You are on page 1of 9

Câu 50.

Chọn một từ KHÔNG cùng nhóm vè nghĩa với các từ còn lại
A. bí mật B. bí hiểm
C. huyền ảo C. kì bí
Câu 51: Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi:
Những lúc như thế, thì một người dẫu khôn ngoan cũng không bình tĩnh được. Nhất là
khi trông thấy một thằng chỉ đến vòi tiền uống rượu như Chí Phèo. Tuy vậy, cụ cũng móc sẵn
năm hào. Thà móc sẵn để tống nó đi cho chóng. Nhưng móc rồi, cụ cũng phải quát một câu
cho nhẹ người:
- Chí Phèo đấy hở ? Lè bè vừa thôi chứ, tôi không phải là cái kho.
Hàm ý của Bá Kiến trong câu nói với Chí Phèo: “tôi không phải là cái kho” là gì?
A. ý muốn nói chí phèo đừng ỷ lại
B. ý muốn nói chí phèo đừng ăn bám
C. ý muốn nói bá kiến ko phải giàu
D. ý muốn nói bá kiến ko phải là đại gia
Câu 52: Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi:
Bà lão phấp phỏng bước theo con vào trong nhà. Đến giữa sân bà lão đứng sững lại,
bà lão càng ngạc nhiên hơn. Quái, sao lại có người đàn bà nào ở trong ấy nhỉ? Người đàn bà
nào lại đứng ngay đầu giường thằng con mình thế kia? Sao lại chào mình bằng u? Không
phải con cái Đục mà. Ai thế nhỉ? Bà lão hấp háy cặp mắt cho đỡ nhoèn vì tự dưng bà lão thấy
mắt mình nhoèn ra thì phải. Bà lão nhìn kỹ người đàn bà lẫn nữa, vẫn chưa nhận ra người
nào. Bà lão quay lại nhìn con tỏ ý không hiểu.
Từ “phấp phỏng” (in đậm, gạch chân) trong đoạn trích diễn tả tâm trạng gì của
bà cụ Tứ
A. lo lắng, suy tư B: hồi hộp, chờ đợi
C: ngạc nhiên, khó hiểu D. lo sợ, hồi hộp
Cho đoạn văn trong Chiếc thuyền ngoài xa r hỏi từ từ Đắt đồng nghĩa với từ nào ạ
Câu 53: Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi:
Có lẽ suốt một đời cầm máy ảnh chưa bao giờ tôi được thấy một cảnh "đắt" trời cho như
vậy: trước mặt tôi là một bức tranh mực tầu của một danh họa thời cổ. Mũi thuyền in một nét mơ
hồ lòe nhòe vào bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời
chiếu vào. Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum
khum, đang hướng mặt vào bờ.
Từ “đắt” trong đoạn trích trên đồng nghĩa với từ/cụm từ nào dưới đây?
A. giá cao B. giá trị
C. được giá D. có giá
Câu 54. Xác định một từ/cụm từ sai về: logic, ngữ pháp, ngữ nghĩa, phong cách.
Ở vùng này, có nhiều thanh niên ủng hộ quần áo ấm cho người dân Tuyên Quang.
A. này B. nhiều
C. ủng hộ D. cho

Câu 55. Xác định một từ/cụm từ sai về: logic, ngữ pháp, ngữ nghĩa, phong cách.
Hình ảnh những cô gái tóc đuôi gà mãi in đậm trong tâm trí những người lớn tuổi ở Hà
Nội.
A. tóc đuôi gà B. in đậm
C. người lớn tuổi D. ở Hà Nội
Câu 56: Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi:
Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.
Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.

Bèo giạt về đâu, hàng nối hàng;


Mênh mông không một chuyến đò ngang.
Không cầu gợi chút niềm thân mật,
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.

Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,


Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.
Lòng quê dợn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.
Đặc điểm nghệ thuật chính của đoạn thơ trên là gì?
A. Sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố cổ điển và hiện đại
B. Sử dụng từ ngữ giàu tính tạo hình và biểu cảm
C. Kết hợp hiệu quả nhiều biện pháp tu từ
D. Nghệ thuật đối, bút pháp tả cảnh giàu tính tạo hình
Câu 57. Tìm tác phẩm khác thể loại với tác phẩm còn lại
A. Chữ người tử tù B. Hai đứa trẻ
C. Chiều tối D. Chí phèo
Câu 58. Chọn một từ KHÔNG cùng nhóm vè nghĩa với các từ còn lại
A. nảy lửa: rất kịch liệt, rất dữ dội (tựa như làm bật ra lửa)
Vd: cái tát nảy lửa
B. kịch tính: tính chất kịch, phản ánh một cách tập trung nhất những mâu thuẫn,
những xung đột đang vận động của đời sống. Vd: những xung đột đầy kịch tính
C. kịch liệt: mạnh mẽ và quyết liệt. Vd: kịch liệt phản đối

D. quyết liệt: hết sức mạnh mẽ, tỏ ra kiên quyết, không khoan nhượng trong đấu tranh.
Vd: chống trả một cách quyết liệt
Câu 59. Xác định một từ/cụm từ sai về mặt ngữ pháp, ngữ nghĩa, logic, phong cách…..
Trong nền văn học dân tộc , văn học dân gian góp phần làm hoàn thiện và bổ sung cho
nền văn học trung đại và văn học nước nhà
A. nền văn học dân tộc B. hoàn thiện và bổ sung
C. văn học trung đại D. nước nhà
Câu 60. Chọn từ/cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống
Một số nơi trên Trái đất có đặc điểm giống____________sao hoả, nên thường được
dùng _____________việc tìm hiểu về sự sống trên các hành tinh.
A. với/cho B. với/vào
C. như/cho D. như/vào
Câu 61. Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi:
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Những câu thơ trên cho thấy vẻ đẹp gì của người lính Tây Tiến?
A. lãng mạn, hào hoa B. hào hùng, bi tráng
C. lãng mạn, hào hùng C. lãng mạn, khỏe khoắn
Câu 62. Chọn một từ KHÔNG cùng nhóm vè nghĩa với các từ còn lại
A. hổn hển: có nhịp thở dồn dập, ngắn hơi do tim đập mạnh và gấp giọng hổn hển, gấp gáp. Vd:
thở hổn hển. Đồng nghĩa: hào hển
B. thoi thóp: thở rất yếu, hơi ra đứt quãng lúc có lúc không một cách mệt nhọc, biểu hiện của sự
sắp chết. Vd: hơi thở người bệnh chỉ còn thoi thóp. Đồng nghĩa: hoi hóp
C. phì phò: từ mô phỏng tiếng như tiếng hơi thở mạnh bật ra mệt nhọc, nặng nề, thành từng đợt
liên tiếp ra cả đằng miệng. Vd: vừa bê vừa thở phì phò
D. hoi hóp. Nghĩ giống với “thoi thóp” nhưng ít dùng.
Câu 63. Tác phẩm nào sau đâu không thuộc dòng văn học chống Mĩ:
A. Những đứa con trong gia đình B. Tây tiến
C. Đất Nước D. Rừng xà nu
Câu 64. Cho đoạn trích:
Từ Triệu Đinh Lí Trần bao đời gây nền độc lập
Cũng Hán Đường Tống Nguyên mỗi bên xưng đế một phương
Tuy mạnh yếu mỗi lúc khác nhau
Nhưng hào kiệt đời nào cũng có.
Từ “Triệu” đinh lí trần lê bao đời dựng nền độc lập ( bình ngô đại cáo) từ triệu đc nhắc đến là
ai
A. Triệu Quang Phục
B. Triệu Đà
C. Triệu Thị Trinh
D. Triệu Quốc Việt
Câu 65. Chọn một từ KHÔNG cùng nhóm vè nghĩa với các từ còn lại Bỗ bã
A. bỗ bã: vụng về, thô lỗ, không có ý tứ. Vd: ăn nói bỗ bã. (Ít dùng) (bữa ăn, thức ăn) đầy đủ
nhưng không được ngon, do cách chế biến sơ sài, cốt lấy nhiều. Vd: bữa cơm bỗ bã, cốt lấy no
B. cục cằn: dễ cáu bẳn và có những phản ứng bằng lời nói, cử chỉ thô bạo (nói khái quát)
tính khí cục cằn. Vd: ăn nói cục cằn. Đồng nghĩa: cộc cằn, cục súc
C. lỗ mãng: thô lỗ và mất lịch sự. Vd: ăn nói lỗ mãng
D. thô lỗ: tỏ ra thô tục, lỗ mãng trong cách giao tiếp, đối xử Vd: ăn nói thô lỗ. Đồng nghĩa: lỗ
mãng, thô tục

Câu 66. Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
"Cúng mẹ và cơm nước xong, mấy chị em, chú cháu thu xếp đồ đạc dời nhà. Chị
Chiến ra đứng giữa sân, kéo cái khăn trên cổ xuống, cũng xắn tay áo để lộ hai bắp tay tròn vo
sạm đỏ màu cháy nắng, rồi dang cả thân người to và chắc nịch của mình nhấc bổng một đầu bàn
thờ má lên. Việt ghé vào một đầu. Nào, đưa má sang ở tạm bên nhà chú, chúng con đi đánh giặc
trả thù cho ba má, đến chừng nước nhà độc lập con lại đưa má về. Việt khiêng trước. Chị Chiến
khiêng bịch bịch phía sau. Nghe tiếng chân chị, Việt thấy thương chị lạ. Lần đầu tiên Việt mới
thấy lòng mình rõ như thế. Còn mối thù thằng Mĩ thì có thể rờ thấy được, vì nó đang đè nặng ở
trên vai."
(Nguyễn Thi, Những đứa con trong gia đình, Ngữ văn 12, tập hai, NXB
Giáo dục Việt Nam, 2014)
66.1. Đoạn trích thể hiện tính cách nổi bật nào của nhân vật chị Chiến?
A. Dũng cảm, bất khuất, không sợ hi sinh
B. Yêu thương, nhường nhịn, tình cảm
C. Đảm đang, tháo vát, chu đáo
D. Dịu dàng, duyên dáng, ý tứ
66.2. Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc so sánh: “Còn mối thù thằng Mĩ thì có thể rờ thấy
được, vì nó đang đè nặng ở trên vai”
A. Bàn thờ của má.
B. Mối thù của má.
C. Tình yêu đối với má
D. Lòng căm thù giặc
66.3. Cảm xúc được thể hiện qua đoạn trích là cảm xúc của ai?
A. Người kể chuyện
B. Nhân vật Việt
C. Tác giả và nhận vật Việt
D. Nhân vật Việt và Chiến
66.4. Biện pháp tu từ nào được sử dụng biện pháp tu từ nào: “Nghe tiếng chân chị Việt
thấy thương chị lạ. Lần đầu tiên Việt mới thấy lòng mình rõ như thế.”
A. ẩn dụ B. so sánh
C. nhân hóa D. hoán dụ
66.5. Nghệ thuật nổi bật được sử dụng trong câu văn sau là gì: “Lần đầu tiên Việt mới thấy
lòng mình rõ như thế. Còn mối thù thằng Mĩ thì có thể rờ thấy được, vì nó đang đè nặng ở
trên vai."
A. so sánh liên tưởng
B. nhân hoá nói quá
C. trần thuật cường điệu
D. em ko nhớ đáp án này
Câu 67. Chọn một từ KHÔNG cùng nhóm vè nghĩa với các từ còn lại
A. u tịch: (Văn chương) vắng vẻ và tĩnh mịch. Vd: nơi rừng sâu u tịch. Đồng nghĩa: thanh tĩnh,
thanh vắng, thanh u, tịch mịch
B. tịch liêu: (Từ cũ, Văn chương) tịch mịch và hoang vắng. Vd: cảnh tịch liêu
C. tĩnh mịch: yên lặng và vắng vẻ, không có những biểu hiện hoạt động. Vd: cảnh chùa tĩnh
mịch. Đồng nghĩa: thanh tĩnh, thanh u, thanh vắng, tịch mịch, u tịch, yên tĩnh
D. tịch mịch: vắng lặng, không có một tiếng động nào. Vd: đêm khuya tịch mịch
Đồng nghĩa: thanh u, tĩnh mịch, u tịch
Câu 68. Chọn một từ KHÔNG cùng nhóm vè nghĩa với các từ còn lại
A. đỏ thắm
B. đỏ nâu
C. đỏ hồng
D. đỏ đen
Câu 69. Chọn một từ KHÔNG cùng nhóm vè nghĩa với các từ còn lại
A. dịu êm
B. dịu mát
C. dịu hiền
D. dịu dàng
Câu 70. Chọn một từ KHÔNG cùng nhóm vè nghĩa với các từ còn lại
A. cheo leo: cao và không có chỗ bấu víu, gây cảm giác nguy hiểm, dễ bị rơi, ngã
vách đá cheo leo. Vd: "Ghé mắt trông ngang thấy bảng treo, Kìa đền Thái Thú đứng cheo leo."
(HXHương; 13). Đồng nghĩa: chênh vênh
B. chếnh vếnh
C. chênh vênh
D. chếnh choáng
Câu 71. Chọn một từ KHÔNG cùng nhóm vè nghĩa với các từ còn lại
A. mạnh miệng
B. mạnh dạn
C. mạnh bạo
D. bạo dạn
Câu 72 Chọn một từ KHÔNG cùng nhóm vè nghĩa với các từ còn lại
A. truyền tin
B. loan tin
C. phao tin
D. đưa tin
Câu 73. Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
Đồng Mỏm là tên một cánh đồng rộng hàng chục ngàn mét vuông nằm cạnh
và cách Mã Yên Sơn khoảng 150m về phía Tây Nam thuộc địa phận xã Nho Lâm,
nay là xã Diễn Thọ, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Xã Diễn Thọ là trung tâm
giữa một quần thể nhiều di tích lịch sử và văn hóa: đền thờ Tam Xà, đền thờ thần
Thiết Sơn, đền Công thờ An Dương Vương, và nhiều truyền thuyết: sự tích Ông
Đùng, sự tích bà Ý Yên; các điệu múa và bài ca đi lấy quặng, có con kênh đào từ
thời nhà Lê, gọi là kênh Sắt chảy qua. Diễn Thọ có nghề khai quặng, luyện sắt, rèn
đúc sắt rất lâu đời. Trong xã còn nhiều cụ già trên 100 tuổi (những năm 70 thế kỉ
XX), đã từng cầm búa ở tuổi lên 3 và đã trở thành “chủ lô cục tượng” một thời.
Tuy ở đây “Than quánh nặng nề” nhưng là một làng rất nhiều người giỏi chữ Hán,
bởi thế mà trước đây có tên xã là làng Nho Lâm.

Ở xã Diễn Thọ có hai địa điểm khảo cổ học nổi tiếng. Địa điểm khảo cổ học
Rú Ta nằm ở chân đồi Mã Yên Sơn, thuộc sơ kì thời đại đồng thau Nghệ Tĩnh. Thứ
hai là địa điểm khảo cổ học Đồng Mỏm. Địa điểm này đã được tác giả bài viết này
phát hiện năm 1975 và đã tiến hành ba lần khai quật: năm 1976, 1977, và 1978.
Gần đây Phạm Minh Huyền, Viện Khảo cổ học lại tổ chức khai quật lần thứ tư.

Câu 1: “Chủ lô cục tượng” ở đây nghĩa là gì?


A. Khai quặng
B. luyện sắt
C. rèn đúc sắt
D.
Câu 2: Đâu là tên gọi khác của xã Diễn Thọ?

A. Đồng Mỏm
B. Mã Yên Sơn
C.Nho Lâm
D.Diễn Châu
Câu 3: ý nào sau đây không đúng khi viết “Trong xã còn nhiều cụ già trên 100
tuổi (những năm 70 thế kỉ XX), đã từng cầm búa ở tuổi lên 3 và đã trở thành “chủ
lô cục tượng” một thời.”?

A. Trong làng không còn nhiều người trên 100 tuổi


Câu 4: Khả năng sau đoạn trích này là nội dung gì?

Đáp án có thể liên quan đến cuộc khai quật lần thứ 4

Câu 5. Đoạn trích này có thể xuất hiện ở đâu?

A. tạp chí khảo cổ học

B. báo

C.tạp chí địa lí

D. sách giáo khoa

Câu 6. Địa điểm nào bao hàm các địa điểm còn lại?
A. Diễn Châu

B. Đồng Mỏm
C. Mã Yên Sơn
D. Nho Lâm

Câu 74. Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi sau:

Vào những năm cuối của thế kỷ XX, bên cạnh hai loại sử thi đã được biết
đến là sử thi miệng (oral epic) và sử thi viết (written epic) các chuyên gia nghiên
cứu sử thi ở Phần Lan, nơi có truyền thống nghiên cứu sử thi nổi tiếng thế giới, đã
đưa ra một thể loại sử thi mới là sử thi truyền thống (tradition-oriented epic), dựa
vào sự ra đời và hình thức tồn tại của các sử thi.

Lauri Honko, một trong những nhà nghiên cứu sử thi nổi tiếng nhất của
Phần Lan đã xác định các loại sử thi như sau: Nơi ra đời và hình thức tồn tại của sử
thi miệng là bài ca đang được hát, bài diễn xướng đầy tính tự sự được tiến triển
theo các quy tắc của truyền thống, dựa vào ngôn ngữ và trí nhớ. Sử thi loại này
không có hình thức cố định. Trong thời gian tồn tại của mình, nó là văn học truyền
miệng. Hình thức tồn tại của sử thi viết là văn bản đã được nhà thơ một lần sáng
tác ra, và không ai được thay đổi. Còn sử thi truyền thống là tác phẩm xê dịch giữa
văn học thành văn và văn học truyền miệng, vì sử thi loại này ra đời dựa vào nguồn
tư liệu của văn học truyền miệng, nhưng lại có hình thức viết cố định. Sự khác biệt
giữa sử thi miệng và sử thi truyền thống là quá trình biên tập và xử lý tư liệu.
Tham gia quá trình này có nghệ nhân cung cấp tư liệu, người sưu tập tư liệu và
người hoàn chỉnh chúng. Theo nghĩa rộng hơn, đây chính là quá trình tái tạo văn
bản. Kết quả là: sử thi luôn thay đổi tự do trong văn học truyền miệng được ghi lại
thành văn bản, mà theo suy nghĩ của người biên tập và nhà xuất bản là rất tiêu
biểu, nên được đưa vào danh mục văn học sử thi thế giới. Ấn phẩm được xuất bản
này là sử thi miệng, hay sử thi truyền thống tuỳ thuộc vào việc nó được biên tập
như thế nào, và quan trọng hơn cả, nó có phản ánh trung thực bài diễn xướng hay
không. Bởi vì biên tập một sử thi miệng thành sách là công việc khó khăn. Và bởi
vì việc biên tập này gắn với những mục đích rất xa lạ với văn hoá truyền miệng,
nên kết quả nhiều khi là những thỏa hiệp và giải pháp khác nhau. Giải pháp hoặc
thoả hiệp tồi sẽ làm hỏng cả một bài diễn xướng.

Quan niệm và cách phân loại trên đây của các học giả Phần Lan được đúc kết từ
quá trình nghiên cứu sự ra đời của các sử thi trên thế giới, đặc biệt là sử thi
Kalêvala. Nói đến Kalêvala, nhiều người thường nghĩ đến một sử thi có duy nhất
một văn bản với gần hai mươi ba nghìn câu thơ, được tái tạo lại từ “mảnh vụn” của
một sử thi cổ sơ, đã tan vỡ theo thời gian. Nhưng kỳ thực không phải vậy. Lönnrot
không hồi sinh lại sử thi cổ, mà ông sáng tạo nên Kalêvala từ nguồn văn học dân
gian Phần Lan và Karelia. Cũng ít người được biết, trước và sau văn bản Kalêvala
ra đời năm 1849 (phiên bản được biết đến nhiều nhất hiện nay), còn có bốn văn
bản khác. Các nhà nghiên cứu sử thi Phần Lan coi tất cả các văn bản này như năm
lần “diễn xướng” của tiến trình Kalêvala. Tiến trình Kalêvala với năm văn bản
khác nhau đã phản ánh rõ sự thay đổi trong suy nghĩ và nhận thức của Lönnrot đối
với công việc ông làm. Trong ba phiên bản đầu ông vẫn thận trọng coi mình chỉ là
người sưu tầm, ghi chép và biên tập tác phẩm. Lời nói đầu của Kalêvala Cũ cho
thấy Lönnrot vẫn mong mỏi và chờ đợi một hay nhiều cốt truyện khác nhau từ các
nghệ nhân dân gian, để có thể dựa vào đó tái tạo nên một sử thi khác hoàn chỉnh
hơn. Các dị bản của các bài ca dân gian ông xếp vào cuối tác phẩm giống như một
lời kêu gọi hãy sưu tập thêm thơ ca dân gian và cho ra các giải pháp mới để xây
dựng sử thi. Mười lăm năm sau, trong Kalêvala Mới, ông đã nhận thấy, bên cạnh
vai trò của người sưu tầm và ghi chép, ông buộc phải trao cho mình nhiệm vụ của
nghệ nhân và người kể chuyện. Trong thời gian biên soạn văn bản này, Lönnrot
nghĩ ông cần phải làm công việc giống như các nghệ nhân dân gian tài năng đã
làm. Nghĩa là gắn kết, hợp nhất các bài thơ và chủ đề của chúng theo cách mà
mình thấy hợp lý nhất.

Câu 1: Tác giả nêu sử thi Kalevala nhằm mục đích gì?

Câu 2: Ý nào sau đây đúng khi nói về 5 bản sử thi Kalevala

Câu 3: Người đọc rút ra được gì ở Lönnrot qua đoạn trích?

Câu 4:

You might also like