You are on page 1of 8

SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

TRƯỜNG THPT ĐỖ ĐĂNG TUYỂN MÔN: NGỮ VĂN 10


(Đề thi gồm có 02 trang) Năm học: 2022 – 2023
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

ĐỀ 001:
I. ĐỌC (6.0 điểm)
Đọc bài thơ sau:
( 1) Đó là mùa của những tiếng chim reo
Trời xanh biếc, nắng tràn lên khắp ngả
Đất thành cây, mật trào lên vị quả
Bước chân người bỗng mở những đường đi

( 2) Đó là mùa không thể giấu che


Cả vạn vật đều phơi trần dưới nắng
Biển xanh thẳm, cánh buồm lồng lộng trắng
Từ những miền cay đắng hóa thành thơ.

( 3) Đó là mùa của những ước mơ


Những khát vọng muôn đời không kể xiết
Gió bão hòa, mưa thành sông thành bể
Một thoáng nhìn có thể hóa tình yêu

( 4) Đó là mùa của những buổi chiều


Cánh diều giấy nghiêng vòm trời cao vút
Tiếng dế thức suốt đêm dài oi bức
Tiếng cuốc dồn thúc giục nắng đang trưa

( 5) Mùa hạ của tôi, mùa hạ đã đi chưa


Ôi tuổi trẻ bao khát khao còn, hết
Mà mặt đất màu xanh là vẫn biển
Quả ngọt ngào thắm thiết vẫn màu hoa.
(Mùa hạ– Xuân Quỳnh, Thơ Xuân Quỳnh, NXB Văn học, 2016, tr. 34)
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?
A. Thơ tự do B. Thơ tám chữ
C. Thơ lục bát D. Thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
Câu 2. Dòng nào dưới đây thể hiện đầy đủ những đặc điểm của bức tranh mùa
hạ trong khổ thơ (1) và khổ thơ (2)?
A.Mùa hạ rực rỡ, căng tràn sức sống.
B. Mùa hạ xôn xao của tiếng chim reo, của sắc biếc trời xanh, của nắng vàng rực
rỡ, cây cối trưởng thành cho đời mật ngọt, của biển xanh buồm trắng tinh khiết.
C. Mùa hạ đẹp đẽ, trong sáng, tinh khiết với biển xanh, buồm trắng.
D. Mùa hạ rực rỡ, nên thơ, tinh khiết khiến tâm hồn con người nhẹ nhàng, bay
bổng.
Câu 3. Trong khổ thơ (3), mùa hạ gắn với giai đoạn nào của cuộc đời con
người?
A. Thời thơ ấu hồn nhiên, trong sáng và đẹp đẽ.
B. Giai đoạn trưởng thành nhiều thăng trầm, thử thách.
C. Tuổi già thâm trầm, từng trải.
D. Tuổi trẻ nhiều đam mê, khát vọng, hoài bão.
Câu 4. Chọn phương án trả lời đúng nhất tâm trạng của nhân vật trữ tình trong
khổ thơ (5):
A. Thảng thốt, tiếc nuối khi mùa hạ đã đi qua.
B. Thảng thốt, tiếc nuối khi mùa hạ của mình đã qua và mong muốn níu giữ
những khát khao tuổi trẻ.
C. Thảng thốt, tiếc nuối tuổi trẻ và tin tưởng dù năm tháng qua đi nhưng những
khát khao, ước mơ vẫn còn mãi.
D. Tin tưởng dù năm tháng đi qua nhưng những khát khao, ước mơ vẫn còn mãi.
Trả lời câu hỏi/ Thực hiện các yêu cầu:
Câu 5. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: Từ những miền cay
đắng hóa thành thơ.
Câu 6. Câu thơ nào ở khổ thơ (1) thể hiện sự biến chuyển của cây trái trong mùa
hạ?
Câu 7. Khổ (4) bài thơ miêu tả những âm thanh nào?
Câu 8. Xác định nội dung của bài thơ?
Câu 9. Câu thơ “Bước chân người bỗng mở những đường đi” gợi lên trong bạn
suy nghĩ gì về sức mạnh của con người trong cuộc sống?
Câu 10. Thông điệp nào trong bài thơ có ý nghĩa nhất đối với anh/chị? Vì sao?
II. VIẾT (4,0 điểm)
Anh/ Chị hãy viết một bài luận ( khoảng 500 chữ ) thuyết phục người khác từ bỏ
thói quen lạm dụng mạng xã hội Facebook.
SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
TRƯỜNG THPT ĐỖ ĐĂNG TUYỂN MÔN: NGỮ VĂN 10
(Đề thi gồm có 02 trang) Năm học: 2022 – 2023
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

ĐỀ 002:
I. ĐỌC (6.0 điểm)
Đọc bài thơ sau:
( 1) Đó là mùa của những tiếng chim reo
Trời xanh biếc, nắng tràn lên khắp ngả
Đất thành cây, mật trào lên vị quả
Bước chân người bỗng mở những đường đi

( 2) Đó là mùa không thể giấu che


Cả vạn vật đều phơi trần dưới nắng
Biển xanh thẳm, cánh buồm lồng lộng trắng
Từ những miền cay đắng hóa thành thơ.

( 3) Đó là mùa của những ước mơ


Những khát vọng muôn đời không kể xiết
Gió bão hòa, mưa thành sông thành bể
Một thoáng nhìn có thể hóa tình yêu

( 4) Đó là mùa của những buổi chiều


Cánh diều giấy nghiêng vòm trời cao vút
Tiếng dế thức suốt đêm dài oi bức
Tiếng cuốc dồn thúc giục nắng đang trưa

( 5) Mùa hạ của tôi, mùa hạ đã đi chưa


Ôi tuổi trẻ bao khát khao còn, hết
Mà mặt đất màu xanh là vẫn biển
Quả ngọt ngào thắm thiết vẫn màu hoa.
(Mùa hạ– Xuân Quỳnh, Thơ Xuân Quỳnh, NXB Văn học, 2016, tr. 34)
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản là:
A. Tự sự B. Biểu cảm
C. Miêu tả D. Thuyết minh
Câu 2. Trong khổ thơ (3), mùa hạ gắn với giai đoạn nào của cuộc đời con
người?
A. Tuổi trẻ nhiều đam mê, khát vọng, hoài bão.
B. Giai đoạn trưởng thành nhiều thăng trầm, thử thách.
C. Thời thơ ấu hồn nhiên, trong sáng và đẹp đẽ.
D. Tuổi già thâm trầm, từng trải.
Câu 3. Chọn phương án trả lời đúng nhất tâm trạng của nhân vật trữ tình trong
khổ thơ (5):
A. Thảng thốt, tiếc nuối khi mùa hạ đã đi qua.
B. Thảng thốt, tiếc nuối tuổi trẻ và tin tưởng dù năm tháng qua đi nhưng những
khát khao, ước mơ vẫn còn mãi.
C. Thảng thốt, tiếc nuối khi mùa hạ của mình đã qua và mong muốn níu giữ
những khát khao tuổi trẻ.
D. Tin tưởng dù năm tháng đi qua nhưng những khát khao, ước mơ vẫn còn mãi.
Câu 4. Dòng nào dưới đây thể hiện đầy đủ những đặc điểm của bức tranh mùa
hạ trong khổ thơ (1) và khổ thơ (2)?
A.Mùa hạ rực rỡ, căng tràn sức sống.
B. Mùa hạ đẹp đẽ, trong sáng, tinh khiết với biển xanh, buồm trắng.
C. Mùa hạ rực rỡ, nên thơ, tinh khiết khiến tâm hồn con người nhẹ nhàng, bay
bổng.
D. Mùa hạ xôn xao của tiếng chim reo, của sắc biếc trời xanh, của nắng vàng rực
rỡ, cây cối trưởng thành cho đời mật ngọt, của biển xanh buồm trắng tinh khiết.
Trả lời câu hỏi/ Thực hiện các yêu cầu:
Câu 5. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: Từ những miền cay
đắng hóa thành thơ.
Câu 6. Câu thơ nào ở khổ thơ (1) thể hiện sự biến chuyển của cây trái trong mùa
hạ?
Câu 7. Khổ (4) bài thơ miêu tả những âm thanh nào?
Câu 8. Xác định nội dung của bài thơ.
Câu 9. Câu thơ “Bước chân người bỗng mở những đường đi” gợi lên trong bạn
suy nghĩ gì về sức mạnh của con người trong cuộc sống?
Câu 10. Thông điệp nào trong bài thơ có ý nghĩa nhất đối với anh/chị? Vì sao?
II. VIẾT (4,0 điểm)
Anh/ Chị hãy viết một bài luận ( khoảng 500 chữ ) thuyết phục người khác từ bỏ
thói quen lạm dụng mạng xã hội Facebook.
SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM HƯỚNG DẪN CHẤM
TRƯỜNG THPT ĐỖ ĐĂNG TUYỂN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
(Hướng dẫn chấm gồm có 03 trang) Năm học: 2022 – 2023
Môn: NGỮ VĂN 10

Phần Câu Nội dung Điểm


I ĐỌC 6,0
1 A/B 0.5
2 B/A 0.5
3 D/B 0.5
4 C/D 0.5
5 Biện pháp tu từ được sử dụng trong những dòng thơ là: Ẩn dụ 0.5
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời như đáp án: 0,5 điểm.
- Học sinh trả lời khác đáp án: 0,0 điểm
6 Câu thơ ở khổ thơ (1) thể hiện sự biến chuyển của cây trái trong mùa hạ 0.5
là:
Đất thành cây, mật trào lên vị quả.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời như đáp án: 0,5 điểm.
- Học sinh trả lời khác đáp án: 0,0 điểm
7 Khổ (4) bài thơ miêu tả những âm thanh: Tiếng dế và tiếng cuốc. 0.5
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời như đáp án: 0,5 điểm.
- Học sinh trả lời khác đáp án: 0,0 điểm
8 Nội dung của bài thơ: 1.0
Bài thơ là sự cảm nhận mới mẻ của tác giả về bức tranh mùa hạ.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời như đáp án: 1,0 điểm.
- Học sinh trả lời có ý nhưng dài dòng, chung chung: 0,5 điểm.
- Học sinh trả lời “ mùa hạ” hoặc “bức tranh mùa hạ”: 0,5 điểm
- Học sinh trả lời không hợp lí: 0,0 điểm
* Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều
cách miễn hợp lý là chấp nhận được.
9 Câu thơ Bước chân người bỗng mở những đường đi gợi lên trong bạn suy nghĩ 0.5
về sức mạnh của con người trong cuộc sống: làm nên những điều mới mẻ, lớn
lao, mở ra những con đường mới...
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời như đáp án: 0,5 điểm.
- Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,25 điểm.
- Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm.
- * Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt
nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được.
10 - Hs trình bày thông điệp ý nghĩa nhất với bản thân. Thông điệp phù hợp với nội 1,0
dung tư tưởng của bài thơ và mang tính đạo đức, thẩm mĩ.
Gợi ý:
+ Tuổi trẻ luôn khát khao, mơ ước
+ Con người không chùn bước trước mọi khó khăn, thử thách. bởi con người
làm nên những điều lớn lao, mới mẻ
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh rút ra thông điệp: 0,5 điểm.
- Học sinh lí giải hợp lí: 0,5 điểm, lí giải chung chung: 0,25 điểm, lí giải không
thuyết phục: 0,0 điểm.
* Lưu ý: Học sinh có thể rút ra những thông điệp khác nhau miễn là tỏ ra hiểu
vấn đề. Giám khảo nên linh hoạt khi chấm điểm câu này
II VIẾT 4,0
1 Yêu cầu chung:
Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận xã hội 0,25
2 Yêu cầu về kiến thức:
a. Xác định đúng vấn đề nghị luận. 0,5
Thuyết phục người khác từ bỏ thói quen lạm dụng mạng xã hội Facebook.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm.
- Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề cần nghị luận: 0,25 điểm.
b. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm 2.5
HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được vấn đề cần bàn
luận, nêu rõ lí do và quan điểm của bản thân, hệ thống luận điểm chặt chẽ, lập
luận thuyết phục, sử dụng dẫn chứng thuyết phục.
Sau đây là một hướng gợi ý:
1. Nêu rõ thói quen cần thuyết phục người khác từ bỏ; nêu lý do hay mục đích
viết bài luận.
2. Giải thích vấn đề: Lạm dụng facebook là tình trạng sử dụng facebook một
cách thiếu kiểm soát, gây ảnh hưởng đến cuộc sống.
3. Bàn luận về tác hại của việc lạm dụng Facebook:
- Việc lạm dụng facebook khiến chúng ta lãng phí thời gian. Thay vì có thể
dùng thời gian đó cho việc học hoặc những việc có ích khác, chúng ta lại chỉ
dùng thời gian để ngồi lướt facebook, đọc và xem những thứ vô bổ.
- Việc lạm dụng facebook gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu chúng ta quá lạm
dụng nó, chúng ta sẽ thức khuya. Điều này tác động không tốt đến thị lực, đến
giấc ngủ, đến chức năng của các bộ phận khác trong cơ thể.
- Việc lạm dụng facebook cũng có thể làm ảnh hưởng đến các mối quan hệ. Khi
chúng ta thường xuyên lên face, rất khó tránh khỏi những lúc, vì bực mình với
một bài viết nào đó, chúng ta buông ra những lời lẽ nặng nề. Điều này có thể
dẫn đến xích mích, hoặc thậm chí là gây gổ, đánh nhau.
4. Lợi ích của việc từ bỏ thói quen lạm dụng Facebook:
- Chúng ta sẽ có nhiều thời gian hơn để làm những công việc có ích: học bài, nói
chuyện với gia đình, học thêm kĩ năng…
- Chúng ta sẽ ăn ngủ điều độ hơn, do đó sẽ có được sức khỏe tốt hơn.
- Chúng ta sẽ tập trung hơn vào những mối quan hệ thân thiết, cải thiện và phát
triển chất lượng của những mối quan hệ thực sự hữu ích.
5. Giải pháp để từ bỏ thói quen nghiện Facebook:
- Lên kế hoạch cụ thể về những việc cần làm trong ngày, chỉ dùng facebook vào
một khoảng thời gian nhất định, vào lúc rảnh rỗi.
- Chỉ lên facebook khi thực sự cần thiết: cần tìm kiếm thông tin, cần đăng những
nội dung quan trọng.
6. Khẳng định lại lợi ích của việc từ bỏ thói quen lạm dụng Facebook; thể hiện
niềm tin vào sự cố gắng hay hy vọng ở sự thành công của người được thuyết
phục.
c. Chính tả, ngữ pháp 0,25
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.
Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ
pháp.
d. Sáng tạo: Bài viết có giọng điệu riêng; cách diễn đạt sáng tạo, văn phong trôi 0,5
chảy.
Hướng dẫn chấm: Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,25 điểm.

Tổng điểm 10.0


BẢNG ĐẶC TẢ MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I MÔN NGỮ VĂN, LỚP 10
Năm học: 2022 – 2023
THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT

Nội Mức độ nhận thức Tổng


dung/ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
T Kĩ
đơn vị
T năng TNK
kiến TNKQ TL TNKQ TL TL TNKQ TL
Q
thức
1 Đọc Thần -Xác định -Xác - Tâm 0 0 10
thoại phương định trạng - Nêu - Nội
thức biểu được của được dung
đạt/ thể bptt nhân chi tiết văn
thơ vật văn bản bản
-Xác định trữ -Suy -Rút
được chi tình. nghĩ ra
tiết - Đặc của cá thông
- Xác định điểm nhân điệp
được sự của
việc tiêu chi
biểu tiết,
hình
ảnh.
Tỉ lệ 15% 0,5% 10% 10% 20% 60
(%)
2 Viết Viết văn Viết bài văn 1
bản nghị nghị luận
luận xã thuyết phục
hội. người khác
từ bỏ thói
quen xấu.
Tỉ lệ
10 10 10 10 40
(%)
Tổng 20 10 30 30 10
Tỉ lệ % 30% 30% 30% 10% 100
Tỉ lệ chung 60% 40%

You might also like