You are on page 1of 10

ĐỀ ÔN TẬP SỐ 1

PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Câu văn: Người chiến sĩ là dân Bắc Bộ, không hiểu tiếng địa phương, lấy làm bối
rối. Sau đó mới hiểu nghĩa của câu nói ấy là : “Chú này rất giống con của bố”. Dấu ngoặc
kép trong câu sau dùng để

A. Đánh dấu lời dẫn trực tiếp.

B. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt.

C. Đánh dấu tên tờ báo, tập san... được dẫn.

C. Đánh dấu tên tác phẩm, tên chương trình được nói đến.

Câu 2: Trong câu ca dao sau có mấy đại từ

“Mình về mình có nhớ ta

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng”

(Tố Hữu)

A. Một C. Hai

B. Ba D. Bốn

Câu 3: Câu “Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi”
(Nguyễn Tuân) sử dụng phép tu từ gì”

A. Nhân hóa C. So sánh

B. Điệp ngữ D. Ẩn dụ

Câu 4. Câu nào sử dụng phép tu từ điệp ngữ:


A. Không có kính không phải vì xe không có kính.
B. Những chiếc xe từ trong bom rơi.
C. Ung dung buồng lái ta ngồi
D. Xe vẫn chạy vì miềm Nam phía trước.
Câu 5: “...là biện pháp tu từ gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác
có nét tương đồng với nó, nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt” Em chọn từ
nào để điền vào chỗ {...}
A. Nhân hóa C. So sánh

B. Điệp ngữ D. Ẩn dụ

Câu 6: Hình ảnh mặt trời nào được dùng theo lối nói ẩn dụ

A. Mặt trời mọc ở đằng đông


B. Thấy anh như thấy mặt trời

Chói chang khó nói, trao lời khó trao

C. Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.

D. Bác như ánh mặt trời xua màn đêm giá lạnh.

Câu 7: Tìm câu thơ có phép tu từ ấn dụ?

A. Bàn tay mẹ thức một đời

B. À ơi này cái trăng vàng ngủ ngon

C. Những ngôi sao thức ngoài kia/ Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con

D. Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn

Câu 8: Từ nào là từ ghép?


A. Tươi tắn C. Đẹp đẽ
B. Tươi tốt D. Xinh xắn

PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1: Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi
…“ Thời gian chạy qua tóc mẹ
Một màu trắng đến nôn nao.
Lưng mẹ cứ còng dần xuống
Cho con ngày một thêm cao.

Mẹ ơi, trong lời mẹ hát


Có cả cuộc đời hiện ra
Lời ru chắp con đôi cánh
Lớn rồi con sẽ bay xa.”
(“Lời mẹ hát”- Trương Nam Hương)
a. Xác định phương thức biểu đạt trong đoạn thơ trên.
b. Tìm những từ ngữ chỉ nỗi vất vả của người mẹ được nói đến trong đoạn thơ.
c. Chỉ ra và nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ " Thời
gian chạy qua tóc mẹ ''
d. Qua đoạn thơ, nêu một thông điệp có ý nghĩa với em?
Câu 2: Kể trải nghiệm về một lần em được về quê thăm ông bà.
ĐỀ ÔN TẬP SỐ 2
PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Cho câu sau: “Mỗi chiếc lá rụng có một linh hồn riêng, một tâm tình riêng, một cảm
giác riêng” có mấy cụm danh từ?

A. 2 B. 3 C. 4 D. 5

Câu 2. Cụm danh từ chỉ có thành phần trung tâm và phụ sau là:

A. Các bạn học sinh

B. Hoa hồng

C. Chàng trai khôi ngô

D. Những chiếc thuyền buồm khổng lồ màu đỏ

Câu 3. Câu “Tôi ra đứng cửa hang như mọi khi, xem hoàng hôn xuống” Vị ngữ trong câu
là:

A. Chuỗi gồm hai cụm động từ. B. Chuỗi gồm hai cụm danh từ.

C. Chuỗi gồm hai cụm tính từ. D. Một cụm động từ

Câu 4: Cụm tính từ được sử dụng trong câu sau: “Sơn bây giờ mới nhớ ra là mẹ cái Hiên
rất nghèo, chỉ có nghề mò cua bắt ốc thì còn lấy đâu ra tiền mà mua sắm áo cho con.” là:

A. mới nhớ ra B. rất nghèo

C. mua sắm áo cho con D. Không có cụm tính từ

Câu 5: Phần phụ trước của cụm danh từ là các từ:

A. Rất, khá, quá, lắm... B.Vẫn,lại, càng, ...

C. Đã, đang, sẽ,.. D. Một, các, những, mọi...

Câu 6: Cụm danh từ trong câu “Tất cả những ngọn nến bay lên, bay lên mãi rồi biến thành
những ngôi sao trên trời” là:
A. những ngôi sao trên trời
B. Tất cả những ngọn nến
C. bay lên, bay lên mãi rồi biến thành những ngôi sao trên trời
D. Tất cả những ngọn nến; những ngôi sao trên trời;
Câu 7: Phần trước của cụm động từ đã trở dậy, đang ngồi quạt hỏa lò để pha nước chè
uống trong câu “Chị Sơn và mẹ Sơn đã trở dậy, đang ngồi quạt hỏa lò để pha nước chè
uống”ý nghĩa mà động từ được bổ sung là:
A. Phủ định B.Thời gian
C.Tiếp diễn D.Khẳng định
Câu 8: Cụm tính từ trong hơn trong câu “Nhưng chân trời trong hơn mọi hôm, những làng
ở xa, Sơn thấy rõ như gần.” ý nghĩa mà tính từ được bổ sung là:
A. Chỉ mức độ B. Chỉ sự tiếp diễn
C. Chỉ thời gian D. Chỉ sự khẳng định
PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“Tại một vùng núi non lạnh lẽo của miền bắc Ấn Độ, người đi đường thường giữ ấm
bằng một nồi đất nhỏ, cho than hồng vào và đậy nắp cho kín. Sau đó họ lấy dây ràng kỹ
quanh nồi rồi dùng khăn vải bọc lại. Khi đi ra ngoài, họ cắp chiếc lồng ấp trên vào người
cho ấm.
Ba người đàn ông nọ cùng đi đến đền thờ. Đường thì xa nên cứ đi một lúc họ lại nghỉ
chân rồi mới đi tiếp.Ở một chặng nghỉ, một người trong họ trông thấy có mấy người bộ hành
ngồi co rúm lại vì lạnh, anh ta vội mở chiếc lồng ấp của mình ra lấy lửa mồi cho những
chiếc lồng ấp của họ để tất cả mọi người đều được sưởi ấm. Lần đó anh ta cứu được mấy
người sắp bị chết cóng trong đêm lạnh rét buốt của vùng Bắc Ấn.
Thế rồi cả nhóm người lại lên đường. Đêm đã khuya. Đường đi tối mịt không có lấy một
ánh sao. Người bộ hành thứ hai mở chiếc lồng sưởi của mình để mồi lửa cho ngọn đuốc mà
anh ta mang theo. Ánh sáng từ ngọn đuốc đã giúp cho cả đoàn người có thể lên đường an
toàn.
Người thứ ba cười nhạo hai người bạn đồng hành của mình: "Các anh là một lũ điên, có
họa là điên mới đem phí phạm ngọn lửa của mình như thế"
Nghe thế họ bảo anh ta: "Hãy cho chúng tôi xem ngọn lửa của bạn"
Anh này mở chiếc lồng sưởi ấm của mình ra thì hỡi ôi ngọn lửa đã tắt ngúm từ bao giờ,
chỉ còn lại tro và vài mẩu than leo lét sắp tàn…
(Trích Ngọn lửa, trái tim có điều kì diệu, NXB trẻ 2013, trang 86,87)
a. Xác định ngôi kể của đoạn trích trên?
b. Để khắc phục khí hậu lạnh lẽo ở miền Bắc Ấn Độ, người đi đường đã giữ ấm bằng cách
nào?
c. Mỗi người đàn ông trong câu chuyện có một cách ứng xử riêng đối với những người bộ
hành. Em đồng ý với cách ứng xử của ai? Vì sao?
d. Nhận xét ý nghĩa nhan đề Ngọn lửa
Câu 2: Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của em về một người bạn mà em nhớ mãi.

ĐỀ ÔN TẬP SỐ 3

PHẦN TRẮC NGHIỆM (2 điểm): Viết ra giấy thi chỉ một đáp án đúng cho mỗi câu.
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên” là:
A. Tự sự
B. Biểu cảm
C. Miêu tả
D. Nghị luận
Câu 2: Trong bài thơ “Chuyện cổ tích về loài người”, nhà thơ Xuân Quỳnh đã lí giải
những sự xuất hiện theo thứ tự nào?

A. Trẻ con, thiên nhiên, bà, mẹ, bố, thầy giáo.


B. Trẻ con, mẹ, thiên nhiên, bà, thầy giáo, bố.
C. Trẻ con, thiên nhiên, mẹ, bà, bố, thầy giáo.
D. Trẻ con, bà, thiên nhiên, mẹ, bố, thầy giáo.

Câu 3: Từ láy trong câu: “Thỉnh thoảng, tôi ngứa chân đá một cái, ghẹo anh Gọng Vó
lấm láp vừa ngơ ngác dưới đầm lên. Tôi càng tưởng tôi là tay ghê gớm, có thể sắp đứng
đầu thiên hạ rồi” là:

A. Thỉnh thoảng, ghê gớm, lấm láp.


B. Thỉnh thoảng, ngơ ngác, lấm láp.
C. Đứng đầu, ngơ ngác, lấm láp.
D. Ghê gớm, ngơ ngác, lấm láp.

Câu 4: Bài văn kể lại một trải nghiệm cần:

A. Sử dụng một phương thức biểu đạt là tự sự


B. Sử dụng kết hợp nhiều phương thức biểu đạt
C. Sử dụng phương thức biểu đạt là miêu tả
D. Sử dụng phương thức biểu đạt là Biểu cảm

Câu 5: Thể thơ chủ yếu sử dụng trong ca dao là:


A. Lục bát B. Ngũ ngôn C. Thất ngôn D. Tự do
Câu 6: Đâu là đặc sắc nghệ thuật nổi bật của truyện “Cô bé bán diêm” ?
A. Tình huống gay cấn, căng thẳng. B. Ngôi kể thứ nhất
C. Kết cấu truyện theo lối tương phản, D. Là truyện cổ tích giàu chất thơ
đối lập.
PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1: (2 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi
“Nhưng con biết trò chơi khác hay hơn
Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kì lạ,
Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ
Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào”
a. Đoạn thơ trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?
b. Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ và nêu tác dụng của biện pháp
tu từ ấy?
Câu 2: (6 điểm) Từ những trải nghiệm thực tế cuộc sống trong tình bạn, em hãy viết bài văn
kể lại kỉ niệm sâu sắc với một người bạn của mình.

ĐỀ ÔN TẬP SỐ 4

PHẦN TRẮC NGHIỆM


Câu 1: Tính cách của Dế Mèn trong đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên được khắc
họa như thế nào?
A. Hiền lành, tốt bụng và thích giúp đỡ người khác.
B. Khiêm tốn, đối xử hòa nhã với tất cả các con vật xung quanh,
C. Hung hăng, kiêu ngạo, xem thường các con vật khác.
D. Hiền lành và ngại va chạm với mọi người. 
Câu 2: Theo nhà thơ Xuân Quỳnh trong bài “Chuyện cổ tích về loài người”, món quà
tình cảm mà mà chỉ có người mẹ mới đem đến được cho trẻ là:

A. Tình yêu thương đằm thắm, lời ru ngọt ngào, sự bế bồng chăm sóc
B. Là lời ru ngọt ngào từ: Cái bống cái bang, từ cánh cò, từ vị gừng…
C. Những vất vả, lam lũ mà mẹ phải trải qua để nuôi con
D. Những câu chuyện cổ tích và những lời hát ru.

Câu 3:  Nội dung chính của bài thơ “Mây và sóng” là:

   A. Miêu tả những trò chơi của trẻ thơ.

   B. Thể hiện mối quan hệ giữa thiên nhiên và tâm hồn trẻ thơ.

   C. Ca ngợi hình ảnh người mẹ và tấm lòng bao la của mẹ.

   D. Ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.

Câu 4: Trong bài thơ “Chuyện cổ tích về loài người”, bố sinh ra đã giúp trẻ em những gì?
A. Khiến bé nhìn thấy rõ mặt trời.
B. Dạy cho trẻ những kiến thức ở trường lớp, sách vở.
C. Trao tình yêu, lời ru và chăm sóc bé ân cần.
D. Dạy cho trẻ hiểu biết: biết ngoan và biết nghĩ.
PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1: (3 điểm) Cho câu thơ:

“Màu xanh bắt đầu cỏ”

a. Chép chính xác 7 câu tiếp theo để hoàn chỉnh đoạn thơ. Xác định phương thức biểu đạt
chính của bài thơ.
b. Đoạn thơ em vừa chép nằm trong tác phẩm nào, tác giả là ai?
c. Chỉ ra biện pháp tu từ đặc sắc nhất trong đoạn em vừa chép. Nêu tác dụng của biện pháp
tu từ ấy?

Câu 2: ( 5 điểm) Chắc hẳn trong những năm tháng học trò, các em cũng đã có những kỉ
niệm sâu sắc với một thầy cô giáo nào đó. Hãy kể kỉ niệm đáng nhớ với thầy cô giáo của
em.

ĐỀ ÔN TẬP SỐ 5

PHẦN TRẮC NGHIỆM


Câu 1: Phương thức biểu đạt của bài thơ “Bắt nạt” (Nguyễn Thế Hoàng Linh)
A. Biểu cảm B. Tự sự C. Miêu tả D. Nghị luận
Câu 2: Câu thơ nào dưới đây có sử dụng hình ảnh so sánh?
A. Cây cao bằng gang tay.
B. Những làn gió thơ ngây.
C. Lặng rồi cả tiếng con ve.
D. Bất cứ ai trên đời/ Đều không cần bắt nạt.
Câu 3: Câu văn: “Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã” có mấy từ láy?
A. Một B. Hai C. Ba D. Bốn
Câu 4: Trong bài thơ “Mây và sóng” (Ta – gor), em bé đã kể chuyện với ai?
A. Mẹ B. Những người trên mây C. Bố D. Bạn bè em
Câu 5: Câu thơ “Những bạn nào nhút nhát/Thì là giống thỏ non” sử dụng biện pháp tu
từ gì?
A. Nhân hóa B. Ẩn dụ C. So sánh D. Điệp ngữ
Câu 6: Đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên” được kể bằng lời của nhân vật nào?
A. Dế Mèn B. Dế Choắt C. Chị Cốc D. Tác giả

PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách
vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi, trước
kia ngắn hủn hoẳn bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã
nghe tiếng phành phạch giòn giã.”
a. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Của tác giả nào?
b. Tìm một câu có sử dụng biện pháp tu từ so sánh và nêu tác dụng của phép so sánh ấy.
c. Tìm 2 cụm danh từ có trong đoạn văn.
d. Qua đoạn văn, em cảm nhận gì về nhân vật Dế Mèn?
Câu 2: Viết đoạn văn khoảng 12 đến 15 câu kể về một trải nghiệm của em với một người
thân trong gia đình.
ĐỀ ÔN TẬP SỐ 6
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Ghi vào bài làm chỉ một chữ cái A,B,C hoặc D trước phương án trả lời đúng nhất.
Câu 1. Thể thơ chủ yếu sử dụng trong ca dao là:
A. Lục bát B. Ngũ ngôn C. Thất ngôn D. Tự do
Câu 2. Theo nhà thơ Xuân Quỳnh, trong bài “Chuyện cổ tích về loài người”, món quà tình
cảm mà chỉ có người mẹ mới đem đến được cho trẻ là:
A.Tình yêu thương đằm thắm, lời ru ngọt ngào, sự bế bồng chăm sóc.
B.Là lời ru ngọt ngào từ: Cái bống cái bang, từ cánh cò, từ vị gừng…
C.Những vất vả, lam lũ mà mẹ phải trải qua để nuôi con.
D.Những câu chuyện cổ tích và những lời hát ru.
Câu 3. Đâu là đặc sắc nghệ thuật nổi bật của truyện “Cô bé bán diêm” ?
A.Tình huống gay cấn, căng thẳng. B.Ngôi kể thứ nhất
C. Kết cấu truyện theo lối tương phản, D.Là truyện cổ tích giàu chất thơ
đối lập.
Câu 4. Câu văn: “Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã” có mấy từ láy?
A.Một B.Hai C.Ba D.Bốn
Câu 5. Tìm câu thơ có sử dụng phép tu từ ẩn dụ.
A. Bàn tay mẹ thức một đời.
B. À ơi này cái trăng vàng ngủ ngon.
C. Những ngôi sao thức ngoài kia/ Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.
D. Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn.
Câu 6. Thứ tự các bước khi viết bài văn kể về một trải nghiệm:
A. Chọn lựa đề tài – tìm ý, lập dàn ý – chỉnh sửa bài viết – viết bài
B. Tìm ý, lập dàn ý – chọn lựa đề tài– viết bài - chỉnh sửa bài viết
C. Chọn lựa đề tài – tìm ý, lập dàn ý – viết bài – chỉnh sửa bài viết
D. Chọn lựa đề tài – chỉnh sửa bài viết – tìm ý, lập dàn ý – viết bài.
II. PHẦN TỰ LUẬN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm). Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
“Bức tường như biến thành một tấm rèm bằng vải màn. Em nhìn thấu vào tận trong nhà.
Bàn ăn đã dọn, khăn trải trắng tinh, trên bàn bày toàn bát đĩa bằng sứ quý giá và có cả một
con ngỗng quay. Nhưng điều kì diệu nhất là ngỗng ta nhảy ra khỏi đĩa và mang cả dao ăn,
phóng sết, cắm trên lưng, tiến về phía em bé.”
(Ngữ văn 6, Tập 1 – NXB Giáo dục Việt Nam)
a. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?
b. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn?
c. Chỉ ra 2 cụm danh từ có trong đoạn văn.
d. Câu “Nhưng điều kì diệu nhất là ngỗng ta nhảy ra khỏi đĩa và mang cả dao ăn,
phóng sết, cắm trên lưng, tiến về phía em bé.” sử dụng biện pháp tu từ gì? Nêu tác
dụng của biện pháp tu từ ấy?
Câu 2 (5,0 điểm). Viết đoạn văn trình bày cảm xúc của em về 4 câu thơ sau:
Đời cha ông với đời tôi
Như con song với chân trời đã xa
Chỉ còn chuyện cổ thiết tha
Cho tôi nhận mặt ông cha của mình
(Chuyện cổ nước mình – Lâm Thị Mĩ Dạ)

ĐỀ ÔN TẬP SỐ 7
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Ghi vào bài làm chỉ một chữ cái A,B,C hoặc D trước phương án trả lời đúng nhất.
Câu 1. Đoạn trích “Nếu cậu muốn có một người bạn” là của tác giả nào?
A. Tô Hoài B. Ra-bin đơ-ra-nat Ta - go
C. Thạch Lam D. Ăng-toan đơ Xanh-tơ E-xu-pe-ri
Câu 2. Tính cách của Dế Mèn trong đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên” được tác giả
Tô Hoài khắc họa:
A. Hiền lành, tốt bụng và thích giúp đỡ người khác.
B. Khiêm tốn, đối xử hòa nhã với tất cả các con vật xung quanh,
C. Hung hăng, kiêu ngạo, xem thường các con vật khác.
D. Hiền lành và ngại va chạm với mọi người. 
Câu 3. Truyện ngắn “Gió lạnh đầu mùa” được trích trong tập nào?
A. Nhà mẹ Lê B. Nắng trong vườn
C. Gió đầu mùa D. Sợi tóc
Câu 4. Câu văn sau: “Mỗi chiếc lá rụng có một linh hồn riêng, một tâm tình riêng, một cảm
giác riêng” có mấy cụm danh từ?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 5. Trong các từ sau, từ nào là từ ghép?
A. Tươi tắn B. Tươi tốt
C. Đẹp đẽ D. Xinh xắn
Câu 6. Bài văn kể lại một trải nghiệm cần:
A.Sử dụng một phương thức biểu đạt là tự sự.
B.Sử dụng kết hợp nhiều phương thức biểu đạt.
C.Sử dụng phương thức biểu đạt là miêu tả.
D.Sử dụng phương thức biểu đạt là Biểu cảm.
II. PHẦN TỰ LUẬN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh
phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh
tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi
vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã.”
(Ngữ văn 6, Tập 1 – NXB Giáo dục Việt Nam)
a.Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?
b.Tìm một câu có sử dụng biện pháp tu từ so sánh và nêu tác dụng của phép so sánh ấy.
c.Tìm 2 cụm danh từ trong đoạn văn trên.
d.Qua đoạn văn, em cảm nhận gì về nhân vật Dế Mèn?
Câu 2 (5,0 điểm)
Viết bài văn kể lại một chuyến du lịch đáng nhớ của em.

You might also like