You are on page 1of 7

TRƯỜNG TIỂU HỌC MAY ACADEMY THÔNG TIN HỌC SINH

BÀI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HỌ VÀ TÊN _________________________


MÔN TIẾNG VIỆT | LỚP 5 | THỜI GIAN 45’ NGÀY SINH _______________
GIÁM THỊ 1 Ký và ghi rõ họ tên GIÁM THỊ 2 Ký và ghi rõ họ tên LỚP _______________
Số phách

 -----------------------------------------------------------------------------------------------------------
GIÁM KHẢO 1 ĐIỂM (BẰNG SỐ) ĐIỂM (BẰNG CHỮ) Số phách
Ký và ghi rõ họ tên
GIÁM KHẢO 2
Ký và ghi rõ họ tên /10

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM


Chọn đáp án đúng A, B, C hoặc D cho các câu hỏi dưới đây.
A. Đọc – hiểu
Đọc đoạn trích sau rồi trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 5:
ĐÔI TAI CỦA TÂM HỒN
Một cô gái vừa gầy vừa thấp bị thầy giáo loại ra khỏi dàn đồng ca. Cũng chỉ tại cô bé ấy lúc nào
cũng chỉ mặc mỗi một bộ quần áo vừa bẩn vừa cũ, lại rộng nữa.
Cô bé buồn tủi khóc một mình trong công viên. Cô bé nghĩ: “Tại sao mình lại không được hát?
Chẳng lẽ mình hát tồi đến thế sao?”. Cô bé nghĩ mãi rồi cô cất giọng hát khe khẽ. Cô bé cứ hát hết bài
này đến bài khác cho đến khi mệt lả mới thôi. “Cháu hát hay quá !”. Một giọng nói vang lên: “Cảm ơn
cháu, cháu gái bé nhỏ, cháu đã cho ta cả một buổi chiều thật vui vẻ”. Cô bé ngẩn người. Người vừa
khen cô bé là một ông cụ tóc bạc trắng. Ông cụ nói xong liền đứng dậy và chậm rãi bước đi. Cứ như
vậy nhiều năm trôi qua, cô bé giờ đây đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng. Cô gái vẫn không quên cụ già
ngồi tựa lưng vào thành ghế đá trong công viên nghe cô hát. Một buổi chiều mùa đông, cô đến công
viên tìm cụ già nhưng ở đó chỉ còn lại chiếc ghế đá trống không. “Cụ già đó qua đời rồi. Cụ ấy điếc đã
hơn 20 năm nay.”- Một người trong công viên nói với cô.
Cô gái sững người. Một cụ già ngày ngày vẫn chăm chú lắng nghe và khen cô hát hay lại là một
người không có khả năng nghe.
Theo Hoàng Phương
Câu 1. Vì sao cô bé buồn tủi khóc một mình trong công viên?
A. Vì cô bé không có bạn chơi cùng. B. Vì cô bé bị loại ra khỏi dàn đồng ca.
C. Vì cô không có quần áo đẹp. D. Vì cô bé luôn mặc bộ quần áo rộng, cũ và bẩn.
Câu 2. Cuối cùng, trong công viên, cô bé đã làm gì?
A. Suy nghĩ và khóc một mình.
B. Gặp gỡ và trò chuyện với một cụ già.
C. Cất giọng hát khe khẽ hết bài này đến bài khác cho đến khi mệt lả.
D. Một mình ngồi khóc xong rồi tiếp tục chơi.
Câu 3. Cụ già đã làm gì cho cô bé?
A. Cụ nói: "Cháu hát hay quá! Cháu đã cho ta cả một buổi chiều thật vui vẻ”.
B. Cụ khuyên cô bé cố gắng tập luyện để hát tốt hơn.
C. Cụ trở thành người người thân của cô bé, dạy cô bé hát.
D. Cụ khuyên cô bé rồi một ngày nào con sẽ trở thành ca sĩ.
Câu 4. Tình tiết bất ngờ gây xúc động nhất trong câu chuyện là gì?
A. Cô bé không hề biết cụ già vẫn lắng nghe và động viên cô bé hát.
B. Cụ già tốt bụng.
C. Cô bé đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng.
D. Một người nói với cô “Cụ già đó qua đời rồi. Cụ ấy điếc đã hơn 20 năm nay”.
Câu 5. “Cô bé nghĩ mãi rồi cô cất giọng hát khe khẽ. Cô bé cứ hát hết bài này đến bài khác cho đến khi
mệt lả mới thôi”. Hai câu văn trên được liên kết với nhau bằng cách nào?
1
ĐGNL K5_TV5_23 MAS|EDUCATION GIVES DIRECTIONS
A. Lặp từ ngữ B. Thay thế từ ngữ
C Thay thế và lặp từ ngữ D. Lặp từ ngữ và thay thế từ ngữ
B. Luyện từ và câu – Tập làm văn
Câu 6. Nhóm nào sau đây chỉ gồm các từ viết đúng chính tả?
A. non sông, che chở, lao sao B. lung linh, quyển truyện, chậm trễ
C. ríu rít, long lanh, nóng nảy D. câu truyện, băng rá, chèo bẻo
Câu 7. Cụm từ nào sau đây viết đúng quy tắc viết hoa?
A. ngày Quốc tế Lao động B. ngày Quốc Tế Lao động
C. ngày Quốc tế Lao Động D. ngày Quốc tế Lao Động
Câu 8. Từ nào dưới đây là từ láy?
A. Bờ bãi B. học hành C. ngộ nghĩnh D. hùng dũng
Câu 9. Từ nào dưới đây là từ ghép?
A. thích thú B. mênh mông C. ngây ngô D. lạc lõng
Câu 10. Từ nào dưới đây không phải là từ ghép phân loại?
A. hoa hồng B. xe lửa C. máy in D. ruộng vườn
Câu 11. Phát biểu nào dưới đây đúng với câu sau?
“Những buổi bình minh, mặt trời còn bẽn lẽn núp sau sườn núi, phong cảnh nhuộm những màu sắc đẹp
lạ lùng.”
A. Câu trên có 4 từ ghép, 2 từ láy. B. Hai câu có 4 từ ghép, 1 từ láy.
C. Hai câu có 5 từ ghép, 2 từ láy. D. Hai câu có 6 từ ghép, 1 từ láy.
Câu 12. Câu dưới đây có mấy danh từ, đó là những từ nào?
“Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay
Vượn hót, chim kêu suốt cả ngày.”
A. 3 danh từ: cảnh rừng, vượn, chim
B. 4 danh từ: cảnh rừng, vượn, chim, ngày
C. 5 danh từ: cảnh rừng, Việt Bắc, vượn, chim, ngày
D. 6 danh từ: cảnh rừng, Việt Bắc, vượn, chim, hay, ngày
Câu 13. Từ nào dưới đây không cùng nhóm với 3 từ còn lại trong câu: “Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại
của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ.”
A. chiếc vuốt B. co C. cẳng D. ngọn cỏ
Câu 14. Có mấy quan hệ từ trong câu sau?
“Tôi và cậu ấy được về thăm quê ngoại của Bác.”
A. 1 quan hệ từ B. 2 quan hệ từ C. 3 quan hệ từ D. 4 quan hệ từ
Câu 15. Đại từ xưng hô có trong câu “Cậu chờ tớ chút, rồi chúng mình cùng đi!” là:
A. cậu, tớ, chúng mình B. cậu, tớ, mình C. cậu, tớ, chúng D. chúng mình, cậu, chút
Câu 16. Từ nào dưới đây có nghĩa là “Không thay đổi, giữ vững ý chí đến cùng”?
A. chịu đựng B. quyết C. dũng cảm D. kiên trì
Câu 17. Yếu tố nào trong câu “Phía sau lưng đồi, hoa ban nở trắng cả không gian.”? được dùng với nghĩa
chuyển?
A. Phía B. lưng C. đồi D. hoa
Câu 18. Hai yếu tố in đậm trong trường hợp nào sau đây không phải là hiện tượng đồng âm?
A. “Lúa dưới đồng vàng xuộm lại.” và “Những tia nắng vàng hoe chiếu khắp khu vườn.”
B. “Cậu ấy đá bóng rất hay.” và “Mẹ em bảo không nên uống nước đá vào mùa đông.”
C. “Em thích ăn đậu rán.” và “Em thi đậu vào ngôi trường mơ ước.”
D. “Lá cờ đỏ thăm tung bay trong gió.” và “Em thích chơi cờ vua.”
2
ĐGNL K5_TV5_23 MAS|EDUCATION GIVES DIRECTIONS
Câu 19. Xác định trạng ngữ của câu dưới đây:
“Mấy hôm nọ, trời mưa lớn, trên những hồ ao quanh bãi trước mặt, nước dâng lên trắng mênh mông.”
A. Mấy hôm nọ, trời mưa lớn
B. Trong những ngày hội lồng tồng cầu mùa
C. Mấy hôm nọ, trên những hồ ao quanh bãi trước mặt
D. Mấy hôm nọ, trời mưa lớn, trên những hồ ao quanh bãi trước mặt
Câu 20. Xác định thành phần chủ ngữ của câu sau:
“Hoa lá, quả chín, những vạt nấm ẩm ướt và con suối chảy thầm dưới chân đua nhau toả mùi thơm.”
A. Hoa lá, quả chín, những vạt nấm
B. Hoa lá, quả chín, những vạt nấm ẩm ướt
C. Hoa lá, quả chín, những vạt nấm ẩm ướt và con suối chảy
D. Hoa lá, quả chín, những vạt nấm ẩm ướt và con suối chảy thầm dưới chân
Câu 21. Xác định thành phần vị ngữ của câu sau: “Đám trẻ mục đồng chúng tôi thả diều trên triền đê,
chiều chiều.”
A. thả diều trên triền đê
B. mục đồng chúng tôi thả diều trên triền đê
C. chúng tôi thả diều trên triền đê, chiều chiều.
D. mục đồng chúng tôi thả diều trên triền đê, chiều chiều.
Câu 22. Câu: “Vẻ đẹp của quê hương tôi nằm ở những khu rừng xanh tốt, những bãi biển hoang sơ và nền
văn hóa sôi động.” có mấy vị ngữ nhỏ?
A. 2 vị ngữ nhỏ B. 3 vị ngữ nhỏ C. 4 vị ngữ nhỏ D. 5 vị ngữ nhỏ
Câu 23. Câu nào là câu ghép có các vế được nối bằng cặp quan hệ từ biểu thị mối quan hệ nguyên nhân-
kết quả?
A. “Vì sự nghiệp giáo dục cao cả, thầy cô ngày đêm miệt mài bên trang giáo án.”
B. “Vì ông ấy đến muộn, nên buổi hội thảo không thể diễn ra đúng giờ. ”
C. “Nếu trời nắng đẹp thì em sẽ được bố mẹ cho đi chơi công viên.”
D. “Mặt trời đã ngoi lên cao mặc dù sương mù vẫn bao phủ khắp nơi.”

Câu 24. Câu nào dưới đây là câu ghép?


A. “Cây dừa gắn bó với người dân Bình Định chặt chẽ như cây tre đối với người dân miền Bắc.”
B. “Trong những buổi tiệc mừng sinh nhật của tôi, cha lo thổi bóng, bày bàn tiệc, chụp ảnh.”
C. “Chiếc lá thoáng tròng trành, chú nhái bén loay hoay cố giữ thăng bằng rồi chiếc thuyền đỏ thăm lặng
lẽ xuôi dòng.”
D. “Những vườn hoa, cây cảnh, những vườn chè, vườn cây ăn quả của Huế xanh mướt như những viên
ngọc.”
Câu 25. Câu “Tôi đã đi nhiều nơi, đóng quân nhiều chỗ phong cảnh đẹp hơn đây nhiều, nhân dân coi tôi
như người làng và cũng có những người yêu tôi tha thiết, nhưng sao sức quyến rũ, nhớ thương vẫn không
mãnh liệt, day dứt bằng mảnh đất cọc cằn này.” là câu ghép có mấy vế câu?
A. 2 vế câu B. 3 vế câu C. 4 vế câu D. 5 vế câu
Câu 26. Câu nào dưới đây không phải là câu kể Ai thế nào?
A. Bình minh, mặt trời như chiếc thau đồng đỏ ối.
B. Thu đến, từng chùm quả vàng tươi trong kẽ lá.
C. Chín, mười đứa bé chúng tôi bắt tay nhau ôm không xuể.
D. Lá cờ đỏ thắm trong sân.
Câu 27. Phát biểu nào dưới đây đúng với câu văn “Đàn bò của anh Hồ Giáo lông mượt như tơ đang gặm
cỏ.”
3
ĐGNL K5_TV5_23 MAS|EDUCATION GIVES DIRECTIONS
A. Câu kể “Ai thế nào?” có chủ ngữ được cấu tạo bởi cụm danh từ.
B. Câu kể “Ai thế nào?” có chủ ngữ được cấu tạo bởi cụm động từ.
C. Câu kể “Ai thế nào?” có vị ngữ được cấu tạo bởi cụm danh từ
D. Câu kể “Ai thế nào?” có vị ngữ được cấu tạo bởi cụm động từ
Câu 28. Câu “Những lá sưa mỏng tang và xanh rờn như một thứ lụa xanh màu ngọc thạch với những
chùm hoa nhỏ li ti và trắng như những hạt mưa bay.” thuộc kiểu câu kể nào?
A. Ai là gì? B. Ai làm gì? C. Ai thế nào? D. Như thế nào?
Câu 29. Nêu tác dụng của dấu phẩy trong câu sau: “Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi
hò hét nhau thả diều thi” là gì?
A. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.
B. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ-vị ngữ.
C. Ngăn cách các vế trong câu ghép
D. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu và ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ-vị ngữ.
Câu 30. Chỉ ra tác dụng của dấu hai chấm trong câu sau:
“Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học.”
A. báo hiệu lời nói trực tiếp của nhân vật
B. báo hiệu phần giải thích cho bộ phận đứng trước
C. giải thích cho bộ phận đứng trước
D. nối các vế trong câu ghép
Câu 31. Hai câu văn dưới đây được liên kết với nhau bằng cách nào?
“(1) Cây rơm dâng dần thịt mình cho lửa đỏ hồng căn bếp, cho bữa ăn rét mướt của trâu bò. (2) Vậy mà
nó vẫn nồng nàn hương vị và đầy đủ sự ấm áp của quê nhà.”
A. thay thế từ ngữ B. thay thế từ ngữ và lặp lại từ ngữ
C. lặp lại từ ngữ D. không sử dụng cách liên kết câu nào
Câu 32. Câu nào không sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa?
A. Anh chim chíc nhảy nhót trên lưng trâu.
B. Cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm, trái ngọt.
C. Sau cơn mưa, đường làng như được lau chùi sạch sẽ.
D. Chị ong bay khắp nơi để hái mật thơm dâng cho đời.
Câu 33. Những câu thơ dưới đây sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
“Cả công trường say ngủ cạnh dòng sông
Những tháp khoan nhô lên trời ngẫm nghĩ
Những xe ủi, xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ.”
A. Nhân hoá B. So sánh C. So sánh, nhân hoá D. Đảo ngữ
Câu 34. Trong các câu sau, câu nào không dùng để hỏi?
A. Bạn có khoẻ không? B. Bạn mạnh khoẻ quá nhỉ?
B. Bạn mạnh khoẻ chứ? D. Sức khoẻ của bạn thế nào?
Câu 35. Từ “băng” trong các từ “băng giá, băng bó, băng qua” có quan hệ với nhau như thế nào?
A. Đó là một từ nhiều nghĩa B. Đó là những từ trái nghĩa
C. Đó là những từ đồng nghĩa D. Đó là những từ đồng âm.
PHẦN II. TỰ LUẬN
Viết đoạn văn khoảng 7 câu nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của đất nước trong mùa thu qua đoạn thơ sau.
“Mùa thu nay khác rồi
Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi
Gió thổi rừng tre phấp phới
4
ĐGNL K5_TV5_23 MAS|EDUCATION GIVES DIRECTIONS
Trời thu thay áo mới
Trong biếc nói cười thiết tha.”
(Trích Đất nước-Nguyễn Đình Thi)
______________________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________________

5
ĐGNL K5_TV5_23 MAS|EDUCATION GIVES DIRECTIONS
ĐÁP ÁN
Phần I. Trắc nghiệm (7 điểm)
A. Đọc – hiểu

Câu 1. B Câu 2. C Câu 3. A Câu 4. D Câu 5. A

B. Luyện từ và câu

Câu 6. C Câu 7. A Câu 8. C Câu 9. A Câu 10. D

Câu 11.C Câu 12. C Câu 13. B Câu 14. C Câu 15. A

Câu 16. D Câu 17. B Câu 18. A Câu 19. C Câu 20. D

Câu 21. A Câu 22. B Câu 23. B Câu 24. C Câu 25. B

Câu 26. C Câu 27. A Câu 28. C Câu 29. D Câu 30. B

Câu 31. A Câu 32. D Câu 33. A Câu 34. B Câu 35. D

Phần II. Tự luận (3 điểm)


 Hình thức (0,5 đ)
- Đoạn văn, không mắc lỗi diễn đạt, lỗi câu, lỗi chính tả.
- Độ dài: 5-7 câu
 Nội dung (2,5 đ)
- Giới thiệu vị trí, tác giả, tác phẩm và nội dung đoạn thơ.
- Mở đầu là câu thơ khẳng định "Mùa thu nay khác rồi": niềm vui, niềm phấn khởi trước cuộc sống đổi
mới.
- Ba động từ liên tiếp "đứng, nghe, vui”: trong cùng một câu thơ thể hiện một sự chú ý tuyệt đối, tập
trung cao độ hướng về đất nước, niềm vui.
- Hình ảnh "rừng tre" đại diện cho con người Việt Nam, cho những truyền thống của dân tộc ta.
- "Phấp phới" vốn là từ để chỉ những thứ nhẹ nhàng, mềm và mỏng, có thể bay trong gió nhưng tác giả
đã sử dụng cho "rừng tre" thể hiện một niềm vui sướng tột độ, phấn khởi vô cùng.
- Hình ảnh của bầu trời thu với màu xanh biếc, màu xanh của hi vọng, của niềm vui, hạnh phúc với
tiếng cười của những con người được làm chủ quê hương của mình.
6
ĐGNL K5_TV5_23 MAS|EDUCATION GIVES DIRECTIONS
- Tình cảm yêu mến, tự hào, biết ơn của tác giả đối với những người đã hi sinh cho sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ đất nước.

7
ĐGNL K5_TV5_23 MAS|EDUCATION GIVES DIRECTIONS

You might also like