You are on page 1of 4

Họ và tên:……………………………...

PHIẾU KHẢO SÁT


TIẾNG VIỆT TUẦN 8
Lớp: 4

I. Đọc thầm văn bản sau:


Ước vọng và hạt giống
Ngày xưa có hai đứa trẻ đều mang trong mình nhiều ước vọng rất đẹp đẽ: "Làm sao có
thể thực hiện được ước vọng?". Tranh luận hoài, hai đứa trẻ mang theo câu hỏi đến gặp
một cụ già, mong tìm được lời chỉ bảo. Cụ già cho mỗi đứa trẻ một nắm hạt giống, và bảo:
- Đấy chỉ là những hạt giống bình thường, nhưng ai có thể bảo quản nó tốt thì người
đó có thể tìm ra con đường thực hiện ước vọng!
Nói xong cụ già quay lại rồi đi khuất ngay. Sau đó mấy năm , cụ già hỏi hai đứa trẻ về
tình trạng bảo quản hạt giống. Đứa trẻ thứ nhất mang ra một chiếc hộp được quấn bằng
dây lụa nói:
- Cháu đặt hạt giống trong chiếc hộp, suốt ngày giữ nó.
Nói rồi nó lấy hạt giống ra cho cụ già xem, thấy rõ hạt giống nguyên vẹn như trước.
Đứa trẻ thứ hai mặt mũi sạm nắng, hai bàn tay nổi chai. Nó chỉ ra cánh đồng menh mông
lúa vàng, phấn khởi nói:
- Cháu gieo hạt giống xuống đất, mỗi ngày lo tưới nước, chăm sóc, bón phân, diệt cỏ.
Cứ thế … tới nay nó đã kết hạt mới đầy đồng.
Cụ già nghe xong mừng rỡ nói:
- Các cháu, ước vọng cũng như hạt giống đó. Chỉ biết khư khư giữ lấy nó thì chẳng có
thể lớn lên được. Chỉ khi dùng mồ hôi, sức lực, tưới tắm vun trồng cho nó thì mới có thể
biến thành hoa trái, mùa màng bội thu thôi!
(HN sưu tầm)
II. Dựa vào nội dung bài học, hãy chọn đáp án trước câu trả lời đúng.

Câu 1. Khi hai đứa trẻ mang theo câu hỏi đến gặp cụ già, chúng nhận được điều gì?
A. Cụ già cho mỗi đứa một hạt giống thần kì để biến ước vọng thành sự thật.
B. Cụ già dạy chúng cách tìm ra con đường thực hiện ước vọng.
C. Cụ già cho mỗi đứa một hạt giống và nói ai bảo quản tốt sẽ tìm được con đường thực
hiện ước vọng.

Câu 2. Ai trong số hai đứa trẻ đã bảo quản hạt giống nguyên vẹn như ban đầu?
A. Đứa trẻ thứ nhất. B. Đứa trẻ thứ hai. C. Cả hai đứa trẻ.

Câu 3. Theo em, đứa trẻ thứ hai do đâu mà mặt mũi sạm nắng và hai bàn tay nổi
chai?
A. Do suốt ngày rong chơi ngoài trời nắng.
B. Do chăm chỉ làm việc ngoài đồng ruộng.
C. Từ khi mới sinh ra đã thế.

Câu 4. Theo em, cách bảo quản tốt nhất là cách nào?
A. Cất kĩ vào hộp và suốt ngày giữ nó.
B. Gieo nó xuống đất và mặc kệ nó với thiên nhiên.
C. Gieo trồng và tưới bón chăm sóc mỗi ngày.
Câu 5. Câu chuyện cho em bài học gì?
A. Hãy ôm ấp những ước mơ khát vọng của mình.
B. Hãy biết nuôi dưỡng những ước mơ khát vọng và nỗ lực không ngừng để đạt được
ước mơ.
C. Hãy tìm gặp những cụ già để được chỉ dẫn đường đến với ước mơ.
Câu 6. Câu văn: “Đứa trẻ thứ hai mặt mũi sạm nắng, hai bàn tay nổi chai.” Có mấy từ
miêu tả ngoại hình đứa trẻ thứ hai?
A. 4 từ B. 3 từ C. 2 từ

Câu 7. Các từ láy cả âm đầu và vần là:


A. xanh xao, sương sa B. xanh xanh, tim tím C. chúm chím, mũm mĩm

Câu 8. Địa chỉ nào dưới đây viết đúng chính tả?
A. Thôn An hòa, xã Phú Mỹ, huyện Châu thành, tỉnh Tiền Giang.
B. Bản Chiềng, xã Hoa ban, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La.
C. Số nhà 179, đường Nguyễn Văn Trỗi, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.

Câu 9. Dòng nào dưới đây gồm các danh từ riêng ?


A. Lê văn khuê, bạch Thái Bưởi, Trần Nhật duật.
B. Bạch Long Vĩ, Bản Đôn, Đà Lạt.
C. Hoàng Cầm, nguyên Tuân, Mạc thái tổ.

Câu 10. Dòng nào dưới đây gồm các từ láy âm đầu?
A. đủng đỉnh, tròn trĩnh, xào xạc, thoang thoảng, lạnh lẽo.
B. lanh lảnh, lơ mơ, lúc nhúc, uất ức.
C. đủng đỉnh, lơ mơ, lao xao, phân vân.
Câu 11. Cho câu: Ngày xưa, có hai đứa trẻ đều mang trong mình nhiều ước vọng rất
đẹp đẽ: "Làm sao có thể thực hiện được ước vọng?".
Từ gạch chân trả lời cho bộ phận gì của câu?
A. Khi nào? B. Thế nào? C. Ở đâu?

Câu 12. Từ nào dưới đây không phải là từ ghép phân loại?
A. tàu thủy B. tàu thuyền C. tàu hỏa

Câu 13. Câu “Sau đó mấy năm, cụ già hỏi hai đứa trẻ về tình trạng bảo quản hạt
giống.” thuộc kiểu câu nào?
A. Ai là gì? B. Ai làm gì? C. Ai thế nào?

Câu 14. Dòng nào dưới đây gồm các danh từ chung?
A. nước, lá, cây, tre, nứa
B. núi, sông, Côn Đảo, hải đảo
C. sách, học sinh, Bãi Cháy, Vịnh Hạ Long
Câu 15. Từ nào dưới đây viết đúng chính tả?
A. trần dan B. chuông trùa C. chùa chiền
Câu 16. Dòng nào dưới đây gồm tên các địa danh?
A. Đồng Văn, Bản Lác, Việt Bắc, SaPa
B. Lào Cai, Kinh Thành Huế, Hoàng Văn Thụ, Đồi Chè
C. Hang Sơn Đòng, Trần Quốc Toản, Phùng Hưng
Câu 17. Câu văn
“ Cụ già cho mỗi đứa trẻ một nắm hạt giống.”
Câu văn trên thuộc kiểu câu:
A. Ai làm gì? B. Ai thế nào? C. Ai là gì?
Câu 18. Dựa vào các sự việc sau:
a Cụ già khen chàng tiều phu thật thà và tặng chàng cả ba lưỡi rìu.
b Chàng tiều phu đang đốn củi thì lưỡi rìu văng xuống sông.
c Lần thứ ba, cụ già vớt lên một lưỡi rìu bằng sắt.
d Lần thữ nhất cụ già vớt lên một lưỡi rìu bằng vàng.
e Chàng không biết làm thế nào thì bỗng một cụ già hiện ra hứa vớt giúp lưỡi rìu.
f Lần thứ hai, cụ già vớt lên một lưỡi rìu bằng bạc.
Hãy sắp xếp lại thứ tự hoàn chỉnh câu chuyện “Ba lưỡi rìu”?
A. b, e, d, f, c,a B. b, c, e, d, a, f C. c, a, b, e, f, d

Câu 19. Cho đoạn văn


“Nước Việt Nam xanh muôn ngàn cây lá khác nhau. Cây nào cũng đẹp, cây nào cũng
quý nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre nứa. Tre Đồng Nai, nứa Việt Bắc, tre ngút ngàn
Điên Biên Phủ. Lũy tre thân mật làng tôi, đâu đâu ta cũng có nứa tre làm bạn.”
Các danh từ riêng trong đoạn văn trên là?
A. Việt Nam, Tre Đồng Nai, Việt Bắc, Điên Biên Phủ
B. Việt Nam, Đồng Nai, Việt Bắc, Điên Biên Phủ
C. Nước Việt Nam, Tre Đồng Nai, Việt Bắc, Điên Biên Phủ

Câu 20. Sắp xếp lại thứ tự các câu sau cho đúng trình tự thời gian diễn ra các sự việc
trong câu chuyện “Con quạ thông minh”
(1) Quạ bèn nghĩ ra một cách
(2) Nó tìm thấy một cái lọ có nước
(3) Một con quạ khát nước
(4) Quạ tha hồ uống
(5) Một lúc sau nước dâng lên
(6) Song nước trong lọ ít quá, cổ lọ lại cao, nó không thò mỏ vào uống được
(7) Nó lấy mỏ gắp từng hòn sỏi bỏ vào trong lọ
Thứ tự đúng (ghi số trong ngoặc đơn) là?
A. 3 – 2 – 6 – 1 – 7 – 5 – 4
B. 3 – 2 – 6 – 4 – 7 – 1 – 5
C. 3 – 1 – 6 – 2 – 7 – 5 – 4

----------------------------------------------- Hết -------------------------------------

ĐÁP ÁN
1.C 2.A 3.B 4.C 5.B 6.C 7.B 8.C 9.B 10.A
11.A 12.B 13.B 14.A 15.C 16.A 17.A 18. A 19. B 20.A

You might also like