép chia 25 369 ∶ 8 là:
A. 8 B. 6 C. 3 D. 1
Câu 5. Một kho chứa 305080 kg thóc. Người ta lấy ra 1/8 số thóc ở kho đó. Hỏi trong kho còn
lại bao nhiêu ki-lo-gam thóc?
A. 266915 B. 166945 C. 266945 D. 167945
Câu 6: Đặt tính:
1886 x 6 42 538 x 7 206 460 : 9 34 535 : 5
…………………………………………………………………………………….
……………………………………………………….…………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………
………………………………………………….……………
Câu 7: Tính nhanh:
2 x 175 x 5 12 × 5 × 4 × 2 12 × 2 × 5 + 73 ×5 × 2
…………………………………………………………………………………….
……………………………………………………….…………………………….
…………………………………………………………………………………….
………………………………………………
Câu 8: Có 5 phòng học, mỗi phòng có 15 bộ bàn ghế, mỗi bộ bàn ghế có 2 học sinh đang
ngồi học. Hỏi có tất cả bao nhiêu học sinh đang ngồi học?

Bài 2
…….……………………………….
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………….
………………....
…………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………….

You might also like