You are on page 1of 3

Họ và tên: .....................................................................................................................................

ÔN TẬP CUỐI NĂM – LUYỆN TỪ VÀ CÂU


Bài 1: Chọn từ thích hợp trong các từ sau để điền vào chỗ trống :
(nhường nhịn, độ lượng, nhân hậu, đảm đang)
a. Mẹ tôi là người ………..………………, dễ thông cảm với những lỗi lầm của người khác.
b. Hai anh em phải …………..………..nhau.
c. Bà lão có khuôn mặt ………….……., hiền từ.
d. Chị Mai vừa làm tốt công việc công ty, vừa …………..……….việc nhà.
Bài 2. Điền từ trẻ hoặc già vào chỗ trống trong các thành ngữ, tục ngữ dưới đây.
……………..…. cậy cha, ……………..….cậy con.
……………..….được bát canh, ……………..…. được manh áo mới.
……………..…. trồng na, ……………..….trồng chuối.
Đi hỏi ……………..…. về nhà hỏi ……………..….
Bài 3: Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu văn
sau: (anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang)
a.Chị Võ Thị Sáu hiên ngang,………………………..trước kẻ thù hung bạo.
b.Trong hai cuộc kháng chiến, Đảng và Nhà nước ta đã tuyên dương các nữ……………….như:
Nguyễn Thị Chiên, Tạ Thị Kiều, Kan Lịch…
c.Chị Nguyễn Thị Út vừa đánh giặc giỏi, vừa………………….công việc gia đình.
d.Chị là một phụ nữ……………………., đảm đang.
Bài 4. Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống:
(trẻ con, trẻ em, trẻ trung, trẻ măng)
a. Chăm sóc bà mẹ và ………………………
b. Một kĩ sư ……...……….. vừa rời ghế nhà trường.
c. Tính tình còn …………....….. quá.
d. Năm mươi tuổi rồi còn …………….....…..…. gì nữa.
Bài 5:Nối câu có dùng dấu hai chấm với tác dụng của dấu hai chấm trong câu đó:
Câu có dùng dấu hai chấm Tác dụng của dấu hai chấm

1. Nam gọi to: “ Chờ tôi với”. a. Báo hiệu lời nói trực tiếp.

2. Cảnh vật xung quanh tôi đang có b. Báo hiệu sự liệt kê.
sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.

3. Họ hàng nhà dế có nhiều loại: dế c. Báo hiệu bộ phận trong câu đứng sau
mèn, dế trũi, dế đất… là lời giải thích, bổ sung cho bộ phận
đứng trước.
Bài 6: Điền dấu phẩy vào vị trí thích hợp trong các câu sau :
- Nam Bắc Thành là ba bạn học sinh giỏi nhất lớp.
- Căn phòng này sạch sẽ mát mẻ.
- Gió thổi ào ào cây cối nghiêng ngả bụi cuốn mù mịt và một trận mưa ập tới.
- Trăng đã lên cao biển khuya lành lạnh.
Bài 7: Nêu rõ tác dụng của dấu hai chấm trong câu sau:
An Tiêm lựa lời an ủi vợ :
- Còn hai bàn tay, vợ chồng chúng mình còn sống được.
(Sự tích quả dưa hấu)
Dấu hai chấm có tác dụng: ..........................................................................................................
Bài 8: Phân tích cấu tạo câu sau và cho biết tác dụng của dấu phảy trong câu đó.
a.Trong tâm khảm người Việt Nam, cây đề không phải là kỷ niệm mà là niềm sùng kính.

Dấu phẩy trong câu văn trên có tác dụng:……………………………………............................


b. Đám mây thương họ quá, nó muốn giúp mọi người, mọi vật.

-Tác dụng của dấu phẩy thứ nhất:


……………………………………………………………………………………......................
-Tác dụng của dấu phẩy thứ hai:
…………………………………………………………………………………….....................
Bài 9. Đặt dấu phẩy vào mỗi câu dưới đây và cho biết tác dụng của dấu phẩy trong câu:
a.Thánh Gióng vung roi sắt đến đâu bọn giặc chết như ngả rạ đến đấy.
Tác dụng của dấu phẩy:.................................................................................................................
b. Khi dông bão dòng sông cuồn cuộn nổi sóng những con thuyền phải ghé vào bến tránh gió.
Tác dụng của dấu phẩy:.................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
Bài 10. Phân tích cấu tạo các câu sau.
a. Phút yên tĩnh của rừng ban mai dần dần biến mất.
.......................................................................................................................................................
b. Dưới ánh trăng, dòng sông sáng rực lên, những con sóng vỗ nhẹ vào hai bên bờ cát.
.......................................................................................................................................................
Bài 11:Trong các câu sau, câu nào là câu đơn, câu nào là câu ghép? Xác định bộ phận chủ
ngữ và vị ngữ của mỗi câu đó:
a.Ở phía Tây bờ sông Hồng, những cây bàng xanh biếc xòe tán rộng, soi bóng xuống mặt nước.
b. Cây cam tuy nhỏ nhưng quả rất sai.

Câu a là câu………………………câu b là câu………………..……………


Bài 12: Tìm 1 câu tục ngữ hoặc thành ngữ nói về phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt
Nam.
…………………………………………………………………………………............................
Bài 13: Tìm một câu tục ngữ, thành ngữ nói về truyền thống kiên cường, bất khuất.
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
Bài 14: Với mỗi nội dung sau đây, em hãy đặt một câu và dùng những dấu câu thích hợp:
a. Hỏi bạn về ước mơ sẽ làm gì khi lớn lên.
.........................................................................................................................................................
b. Khuyên các bạn cần giữ gìn vệ sinh lớp học.
.........................................................................................................................................................
Bài 15: Phân tích cấu tạo ngữ pháp của các câu sau và cho biết tác dụng của mỗi dấu phẩy:
a, Từ phía chân trời, trong làn sương mù, mặt trời buổi sớm đang từ từ mọc lên.
.....................................................................................................................................................
-Tác dụng của dấu phẩy thứ nhất:
.....................................................................................................................................................
-Tác dụng của dấu phẩy thứ hai:
.....................................................................................................................................................
b, Mặt trời nhô lên, vạn vật bừng tỉnh, tràn sức sống.
.....................................................................................................................................................
-Tác dụng của dấu phẩy thứ nhất:
.....................................................................................................................................................
-Tác dụng của dấu phẩy thứ hai:
.....................................................................................................................................................

You might also like