You are on page 1of 9

TRƯỜNG ĐH NGOẠI NGỮ, ĐHQGHN ÔN THI VÀO 10 THPT LỚP CÔ NGA

TRƯỜNG THCS NGOẠI NGỮ


MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 90 phút
ÔN TẬP CHUNG
Tháng 9 năm 2023
(Phiếu có 02 trang)
Họ tên: …………………………………
Lớp: Ôn thi vào 10 THPT Chuyên

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN + TỰ LUẬN NGẮN


Câu 1: Bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm được viết theo thể thơ
nào?
A. Thất ngôn bát cú B. Thất ngôn tứ tuyệt
C. Ngũ ngôn bát cú D. Ngũ ngôn tứ tuyệt

Câu 2: Bài thơ “Thiên Trường vãn vọng” của tác giả nào?
A. Trần Quốc Tuấn B. Trần Nhân Tông
C. Trần Quốc Toản D. Trần Thái Tông

Phiên âm:
Quyện điểu quy lầm tầm túc thụ
Cô vân mạn mạn độ thiên không
Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc
Bao túc ma hoàn, lô dĩ hồng.
Dịch thơ: BTTTTTT
Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
TBBTTTB
Chòm mây lơ lửng giữa tầng không
Cô Bem
BTTBBT
xóm núi xay ngô tối
BTTBTTT
Xay hết, lò than đã rực hồng.

Câu 3: Bài thơ “Chiều tối” (Mộ) của Hồ Chí Minh được viết theo thể thơ
nào?
A. Thất ngôn bát cú B. Thất ngôn tứ tuyệt
C. Ngũ ngôn bát cú D. Ngũ ngôn tứ tuyệt

Câu 4: Bài thơ “Mộ” được viết theo luật gì?


A. Luật Bằng Trắc B. Luật thanh
C. Luật Bằng D. Luật trắc

Câu 5: Xét về sắc thái nghĩa, từ “lơ lửng” ở phần dịch thơ so với từ
“mạn mạn” ở phần phiên âm giống nhau hay khác nhau? Nếu khác nhau,
giải thích cụ thể lý do tại sao lại khác nhau.
A. Giống nhau B. Khác nhau
Giải thích (Nếu có)

Câu 6: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ “Quyện điểu quy
lâm tầm túc thụ”?
A. So sánh B. Nhân hoá C. Điệp ngữ D. Chơi chữ

Câu 7: Các biện pháp tu từ nào được sử dụng trong hai câu thơ xét theo
bản phiên âm:
Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc
Bao túc ma hoàn, lô dĩ hồng.
A. Điệp ngữ và Liệt kê B. Điệp ngữ và Đảo ngữ
C. Ẩn dụ và Hoán dụ D. Nhân hoá và Ẩn dụ

Câu 8: Từ “hồng” trong câu thơ “Bao túc ma hoàn, lô dĩ hồng” gợi sự
chuyển động nào?
A. Gợi sự chuyển động nhẹ nhàng của hành động xay ngô
B. Gợi sự chuyển động từ bóng tối sang ánh sáng
C. Gợi sự chuyển động của hình ảnh lò than rực lửa
D. Gợi sự chuyển động của bóng đêm, nổi bật hình ảnh lò than.
Câu 9: Từ “tầm” trong cụm từ “tầm túc thụ” có nghĩa là “tìm”. Hãy ghi
một thành ngữ, tục ngữ có sử dụng từ “tầm” cũng mang nghĩa là “tìm”.
Giải thích ý nghĩa của thành ngữ, tục ngữ tìm được.

Câu 10: Bài thơ “Mộ” được ngắt nhịp bao nhiêu?
A. 2/2/3 B. 1/2/4 C. 3/4 D. 4/3

Câu 11: Trong hai câu thơ đầu của bài thơ “Chiều tối”, thi nhân đã
liệt kê những hình ảnh thiên nhiên nào? Những từ nào trong bài thơ
miêu tả rõ được đặc điểm của từng hình ảnh thiên nhiên.
Câu 12: Hình ảnh của “Sơn thôn thiếu nữ” gợi lên điều gì?
A. Sự mới mẻ B. Sự tươi trẻ
C. Sự hào hứng D. Sự ấm áp

Câu 13: Hình ảnh thiếu nữ xay ngô tối và hình ảnh bếp lửa hồng là những
hình ảnh thể hiện vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh trong bài vì:
A. Là những hình ảnh giản dị, gần gũi đời thường.
B. Gợi tả tình yêu của Bác với những người dân lao động.
C. Gợi nhắc tình yêu dành cho quê hương, đất nước
D. Tất cả các ý trên đều đúng.

Câu 14: Hai câu thơ đầu bài thơ “Chiều tối” gợi lên trong lòng người
đọc cảm xúc nào rõ ràng nhất?
A. Sự cô đơn, trống vắng B. Sự mệt mỏi, cô quạnh
C. Sự buồn chán, hiu hắt D. Sự bâng khuâng, buồn bã

Câu 15: Đặc điểm nào dưới đây thể hiện màu sắc cổ điển của bài thơ
“Chiều tối”?
A. Cách miêu tả và Thể thơ B. Thể thơ và thi liệu
C. Ngôn từ và hình ảnh trung tâm D. Âm hưởng và cách ngắt nhịp

Câu 16: Sự vận động của cảnh vật và con người từ hai câu đầu đến hai
câu cuối của bài thơ “Chiều tối” cho thấy đặc điểm gì trong tâm hồn Hồ
Chí Minh?
A. Luôn hướng đến niềm vui lạc quan, yêu đời
B. Luôn hướng tới con người, cảnh vật, lao động
C. Luôn hướng tới sự sống, ánh sáng, tương lai
D. Luôn hướng tới lao động, hoạt động, vận động

Câu 17: Hình ảnh nào không có trong hai câu thơ đầu (xét theo phiên
âm) của bài “Chiều tối”?
A. Mây B. Núi C. Chim D. Cây

Câu 18: Hình ảnh “Sơn thôn thiếu nữ” trong bài thơ “Chiều tối” của Hồ
Chí Minh có ý nghĩa như thế nào?
A. Cảnh vật và con người phải sống quanh quẩn, mờ nhạt nơi núi rừng
khiến nhân vật trữ tình động lòng thương xót.
B. Vẻ đẹp của sự sống con người và cuộc sống lao động giúp bức tranh
chiều tối đang buồn bỗng trở nên tươi vui, ấm áp.
C. Sự xuất hiện của hình ảnh con người quá nhỏ bé, làm cho cảnh vật
thiên nhiên thêm lạnh lẽo, hoang vu.
D. Gợi sự sống thưa thớt, vắng vẻ, hiu quạnh của cảnh vật thiên
nhiên trong bóng dáng của hoàng hôn độ chiều tà.

Câu 19: Bài thơ “Chiều tối” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
A. Khi Bác vừa bị bắt giam tại Trung Quốc
B. Khi Bác được trả tự do
C. Khi Bác trên đường chuyển lao
D. Khi Bác trong nhà lao ẩm mốc

Câu 20: Bài thơ “Chiều tối” thể hiện được phẩm chất gì ở Hồ Chí Minh?

Đọc bài thơ sau và thực hành các yêu cầu phía bên dưới:
Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa
Lom khom dưới núi, tiều vài chú
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
Dừng chân đứng lại: trời, non, nước
Một mảnh tình riêng, ta với ta.
(Qua Đèo Ngang, Bà Huyện Thanh Quan)
Câu 21: Bài thơ “Qua Đèo Ngang” được viết bằng thể thơ nào?

Câu 22: Bài thơ được ngắt nhịp như thế nào?

Câu 23: Bài thơ được viết theo Luật gì?

Câu 24: Thực hành phân tích và Luật Bằng Trắc, Niêm, Đối được thể hiện
trong bài thơ.

Câu thơ Luật Bằng Trắc Niêm Đối


1
2
3
4
5
6
7
8
Câu 25: Qua Đèo Ngang được miêu tả trong thời điểm nào?
A. Bình minh B. Ban trưa
C. Hoàng hôn D. Đêm khuya

Câu 26: Cảnh Đèo Ngang trong hai câu thơ đầu được miêu tả như thế nào?
A. Tươi tắn, sinh động B. Phong phú, đầy sức sống
C. Um tùm, rậm rạp D. Hoang vắng, buồn bã

Câu 27: Nghệ thuật nổi bật trong câu thứ ba và câu thứ tư là gì?
A. So sánh B. Đảo ngữ
C. Nhân hoá D. Điệp ngữ

Câu 28: Tâm trạng của bà Huyện Thanh Quan được bộc lộ qua bài thơ là
gì?
A. Yêu say mê vẻ đẹp thiên nhiên, đất nước
B. Đau xót, ngậm ngùi trước sự đổi thay của quê hương
C. Buồn đau da diết khi phải sống trong cảnh cô đơn
D. Cô đơn trước thực tại, da diết nhớ về quá khứ của đất nước

Câu 29: Từ nào dùng để diễn tả cảnh heo hút, hoang vắng của Đèo Ngang?
A. Lác đác B. Lom khom
C. Quốc quốc D. Gia gia

Câu 30: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong hai câu luận của bài
thơ?
A. Đảo ngữ kết hợp từ tượng B. Đảo ngữ kết hợp từ tượng
hình thanh
C. Điệp ngữ kết hợp từ tượng D. Điệp ngữ kết hợp từ tượng
thanh thanh.

Câu 31: Phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong
hai câu thơ cuối của bài thơ “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan
bằng một đoạn văn có dung lượng 6-8 câu.
Dừng chân đứng lại: trời, non, nước
Một mảnh tình riêng, ta với ta.
Câu 32: Giải thích ý nghĩa của hai từ láy “Lác đác” và “Lom khom” xuất
hiện trong hai câu thực của bài thơ.

Đọc bài thơ sau và thực hành những yêu cầu phía bên dưới:
Một mai, một cuốc, một cần câu
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào
Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn người đến chốn lao xao
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao
Rượu đến cội cây, ta sẽ uống
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.
(Nhàn, Nguyễn Bỉnh Khiêm)
Câu 33: Thể thơ của bài thơ Nhàn là gì?
A. Thất ngôn bát cú Đường luật B. Thất ngôn bát cú biến thể
C. Thất ngôn bát cú D. Ngũ ngôn bát cú Đường luật

Câu 34: “Nơi vắng vẻ” trong bài thơ được hiểu là một nơi như thế nào?
A. Nơi có thiên nhiên hoang vắng, có sự sống thưa thớt của con người.
B. Nơi có thiên nhiên hoang sơ, hoang vu, vẫn có sự sống của thi
nhân.
C. Nơi tĩnh tại của thiên nhiên và cũng là nơi thảnh thơi của tâm
hồn.
D. Nơi tĩnh tại của thiên nhiên và cũng là nơi con người mang nặng
chí hướng về vinh hoa phú quý.
Câu 35: Trong hai câu đề, biện pháp tu từ nào được sử dụng?
A. So sánh và nhân hoá B. Liệt kê và nhân hoá
C. Điệp ngữ và Đảo ngữ D. Liệt kê và Đảo ngữ
Câu 36: Phân tích tác dụng của việc sử dụng cặp từ trái nghĩa “nơi
vắng vẻ >< “chốn lao xao” được sử dụng trong hai câu thực bằng một
đoạn văn có dung lượng 6-8 câu.

Câu 37: Cuộc sống sinh hoạt của thi nhân ở nơi quê nhà được gợi tả như
thế nào qua hai câu luận?
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao

Câu 38: Các con hiểu như thế nào về điển tích “Rượu đến cội cây” được
nhắc đến trong hai câu kết của bài thơ?
Câu 39: Xác định đặc điểm thi luật của bài thơ “Nhàn” - Nguyễn Bỉnh
Khiêm bằng cách thực hành hoàn thiện bảng sau:

Câu Luật Bằng Trắc Niêm Vần Đối


thơ
1
2
3
4
5
6
7
8

Câu 40: Quan niệm nào KHÔNG được đề cập đến trong tư tưởng và phong
thái của Tuyết Giang Phu Tử Nguyễn Bỉnh Khiêm?
A. Sống an nhàn, tránh vất vả, cực nhọc về thể chất
B. Sống hoà hợp với thiên nhiên, tìm về sự tĩnh tại trong tâm hồn
C. Sống cuộc đời thanh nhàn, cuộc sống đạm bạc, đơn giản
D. Sống giữ cốt cách thanh cao, phủ nhận danh lợi.

Câu 41: Giá trị nội dung của bài thơ “Nhàn” là gì?
A. Ước muốn về một cuộc sống thanh nhàn của thi nhân
B. Lời giãi bày về cuộc sống ẩn dật, xa rời chốn hư vô.
C. Thể hiện quan niệm, tư tưởng nhân sinh của thi nhân
D. Thể hiện được quan điểm tạo nên được nhân cách của thi nhân.

Câu 42: Các con có nhận xét gì về câu: “Nhìn xem phú quý tựa chiêm
bao”?

Câu 43: Dòng nào không thể hiện quan niệm về KHÔN, DẠI của Nguyễn Bỉnh
Khiêm?
A. Sống thoát ra ngoài vòng ganh đua của thói tục
B. Sống tốt cho riêng bản thân mình, không lo nghĩ việc nhân gian
C. Không bị vấy bẩn bởi tiền tài, danh vọng, địa vị, phú quý
D. Tâm hồn thanh tịnh, an nhiên, khoáng đạt và hài hoà với thiên
nhiên.

Câu 44: Bài thơ KHÔNG đề cập đến phương diện nào của chân dung con
người Nguyễn Bỉnh Khiêm?
A. Sự nghiệp B. Cuộc sống
C. Nhân cách D. Trí tuệ

Câu 45: Đặc sắc về ngôn ngữ biểu đạt của bài thơ là gì? (Chọn ý đúng
nhất)
A. Cô đọng, hàm súc B. Cầu kì, trau chuốt
C. Mộc mạc, ý vị D. Chân thực, gần với ca dao

Câu 46: Có bao nhiêu từ láy xuất hiện trong bài thơ “Nhàn” của Nguyễn
Bỉnh Khiêm?
A. 02 từ láy B. 03 từ láy
C. 04 từ láy D. 05 từ láy

Câu 47: Từ “thơ thẩn” trong câu “Thơ thẩn dầu ai vui thú nào” có nghĩa
là gì? Qua đó gợi tả được nhịp sống như thế nào của thi nhân.

Câu 48: Bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm được ngắt nhịp bao nhiêu?
A. 2/2/3; 4/3 B. ¾; 2/3/2 C. 4/3; ¾ D. 3/2/2; 3/4

Câu 49: Qua nội dung bài thơ “Nhàn”, nhân cách, phẩm chất của Nguyễn
Bỉnh Khiêm được nhận định qua những từ láy nào?
A. Rõ ràng, cần kiệm B. Thanh cao, chính trực
C. Bất khuất, kiên cường D. Nhanh trí, nhạy bén

Câu 50: Bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm thuộc nền văn học nào của
dân tộc?
A. Văn học dân gian
B. Văn học trung đại
C. Văn học hiện đại
D. Văn học hậu hiện đại.
_The end_

You might also like