You are on page 1of 12

(Đề số 1)

A/. Kiểm tra đọc : (10 điểm)


I. Phần đọc tiếng: (3 điểm)
Giáo viên cho học sinh bốc thăm và đọc diễn cảm đoạn 1 của bài
tập đọc.
1/ Người ăn xin (SGK TV4 tập 1, Tr 30)
2/ Một người chính trực (SGK TV4 tập 1, Tr 36)
3/ Những Hạt thóc giống (SGK TV4 tập 1, Tr46)
4/ Nổi dằn vặt của An – dray – ca (SGK TV4 tập 1, Tr 55)
II. Phần đọc thầm: ( 7 điểm)
Giáo viên cho học sinh đọc thầm bài “Nỗi dằn vặt của An-đrây-
ca” (SGK Tiếng Việt 4 tập 1 trang 55) và khoanh tròn vào chữ cái đặt
trước câu trả lời.
Câu 1. An-đrây-ca sống với ai ?
           A. Sống với cha mẹ.
           B. Sống với ông bà
           C.Sống với mẹ và ông
           D. Sống một mình
Câu 2. Mẹ bảo An-đrây-ca làm gì ?
    A. Nấu thuốc.
     B. Đi mua thuốc
     C. Uống thuốc
     D. Đi thăm ông
Câu 3. Chuyện gì xảy ra khi An-đrây-ca mang thuốc về nhà ?
A. Mẹ An-đrây-ca mừng rỡ
B. Ông của An-đrây-ca đã qua đời
C. Ông của An-đrây-ca đã hết bệnh
D. Mẹ An-đray-ca la mắng em.
Câu 4: Câu chuyện cho thấy cậu bé An-đrây-ca là người như  thế
nào?
A. Là cậu bé thiếu trách nhiệm
B. Là cậu bé hết lòng vì bạn bè
C. Là cậu bé luôn có trách nhiệm
D. Là cậu bé ham chơi
Câu 5. Từ nào sau đây đồng nghĩa với từ nhân hậu ?
A. bất hòa                B. hiền hậu                C. lừa dối                D. che chở
Câu 6. Từ nào sau đây là từ láy ?
A. lặng im.                               B. truyện cổ.
C. ông cha.                               D. cheo leo
Câu 7: Tìm từ đơn và từ phức trong câu sau:
Cậu là học sinh chăm chỉ và giỏi nhất lớp.
Từ đơn:...
Từ phức:...
B/. Kiểm tra viết : (10 điểm)
I/  Chính tả nghe viết: ( 3 điểm) 15 phút
Giáo viên đọc cho học sinh viết bài: “Nỗi dằn vặt của An-đrây-
ca”. Trang 55 TV 4 tập 1. Đoạn viết: “Từ đầu .... về nhà”.
II/ Tập làm văn: (7 điểm) từ 30-35 phút
Em hãy viết thư cho một người bạn ở xa để thăm hỏi và kể cho bạn
nghe về tình hình của lớp và trường em hiện nay.

(Đề số 2)
A. Kiểm tra đọc.
Đọc thầm bài văn sau :
CHẬM VÀ NHANH
Sang học kì mới, cô giáo góp ý với lớp nên lập ra những đôi bạn
cùng tiến. Dũng nhìn Minh, nhìn lại bản nhận xét. Ở đó, thật ít lời khen.
Dũng biết, Minh đã cố gắng rất nhiều.
Mẹ nói, ngày bé, Minh bị một tai nạn, cánh tay phải của cậu bị ảnh
hưởng. Vì vậy, Minh không được nhanh nhẹn như bạn bè.“Chậm đâu
phải lúc nào cũng không tốt. Nhai chậm để nghiền kĩ thức ăn, đi chậm để
tránh những tai nạn đáng tiếc. Bạn chậm thì mình phải giúp bạn để bạn
tiến bộ hơn chứ.” - Dũng thầm nghĩ.
Các bạn trong lớp đang nhao nhao chọn bạn cho mình. Dũng giơ
tay:
- Em xin được học cùng với bạn Minh.
Không riêng gì Minh, cả lớp lẫn cô giáo đều nhìn Dũng. Dũng nói:
- Mẹ em nói em nhanh ẩu đoảng, làm gì cũng mau mau chóng chóng
cho xong. Em mong được bạn Minh giúp em chậm lại.
Cho đến lúc về, đôi lần Dũng thấy Minh đang lén nhìn mình. Đột nhiên
cậu ta lên tiếng:
- Cảm ơn cậu.
- Sao cậu lại cảm ơn tớ ?
- Vì cậu đã chọn tớ. Tớ cứ nghĩ sẽ không ai chịu học với tớ.
Dũng cười:
- Tớ phải cảm ơn cậu mới đúng. Vì cậu đã cho tớ cơ hội được giúp đỡ
người bạn tớ yêu quý.
Nhìn Minh đỏ mặt, Dũng thấy buồn cười. Chiều nay, Dũng sẽ xin bố bộ
cờ vua, nghe nói, Minh rất thích chơi cờ.
Theo NHỮNG HẠT GIỐNG TÂM HỒN
Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
1 . Minh là một cậu bé như thế nào ?
A. Không nhanh nhẹn, có nhiều hạn chế.
B. Rất hiền lành và chăm chỉ học hành.
C. Học giỏi và có nhiều điểm mạnh.
2. Vì lí do nào, Dũng xin được học cùng Minh ?
A. Vì mẹ Dũng muốn Dũng giúp đỡ Minh.
B. Vì Dũng nghĩ giúp Minh sẽ được cùng bạn chơi cờ vua.
C. Vì Dũng nghĩ rằng chậm chưa hẳn là không tốt; bạn chậm thì mình
phải giúp đỡ bạn tiến bộ.
3. Dũng giải thích với cô và các bạn vì sao mình chọn học cùng
Minh?
A. Nhà của Minh và Dũng gần nhau.
B. Minh và Dũng rất thân nhau.
C. Dũng mong được Minh giúp Dũng chậm lại.
4.  Nếu chọn bạn để kết thành đôi bạn cùng tiến, em sẽ chọn một bạn
như thế nào ? Vì sao ?
......................................................................................................................
..........................................
......................................................................................................................
..........................................
......................................................................................................................
..........................................
5.  Gạch dưới từ dùng chưa đúng trong các câu sau và tìm từ có
tiếng tự thay thế cho phù hợp.
A. Bắc rất tự trọng khi phát biểu trước lớp.
Từ thay thế: .....................................
B. Chúng ta tự mãn vì lịch sử chống giặc ngoại xâm vô cùng oanh liệt
của cha ông.
Từ thay thế: .....................................
6.   Tìm danh từ trong câu: Dũng biết, Minh đã rất cố gắng.
- Danh từ: .......................................
7.  Nối câu có dùng dấu ngoặc kép ở cột bên trái với ô nêu đúng tác
dụng của dấu ngoặc kép ở cột bên phải:
Câu Tác dụng của dấu ngoặc
kép trong câu
1. Hà là “ca sĩ” nhí của lớp tôi. a. Đánh dấu lời nói trực tiếp
2. Mẹ nói: “Con học giỏi, chăm b. Đánh dấu từ ngữ được
ngoan là món quà lớn nhất đối với dùng với ý nghĩa đặc biệt.
mẹ rồi !”.

8.Tìm 2 từ phức (1 từ láy, 1 từ ghép) chứa mỗi tiếng sau và ghi lại vào
chỗ chấm:
Tiếng Từ ghép Từ láy
a. Vui
b. Thẳng
9.Chọn từ ngữ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống cho thích hợp
(chú ý viết hoa lại cho đúng):
A.    Thủ đô của Trung Quốc
là.......................................................................................................  
B.    Dòng sông lớn chảy qua Brazil
là ....................................................................................... 
(Amazon, Bắc Kinh)
B. Kiểm tra viết
I. Chính tả (3 điểm)              
                                                Trung thu độc lập
Ngày mai, các em quyền mơ tưởng một cuộc sống tươi đẹp vô cùng.
Mươi mười lăm năm nữa thôi, các em sẽ thấy cũng dưới ánh trăng này,
dòng  thác nước đổ xuống làm chạy máy phát điện; ở giữa biển rộng, cờ
đỏ sao vàng phấp phới bay trên những con tàu lớn. Trăng của các em sẽ
soi sáng những ống khói nhà máy chi chít, cao thẳm, rải trên đồng lúa bát
ngát vàng thơm, cùng với nông trường to lớn, vui tươi.
                                                                                                    Thép
Mới 
II. Tập làm văn (7 điểm)                 
Chọn một trong hai đề sau:
Đề 1. Viết một đoạn văn (khoảng 12 đến 15 câu) nói về mơ ước của
em.
Đề 2: Hãy viết một bức thư thăm hỏi và động viên một người bạn
gặp hoàn cảnh khó khăn mà em biết.

(Đề số 3)
A. Kiểm tra viết
I . Đọc thành tiếng   ( 3 điểm )
    - Đọc bài: ……………………………………………………………
    - Đoạn:……………Câu hỏi số:...........
II. Đọc thầm và làm bài tâp ( 7 điểm ) 
Đọc bài văn sau :
Trung thu độc lập
Đêm nay anh đứng gác ở trại. Trăng ngàn và gió núi bao la khiến lòng
anh man mác nghĩ tới trung thu và nghĩ tới các em. Trăng đêm nay soi
sáng xuống nước Việt Nam độc lập yêu quý của các em.Trăng sáng mùa
thu vằng vặc chiếu khắp thành phố, làng mạc, núi rừng, nơi quê hương
thân thiết của các em…
Anh nhìn trăng và nghĩ tới ngày mai…
Ngày mai, các em có quyền mơ tưởng một cuộc sống tươi đẹp vô
cùng. Mươi mười lăm năm nữa thôi, các em sẽ thấy cũng dưới ánh trăng
này, dòng thác nước đổ xuống làm chạy máy phát điện; ở giữa biển rộng,
cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên những con tàu lớn. Trăng của các em
sẽ soi sáng những ống khói nhà máy chi chít, cao thẳm, rải trên đồng lúa
bát ngát vàng thơm, cùng với nông trường to lớn, vui tươi.
Trăng đêm nay sáng quá ! Trăng mai còn sáng hơn. Anh mừng cho
các em vui Tết Trung thu độc lập đầu tiên và anh mong ước ngày mai
đây, những tết trung thu tươi đẹp hơn nữa sẽ đến với các em.
                                                           
Thép mới
Khoanh vào chữ cái trước những câu trả lời đúng (câu 1, 2, 3, 4, 7,
8).
1. Anh chiến sĩ nghĩ tới trung thu và các em nhỏ vào thời điểm
nào ? (0,5 điểm)
A. Vào thời điểm anh đang ăn cơm.
B. Vào thời điểm anh đứng gác ở trại trong đêm trăng trung thu độc lập
đầu tiên.
C. Vào thời điểm anh đang ngủ.
D. Vào thời điểm anh đứng gác trên biển.
2. Những câu nào cho thấy vẻ đẹp của đêm trăng trung thu độc lập
? (0,5 điểm)
A. Trăng trung thu có anh chiến sĩ đứng gác.
B. Đêm trăng trung thu, trẻ em trên khắp đất nước cùng rước đèn, phá cỗ.
C. Trăng ngàn và gió núi bao la; trăng soi sáng xuống nước Việt Nam độc
lập yêu quý; trăng vằng vặc chiếu khắp thành phố, làng mạc, núi rừng.
D. Trăng mùa thu sáng vằng vặc chiếu khắp thành phố, làng mạc, núi
rừng. 
3. Anh chiến sĩ tưởng tượng đất nước trong những đêm trăng
tương lai ra sao ? (0,5 điểm)
A. Dướii ánh trăng trung thu, trẻ em trên khắp đất nước cùng rước đèn,
phá cỗ.
B. Dưới ánh trăng, đất nước không có sự thay đổi.
C. Dưới ánh trăng, đất nước có gió núi bao la.
D. Dưới ánh trăng, dòng thác nước đổ xuống làm chạy máy phát điện;
giữa biển rộng, cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên những con tàu lớn; ống
khói nhà máy chi chít.
4.  Đất nước trong mơ ước của anh chiến sĩ năm xưa với đất nước
ta hiện nay giống nhau như thế nào ? (0,5 điểm)
A. Giống hệt nhau, không hơn, không kém.
B. Giống nhau một phần, phần không giống là nước ta ngày nay còn có
nhiều thay đổi hiện đại hơn, to lớn hơn.
C. Gần giống, một số cảnh chưa to lớn, hiện đại như ước mơ.
D. Không giống nhau tý nào.
5. Viết các từ ngữ vào chỗ trống để hoàn thành ý tả đất nước trong
mơ ước của anh chiến sĩ. (1 điểm)
A. Dòng thác
nước……………………………………………………………………
B. Ở giữa biển
rộng…………………………………………………………………...
C. Những ống khối nhà
máy…………………………………………………………
D. Những nông
trường……………………………………………………………….
6. Viết hai điều em mơ ước về đất nước ta sẽ có trong 10 năm nữa. (1
điểm)
………………………………………………………………………
…………………..
………………………………………………………………………
…………………..
7. Từ láy trong câu: “Ở giữa biển rộng, cờ đỏ sao vàng phấp phới bay
trên những con tàu lớn” là: (0,5 điểm)
A. cờ đỏ                   B. phấp phới                 C. sao vàng           D.
biển rộng                                              
8. Từ “nước” trong câu “Trăng đêm nay soi sáng xuống nước Việt
Nam độc lập yêu quý của các em.” là: (0,5điểm)
A. Danh từ chung                                B. Danh từ riêng
C. Không phải là danh từ                    D. Vừa danh từ chung vừa
danh từ riêng.
9. Điền chủ ngữ thích hợp vào chỗ chấm: (1 điểm)
a/ ..................................................................... giúp bố mẹ quét dọn
nhà cửa. 
b/ ..................................................................... là một người hiền
lành tốt bụng.
10. Hãy tìm và viết danh từ riêng có trong bài “Trung thu độc lập”.
Đặt câu với danh từ đó. (1 điểm)
Danh từ riêng là:
………………………………………………………………………
Đặt_câu:
……………………………………………………………………………

B. Kiểm tra đọc
I. Chính tả: (2 điểm)
    GV đọc cho HS nghe viết chính tả bài: “Trung thu độc lập ” (từ Ngày
mai.....đến nông trường to lớn, vui tươi) SGK- TV4-  Tập 1, trang 77.
Trung thu độc lập
        Ngày mai, các em có quyền mơ tưởng một cuộc sống tươi đẹp vô
cùng. Mươi mười lăm năm nữa thôi, các em sẽ thấy cũng dưới ánh trăng
này, dòng thác nước đổ xuống làm chạy máy phát điện; ở giữa biển rộng,
cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên những con tàu lớn. Trăng của các em
sẽ soi sáng những ống khói nhà máy chi chít, cao thẳm, rải trên đồng lúa
bát ngát vàng thơm, cùng với nông trường to lớn, vui tươi.
Thép mới
II. Tập làm văn: (8 điểm)
Đề bài: Trong giấc mơ, em được bà tiên cho ba điều ước và em thực
hiện ba điều ước đó. Hãy kể lại câu chuyện ấy.
II/ Phần đọc thầm (7 điểm)

Câu Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6

Đáp án C B B C B D

Điểm 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0

Câu 7: 1 điểm

Cậu là học sinh chăm chỉ và giỏi nhất lớp. Từ phức: / học sinh/ chăm chỉ/ 

Từ đơn: Cậu/ là/ và/ giỏi/ nhất/ lớp/.

Đáp án đề kiểm tra giữa học kì I Tiếng Việt 4 - Đề 2

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

1. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt: (7 điểm)

Đáp án phần đọc hiểu

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Đáp án A C C

Điểm 0,5đ 0,5đ 0,5đ 1đ 1đ 1đ 0,5đ 1đ 1 đ

Đáp án các câu tự luận:

 Câu 4: HS trả lời theo ý kiến riêng của mình, tập trung vào các mặt như: học tập, đạo đức, địa
bàn dân cư,...

VD: Em chọn bạn học khá, giỏi vì bạn có thể hướng dẫn em giải các bài toán khó, viết câu văn
hay hơn,...

       Em chọn một bạn ở gần nhà em vì ở gần em có thể tới nhà bạn để học nhóm.

Câu 5: Gạch chân đúng mỗi từ dùng sai được 0,25 điểm; tìm được đúng mỗi từ thay thế được
0,25 điểm 

A. Từ dùng sai: tự trọnglà từ thay thế: tự tin

B. Từ dùng sai: tự mãn là từ thay thế: tự hào

Câu 6: Tìm đúng mỗi danh từ được 0,5 điểm                     - Danh từ: Dũng, Minh.

Câu 7: Nối đúng mỗi ý được 0,25 điểm.                              1 - b                       2 - a

Câu 8: Tìm đúng mỗi từ được 0,25 điểm

Tiếng Từ ghép Từ láy

a. Vui Vui mắt, vui thích, vui tai,... Vui vẻ, vui vầy,...
b. Thẳng Thẳng tính, thẳng băng, ngay thẳng,... Thắng thắn, thẳng thừng,...

Câu 9:  Chọn đúng mỗi từ và viết hoa đúng được 0,5 điểm)

A. Bắc Kinh          B.   A-ma-dôn

B. Kiểm tra viết

I. Chính tả (3 điểm):

- Đánh giá, cho điểm: Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ và đúng
theo đoạn văn :                                          3 điểm.

- Học sinh viết mắc từ 2 lỗi chính tả trong bài viết (sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không
viết hoa đúng quy định): trừ 0,25 điểm/1 loại lỗi.

 II/ Đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức. (7 điểm) 

GV cho HS đọc thầm bài “Trung thu độc lập”

Chọn đúng mỗi câu đạt: 

Câu 1 (0,5 điểm) Câu 2 (0,5 điểm) Câu 3 (0,5 điểm) Câu 4 (0,5 điểm)

B C D B

Câu 5. 1 điểm.

              A. Dòng thác nước đổ xuống làm chạy máy phát điện.

              B. Ở giữa biển rộng cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên những con tàu lớn.

              C. Những ống khối nhà máy chi chít, cao thẳm, rải trên đồng lúa bát ngát vàng
thơm.

              D. Những nông trường to lớn, vui tươi.

Câu 6. 1 điểm.   VD: *Nước ta có tàu vũ trụ lên mặt trăng.

    *Nước ta có người máy làm việc nơi nguy hiểm thay cho con người.

Câu 7 (0,5 điểm) Câu 8 (0,5 điểm)

B A

Câu 9. 1 điểm.  VD: Em giúp mẹ quét dọn nhà cửa.   (0,5 điểm)

     Mẹ em là một người hiền lành tốt bụng. (0,5 điểm)

Câu 10. (1 điểm). 

            * Danh từ riêng: Việt Nam. (0,5 điểm)

             * Phụ nữ Việt Nam rất đảm đan. (0,5 điểm)

You might also like