You are on page 1of 5

TRUNG TÂM NEXT NOBELS THÔNG TIN HỌC SINH

PHIẾU BÀI TẬP Họ và tên: ……………………………….


Nguyễn Tùng Chi

Lớp: ……………………………………..
5on2

--------------------------------------------------------------------------------------------------
ĐỀ ÔN LUYỆN TỔNG HỢP SỐ 2
Phần I. Trắc nghiệm

Câu 1. Tác dụng của các dấu phẩy trong câu: “Cốm là thức quà đặc biệt riêng của đất
nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất
cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ Việt Nam” là:

A. Ngăn cách các thành phần chính, phụ trong câu

B. Ngăn cách các vế câu

C. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu


D. Ngăn cách các vị ngữ

Câu 2. Dòng nào dưới đây gồm toàn các từ ghép?


A. Cũ kĩ, êm ái, bực bội, nóng nực
B. Duyên dáng, tươi tắn, nhớ mong, phẳng lặng
C. Mặt mũi, hốt hoảng, nhớ thương, gập ghềnh
D. Tham lam, hư hỏng, san sẻ, châm chọc
Câu 3. Câu nào dưới đây không sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh?
A. Mùa xuân, lá bàng mới nảy trông như những ngọn lửa xanh.
B. Mùa thu, trời như một chiếc dù xanh bay mãi lên cao.
C. Nhìn từ trên đỉnh đồi ánh mặt trời dường như ôm trọn cả sườn dốc phía dưới vẫn còn
đang ngái ngủ và hoàn toàn yên tĩnh.
D. Không gian như một cái chuông lớn vô cùng treo suốt mùa thu, âm vang mãi tiếng
ca của trẻ con và tiếng cựa mình của cây cối, đất đai.
Câu 4.Nhóm từ được gạch chân nào dưới đây là nhóm từ nhiều nghĩa?
A. Chiến thắng, thắng cảnh
B. Hãy bơ đi, bơ sữa
C.Đình làng, đình chỉ
D.Mặt trời mọc, tóc mọc
Câu 5.Câu ghép nào dưới đây được nối bằng quan hệ từ?
A. Ngày xuân dần hết, số hoa tăng lên, màu cũng đậm dần.
B. Lớp lớp hoa giấy rải kín mặt sân, nhưng chỉ cần một làn gió thoảng, chúng liền tan
mát bay đi mất…
CNhững bông hoa rơi từ trên cao, đài hoa nặng chúi xuống, những cánh hoa đỏ rực
quay tít như chong chóng nom thật đẹp.
D. Sang hè, lá lên thật dày, ánh sáng xuyên qua chỉ còn là màu ngọc bích.
Câu 6. Thành ngữ nào sau đây không thuộc nhóm nói về sự vất vả trong công việc
của người xưa?
A. Thức khuya dậy sớm
B. Bụng làm dạ chịu
C. Đầu tắt mặt tối
D. Một nắng hai sương

Câu 7. Vị ngữ của câu: “Mùi hương ngòn ngọt nhức đầu của những loài hoa rừng
không tên tuổi đằm vào ánh nắng ban trưa, khiến con ngươi dễ sinh buồn ngủ và sẵn
sàng ngả lưng dưới một bóng cây nào đó, để cho thứ cảm giác mệt mỏi chốn rừng trưa
lơ mơ đưa mình vào một giấc ngủ chẳng đợi chờ.” là:
A. để cho thứ cảm giác mệt mỏi chốn rừng trưa lơ mơ đưa mình vào một giấc ngủ chẳng đợi
chờ
B. sẵn sàng ngả lưng dưới một bóng cây nào đó, để cho thứ cảm giác mệt mỏi chốn rừng trưa
lơ mơ đưa mình vào một giấc ngủ chẳng đợi chờ
C. khiến con ngươi dễ sinh buồn ngủ và sẵn sàng ngả lưng dưới một bóng cây nào đó, để cho
thứ cảm giác mệt mỏi chốn rừng trưa lơ mơ đưa mình vào một giấc ngủ chẳng đợi chờ
D. đằm vào ánh nắng ban trưa, khiến con ngươi dễ sinh buồn ngủ và sẵn sàng ngả lưng dưới
một bóng cây nào đó, để cho thứ cảm giác mệt mỏi chốn rừng trưa lơ mơ đưa mình vào một
giấc ngủ chẳng đợi chờ

Câu 8. Địa danh nào viết không đúng theo quy tắc viết hoa?
A. thành phố Thái Nguyên B. huyện Gia Lâm
C. Thủ đô Hà Nội D. thành phố Hồ Chí Minh

Phần 2. Tự luận
Bài 1. Đọc kĩ đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi
Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ
(Ngắm trăng – Hồ Chí Minh)
a. Hoàn cảnh ngắm trăng của tác giả có gì đặc biệt? Việc ngắm trăng trong hoàn cảnh
đó cho ta thấy điều gì về tác giả?
…………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………..
b. Từ “ngắm” trong đoạn thơ nếu thay bằng từ “nhìn” thì không hay bằng, vì sao?
…………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………..
c. Hai câu cuối sử dụng biện pháp tu từ gì, hiệu quả?
…………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………..
Bài 2. Đọc đoạn thơ dưới đây và trả lời câu hỏi
Lắng nghe loài chim nói
Về thành phố, tầng cao
Về ngăn sông, bạt núi
Điện tràn đến rừng sâu.
Và bạn bè nơi đâu
Và những điều mới lạ…
Cây ngỡ ngàng mắt lá
Nắng ngỡ ngàng trời xanh.
Thanh khiết bầu không gian
Thanh khiết lời chim nói
Bao ước mơ mời gọi
Trong tiếng chim thiết tha
(Nghe lời chim nói – Nguyễn Trọng Hoàn)
a. Dấu ba chấm (…) trong đoạn thơ trên thể hiện điều gì?
…………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………..
b. Đoạn thơ sử dụng biện pháp tu từ gì?
…………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………..
c. Cảm nhận cái hay của từ “ngỡ ngàng” trong câu: Cây ngỡ ngàng mắt lá.
…………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………..
d. Tại sao tác giả lại nói: “Bao ước mơ mời gọi/ Trong tiếng chim thiết tha”?
…………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………..

You might also like