You are on page 1of 6

TRƯỜNG TIỂU HỌC MAY ACADEMY THÔNG TIN HỌC SINH

BÀI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HỌ VÀ TÊN _________________________


MÔN TIẾNG VIỆT | LỚP 5 | THỜI GIAN 45’ NGÀY SINH _______________
GIÁM THỊ 1 Ký và ghi rõ họ tên GIÁM THỊ 2 Ký và ghi rõ họ tên LỚP _______________
Số phách

 -----------------------------------------------------------------------------------------------------------
GIÁM KHẢO 1 ĐIỂM (BẰNG SỐ) ĐIỂM (BẰNG CHỮ) Số phách
Ký và ghi rõ họ tên
GIÁM KHẢO 2 /10
Ký và ghi rõ họ tên

Phần I. Trắc nghiệm (2,5 điểm)


Trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu câu trả lời đúng nhất.
Câu 1. Từ nào không cùng nhóm với các từ còn lại?
A. bao la B. mênh mông C. vô tận D. lướt thướt
Câu 2. Phần gạch chân trong câu: “Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng ngân vang trong gió chiều.”
rõ nghĩa cho từ nào dưới đây?
A. Tiếng sáo diều B. sáo diều C. diều D. trầm bổng
Câu 3. Xét về nghĩa, nhóm từ “địa chỉ, sợi chỉ, chỉ đường” là từ thuộc nhóm nào?
A. Từ đồng nghĩa B. Từ đồng âm
C. Từ trái nghĩa D. Từ nhiều nghĩa
Câu 4. Đọc đoạn văn sau và cho biết đoạn văn sau có bao nhiêu từ láy?
“Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao! Màu vàng trên lưng chú lấp lánh. Bốn cái cánh
mỏng như giấy bóng. Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như thủy tinh. Thân hình chú nhỏ
và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu. Bốn cánh khẽ rung rung như đang còn phân vân.”
A. 3 từ láy B. 4 từ láy C. 5 từ láy D. 6 từ láy
Câu 5. Xác định chủ ngữ trong câu: “Cung đường biển đẹp nhất Việt Nam chính là đoạn đường
từ Phan Thiết Mũi Né đi về hướng Phan Rang xuyên qua những đồi cát trắng ngút ngàn.”?
A. Cung đường biển B. Cung đường biển đẹp
C. Cung đường biển đẹp nhất Việt Nam C. Phan Thiết Mũi Né đi về hướng Phan Rang
Câu 6. Câu nào dưới đây không có trạng ngữ chỉ mục đích?
A. Dưới dòng sông, đàn cá đang tung tăng bơi lội.
B. Bằng sự nỗ lực, Lam đã vươn lên đạt thành tích cao.
C. Để đạt được thành tích cao trong kì thi sắp tới, Lâm đã không ngừng cố gắng.
D. Vì một trái đất xanh, chúng ta cần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
Câu 7. Câu nào sau đây là câu ghép chỉ nguyên nhân?
A. Tôi cố gắng rèn luyện để bản thân ngày càng hoàn thiện. B. Bạn Lan để quên cặp sách ở lớp học.
C. Vì trời mưa lớn nên chuyến đi dã ngoại đã bị hoãn lại. D. Nhà tôi để xe ở dưới hầm chung cư.

ĐGNL K5_TV5_23 MAS|EDUCATION GIVES DIRECTIONS 1


Câu 8. Câu nào sau đây không phải câu ghép?
A. Sang thu, tiết trời lành lạnh.
B. Mẹ đi làm và em đi học.
C. Đám mây đen đang kéo về, không gian càng trở nên xám xịt.
D. Thời tiết ngày càng nóng bức, tâm lý ngày càng khó chịu.
Câu 9. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong các câu thơ:
“Sông Đuống trôi đi
Một dòng lấp lánh
Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì.”
(Trích Bên kia sông Đuống – Hoàng Cầm)
A. Nhân hoá B. Nói quá
C. So sánh D. Điệp từ, điệp ngữ
Câu 10. Phép nhân hoá trong hai câu thơ sau được tạo ra bằng cách nào?
“Ngôi nhà tựa vào nền trời sẫm biếc
Thở ra mùi vôi vữa nồng hăng”
A. Dùng từ vốn gọi người để gọi vật.
B. Dùng từ vốn chỉ tính chất của người để chỉ tính chất của vật.
C. Trò chuyện, xưng hô với vật như với người.
D. Dùng những từ vốn chỉ hoạt động của người để chỉ hoạt động của vật.

Phần II. Đọc – hiểu (3,5 điểm)


Trong bài “Khúc hát ru những em bé trên lưng mẹ”, tác giả Nguyễn Khoa Điềm đã viết:

“Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi, Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi,
Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ. Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ.
Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội, Mẹ đang tỉa bắp trên núi Ka-lưi
Nhịp chày nghiêng, giấc ngủ em nghiêng. Lưng núi thì to, mà lưng mẹ nhỏ,
Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi, Em ngủ ngoan em, đừng làm mẹ mỏi.
Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối, Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi,
Lưng đưa nôi và tim hát thành lời. Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng.”
…..

Câu 1. (0,5 điểm) Người mẹ trong đoạn trích làm những công việc gì?
______________________________________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________________________________

ĐGNL K5_TV5_23 MAS|EDUCATION GIVES DIRECTIONS 2


Câu 2. (1 điểm) Có bạn thắc mắc tại sao lại là “tim hát thành lời”, phải là “miệng hát thành lời” mới
đúng. Em hãy giải thích cho các bạn cái hay trong cách dùng từ của tác giả ở đoạn thơ trên.
______________________________________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________________________________
Câu 4. (2,0 điểm) Em hiểu thêm điều gì về công việc và tình cảm của người mẹ dành cho kháng
chiến? Viết một đoạn văn khoảng 5 – 7 câu, nêu cảm nhận của em về hình ảnh người mẹ trong
đoạn thơ trên.
______________________________________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________________________________

Phần III. Viết (4,0 điểm)


Viết một đoạn văn tả lại thầy/cô giáo đang say sưa giảng bài.
______________________________________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________________________________

ĐGNL K5_TV5_23 MAS|EDUCATION GIVES DIRECTIONS 3


ĐGNL K5_TV5_23 MAS|EDUCATION GIVES DIRECTIONS 4
ĐÁP ÁN
Phần I. Trắc nghiệm (2,5 điểm)

Câu 1. D Câu 2. A Câu 3. B Câu 4. A Câu 5. C

Câu 6. A Câu 7. C Câu 8. A Câu 9. A Câu 10. D

Phần II. Đọc – hiểu (3,5 điểm)


Câu 1. Người mẹ trong đoạn trích làm những công việc:
- Mẹ giã gạo nuôi bộ đội.
- Mẹ tỉa bắp trên núi.
Câu 2. Có bạn thắc mắc tại sao lại là “tim hát thành lời”, phải là “miệng hát thành lời” mới đúng.
Em hãy giải thích cho các bạn cái hay trong cách dùng từ của tác giả ở đoạn thơ trên.
- Cách nói “tim hát thành lời” thể hiện tiếng hát cất lên từ sâu thẳm trái tim người mẹ, thể hiện
tình yêu thương tha thiết dành cho con. Tiếng hát từ trái tim mẹ truyền thẳng đến trái tim con, khiến
ta xúc động về tình mẫu tử thiêng liêng.
Câu 4.
• Hình thức (0,5 đ)
- Đoạn văn, không mắc lỗi diễn đạt, lỗi câu, lỗi chính tả.
- Độ dài: 5 – 7 câu (± 1)
• Nội dung (1,5 đ)
- Giới thiệu vị trí, tác giả, tác phẩm và nội dung đoạn thơ.
- Công việc của người mẹ vất vả, nhọc nhằn, vừa giã gạo vừa ru con ngủ.
- Tình cảm của mẹ dành cho con, cho kháng chiến thật cao đẹp. Mẹ giã gạo với tất cả sự cố
gắng để nuôi bộ đội, ủng độ kháng chiến. Mẹ ru con ngủ với tất cả tình yêu thương để con
mau lớn khôn. Tình yêu nước đang lồng trong tình yêu con tạo nên hình ảnh người mẹ thật
đẹp!
Phần III. Viết (4,0 điểm)
• Hình thức (0,5 đ)
- Đoạn văn, không mắc lỗi diễn đạt, lỗi câu, lỗi chính tả.
• Nội dung (3,5 đ)
- Dẫn dắt, giới thiệu về thầy/cô giáo.
- Miêu tả ngoại hình của thầy cô giáo: vóc dáng, khuôn mặt, cử chỉ, trang phục,…

ĐGNL K5_TV5_23 MAS|EDUCATION GIVES DIRECTIONS 5


- Thái độ ân cần, dịu dàng, trách nhiệm của thầy cô đối với học sinh qua ánh mắt như
thế nào.
- Điểm em ấn tượng nhất trên gương mặt, đôi bàn tay, giọng nói, nụ cười, dáng đứng,
…của thầy/ cô lúc giảng bài là gì?...
- Em có cảm nghĩ gì khi quan sát lúc thầy/ cô giảng bài.

ĐGNL K5_TV5_23 MAS|EDUCATION GIVES DIRECTIONS 6

You might also like