You are on page 1of 7

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐỘI TUYỂN HSG

CỤM 06 TRƯỜNG THPT LẦN 5 - NĂM HỌC 2023-2024


Môn: Ngữ văn - Lớp 12 THPT
ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
(Đề khảo sát có 02 trang, gồm 06 câu)

Họ và tên thí sinh:…………………..…..;SBD:…..…….….;Chữ kí CBCT:….…………….

I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)


Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi
Gió rừng cao xào xạc lá đổ
Gió mù mịt những con đường bụi đỏ
Những dòng sông ào ạt cánh buồm căng
Chớm heo may trên những ngọn cau vàng
Nồm nam thổi, khắp đồng bông gạo trắng
Người xa cách vẫn chung trời gió lộng
Thương vết bùn trên áo khô se.
(…)
Dẫu đêm nay ngọn gió mùa hè
Còn bề bộn một vùng gạch ngói
Lịch sử quay những vòng xoáy gian nan
Đất nước tôi như một con thuyền
Lướt trên sóng những ngực buồm trắng xóa.

Ước chi được hóa thành ngọn gió


Để được ôm trọn vẹn nước non này
Để thổi ấm những đỉnh đèo buốt giá
Để mát rượi những mái nhà nắng lửa
Để luôn luôn được trở lại với đời...
(Trích Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi, Lưu Quang Vũ,
Tinh hoa thơ Việt, NXB Hội nhà văn, 2007)
Câu 1. "Đất nước tôi" qua cảm nhận của Lưu Quang Vũ có những đặc điểm gì?
Câu 2. Anh/chị hiểu gì về hình tượng "gió" trong đoạn trích trên?
Câu 3. Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp so sánh trong các câu thơ sau:
Đất nước tôi như một con thuyền
Lướt trên sóng những ngực buồm trắng xóa.
Câu 4. Nhận xét về mong ước của tác giả Lưu Quang Vũ được gửi gắm vào những
câu thơ dưới đây:
Ước chi được hóa thành ngọn gió
Để được ôm trọn vẹn nước non này
Để thổi ấm những đỉnh đèo buốt giá
Để mát rượi những mái nhà nắng lửa
Để luôn luôn được trở lại với đời...

II. LÀM VĂN (14,0 điểm)


Câu 1: (4,0 điểm)
Lịch sử quay những vòng xoáy gian nan
Đất nước tôi như một con thuyền
Lướt trên sóng những ngực buồm trắng xóa.
Từ ý tưởng được gợi ra qua những câu thơ trên, anh/chị hãy viết đoạn văn (200 chữ)
trình bày suy nghĩ về thái độ ứng xử cần thiết của con người trước "những vòng xoáy
gian nan" của cuộc đời.
Câu 2: (10,0 điểm)
“Trên khối đá từ ngữ
Anh bắt đầu đục đẽo những chữ tượng thanh, những chữ tượng hình
Tiếng lắng trầm nghĩ suy, tiếng bồng bềnh giấc ngủ”
(Theo Trên khối đá từ ngữ – Nguyễn Khoa Điềm)
Anh/chị hiểu ý thơ trên như thế nào? Phân tích bài thơ “Tây Tiến” của nhà thơ Quang
Dũng (Ngữ Văn 12, tập 1) để làm sáng tỏ vấn đề được đặt ra trong những câu thơ trên.

……………….. HẾT …………………


(Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA HƯỚNG DẪN CHẤM


CỤM 06 TRƯỜNG THPT ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐỘI TUYỂN HSG
ĐÁP ÁN CHÍNH THỨC LẦN 5- NĂM HỌC 2023-2024
Môn: Ngữ Văn- Lớp 12 THPT
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

A. HƯỚNG DẪN CHUNG.


- Cán bộ chấm thi cần căn cứ vào tổng thể bài làm của thí sinh để đánh giá; tránh đếm
ý cho điểm.
- Cán bộ chấm thi vừa bám sát vào đáp án - hướng dẫn chấm, vừa linh hoạt trong quá
trình chấm; trân trọng những bài làm có tri thức phong phú, lập luận sắc sảo, diễn đạt
sáng tạo.
- Bài làm chỉ đạt điểm tối đa khi đảm bảo các yêu cầu cơ bản, nội dung triển khai sâu
sắc, không mắc lỗi diễn đạt, chính tả.
- Chấm điểm lẻ đến 0,25.
B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ.
PHẦN CÂU NỘI DUNG ĐIỂM
I Đọc hiểu 6,0
1 "Đất nước tôi" có những đặc điểm: 1,0
- Hùng vĩ, bao la với "rừng cao xào xạc", "dòng sông ào ạt"
- Bình dị, gần gũi với "ngọn cau vàng, bông gạo trắng", "vết
bùn trên áo khô se"
- Thiên nhiên khắc nghiệt với "gió mù mịt", "đỉnh đèo buốt
giá", "mái nhà nắng lửa"…
- Vượt qua gian nan, thử thách với sức sống mạnh mẽ như con
thuyền “lướt trên sóng những ngực buồm trắng xóa"
2 Hình tượng "gió" trong đoạn trích mang tính đa nghĩa: 1,5
- Ở lớp nghĩa thực: đó là một yếu tố thiên nhiên quen thuộc
trong cuộc sống.
- Ở lớp nghĩa biểu tượng: "gió" tượng trưng cho tình yêu
thương lan tỏa tới mọi miền đất nước.
3 Tác dụng của biện pháp so sánh: 1,5
- Gợi dáng hình của đất nước (như một con thuyền); nhấn
mạnh vẻ đẹp và sức sống mãnh liệt, sự vươn lên không ngừng
của đất nước trước những khó khăn của lịch sử.
- Giúp câu thơ giàu hình ảnh, tăng sức biểu cảm, sinh động,
cuốn hút.
4 - Tác giả mong ước hóa thân thành ngọn gió để gắn bó, yêu 2,0
thương, trường tồn cùng đất nước và cuộc sống.
- Đó là khát vọng cao đẹp, thể hiện tình yêu quê hương đất
nước và yêu cuộc sống thiết tha, sâu sắc của nhà thơ.
II 1 Lịch sử quay những vòng xoáy gian nan 4,0
Đất nước tôi như một con thuyền
Lướt trên sóng những ngực buồm trắng xóa.
Từ ý tưởng được gợi ra qua những câu thơ trên, anh/chị hãy
viết đoạn văn (200 chữ) trình bày suy nghĩ về thái độ ứng xử
cần thiết của con người trước "những vòng xoáy gian nan"
của cuộc đời.
a) Yêu cầu về hình thức: 0,25
- Viết đúng yêu cầu một đoạn văn nghị luận. (Học sinh có thể
trình bày đoạn văn theo nhiều cách khác nhau: diễn dịch, quy
nạp, song hành, móc xích, tổng - phân - hợp)
- Xác định đúng vấn đề nghị luận: thái độ ứng xử cần thiết của 0,25
con người trước "những vòng xoáy gian nan" của cuộc đời.
b) Yêu cầu về nội dung: Thí sinh có thể làm theo nhiều 3,0
cách khác nhau song cần đảm bảo các ý sau
* Giải thích: "Vòng xoáy gian nan": Những khó khăn, thử 0,5
thách mà con người gặp phải trong cuộc sống.
* Bàn luận:
- Thái độ ứng xử cần thiết của con người trước "những vòng 2,5
xoáy gian nan" của cuộc đời: cần lạc quan, có cái nhìn tích
cực, hướng về những điều tốt đẹp, nêu cao ý chí, nghị lực, nỗ
lực hết sức mình cùng tinh thần quyết tâm cao độ vượt qua thử
thách…
- Phê phán những người bi quan, dễ lùi bước trước "vòng xoáy
gian nan" của cuộc đời.
- Thí sinh cần lấy dẫn chứng từ thực tế để làm rõ vấn đề bàn
luận.
c) Chính tả, dùng từ, đặt câu: 0,25
Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
d) Sáng tạo 0,25
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ
về vấn đề nghị luận
2 “Trên khối đá từ ngữ 10,0
Anh bắt đầu đục đẽo những chữ tượng thanh, những chữ
tượng hình
Tiếng lắng trầm nghĩ suy, tiếng bồng bềnh giấc ngủ”
(Theo Trên khối đá từ ngữ – Nguyễn Khoa Điềm)
Anh/chị hiểu ý thơ trên như thế nào? Phân tích bài thơ “Tây
Tiến” của nhà thơ Quang Dũng (Ngữ Văn 12, tập 1) để làm
sáng tỏ vấn đề được đặt ra trong những câu thơ trên.
* Yêu cầu về kĩ năng: Hiểu đề, biết cách làm bài nghị luận
văn học. Biết giải thích ý kiến mang tính chất lí luận văn học,
biết phân tích, so sánh dẫn chứng để làm sáng tỏ nhận định.
Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, hành văn trôi chảy, văn viết
có cảm xúc. Không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính
tả.
* Yêu cầu về nội dung
1. Giải thích- lí giải 1,5
* Cắt nghĩa nhận định. 0,75
- “Khối đá từ ngữ”: Chỉ ngôn ngữ đời sống, ngôn ngữ toàn
dân, là ngôn ngữ chung của cộng đồng. Đây là nguyên liệu
thô để tác giả “đục đẽo” nên các tác phẩm văn học.
- “Những chữ tượng thanh, những chữ tượng hình, tiếng lắng
trầm nghĩ suy, tiếng bồng bềnh giấc ngủ”: Nói đến những đặc
điểm của ngôn ngữ văn chương đã được “đục đẽo” nên đó là
ngôn ngữ tinh luyện, gợi hình, gợi cảm, gợi trí tưởng tượng
phong phú và làm rung động trái tim người đọc.
=> Ý thơ trên khẳng định đặc trưng của văn học là nghệ thuật
ngôn từ và lao động nghệ thuật của nhà thơ, nhà văn là sự
sáng tạo lao tâm khổ tứ về ngôn ngữ.
* Lí giải nhận định. 0,75
- Văn học là nghệ thuật của ngôn từ: Từ lời nói thô mộc của
ngôn ngữ đời sống, nhà văn, nhà thơ đã nhào nặn và tái tạo lại
nó, khoác cho nó tấm áo mới trở thành ngôn ngữ nghệ thuật
thể hiện cái vô cùng, vô tận của cuộc đời, tâm hồn con người
một cách hình tượng. Nó gợi dậy những cảm xúc, những nghĩ
suy, mang đến những cảm giác mới mẻ và trong ngần nơi độc
giả.
- Văn học là nghệ thuật ngôn từ và thơ ca là tiếng lòng của
người nghệ sĩ, thể hiện những khát vọng chân thành mãnh liệt
nhất. Cho nên nghệ thuật sử dụng ngôn từ và tạo nhạc điệu là
một trong những yếu tố nghệ thuật then chốt quyết định sự
thành công của tác phẩm và là thước đo tài năng của một nhà
văn, nhà thơ.
- Đặc điểm của ngôn từ trong văn học: Đạt đến tính chính xác,
tinh luyện; tính hàm súc, biểu cảm; tính biểu tượng và đa
nghĩa;… để khi đọc lên người đọc cảm nhận được cuộc sống
và nỗi lòng người viết, có những rung động thẩm mĩ sâu sắc.
- Trong sáng tạo nghệ thuật nhà văn, nhà thơ phải là người
“phu chữ” để tạo nên những tác phẩm nghệ thuật có giá trị
mang đậm dấu ấn cá nhân.
2. Cảm nhận bài thơ Tây Tiến (Quang Dũng) 7,5

* Giới thiệu ngắn gọn tác giả, tác phẩm, nhấn mạnh Tây 0,5
Tiến là tác phẩm thơ ca có giá trị nội dung và nghệ thuật được
tạo nên từ tâm huyết và tài năng sử dụng ngôn ngữ của Quang
Dũng.
* Trong bài thơ “Tây Tiến”, ngôn ngữ được lựa chọn công
phu, tâm huyết và sáng tạo:
+ Vần ơi (Tây Tiến ơi, nhớ chơi vơi) tạo độ ngân vang, đưa 0,5
người đọc trở về với hoài niệm, khơi gợi nỗi nhớ mênh mang,
đầy ắp giăng mắc khắp không gian, trải dài theo thời gian...
+ Phối thanh bằng, trắc và cách ngắt nhịp gợi hình, gợi cảm
trong những câu thơ tái hiện vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên 2,0
Tây Bắc trên chặng đường hành quân của người lính Tây
Tiến.
+ Cách diễn đạt đa nghĩa, sử dụng nhiều từ ngữ giàu giá trị tạo
hình mang lại ấn tượng sâu sắc về chân dung người lính Tây 2,0
Tiến hào hùng, hào hoa và tinh thần bi tráng: không mọc tóc,
quân xanh màu lá dữ oai hùm, đêm mơ Hà Nội dáng kiều
thơm, chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh…
+ Kết hợp từ độc đáo, lạ hóa, tạo sắc thái mới: mùa em, hồn 0,5
lau, hoa đong đưa, dáng kiều thơm...
+ Sử dụng những từ chỉ địa danh vừa tạo ấn tượng về tính cụ 0,5
thể, xác thực, giàu chất họa của bức tranh thiên nhiên Tây Bắc
và cuộc sống con người vừa gợi được sự hấp dẫn của nơi xứ
lạ phương xa.
+ Kết hợp từ Hán Việt (biên cương, đoàn binh, viễn xứ, khúc 0,5
độc hành) trang trọng, cổ kính, thiêng liêng với từ thuần Việt
giản dị, gần gũi (bỏ quên đời, cọp trêu người…)
+ Sử dụng linh hoạt nhiều biện pháp tu từ như: nhân hóa 0,5
(súng ngửi trời), tương phản đối lập (ngàn thước lên
cao><ngàn thước xuống…), điệp từ nhớ, lối nói giảm, nói
tránh...
0,5
Bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng là chuẩn mực của một
tác phẩm nghệ thuật ngôn từ: với đặc điểm ngôn ngữ được lựa
chọn công phu, trau chuốt, sáng tạo. Những đặc sắc, tài hoa
trong sử dụng ngôn ngữ của Quang Dũng đã khắc họa thành
công nỗi nhớ da diết của nhà thơ về người đồng đội hào hùng,
hào hoa trên cái nền thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, hiểm trở
mà thơ mộng, trữ tình.
3. Đánh giá, bình luận. 1,0
Ý thơ của Nguyễn Khoa Điềm có ý nghĩa định hướng sâu sắc
cho cả người sáng tác và người tiếp nhận văn học.
- Người sáng tác: Trong quá trình sáng tạo nghệ thuật phải
luôn dụng công ngôn ngữ để tạo nên dấu ấn sáng tạo riêng của
mình. Tuy nhiên sáng tạo văn chương không chỉ là câu
chuyện chữ nghĩa đó còn là câu chuyện con người cho nên
nhà văn, nhà thơ không chỉ chăm chăm gò câu, đẽo chữ mà
hình thức ngôn ngữ của tác phẩm phải chuyển tải những nội
dung tư tưởng, tình cảm sâu sắc mang ý nghĩa nhân sinh.
- Người tiếp nhận: Tích lũy, trau dồi ngôn ngữ, có vốn sống
sự trải nghiệm để cảm thụ vẻ đẹp ngôn ngữ trong tác phẩm
nghệ thuật. Khám phá những chiều sâu chưa nói hết của tác
giả gửi gắm trong lớp vỏ ngôn từ.
TỔNG ĐIỂM TOÀN BÀI 20, 0

-----------------------------HẾT-------------------------

You might also like