You are on page 1of 9

TRƯỜNG THPT KHƯƠNG ĐÌNH ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II

TỔ: NGỮ VĂN MÔN: NGỮ VĂN 10


NĂM HỌC 2022 - 2023

A. NỘI DUNG KIẾN THỨC ÔN TẬP


I. Cấu trúc đề kiểm tra: gồm 2 phần : Đọc hiểu và Làm văn
1. Phần đọc hiểu (5,0 điểm )
- Học sinh đọc một văn bản ngoài SGK, sau đó thể hiện sự hiểu biết của mình về
văn bản đó bằng cách trả lời các câu hỏi theo hình thức trắc nghiệm và tự luận.
- Văn bản được chọn thuộc thể loại truyện hiện đại.
2. Phần làm văn (5,0 điểm)
Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ của Nguyễn Trãi.
II. Thời hời gian làm bài
Thời gian làm bài kiểm tra: 90 phút
III. Hướng dẫn ôn tập
1. Phần đọc hiểu
*Trả lời các câu hỏi nhận biết:
- Xác định thể loại, phương thức biểu đạt của văn bản
- Nhận biết nhân vật trong tác phẩm .
- Nhận biết biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản
- Nhận biết một số từ ngữu, hình ảnh trong văn bản.
- Nhận biết thông tin trong văn bản.
* Trả lời các câu hỏi thông hiểu:
- Giải nghĩa từ ngữ
- Nêu chủ đề của văn bản
- Nêu giá trị nội dung
- Nêu đặc điểm/tâm trạng, suy nghĩ của của nhân vật.
* Dạng câu hỏi vận dụng (thấp):
- Nhận xét về nội dung hoặc nghệ thuật của văn bản
- Nêu được ý nghĩa hay tác động của tác phẩm đối với quan niệm, cách nhìn, cách
nghĩ và tình cảm của người đọc.
- Trình bày đoạn văn 5 -7 dòng thể hiện được suy nghĩ và quan điểm cá nhân về
vấn đề được đặt ra.
*Ví dụ 1
Phần 1: Đọc hiểu (5,0 điểm)
Đọc đoạn văn và thực hiện các yêu cầu:
Dì Hảo chẳng nói năng gì. Dì nghiến chặt răng để cho khỏi khóc nhưng mà dì cứ
khóc. Chao ôi! Dì Hảo khóc. Dì khóc nức nở, khóc nấc lên, khóc như người ta thổ. Dì
thổ ra nước mắt. Nhưng đã vội phí nước mắt làm gì nhiều đến thế. Vì dì còn phải khóc
hơn thế nhiều, khi hắn chán chửi, bỏ nhà mà đi, bỏ dì bơ vơ, đau ốm, để tìm cơm rượu.
Trách làm gì hắn, cái con người bắt buộc phải tàn nhẫn ấy? Hắn phải ăn, phải uống,
phải vui thú, đó là đời của hắn. Dì Hảo què liệt không còn những cái ấy để mà cho.
Không, dì có trách chi con người tàn nhẫn ấy. Cũng như dì đã không trách bà tôi đã
làm ngơ không cấp đỡ cho dì. Bà tôi có còn giàu như trước nữa đâu? Người đã già, đã
ốm yếu, và khổ cực thay! Đã nghèo như lúc còn hăm hai. Cái cơ nghiệp người gây
dựng thầy tôi buôn bán thua lỗ, chúng tôi học hành tổn phí nhiều, đã tan tác đi theo gió
bốn phương. Người chỉ có thể đem đến cho dì Hảo mỗi ngày một xu quà và rất nhiều
nước mắt. Và rất nhiều lời than thở.
(Trích Dì Hảo –Tuyển tập truyện ngắn Đôi mắt, Nam Cao, NXB VH, 2017, tr.
208)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1: Văn bản trên thuộc thể loại nào?
A. Tiểu thuyết
B. Kịch
C. Truyện ngắn
D. Truyền kì.
Câu 2: Nhân vật chính trong văn bản trên là ai?
A. Dì Hảo
B. Hắn
C. Dì Hảo và hắn
D. Người kể chuyện
Câu 3: Chọn đáp án đúng nhất thể hiện việc dì Hảo không trách người chồng tàn
nhẫn của mình?
A. “Dì có trách chi con người tàn nhẫn ấy.”
B. “Trách làm gì hắn...”
C. “Dì còn phải khóc hơn thế nhiều.”
D. “Cũng như dì đã không trách bà tôi...”
Câu 4: Từ ngữ nào sau đây diễn tả chính xác nhất tâm trạng của dì Hảo?
A. Khóc, nấc
B. Nghiến chặt răng; khóc
C. Nghiến chặt răng; khóc; nấc
D. Nghiến chặt răng; khóc; nấc; thổ ra
Câu 5: Chọn đáp án đúng về tác dụng của phép điệp trong văn bản trên?
A. Nhấn mạnh nỗi cô đơn của dì Hảo
B. Nhấn mạnh vào tiếng khóc của dì Hảo
C. Nhấn mạnh nỗi bất hạnh của dì Hảo
D. Nhấn mạnh hoàn cảnh nghèo khó của dì Hảo
Câu 6: Chủ để của văn bản là gì?
A. Nỗi bất hạnh của người phụ nữ trước Cách mạng tháng Tám
B. Nỗi bất hạnh của người phụ nữ sau Cách mạng tháng Tám
C. Nỗi bất hạnh của người phụ nữ thời hiện đại
D. Nỗi bất hạnh của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám
Câu 7: Đoạn văn: Cũng như dì đã không trách........ và khổ cực thay! sử dụng
những kiểu câu nào?
A. Câu trần thuật, câu nghi vấn
B. Câu trần thuật, câu cảm thán.
C. Câu nghi vấn, câu cảm thán
D. Câu trần thuật, câu cảm thán, câu hỏi tu từ
Câu 8: Tình cảnh của dì Hảo giúp anh/chị hiểu gì về thân phận người nông dân
trong xã hội Việt Nam trước Cách mạng?
A.Thân phận bất hạnh của người nông dân Việt Nam trước Cách Mạng
B.Thân phận cô đơn của người nông dân Việt Nam trước Cách Mạng
C.Thân phận nổi chìm của người nông dân Việt Nam trước Cách Mạng
D. Nỗi buồn của người nông dân Việt Nam trước Cách Mạng
Trả lời câu hỏi / Thực hiện yêu cầu:
Câu 9: Anh/chị hiểu như thế nào về câu văn Người chỉ có thể đem đến cho dì Hảo
mỗi ngày một xu quà, và rất nhiều nước mắt. Và rất nhiều lời than thở trong đoạn trích?
Câu 10: Qua đoạn trích trên, anh/chị hãy nêu nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm
lí nhân vật của Nam Cao.
Ví dụ 2: Đọc hiểu (5.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Một loạt bom rất gần, hơi bom xô Nguyệt ngã dúi. Tôi kéo Nguyệt vào
trong, đóng cửa buồng lái rồi chẳng đèn đóm gì hết, cứ theo lời Nguyệt chỉ đường, tôi
cho xe phóng. Địch quay tròn trên đầu như xay lúa, rất thấp, thả pháo sáng và bắn hai
mươi li. Mặc, tôi cứ chạy, và Nguyệt cứ nói rành rọt như người đếm bên cạnh:
- Anh ngoặt sang trái… Trước mặt có hố bom đấy… Chuẩn bị, sắp lên một cái
dốc có “cua”…
Qua một quãng khó đi và tối quá, Nguyệt nhảy xuống đi dò trước. Tôi cứ nhằm
cái bóng trắng nhờ nhờ của Nguyệt trước mặt mà lái theo. Lên quá độ hai kilômét, tôi
dừng xe nép vào bên một “ta luy” cao có cây rậm. Tôi bật đèn buồng lái. Cái tôi trông
thấy đầu tiên là có vết máu bên vai Nguyệt, vết máu chảy xuống đỏ cả cánh tay áo
xanh. Chết thật, cô ta bị thương rồi! Không biết Nguyệt bị thương loạt bom đầu tiên lúc
tôi nấp dưới khe, hay khi cô vùng chạy theo tôi trở về xe? Thú thực, lúc ấy trong lòng
tôi dấy lên một tình yêu Nguyệt gần như mê muội lẫn cảm phục.
Nguyệt nhìn vết thương, cười. Khuôn mặt hơi tái nhưng vẫn tươi tỉnh và xinh đẹp.
Từ đầu đến chân, cô ta ướt như một con công vừa tắm. Tôi rút chiếc mùi xoa đầy dầu
mỡ trong túi, buộc ngoài lần áo xanh để cầm máu. Tôi đề nghị đưa Nguyệt sang bên kia
ngầm về đơn vị, nhưng Nguyệt gạt đi:
- Đây là giang sơn của em rồi. Anh đi đi, không trời sáng mất! – Rồi Nguyệt lại
cười: - Anh cứ yên tâm, vết thương chỉ sướt da thôi. Từ giờ đến sáng, em có thể đi lên
đến tận trời được!
(Trích Mảnh trăng cuối rừng, Nguyễn Minh Châu tuyển tập, NXB Văn học, 2012)
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì?
A. Tự sự C. Biểu cảm
B. Miêu tả D. Nghị luận
Câu 2. Dấu ngoặc kép được sử dụng ở các từ “cua”, “ta luy” trong đoạn trích
có tác dụng gì?
A. Dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật
B. Đánh dấu các từ được dùng với hàm ý mỉa mai
C. Đánh dấu các từ ngữ có ý nghĩa đặc biệt
D. Không có đáp án nào đúng
Câu 3. Xét về cấu tạo, câu văn Cái tôi trông thấy đầu tiên là có vết máu bên vai
Nguyệt, vết máu chảy xuống đỏ cả cánh tay áo xanh. thuộc kiểu câu nào?
A. Câu đơn C. Câu rút gọn
B. Câu ghép D. Câu đặc biệt
Câu 4. Trong lời nói của nhân vật Nguyệt có câu: Từ giờ đến sáng, em có thể
đi lên đến tận trời được! Câu nói ấy sử dụng biện pháp tu từ nào?
A. Ẩn dụ C. Nhân hóa
B. Hoán dụ D. Phóng đại
Câu 5. Hàm ý của câu nói Từ giờ đến sáng, em có thể đi lên đến tận trời được!
là gì?
A. Nguyệt khẳng định vết thương không sao.
B. Nguyệt khẳng định mình rất am hiểu địa hình nơi này.
C. Nguyệt muốn chỉ cho nhân vật “tôi” con đường đi lên trời.
D. Nguyệt muốn khẳng định cô có thể thức đến sáng.
Câu 6. Nhận xét nào đúng về ngôn ngữ của đoạn trích?
A. Ngôn ngữ mực thước, trang trọng, có nhiều điển tích cầu kì.
B. Ngôn ngữ tếu táo, hài hước, đậm chất lính.
C. Ngôn ngữ giản dị, tự nhiên, đan xen nhiều khẩu ngữ
D. Ngôn ngữ lãng mạn, bay bổng.
Câu 7. Thái độ, tình cảm của nhân vật “tôi” với Nguyệt như thế nào?
A. Kinh ngạc, thán phục trước trí nhớ và sự hiểu biết của cô
B. Yêu mến, cảm phục Nguyệt
C. Xót xa, đau đớn khi biết Nguyệt bị thương
D. Lo lắng, day dứt khi nhìn Nguyệt bị thương
Câu 8. Theo anh/chị, đoạn trích trong tác phẩm thuộc đề tài gì?
A. Đề tài hòa bình
B. Đề tài chiến tranh
C. Đề tài tình yêu
D. Đề tài gia đình
Trả lời câu hỏi / Thực hiện yêu cầu:
Câu 9. Đoạn trích sử dụng ngôi kể nào? Tác dụng của ngôi kể đó là gì?
Câu 10. Anh/chị có suy nghĩ gì về nhân vật Nguyệt trong đoạn trích trên? Hãy
chia sẻ suy nghĩ đó bằng một đoạn văn khoảng 5-7 câu.
2. Phần Làm văn
*Yêu cầu
- Nắm vững kiến thức về đặc trưng thể loại
- Tìm hiểu thông tin về cuộc đời, sự nghiệp tác giả
- Vận dụng kiến thức tạo lập văn bản để xây dựng bài văn nghị luận văn học
+ Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai
được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề
+ Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
+Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: Học sinh có thể triển khai theo
nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và
dẫn chứng.
*Ví dụ: Thuật hứng 24
Công danh đã được hợp về nhàn
Lành dữ âu chi thế nghị khen
Ao cạn vớt bèo cấy muống
Đìa thanh phát cỏ ương sen
Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc
Thuyền chở yên hà nặng vạy then
Bui có một lòng trung lẫn hiếu
Mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen.
(Nguyễn Trãi toàn tập, NXB Khoa học Xã hội, 1976)
Hãy viết bài văn trình bày cảm nhận của anh/chị về tâm sự của nhà thơ qua văn
bản trên.
Gợi ý làm bài
I.Mở bài: - Giới thiệu tác giả Nguyễn Trãi
- Chùm thơ Thuật hứng trong “Quốc âm thi tập” có 25 bài. Đây là bài thơ số
24, Nguyễn Trãi viết khi đã về Côn Sơn ở ẩn.
- Cuộc đời thanh cao, một tấm lòng trung hiếu sắt son của Nguyễn Trãi.
II. Thân bài
1. Hai câu đề:
-Ức Trai biểu lộ niềm tự hào mình là kẻ sĩ cũng đã có chút ít công danh
-“
Hợp về nhàn” là đáng, là nên thoái quan trở về để được sống an nhàn, xa lánh
con đường danh lợi.
-“Lành dữ” nghĩa là tốt xấu, hay dở; lo chi (âu chi) người đời khen chê, bàn luận
(thế nghị khen).
2. Hai câu thực
- Hai câu lục ngôn, đối nhau.
- Một ông quan trở về với quê nhà, sống cuộc đời lao động cần cù, bình dị. thanh
bạch. Sen, muống là hai thứ hoa cỏ, rau trái… của quê hương mang tính ước lệ cho
cuộc sống thanh bạch cần mẫn, bình dị của thi nhân.
3. Hai câu luận
-Một cuộc sống giàu có, tâm hồn như một chiếc kho thu đầy qua nóc bao nhiêu là
phong nguyệt (gió trăng).
- Một cuộc đời như con thuyền trôi nhẹ trên sông chờ yên hà đến nỗi làm cho cái
thang thuyền oằn xuống. Thi liệu: phong nguyệt, yên hà, mang tính ước lệ tượng trưng
cho một cuộc đời thanh cao, sang trọng rất đáng tự hào
4. Hai câu kết
- Tấm lòng của nhà thơ vẫn sắt son bền vững ‘‘trung hiếu”:
“Trung hiếu” với Nguyễn Trãi là trung với vua, với nước, hiếu với cha mẹ và nhân
dân. Lòng trung hiếu của ông trong trắng sắt son bền vững, dù mài đi cũng chẳng
khuyết, dù có nhuộm đi cũng chẳng đen.
Câu lục ngôn cuối bài vang lên đĩnh đạc như một lời thề.
III. Kết bài
Thuật hứng 24 là bài thơ hàm súc, ngôn ngữ chọn lọc mà bình dị, thể hiện một
cuộc đời thanh bạch, một tâm hồn thanh cao, một tấm lòng yêu nước thương dân …
Ví dụ 2:(5 điểm).
Bài ca Côn Sơn
Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.
Côn Sơn có đá rêu phơi,
Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm.
Trong ghềnh thông mọc như nêm,
Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm.
Trong rừng có trúc bóng râm,
Trong màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn.
(Nguyễn Trãi toàn tập, NXB Khoa học xã hội, 1976)
Hãy viết bài văn trình bày cảm nhận của anh/chị về bài thơ trên.
I. Mở bài
- Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Trãi
- Giới thiệu khái quát về bài thơ “Bài ca Côn Sơn”
II. Thân bài: Có thểcảm nhận bằng nhiều cách nhưng cần làm nổi bật:
1. Cảnh vật thiên nhiên Côn Sơn
- Hình ảnh miêu tả thiên nhiên Côn Sơn…
- Biện pháp nghệ thuật…
⇒ Bức tranh thiên nhiên khoáng đạt, thanh cao, hấp dẫn, thú vị và nên thơ. Thiên
nhiên như một người bạn tri âm, tri kỉ của nhà thơ
2. Con người giữa cảnh vật thiên nhiên Côn Sơn
- Sử dụng điệp từ, đại từ nhân xưng “ta” nhằm nhấn mạnh sự có mặt của “ta” ở
mọi cảnh đẹp của Côn Sơn
- Sử dụng hàng loạt các động từ khẳng định tư thế làm chủ của con người trước
thiên nhiên: Ta nghe, ta ngồi, ta nằm, ta ngâm thơ nhàn…
- Nhân vật trữ tình thả hồn mình, sống cuộc sống thanh cao, hòa mình vào giữa
khung cảnh thiên nhiên Côn Sơn
⇒ Ca ngợi sức sống thanh cao, hòa hợp giữa con người với thiên nhiên.
III. Kết bài
- Khái quát lại giá trị nghệ thuật, nội dung của bài thơ:
+ Nghệ thuật: điệp từ, so sánh, giọng thơ nhẹ nhàng, êm đềm, bản dịch bằng thể
thơ lục bát với ngôn ngữ trong sáng, sinh động,…
+ Nội dung: vẻ đẹp hấp dẫn, nên thơ của thiên nhiên Côn Sơn và tâm hồn, nhân
cách thanh cao, sống hòa hợp với thiên nhiên của Nguyễn Trãi

B. MÔ HÌNH CẤU TRÚC ĐỀ THI MINH HỌA


SỞ GD&ĐT HÀ NỘI ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
TRƯỜNG THPT KHƯƠNG ĐÌNH Môn Ngữ văn 10 – Năm học 2022-2023
Thời gian: 90 phút, không kể giao đề.
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
(Đề thi có 02 trang)

Mã đề thi: 000
Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu hắn
chửi trời. Có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao:
đời là tất cả nhưng chẳng là ai. Tức mình, hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại. Nhưng cả
làng Vũ Đại, ai cũng nhủ: “Chắc nó trừ mình ra! ” Không ai lên tiếng cả. Tức thật! ờ !
Thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất! Đã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không
chửi nhau với hắn. Nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp! Thế có phí rượu không? Thế
thì có khổ thân hắn không? Không biết đứa chết mẹ nào lại đẻ ra thân hắn cho hắn khổ
đến nông nỗi này? A ha ! Phải đấy hắn cứ thế mà chửi, hắn cứ chửi đứa chết mẹ nào đẻ
ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo! Hắn nghiến răng vào mà chửi cái đứa đã đẻ ra
Chí Phèo. Nhưng mà biết đứa nào đã đẻ ra Chí Phèo? Có trời mà biết, hắn không biết,
cả làng Vũ Đại cũng không ai biết …”
(Trích “Chí Phèo”, Nam Cao, Tuyển tập Nam Cao,

NXB Văn học, Hà Nội, 1983)

Lựa chọn đáp án đúng:

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là:

A. Miêu tả.

B. Tự sự.

C. Biểu cảm.

D. Thuyết minh.

Câu 2. Đoạn trích trên tập trung thể hiện nội dung gì?

A. Tiếng chửi của Chí Phèo.

B. Phản ứng của người dân làng Vũ Đại khi nghe tiếng chửi.

C. Tiếng chửi của Chí và phản ứng của dân làng.

D. A,B,C đều sai.

Câu 3. Trong đoạn trích trên, xuất hiện điểm nhìn của những nhân vật nào?

A. Người kể chuyện

B. Dân làng

C. Chí Phèo

D. A,B,C đều đúng

Câu 4. Câu Nhưng cả làng Vũ Đại, ai cũng nhủ:“Chắc nó trừ mình ra!” sử dụng
kiểu lời dẫn nào?

A. Trực tiếp

B. Gián tiếp

C. Nửa trực tiếp

D. A,B,C đều sai


Câu 5. Trong đoạn trích, biện pháp nghệ thuật nào không được sử dụng để khắc
hoạ tính cách nhân vật Chí Phèo?

A. Xây dựng nhân vật điển hình

B. Miêu tả tâm lí nhân vật qua ngôn ngữ, hành động…

C. Nói giảm nói tránh

D. Ngôn ngữ, giọng điệu sinh động

D. Xây dựng đối thoại của nhân vật thành những đoạn thuyết lí hoàn chỉnh

Câu 6. Các câu “Tức thật! ờ ! Thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất!” thuộc loại
câu gì (theo mục đích nói)

A. Câu cầu khiến

B. Câu cảm thán

C. Câu mệnh lệnh

D. Câu trần thuật

Câu 7. Đối tượng tiếng chửi của Chí Phèo lần lượt là những ai:

A. “Trời”, “đời”, “làng Vũ Đại”, đứa nào không chửi nhau với hắn, đứa chết mẹ nào đẻ ra
thân Chí.

B. Đứa nào không chửi nhau với hắn, đứa chết mẹ nào đẻ ra thân Chí, “Trời”, “đời”,
“làng Vũ Đại”

C. “Đời”, “trời”, “làng Vũ Đại”, đứa nào không chửi nhau với hắn, đứa chết mẹ nào đẻ ra
thân Chí.

D. Tiếng chửi vu vơ không có đối tượng cụ thể.

Câu 8. Đoạn trích trên được trích từ tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao, theo
anh/chị tác phẩm đó thuộc thể loại gì?

A. Tiểu thuyết
B. Kí
C. Truyện ngắn
D. Sử thi
Trả lời câu hỏi/ Thực hiện các yêu cầu:

Câu 9. Chi tiết tiếng chửi được nhắc đến mấy lần ? Nêu ý nghĩa của chi tiết tiếng
chửi trong đoạn trích ?
Câu 10. Từ đoạn trích, hãy viết một đoạn văn (khoảng 5-7 câu) thể hiện cảm nhận
của anh/chị về nhân vật Chí Phèo ?

Phần II. Làm văn (5,0 điểm)


Thuật hứng bài 5
Ðến trường đào mận ngạt chăng thông,
Quê cũ ưa làm chủ cúc thông.
Sầu nặng Thiếu Lăng biên đã bạc,
Hứng nhiều Bắc Hải chén chưa không.
Mai chăng bẻ, thương cành ngọc,
Trúc nhặt vun, tiếc cháu rồng.
Bui một tấc lòng ưu ái cũ,
Ðêm ngày cuồn cuộn nước triều đông.
(Nguyễn Trãi toàn tập, NXB Khoa học xã hội, 1976)
 Hãy viết bài văn trình bày cảm nhận của anh/chị về bức tranh thiên nhiên và tâm
sự của nhà thơ Nguyễn Trãi qua bài thơ trên.
----------------- HẾT -----------------
(Chúc các em ôn tập tốt)

You might also like