You are on page 1of 6

TRƯỜNG TIỂU HỌC MAY ACADEMY THÔNG TIN HỌC SINH

BÀI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HỌ VÀ TÊN _________________________


MÔN TIẾNG VIỆT | LỚP 5 | THỜI GIAN 40’ NGÀY SINH _______________
GIÁM THỊ 1 Ký và ghi rõ họ tên GIÁM THỊ 2 Ký và ghi rõ họ tên LỚP _______________
Số phách

 -----------------------------------------------------------------------------------------------------------
GIÁM KHẢO 1 ĐIỂM (BẰNG SỐ) ĐIỂM (BẰNG CHỮ) Số phách
Ký và ghi rõ họ tên
GIÁM KHẢO 2 /10
Ký và ghi rõ họ tên

PHẦN I – TRẮC NGHIỆM: Chọn đáp án đúng A, B, C hoặc D cho các câu dưới đây.
A. Đọc – hiểu
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 5.
NGƯỜI CHẠY CUỐI CÙNG
“Cuộc thi chạy hàng năm ở thành phố tôi thường diễn ra vào mùa hè.
Nhiệm vụ của tôi là ngồi trong xe cứu thương, theo sau các vận động viên, phòng khi có ai đó
cần được chăm sóc y tế. Khi đoàn người tăng tốc, nhóm chạy đầu tiên vượt lên trước. Chính lúc đó
là hình ảnh một người phụ nữ ngay trước mắt đã khiến tôi ngỡ ngàng. Tôi biết mình vừa nhận diện
được “người chạy cuối cùng”. Bàn chân chị ấy cứ chụm vào mà đầu gối cứ đưa ra. Đôi chân tật
nguyền của chị tưởng chừng như không thể nào bước đi được, chứ đừng nói là chạy. Nhìn chị chật
vật đặt bàn chân này lên trước bàn chân kia mà lòng tôi tự dưng thở dùm cho chị, rồi reo hò cổ
động cho chị tiến lên. Người phụ nữ vẫn kiên trì tiến tới, quả quyết vượt qua những mét đường cuối
cùng. Vạch đích hiện ra, tiếng người la ó ầm ĩ hai bên đường. Chị chầm chậm tiến tới, băng qua,
giật đứt hai đầu sợi dây cho nó bay phấp phới sau lưng tựa như đôi cánh.
Kể từ hôm đó, mỗi khi gặp phải tình huống quá khó khăn tưởng như không thể làm được, tôi
lại nghĩ đến “người chạy cuối cùng”. Liền sau đó mọi việc trở nên nhẹ nhàng đối với tôi.”
(Theo John Ruskin)
Câu 1. Cuộc thi chạy hàng năm ở thành phố thường diễn ra vào mùa nào?
A. mùa xuân B. mùa hạ C. mùa thu D. mùa đông
Câu 2. Nhân vật tôi trong đoạn trích trên làm nhiệm vụ gì?
A. làm trọng tài B. làm nhiệm vụ thống kê số liệu thí sinh
C. chăm sóc y tế cho các vận động viên D. làm nhiệm vụ giám sát
Câu 3. Khoảnh khắc nhận diện được “người chạy cuối cùng” nhân vật tôi đã thấy điều gì?
A. Đôi chân tật nguyền của chị chật vật trên đường B. Người phụ nữ đang chạy bình thường
C. Bàn chân của chị chụm không vào đầu gối D. Nụ cười tự tin, rạng rỡ
Câu 4. Từ nó trong câu văn in đậm thuộc từ loại nào?
A. đại từ B. danh từ C. động từ D. tính từ
Câu 5. Thông điệp mà nhân vật “tôi” trong truyện gửi gắm đến cho người đọc là gì?
A. biết hài lòng với bản thân, trân trọng những gì mình đang có
B. phải kiên trì, nỗ lực hết mình để theo đuổi ước mơ và không bao giờ đầu hàng trước số phận
C. có lòng dũng cảm, lòng nhân ái
D. phải biết yêu thương những người xung quanh mình
ĐGNL K5_TV5_23 MAS|EDUCATION GIVES DIRECTIONS 1
B. Luyện từ và câu – Tập làm văn
Câu 6. Nhóm từ nào sau đây viết đúng chính tả?
A. râm ran, trơ trụi, xơ xác B. râm ran, chơ trụi, xơ xác
C. râm dan, chơ chụi, sơ sác D. râm dan, trơ chụi, xơ sác
Câu 7. Từ nào sau đây viết đún quy tắc viết hoa?
A. luật bảo vệ môi trường B. luật bảo vệ Môi trường
C. Luật Bảo vệ môi trường D. Luật Bảo Vệ Môi Trường
Câu 8. Từ nào sau đây là từ láy toàn bộ?
A. lấp lánh B. long lanh C. gay gắt D. thăm thẳm
Câu 9. Từ nào sau đây là từ ghép phân loại?
A. quần áo B. sách vở C. bà nội D. cao thấp
Câu 10. Từ nào sau đây là từ ghép tổng hợp?
A. hoa hồng B. bánh trái C. thịt bò D. bánh mì
Câu 11. Trong hai câu thơ: “Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay/ Vượn hót chim kêu suốt cả ngày.”
A. Có 5 danh từ, 2 động từ, 1 tính từ B. Có 4 danh từ, 3 động từ, 1 tính từ
C. Có 5 danh từ, 3 động từ, 1 tính từ D. Có 6 danh từ, 2 động từ, 1 tính từ
Câu 12. Câu dưới đây có mấy tính từ, đó là những từ nào?
“Buổi trưa ngồi trong nhà nhìn ra sân, thấy rất rõ những sợi không khí nhỏ bé, mỏng
manh, nhẹ tênh, vòng vèo lượn từ mặt đất bốc lên, bốc lên mãi.”
A. 2 tính từ: nhỏ bé, mỏng manh
B. 3 tính từ: nhỏ bé, mỏng manh, nhẹ tênh
C. 4 tính từ: nhỏ bé, mỏng manh, nhẹ tênh, vòng vèo
D. 5 tính từ: rõ, nhỏ bé, mỏng manh, nhẹ tênh, vòng vèo
Câu 13. Câu văn: “Mặt trời ló ra sau những áng mây như gương mặt rực rỡ ra khỏi tấm khăn
voan tươi cười ngó xuống” sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
A. điệp ngữ, so sánh B. nhân hoá C. so sánh, nhân hoá D. hoán dụ, nhân hoá
Câu 14. Chủ ngữ trong câu văn: “Và khi dãy đèn bên đường bắt đầu thắp lên những quả tròn
màu tím nhạt, chuyển dần sang màu xanh lá cây và cuối cùng nở bung ra trong màu trắng soi
rõ mặt người qua lại thì khoảnh khắc yên tĩnh của buổi chiều cũng chấm dứt.” là?
A. dãy đèn bên đường B. màu xanh lá cây
C. những quả tròn màu tím nhạt D. khoảnh khắc yên tĩnh của buổi chiều
Câu 15. Đọc đoạn văn sau:
“(1) Hà dẫn Hoa cùng ra ruộng lạc. (2) Bây giờ, mùa lạc đang vào củ. (3) Hà đã giảng giải cho cô em
họ cách thức sinh thành củ lạc. (4) Một đám trẻ đủ mọi lứa tuổi đang chơi đùa trên đê.”

ĐGNL K5_TV5_23 MAS|EDUCATION GIVES DIRECTIONS 2


Đoạn văn trên câu nào không phải là câu kể: Ai làm gì?
A. Câu (1) B. Câu (2) C. Câu (3) D. Câu (4)
Câu 16. Cho câu văn: “Hình ảnh người dũng sĩ mặc áo giáp sắt, đội mũ sắt, cưỡi ngựa sắt, vung
roi sắt, xông thẳng vào quân giặc.” là câu sai vì:
A. Thiếu vị ngữ B. Thiếu chủ ngữ C. Thiếu CN, VN D. Thiếu trạng ngữ
Câu 17. Câu nào có từ “chạy” mang nghĩa gốc?
A. Tết đến, hàng bán rất chạy. B. Nhà nghèo, bác phải chạy ăn từng bữa.
C. Lớp chúng tôi tổ chức thi chạy. D. Đồng hồ chạy rất đúng giờ.
Câu 18. Từ “vàng” trong câu: “Giá vàng trong nước tăng đột biến.” và “Tấm lòng vàng” có quan
hệ với nhau như thế nào?
A. Từ đồng âm B. Từ nhiều nghĩa C. Từ đồng nghĩa D. Từ trái nghĩa
Câu 19. Xác định bộ phận CN, VN trong câu sau: “Tiếng cá quẫy tung tẵng xôn xao mạn thuyền.”
A. Tiếng cá/ quẫy tung tẵng xôn xao mạn thuyền. B. Tiếng cá quẫy/ tung tẵng xôn xao mạn thuyền.
C. Tiếng cá quẫy tung tẵng/ xôn xao mạn thuyền. D. Tiếng cá quẫy tung tẵng xôn xao/ mạn thuyền.
Câu 20. Xác định trạng ngữ của câu dưới đây:
“Các bạn có ngửi thấy, khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp làm trĩu thân
lúa còn tươi, ngửi thấy cái mùi thơm mát của bông lúa non không? (Theo Thạch Lam)
A. Các bạn có ngửi thấy
B. khi đi qua những cánh đồng xanh
C. khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp làm trĩu thân lúa còn tươi
D. ngửi thấy cái mùi thơm mát của bông lúa non không?
Câu 21. Câu: “Cốm là thức quà riêng biệt của những cánh đồng lúa bát ngát, mang trong hương vị
tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng nội cỏ Việt Nam.” Có mấy vị ngữ nhỏ?
A. hai vị ngữ nhỏ B. ba vị ngữ nhỏ C. bốn vị ngữ nhỏ D. năm vị ngữ nhỏ
Câu 22. Dấu gạch ngang trong câu sau có công dụng gì?
“Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội – là mùa xuân có mưa riêu
riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh.” (Theo Vũ Bằng)
A. Đánh dấu lời đối thoại, lời nói trực tiếp của nhân vật B. Đánh dấu những thành phần liệt kê
C. Nối các từ nằm trong một liên danh D. Đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu
Câu 23. Câu nào dưới đây không phải là câu ghép?
A. Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi
mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.
B. Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi đi trên con
đường làng dài và hẹp.

ĐGNL K5_TV5_23 MAS|EDUCATION GIVES DIRECTIONS 3


C. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.
D. Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không
nhớ hết.
Câu 24. Câu nào sau đây viết đúng nhất?
A. Tiết trời thường lạnh, lúc sáng sớm, ở miền núi.
B. Ở miền núi, lúc sáng sớm, tiết trời thường lạnh.
C. Tiết trời thường lạnh, ở miền núi, lúc sáng sớm.
D. Lúc sáng sớm, tiết trời thường lạnh, ở miền núi.
Câu 25. Cho đoạn thơ “Chuyện cổ tích loài người” - Xuân Quỳnh:
“Muốn cho trẻ hiểu biết/ Thế là bố sinh ra/ Bố bảo cho bé ngoan/ Bố dạy cho biết nghĩ.”
Cặp quan hệ từ in nghiêng trên biểu thị quan hệ gì?
A. Nguyên nhân – kết quả. B. Tương phản. C. Giả thiết - kết quả. D. Tăng tiến.
Câu 26. Dấu chấm phẩy trong câu văn sau được dùng để làm gì?
“Văn chương gây cho ta những tình cảm không có, luyện những tình cảm ta sẵn có; cuộc đời phù phiếm
và chật hẹp của cá nhân vì căn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần.”
A. Đánh dấu ranh giới giữa hai câu ghép có cấu tạo đơn giản
B. Đánh dấu ranh giới giữa hai câu đơn
C. Đánh dấu ranh giới giữa hai câu ghép có cấu tạo phức tạp
D. Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp
Câu 27. Dấu hai chấm trong câu văn sau được dùng để làm gì?
[...] “Và với những chiến lợi phẩm thu được, chúng ta sẽ bắt đầu giàu có: bởi đây là một cuộc chiến
đấu chính đáng, và quét sạch cái giống xấu xa này ra khỏi mặt đất là phụng sự Chúa đấy.”
A. Đánh dấu phần bổ sung cho phần trước đó
B. Đánh dấu phần giải thích cho phần trước đó
C. Đánh dấu lời đối thoại
D. Đánh dấu phần thuyết minh cho phần trước đó
Câu 28. Câu thơ in đậm dưới đây thuộc kiểu câu nào xét theo mục đích nói?
“Sau làn mưa bụi tháng ba/Lá tre bỗng đỏ như là lửa thiêu.” (Tháng ba – Trần Đăng Khoa)
A. Câu kể B. Câu hỏi C. Câu cảm D. Câu hỏi
Câu 29. Câu văn: “Thoáng cái, dưới bóng râm của rừng già, thảo quả lan toả nơi tầng rừng thấp,
vươn ngọn, xoè lá, lấn chiếm không gian.”có mấy vị ngữ nhỏ?
A. 2 vị ngữ nhỏ B. 3 vị ngữ nhỏ C. 4 vị ngữ nhỏ D. 5 vị ngữ nhỏ Câu
30. Câu văn: “Thân hình nó rắn chắc, nở nang: cổ mập, vai rộng, ngực nở căng, bụng thon hằn

ĐGNL K5_TV5_23 MAS|EDUCATION GIVES DIRECTIONS 4


rõ những múi, hai cánh tay gân guốc như hai cái bơi chèo, cặp đùi dế to, chắc nình nịch.” Có
mấy vế câu ghép?
A. 2 vế câu B. 3 vế câu C. 4 vế câu D. 5 vế câu
Câu 31. Câu tục ngữ, thành ngữ nào sau đây không đúng?
A. Không thầy đố mày làm nên. B. Không biết thì học, muốn giỏi thì hỏi.
C. Lá lành đùm lá rách. D. Có vào hang cọp mới bắt được cọp con.
Câu 32. Câu thơ “ Kìa con bướm trắng chập chờn như mơ” trong bài thơ “Về thăm nhà Bác” (TV
lớp 5 - tập 1) của Nguyễn Đức Mậu muốn nói lên điều gì?
A. Cảnh vật ở nhà bác đẹp như trong giấc mơ. B. Con bướm trắng chập chờn bay lượn trong vườn.
C. Cảnh vật ở nhà Bác rất yên tĩnh vắng lặng. D. Con bướm trắng xuất hiện trong giấc mơ.
Câu 33. Chủ ngữ của câu: "Không gian là khoảng rộng mênh mông, chứa đựng tất cả mọi vật.”:
A. Không gian là khoảng rộng B. Không gian là khoảng rộng mênh mông
C. Không gian D. Không gian là
Câu 34. Câu nào sau đây là câu ghép?
A. Khi làng quê tôi đã khuất hẳn, tôi vẫn đăm đắm nhìn theo.
B. Đêm càng về khuya, trời càng lạnh.
C. Khi mặt trời chưa lặn hẳn, mặt trăng đã nhô lên.
D. Mặt trăng tròn, to và đỏ, từ từ nhô lên ở chân trời sau rặng tre đen mờ.
Câu 35. Các câu trong đoạn văn sau của Lưu Quang Vũ được liên kết với nhau bằng cách nào?
“Thuỷ nhận cây đàn vi-ô-lông, lên dây và kéo thử vài nốt nhạc. Sau đó, em bước vào phòng
thi. Ánh đèn hắt lên khuôn mặt trắng trẻo của em. Em nâng đàn đặt lên vai. Khi ắc-sê vừa khẽ
chạm vào những sợi dây đàn thì như có phép lạ, những âm thanh trong trẻo vút bay lên giữa
yên lặng của gian phòng.”
A. Dùng từ ngữ nối B. Lặp từ ngữ, dùng từ ngữ nối
C. Thay thế từ ngữ, lặp từ ngữ D. Lặp từ ngữ, thay thế từ ngữ, dùng từ ngữ nối
PHẦN II - TỰ LUẬN

Viết đoạn văn từ 7 – 9 câu trình bày cảm nhận của em về khung cảnh thiên nhiên buổi
chiều xuân trong đoạn thơ:

“Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng

Đò biếng lười nằm mặc nước trôi sông

Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng

Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời”

(Chiều xuân – Anh Thơ)

ĐGNL K5_TV5_23 MAS|EDUCATION GIVES DIRECTIONS 5


ĐÁP ÁN

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM


A. Đọc – hiểu

1. B 2..C 3. A 4. A 5. B

B. Luyện từ và câu – Tập làm văn

6.A 7. C 8. D 9. C 10. B

11. D 12. D 13. C 14. D 15. B

16. A 17. C 18. A 19. C 20. C

21. B 22. D 23. B 25. B 25. A

26. C 27. B 28. A 29. C 30. B

31. B 32. A 33. C 34. B 35. D

Phần II – TỰ LUẬN
1. Hình thức
- Đúng đoạn văn, dung lượng từ 7 – 9 câu.
- Đủ bố cục 3 phần: Mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn
- Không lỗi chính tả, dùng từ đúng, viết câu chính xác, diễn đạt rõ ý.
2. Nội dung
- Giới thiệu, dẫn dắt khung cảnh thiên nhiên chiều xuân.
- Bức tranh thuỷ mặc chấm phá những nét đầy thi vị về một buổi chiều quê mưa xuân.
- Cảnh đẹp, yên bình nhưng gợi buồn.
- Làn mưa bụi bay bay “êm êm” trong cơn gió nhẹ.

- Biện pháp nghệ thuật nhân hoá được thể hiện qua câu thơ: “Đò biếng lười nằm mặc nước trôi
sông/Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng”

– Con đò dường như cũng mệt mỏi, đành cho phép bản thân “biếng lười” đôi chút, thả mình
dưới dòng nước mênh mang, mặc kệ sông kia có bồng bềnh sóng nhỏ.

– Quán tranh những ngày sớm mai vốn đông vui thì khi ngày gần tàn lại đầy im ắng, lặng lẽ, cô đơn.

– Cánh hoa xoan tím rụng “tơi bời” theo làn gió xuân nhẹ nhàng, sắc tím nhạt màu của cánh hoa
càng làm tăng thêm vẻ hoang hoải nơi cảnh vật.

- Tâm hồn nhạy cảm, tinh tế trước vẻ đẹp thiên nhiên, đất trời và tấm lòng yêu thiên nhiên,
quê hương sâu sắc.

ĐGNL K5_TV5_23 MAS|EDUCATION GIVES DIRECTIONS 6

You might also like