You are on page 1of 12

 Tài liệu khóa học 2K5 – KHÓA LUYỆN ĐỀ CHUYÊN SÂU (Cô Trần Thùy Dương) 

____________________________________________________________________________________________

Cô Trần Thùy Dương – Cầm bút hướng về phía mặt trời!


Khóa học 2K5 – LUYỆN ĐỀ CHUYÊN SÂU (mục tiêu 9+)

Livestream lúc 21:30 giờ, thứ 3 và 6, hằng tuần

ĐỀ THI THỬ SỐ 27.


I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Ta ngồi đọc lại ca dao Cây đa, bến nước đầy vơi quê mình…
Chợt nghe sóng vỗ lao xao chân trời
Phận nghèo chìm nổi lênh đênh
Tiếng bà ru cháu “à ơi”
Chân chất giàu nghĩa giàu tình ai ơi!
Tiếng cò tiếng vạc mưa rơi dầm dề…
Thương nhau chín bỏ làm mười
Ta ngồi đọc lại lời quê
Nhớ canh rau muống, nhớ người đi xa…
Trăng rằm mấy độ câu thề còn đây!
“Ngãi nhân như bát nước đầy” Ta ngồi đọc lại tài hoa

Người xưa nhắn nhủ người nay những lời Thẳm sâu hồn thuở ông cha vọng về…

Dẫu cho vật đổi sao dời


(“Đọc lại ca dao”, Lê Đức Đồng)
Câu 1: Hãy chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.
Câu 2: Theo anh/chị, hình ảnh “cây đa, bến nước” trong bài thơ gợi điều gì?
Câu 3: Ý thơ sau muốn nhắc nhở chúng ta phẩm chất đạo đức nào?
Phận nghèo chìm nổi lênh đênh
Chân chất giàu nghĩa giàu tình ai ơi!
Câu 4: Nêu cảm xúc của anh/chị về “lời ca dao” được nhắc đến trong bài thơ trên?
PHẦN II: LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm): Từ nội dung phần đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về tầm
quan trọng của những giá trị văn hóa truyền thống.
Câu 2. (5.0 điểm)
Trong tùy bút “Người lái đò Sông Đà”, Nguyễn Tuân đã viết:
Lại như quãng Tà Mường Vát phía dưới Sơn La. Trên sông bỗng có những cái hút nước
giống như cái giếng bê tông thả xuống sông để chuẩn bị làm móng cầu. Nước ở đây thở và kêu
như cửa cống cái bị sặc. Trên mặt cái hút xoáy tít đáy; cũng đang quay lừ lừ những cánh quạ
____________________________________________________________________________________________

 Chinh phục mục tiêu 9+ cùng Cô Trần Thùy Dương | Trang 1 | Lưu hành nội bộ 
 Tài liệu khóa học 2K5 – KHÓA LUYỆN ĐỀ CHUYÊN SÂU (Cô Trần Thùy Dương) 
____________________________________________________________________________________________

đàn. Không thuyền nào dám men gần những cái hút nước ấy, thuyền nào qua cũng chèo nhanh
để lướt quãng sông, y như là ô tô sang số ấn ga cho nhanh để vút qua một quãng đường mượn
cạp ra ngoài bờ vực. Chèo nhanh và tay lái cho vững mà phóng qua cái giếng sâu, những cái
giếng sâu nước ặc ặc lên như vừa rót dầu sôi vào. Nhiều bè gỗ rừng đi nghênh ngang vô ý là
những cái giếng hút ấy nó lôi tuột xuống. Có những thuyền đã bị cái hút nó hút xuống, thuyền
trồng ngay cây chuối ngược rồi vụt biến đi, bị dìm và đi ngầm dưới lòng sông đến mươi phút
sau mới thấy tan xác ở khuỷnh sông dưới. Tôi sợ hãi mà nghĩ đến một anh bạn quay phim táo
tợn nào muốn truyền cảm giác lạ cho khán giả, đã dũng cảm dám ngồi vào một cái thuyền
thúng tròn vành rồi cho cả thuyền cả mình cả máy quay xuống đáy cái hút Sông Đà - từ đáy
cái hút nhìn ngược lên vách thành hút mặt sông chênh nhau tới một cột nước cao đến vài sải.
Thế rồi thu ảnh. Cái thuyền xoay tít, những thước phim màu cũng quay tít, cái máy lia ngược
contre-plongée lên một cái mặt giếng mà thành giếng xây toàn bằng nước sông xanh ve một
áng thuỷ tinh khối đúc dày, khối pha lê xanh như sắp vỡ tan ụp vào cả máy cả người quay phim
cả người đang xem. Cái phim ảnh thu được trong lòng giếng xoáy tít đáy, truyền cảm lại cho
người xem phim ký sự thấy mình đang lấy gân ngồi giữ chặt ghế như ghì lấy mép một chiếc lá
rừng bị vứt vào một cái cốc pha lê nước khổng lồ vừa rút lên cái gậy đánh phèn.
Cuộc sống của người lái đò Sông Đà quả là một cuộc chiến đấu hằng ngày với thiên
nhiên, một thứ thiên nhiên Tây Bắc có nhiều lúc trọng nó thành ra diện mạo và tâm địa một
thứ kẻ thù số một. Nhìn cái thiên nhiên ấy, có những lúc thấy nó không “thơ đời Đường” nhàn
hạ, mà thấy nó chính là một cuộc đấu tranh với thiên nhiên để giành sự sống từ tay nó về tay
mình. Tôi xin ghi ở đoạn này cái hình ảnh chiến đấu gian lao của người lái đò trên chiến trường
Sông Đà, trên một quãng thuỷ chiến ở mặt trận Sông Đà.
(Trích tùy bút “Người lái đò Sông Đà, Nguyễn Tuân)
Phân tích đoạn trích trên. Từ đó nhận xét nét đặc sắc trong kí của Nguyễn Tuân.

____________________________________________________________________________________________

 Chinh phục mục tiêu 9+ cùng Cô Trần Thùy Dương | Trang 2 | Lưu hành nội bộ 
 Tài liệu khóa học 2K5 – KHÓA LUYỆN ĐỀ CHUYÊN SÂU (Cô Trần Thùy Dương) 
____________________________________________________________________________________________

Phần Câu Nội dung Điểm


I ĐỌC HIỂU 3.0
1 Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm. 0.5
2 Hình ảnh “cây đa, bến nước” gợi ra vẻ đẹp quê hương, cội nguồn. 0.75
3 Ý thơ gợi nhắc: sự chất phác, thật thà, vượt lên hoàn cảnh. 0.75
4 Cảm xúc về “lời ca dao” được nhắc trong đoạn trích: lắng mình trước 1.00
những bài học người xưa để lại; nâng niu và trân trọng.
II LÀM VĂN 7.0
1 Đoạn văn nêu suy nghĩ về tầm quan trọng của những giá trị văn 2.0
hóa truyền thống.
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn: 0.25
Thí sinh có thể trình bày theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân
- hợp, móc xích, song hành.
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Tầm quan trọng của những giá trị 0.25
văn hóa truyền thống.
c. Triển khai vấn đề nghị luận: 1.0
Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai
vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ tầm quan trọng
của những giá trị văn hóa truyền thống. Có thể theo hướng:
Những giá trị văn hóa truyền thống quan trọng vì nó gợi nhắc cho
chúng ta về cội nguồn; tạo động lực để chúng ta nâng cao trách nhiệm
của bản thân đối với đất nước; ý thức về việc cần tôn vinh vẻ đẹp dân
tộc; kết nối giữa các thế hệ,…
d. Chính tả, ngữ pháp 0.25
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo 0.25
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới
mẻ.
2 Phân tích đoạn trích (những cái hút nước và khái quát cuộc sống 5.0
của người lái đò trên vùng sông nước), nhận xét nét đặc sắc trong
ngòi bút kí của Nguyễn Tuân.
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0.25
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài
khái quát được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0.5

____________________________________________________________________________________________

 Chinh phục mục tiêu 9+ cùng Cô Trần Thùy Dương | Trang 3 | Lưu hành nội bộ 
 Tài liệu khóa học 2K5 – KHÓA LUYỆN ĐỀ CHUYÊN SÂU (Cô Trần Thùy Dương) 
____________________________________________________________________________________________

Hình tượng sông Đà ở đoạn những cái hút nước và tinh thần đối mặt
với con sông Đà hung bạo của người lái đò.
c. Triển khai vấn đề thành các luận điểm rõ ràng.
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt
các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, đảm
bảo các yêu cầu sau:
* Giới thiệu khái quát về nhà văn Nguyễn Tuân, tùy bút “Người lái đò 0.5
sông Đà” và đoạn trích.
* Phân tích đoạn trích:
- Hình tượng sông Đà với những cái hút nước cuồng nộ: 2.0
+ Độ sâu của những cái hút nước giống như “cái giếng bê tông thả
xuống sông để chuẩn bị làm móng cầu”.
+ Sự dữ dội của nước “nước thả và kêu như cửa cống cái bị sặc”;
giếng sâu nước ặc ặc lên như vueaf rót dầu sôi vào.
+ Độ xoáy nguy hiểm: “trên cái mặt hút xoáy tít tận đáy, cũng đang
quay lừ lừu những cánh quạ đàn; thuyền không dám lại gần; chèo
nhanh lướt qua.
+ Gợi cảm giác sợ hãi: khi bị hút xuống “thuyền trồng ngya cây
chuối ngược rồi vụt biến mất, bị dìm đi và đi ngầm dưới lòng sông,
mươi phút sau thì tan xác ở khuỷnh sông dưới”.
- Những cái hút nước dưới góc nhìn điện ảnh:
+ Mang đến một cảm giác lạ: cảm giác trực tiếp được khám phá đáy
sông đà sâu đến vài sải; cảm giác như cả cái giếng ụp vào cả máy lẫn
người; phải giữ chặt ghế như ghì lấy mép một chiếc lá rừng bị vứt
vào một cái cốc pha lê nước khổng lồ vừa rút lên cái gậy đánh phèn.
+ Lung linh và rực rỡ sắc màu: thành giếng toàn bằng nước sông
xanh ve một áng thủy tinh khối đúc dày, khối pha lê xanh.
- Khái quát cuộc sống của người lái đò khi đối mặt với con sông: là
cuộc chiến hàng ngày với thiên nhiên, để giành sự sống từ tay con
thác về tay mình.
- Đánh giá nghệ thuật: những liên tưởng, so sánh độc đáo; cho thấy
sự am hiểu về điện ảnh, kiến thức liên ngành; sự tài hoa, uyên bác
tỏng cách hành văn, sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Tuân.
* Nhận xét nét đặc sắc trong ngòi bút kí của nhà văn Nguyễn Tuân. 0.5

____________________________________________________________________________________________

 Chinh phục mục tiêu 9+ cùng Cô Trần Thùy Dương | Trang 4 | Lưu hành nội bộ 
 Tài liệu khóa học 2K5 – KHÓA LUYỆN ĐỀ CHUYÊN SÂU (Cô Trần Thùy Dương) 
____________________________________________________________________________________________

- Nét đặc sắc trong kí của Nguyễn Tuân: Hướng tới cái đẹp trong
thiên nhiên và con người; cái đẹp dữ dội, cảm giác mạnh, hùng vĩ;
bình thường lại rất phi thường; Ngôn ngữ đặc tả, ấn tượng giàu tính
tượng hình; cho thấy sự tài hoa, uyên bác.
d. Chính tả, ngữ pháp 0.25
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo 0.5
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới
mẻ.
TỔNG ĐIỂM 10.0

____________________________________________________________________________________________

 Chinh phục mục tiêu 9+ cùng Cô Trần Thùy Dương | Trang 5 | Lưu hành nội bộ 
 Tài liệu khóa học 2K5 – KHÓA LUYỆN ĐỀ CHUYÊN SÂU (Cô Trần Thùy Dương) 
____________________________________________________________________________________________

BÀI VIẾT THAM KHẢO


Phần I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là phương thức biểu cảm.
Câu 2: Hình ảnh “cây đa, bến nước” đã gợi cho người đọc về hình ảnh của quê hương, Tổ quốc,
cội nguồn. Những chi tiết trên đều là những hình ảnh quen thuộc, giản dị của quê hương Việt
Nam, nó chứa đựng trong đó những tình cảm da diết, nỗi nhớ khôn nguôn về nơi tươi đẹp ấy.
Câu 3: Ý thơ đã gợi lên cho người đọc về phẩm chất chất phác, thật thà, giàu tình nghĩa. Thật
vậy, dẫu cuộc đời có “chìm nổi lênh đênh”, cuộc sống còn nhiều khó khăn thì hãy luôn sống hiên
ngang, lạc quan bằng sự “chân chất, giàu nghĩa giàu tình”. Vì chỉ khi sống thật thà, chất phác
như vậy, chúng ta mới có thể nhận lại được những thành quả xứng đáng.
Câu 4: Có thể nói, “lời ca dao” trên đã khiến người đọc phải lắng mình trước những bài học của
người xưa, của ông cha ta đã để lại qua đó trân trọng chúng và khắn ghi. Bởi, chúng đã nhắc nhở
ta về biết bao phẩm chất, đạo đức đến tình cảm, tình nghĩa tốt đẹp của con người Việt Nam. Đó
là tình cảm gia đình, tình yêu quê hương, tình nghĩa con người,... tất cả đã được gói gọn trong
những câu ca dao chân chất, giản dị. Từ đó, ta càng thêm biết thêm, hiểu hơn những nét đẹp văn
hóa truyền thống ấy hơn.
Phần II: LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm): Từ nội dung phần đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về tầm
quan trọng của những giá trị văn hóa truyền thống.
Trong thời đại công nghệ 4.0 phát triển như hiện nay, việc phải bắt kịp với môi trường
sống tiến tiến là yếu tố giúp chúng ta không bị đào thải. Thế nhưng, song song với việc tiếp nhận
thêm, con người thường quên mất đi những giá trị văn hóa truyền thống, những cái vốn được coi
là cũ, xa xưa và lâu đời. Nhưng xét cho cùng những giá trị văn hóa truyền thống lại là những giá
trị cốt yếu, quan trọng đối với mỗi người nói riêng và đất nước nói chung. Giá trị văn hóa được
hiểu là những nét đẹp được kết tinh thành từ cuộc đời của nhân dân, được truyền qua các thế hệ
và dần trở thành nếp sống, những nét đẹp đặc trưng của vùng miền, của đất nước ta. Chính
những giá trị ấy tạo nên sự khác biệt của mỗi cuộc gia, len lỏi vào đời sống con người tạo nên
những phẩm chất, đức tính, lối sống tốt đẹp. Có thể nói, giá vị văn hóa truyền thông không chỉ
quan trọng với đất nước, mà còn chiếm một vị trí quan trọng đối với mỗi cá nhân trong xã hội.
Bởi, những văn hóa tốt đẹp luôn gợi nhắc ta nhớ về cội nguồn, từ đó tạo nên động lực để ta nâng

____________________________________________________________________________________________

 Chinh phục mục tiêu 9+ cùng Cô Trần Thùy Dương | Trang 6 | Lưu hành nội bộ 
 Tài liệu khóa học 2K5 – KHÓA LUYỆN ĐỀ CHUYÊN SÂU (Cô Trần Thùy Dương) 
____________________________________________________________________________________________

cao trách nhiệm của bản thân đối với đất nước. Không chỉ vậy, nó còn giúp ta nhận thức, ý thức
được cốt hồn của dân tộc, để ta luôn cảm thấy tự hào, tôn vinh và trân trọng. Đặc biệt hơn cả,
những giá trị văn hóa truyền thống sẽ là sợi chỉ đó gắn kết các thế hệ với nhau, xóa nhòa khoảng
cách, giúp tất cả mọi người trở nên gần gũi với nhau hơn. Chúng ta không thể nào phát triển,
nếu không có cội nguồn với những bản sắc riêng. Đó là nét riêng không thể trộn lẫn. Thế nên,
trong lời chia sẻ của những du học sinh Việt Nam, các bạn vẫn thường chia sẻ rằng: Ở đất nước
với bạn bè năm Châu, thì chính những giá trị văn hóa truyền thống đã giúp các bạn vững lòng
hơn để học tập và cống hiến - đó là ngọn lửa tuy không thể nhìn nhưng lại cháy rự mãnh liệt.
Hiểu được tầm quan trọng của những gí trị văn hóa truyền thống bề sâu, sẽ giúp ta nâng cao
tinh thần tự tôn dân tộc làm những cuộc bứt phá, khẳng định mình. Khẳng định như vậy, không
đồng nghĩa với việc, ai trong số chúng ta cũng nhận thức được điều đó một cách đúng đắn, vẫn
có đâu đó những bước chân chọn cách đi ngược, họ hòa tan bản sắc, trộn lẫn văn hóa, “sính đồ
ngoại lai”. Cõ lẽ, chúng ta cần có một cuộc “đào thải” những suy nghĩ lệch lạc về phát triển đúng
nghĩa và hòa tan cội nguồn. Không một cây tre nào có thể vươn cao nếu không đâm sâu rễ của
mình vào đất mẹ, và cũng không có chú chim nào, bay vào bầu trời rộng lớn mà không về cội
nguồn. Chúng ta cũng là những cây tre, nhưng chú chim, nhưng liệu ta đã nhìn về cội?
Câu 2. Phân tích đoạn trích (những cái hút nước và ý văn khái quát cuộc sống của người lái
đò). Từ đó nhận xét nét đặc sắc trong kí của Nguyễn Tuân.
BÀI VIẾT
“Không biết chừng nào mới có một nhà văn như thế, một nhà văn mà khi ta gọi là bậc
thầy của ngôn từ ta không hề thấy ngại miệng”. Đây là lời ngợi ca của Anh Đức khi nói về ngòi
bút củaNguyễn Tuân - “Một người thầy kim hoàn của chữ”. Đi sâu vào trong văn Nguyễn Tuân
ta càng hấp dẫn bởi vẻ đẹp của ngôn từ đầy sắc thái đụng chạm tới tầng sâu nhất của tâm hồn.
Và tùy bút “Người lái Đò sông Đà” là một tác phẩm hội tụ nét phong cách tài hoa ấy. Đi sâu vào
dòng Đà giang rộng lớn, Nguyễn Tuân đã lách sâu ngòi bút của mình vào trong sâu thẳm lòng
đấy của thác đá nơi đây khắc họa nên vẻ đẹp hung bạo, dữ dội của nó. Đặc biệt là đoạn văn miêu
tả về những cái hút nước: “Lại như quãng Tà Mường Vát… thủy chiến ở mặt trận Sông Đà”.
Nếu Nguyễn Bính truy tìm cái đẹp trong cái đói, nghèo khổ, bình dị, thì Nguyễn Tuân lại
say mê và tìm kiếm cái đẹp trong sự hoàn hảo. Vì vậy, nói đến Nguyễn Tuân là người ta nghĩ
ngay đến một nhà văn suốt đời đi tìm cái đẹp. Cái đẹp trong các tác phẩm của ông phải là cái
đẹp đạt đến độ hoàn thiện, hoàn mỹ. “Người lái đò sông Đà” trích từ tập tuỳ bút “Sông Đà” là một
____________________________________________________________________________________________

 Chinh phục mục tiêu 9+ cùng Cô Trần Thùy Dương | Trang 7 | Lưu hành nội bộ 
 Tài liệu khóa học 2K5 – KHÓA LUYỆN ĐỀ CHUYÊN SÂU (Cô Trần Thùy Dương) 
____________________________________________________________________________________________

trong những sáng tác tiêu biểu của Nguyễn Tuân sau cách mạng tháng Tám. Tác phẩm là kết
quả của chuyến đi Tây Bắc của Nguyễn Tuân để kiếm tìm “chất vàng thử lửa của thiên nhiên Tây
Bắc” và “chất vàng mười đã qua thử lửa” của con người nơi đây. Tác phẩm được in trong tập
“Sông Đà” xuất bản 1960.
Viết về con sông Đà hung bạo, ngòi bút Nguyễn Tuân vô cùng phóng khoáng, thoải mái
ông chẳng khác nào một tay quay phim lão luyện. Có khi ông nhìn sông Đà ở phía xa, từ phía
viễn cảnh, nhìn từ trên cao ở mỗi góc độ sông Đà lại được dịp phô bày những vẻ đẹp khác nhau.
Nguyễn Tuân đã làm nổi bật hình ảnh sông Đà trong cái dáng vẻ của “kẻ thù số một” - hung tợn,
nham hiểm và sẵn sàng nuốt chửng người lái đò trên sông.
Nguyễn Tuân là “một nhà văn suốt đời đi tìm cái đẹp” trong lí tưởng và ánh sáng, trong
con người và nhất là vẻ đẹp khuất lấp của thiên nhiên rộng lớn. Với vốn kiến thức phong phú và
uyên bác của mình, Nguyễn Tuân đã nhìn ngắm và cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên Tây Bắc
với những nét chạm khắc mới lạ và tinh tế. “Nhà văn của cái đẹp” đã không chỉ miêu tả sự hung
bạo, dữ dằn của sóng nước Đà giang qua cảm nhận của thính giác mà còn ở thị giác, không chỉ ở
hình ảnh mà còn được gợi lên từ âm thanh. Những cái hút nước ở quãng Tà Mường Vát phía dưới
Sơn La mới cuồng nộ, ghê rợn hơn nữa với “Những cái hút nước ở đây giống như cái giếng bê tông
thả xuống sông để chuẩn bị làm móng cầu”. Hình ảnh những cái giếng bê tông đượ thả xuống
sông đã tạo nên một cái thế đứng vững chắc như vị một vị thần trấn giữ nơi đây với độ sâu tạn
đáy, đen tối như một thung lũng sâu mà mặt trời không thể chiếu tới. Một cái bẫy đã được dàn
ra sẵn sàng với một cơ sở vật chất hết sức hiện đại, tiện nghi, được đầu tư công phu và kĩ càng.
Khắc rõ hơn độ sâu ấy, “người thợ hoàn kim của câu chữ” đã lấy sự dữ dội của tiếng nước để làm
rõ, “Nước ở đây thở và kêu như cái cống bị sặc” tiếng thở, tiếng kêu ấy như sự thức dậy của nội
lực, cái máu tham chiến đã thật sự nổi lên và chỉ chờ đợi thời cơ có người đi ngang qua đây và
sẵn sàng dơ món nghề điêu luyện của mình ra để so kèo cao thấp.
Người ta vẫn thường khâm phục Nguyễn Tuân ở cái tài sử dụng âm thanh để khơi hình
ảnh, đánh thức giác quan. Và khi tả độ xoáy nguy hiểm của những cái hút nước: “Trên mặt cái
hút tít đáy, cũng đang quay lừ lừ những cánh quạ đàn” cho chúng ta cảm giác, dường như dòng
sông đang vận khí, luyện công để sẵn sàng cho trận chiến sắp tới. Sự hung bạo, dữ dội ấy đã lấn
át cả con người, để rồi “Không thuyền nào dám men lại gần những cái hút nước ấy , thuyền nào
cũng chèo nhanh để lướt qua quãng sông, y như ô tô sang số ấn ga cho nhanh để vút qua một
quãng đường mượn cạp ra ngoài bờ vực.” ; “Chèo nhanh và lái cho vững mà phóng qua cái giếng
____________________________________________________________________________________________

 Chinh phục mục tiêu 9+ cùng Cô Trần Thùy Dương | Trang 8 | Lưu hành nội bộ 
 Tài liệu khóa học 2K5 – KHÓA LUYỆN ĐỀ CHUYÊN SÂU (Cô Trần Thùy Dương) 
____________________________________________________________________________________________

sâu, những cái giếng sâu ặc ặc như vừa rót dầu sôi vào”. Âm thanh từ những cái hút nước ang
lên những tiếng xèo xèo, ta cảm như có một nỗi sợ hãi đang thiêu đốt trong lồng ngực, bị thu hút
bởi những thứ bí hiểm của thiên nhiên, đất trời. Để rồi, thật lạ lùng và bất ngờ như những cơn
bão tố, lốc xoáy kéo đến hút trọn cả những sinh linh bé nhỏ đang chối chọi với sự khắc nghiệt nơi
đây. Chẳng mấy chốc mà “những thuyền đã bị cái hút nước hút xuống”, con thuyền cắm đầu như
lao xuống đáy vực sâu rồi chổng lên “trồng ngay cây chuối”- con thuyền đã bị lật hoàn toàn dưới
miếng đòn dữ dội của thiên nhiên. Cuốn theo dòng nước hun hút dưới đáy vực, con thuyền tan
tác trở thành chiến tích nằm im “tan xác ở khuỷu sông dưới”. Những cái bẫy ghê sợ, chết người
sẵn sàng chiếm đóng và lật tung con thuyền dưới sức mạnh của chúng.
Heghen từng khẳng định: “Phải đẩy tới chóp đỉnh thì cuộc sống muôn hình mới mở ra”.
Nguyễn Tuân đã đẩy ngòi bút lên nấc thang cao nhất của kịch tính, giữa sự sống và cái chết, giữa
an toàn và hiểm nguy, duy có sự chiến thắng là huy hoàng nhất. Nó chính là tấm huy chương
vàng ca ngợi sự hung bạo, dữ dội của thiên nhiên nơi đây sẵn sàng nhấn chìm tất cả bất cứ ai đi
ngang qua quãng sông này. Thiên nhiên tựa như một sinh thể thực thụ, không chỉ là thiên nhiên
vô tri vô giác mà còn mang những suy tư, lo lắng đang cựa mình trở dậy chiến đấu. Nguyễn Tuân
đã vẽ ra trên trang giấy của mình một đội quân cảm tử một thế giới văn chương sống động và
biến đởi không ngừng, đó không chỉ là một thế giới sông mà còn là một thế giới biết nói”.
Nguyễn Tuân là nhà văn của sự độc đáo và cá tính, trong con người với hai chữ “Nghệ
Thuật” viết hoa ấy, khao khát khám phá thiên nhiên và đưa ra những góc nhìn mới lạ giống như
ngọn núi lửa lúc nào cũng trực trào. Thế nên, đến với văn Nguyễn Tuân không bao giờ là những
con chữ chỉ thấy xác mà không thấy hồn, chỉ thấy chữ mà không có nghĩa, chỉ thấy ý mà không
thấy con người. Nếu ở đoạn miêu tả những cái hút nước ở góc quay trực diện, ta như cùng nhà
văn khám phá đáy sông với góc nhìn trên cao, thì đến với góc quay tưởng tượng, nhà văn đã cho
chúng ta khám phá ở cảm giác thực với “anh bạn quay phim táo tợn muốn truyền cảm giác lạ
cho khán giả, đã dũng cảm dám ngồi vào một cái thuyền thúng tròn vành rồi cho cả thuyền cả
mình cả máy xuống đáy cái hút Sông Đà – từ đáy cái hút nước nhìn ngược lên”. Lao động nghệ
thuật với Nguyễn Tuân là một sự trân trọng, dù là đóng góp nhỏ bé thì vẫn phải được khắc họa
trên nét phi thường. Ông đã kí thác tinh thần ấy qua hình ảnh anh quay phim sẵn sàng lao cả
mình và máy quay phim xuống dưới đáy để thu ảnh. Sự “táo tợn”, “dũng cảm” ấy cho thấy tinh
thần của người lai động thời kì mới không ngần ngại, không nề hiểm nguy, phớt lờ thách thức vì
nghệ thuật mà dấn thân. Nguyễn Tuân là nhà văn am hiểu nhiều lĩnh vực, trong số đó, ông từng
____________________________________________________________________________________________

 Chinh phục mục tiêu 9+ cùng Cô Trần Thùy Dương | Trang 9 | Lưu hành nội bộ 
 Tài liệu khóa học 2K5 – KHÓA LUYỆN ĐỀ CHUYÊN SÂU (Cô Trần Thùy Dương) 
____________________________________________________________________________________________

tâm sự về đam mê điện ảnh trong mình rằng: “Điện ảnh không đơn thuần chỉ là những thước
phim, mà còn là tâm hồn của người họa hình”, điều đó ý nghĩa hơn bao giờ hết khi ứng vào những
hình ảnh của người quay phim táo tợn. Và trong khoảnh khắc tích tắc ấy, giữa khoảng cách
“chênh nhau tới một cột nước cao đến vài sải”, trong cái xoay tít nguy hiểm như những cánh quạ
đàn, những thước phim, khung ảnh từ “cái máy lia ngược contre-plongée lên cái mặt giếng” đã
thu được những mảng màu rực rỡ nhất, lung linh nhất, tinh xảo nhất của những bọt nước đáy
sông kết “thành giếng xây toàn bằng nước sông xanh ve một áng thủy tinh khối đúc dày, khối pha
lê xanh”. Một vẻ đẹp toàn bích của thiên nhiên ban tặng con người dưới góc nhìn điện ảnh đầy
thú vị. Nhưng nó thú vị hơn khi cho con người ta cảm giác thật gần để cảm nhận chúng “như sắp
vỡ tan ụp cả vào máy cà người quay phim cả người đang xem”. Cảm giác này, không phải lần đầu
tiên xuất hiện trong trang văn của Nguyễn Tuân, mà trong “Bèo Thượng Hải bến Hồng Kông”,
nhà văn cũng đã từng nhắc đến: “Tôi soi mặt tôi vào chất pha-lê thuần túy chiếc cốc trong trẻo
phô rõ chất máu rượu ngon không cấn. Màu sáng bóng pha-lê phản chiếu, trả lại cho tôi một bộ
mặt vô sự”. Văn Nguyên Tuân là thế! Sắc, cảnh trong từng câu chữ của ông cũng vậy. Nó đẹp thôi
chưa đủ, nó còn phải đẹp đến sự tuyệt tác hay trác kiệt mới thỏa sức viết của ông.
Không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Tuân đặt tên cho đứa con tinh thần của mình là
“Người lái đò sông Đà” trong khi lại đi vẽ lên một bức tranh hùng vĩ về sông Đà. Như vậy, nhân
vật trung tâm phải là hình tượng người lái đò. Nhà văn miêu tả cái hùng vĩ của dòng sông thực
chất là để tôn vinh vẻ đẹp con người – một khúc hùng ca của núi rừng Tây Bắc. Thế nên, ông mới
khẳng định chắc nịch rằng: Cuộc sống của người lái đò Sông Đà quả là một cuộc chiến đấu hằng
ngày với thiên nhiên, một thứ thiên nhiên Tây Bắc có nhiều lúc trọng nó thành ra diện mạo và
tâm địa một thứ kẻ thù số một. Nhìn cái thiên nhiên ấy, có những lúc thấy nó không “thơ đời
Đường” nhàn hạ, mà thấy nó chính là một cuộc đấu tranh với thiên nhiên để giành sự sống từ
tay nó về tay mình”. Trong cuộc chiến không cân sức, giữa người lái đò lẻ loi, cùng con sông Đà
hung bạo, nguy hiểm, ông lái đò như một người hùng cưỡi chiến mã, tay vung gươm vượt qua kẻ
địch, như chiến thần Triệu Vân của Tam Quốc, đơn thương độc mã phá con soongmang diện mạo
và tâm địa điểm độc, chỉ khác mỗi điều mặt trận của ông là mênh mông sóng nước. Trên cái mặt
trận hung hiểm, trèo thác vượt ghềnh ấy, đòi hỏi người chiến sĩ phải cực kỳ dũng cảm và bình
tĩnh để ứng phó với mọi sự biến đổi khôn lường, nham hiểm của con sông, bởi chỉ sơ sẩy một chút
thôi thì đến mạng cũng chẳng còn, nói gì đến chuyện làm một người nghệ sĩ tài hoa trên con sông
Đà nghệ thuật. Chiến thắng được sông Đà với bảy mươi ba ghềnh thác là một điều không phải ai
____________________________________________________________________________________________

 Chinh phục mục tiêu 9+ cùng Cô Trần Thùy Dương | Trang 10 | Lưu hành nội bộ 
 Tài liệu khóa học 2K5 – KHÓA LUYỆN ĐỀ CHUYÊN SÂU (Cô Trần Thùy Dương) 
____________________________________________________________________________________________

cũng có thể làm dược, thậm chí đây là một chiến công phi thường. Song với ông lái đò và tất cả
những người lao động nơi đây là là một điều hết sức bình thường. Nhưng chính bởi biết giản dị
hóa bình thường hóa những điều phi thường mà tâm hồn, nhân cách của những người lao động
nơi đây càng trở nên trân trọng, đáng quý. Ông coi đó như một niềm vui sống trong cuộc đời
mình. Ông tâm sự, ông không thích chèo đò ở những nơi bằng phẳng, những nơi đó khiến chân
tay ông dại đi, cơ thể ủ rũ và buồn ngủ. Đối với ông gềnh thác vừa là bạn, vừa là thử thách ông
luôn khao khát muốn vượt qua. Cũng chỉnh bởi vậy nên khi phải đối mặt với con sông vô cùng
hung bạo, một sống một chết những ông không hề lo lắng, sợ hãi, mà luôn bình tĩnh, chủ động,
tinh thần sảng khoái tỉnh táo để chỉ huy con tàu vượt qua khỏi dòng thác dữ.
Nghệ thuật luôn đòi hỏi sự sáng tạo, sáng tạo so với chính mình và người khác. Đọc tùy
bút “Người lái đò sông Đà” với những trang văn được “kết từ hoa, dệtt ừ lụa, phủ vàng mười” của
Nguyễn Tuân, ta thấy được những nét mới trong quan điểm sáng tác của Nguyễn Tuân. Từ Huấn
Cao cho đến người lái đò sông Đà ta không chỉ thấy những đặc điểm phong cách đậm nét vẫn
được bảo lưu mà hơn nữa còn thấy được sử chuyển biến tích cực trong quan niệm về con người
của ông. Nguyễn Tuân luôn nhìn con người ở phương diện tài hoa, nghệ sĩ. Trước và sau Cách
mạng ông đều có những thống nhất riêng, tuy nhiên trước Cách mạng ông hướng tới vẻ đẹp “Vang
bóng một thời” còn sau Cách mạng ngòi bút của ông hướng tới con người lao động. Từ truyện
ngắn, hay kí thì Nguyễn Tuân cũng không còn đi tìm vẻ đẹp của những con người của một thời
vang bóng, mà phát hiện vẻ đẹp đó ngay trong cuộc sống bình dị này. Đây chính là điểm chuyển
biến lớn nhất trong quan niệm nghệ thuật về con người của ông và cũng là nét đặc sắc tạo nên
tiếng vang trong thể kí – nơi thăng hoa con người nghệ thuật “ngông” trong ông. Nguyễn Tuân
quan niệm rằng vẻ đẹp tài hoa của người nghệ sĩ không chỉ thể hiện trong lĩnh vực nghệ thuật
mà nó còn được thể hiện trong tất cả mọi lĩnh vực của đời sống con người. Khi con người đạt đến
trình đô điêu luyện trong công việc của mình thì khi đó vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ sẽ tỏa sáng.
Có lẽ, nét độc đáo trong phong cách Nguyễn Tuân, “Hạt nhân của phong cách nghệ thuật
Nguyễn Tuân có thể gói gọn trong một chữ ngông. Cái ngông vừa có màu sắc cổ điển, kế thừa
truyền thống tài hoa bất đắc chí của những Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Tản Ðà,… và trực tiếp
hơn là cụ Tú Lan, thân sinh nhà văn; vừa mang dáng vẻ hiện đại, ảnh hưởng từ các hệ thống triết
lý nổi loạn của xã hội tư sản phương Tây như triết lý siêu nhân, quan niệm về con người cao
đẳng, thuyết hiện...”(Nguyễn Đăng Mạnh). Cái ngông ấy được biểu hiện khi nhìn nhận và tiếp
nhận sự vật, sự việc trên phương diện thẩm mĩ. Nguyễn Tuân đã rất riêng khi miêu tả những gì
____________________________________________________________________________________________

 Chinh phục mục tiêu 9+ cùng Cô Trần Thùy Dương | Trang 11 | Lưu hành nội bộ 
 Tài liệu khóa học 2K5 – KHÓA LUYỆN ĐỀ CHUYÊN SÂU (Cô Trần Thùy Dương) 
____________________________________________________________________________________________

ông nhìn và cảm nhận, thứ mà “không thể tìm trong cổ họng của bất kì người nào khác” (Tuốc-
ghê-nhiép). Nét độc đáo ấy là sự kết tinh của một tâm hồn tính tế, một trí tuệ sắc sảo, tài hoa và
một cái tôi yêu thiên nhiên đất nước, trâm trọng vẻ đẹp của con người. Nét độc đáo trong kí của
Nguyễn Tuân còn nằm trong tư tưởng mới lạ được gò đẽo, diễn đạt trong kho tàng ngôn ngữ hết
sức phong phú, linh hoạt nhiều sáng tạo; những liên tưởng, so sánh vô cùng độc đáo; sự am hiểu
kiến thức liên ngành. Để rồi, cũng như Nguyễn Du viết “Truyện Kiều”, Nguyễn Tuân viết “Người
lái Đò sông Đà” đã kiến tạo thêm những lớp ngôn từ mới mẻ, làm giàu có cho ngôn ngữ Tiếng
Việt, tiếng nói dân tộc.
“Thế giới không chỉ được tạo lập một lần mà mỗi lần người nghệ sĩ độc đáo xuất hiện là
thế giới lại được tạo lập”. Cuộc sống quanh ta luôn vận động với theo vòng quay của đất trời,
nhưng suy cho cùng ngày lại qua ngày, mây vẫn bay và gió vẫn thổi, nhưng chính Nguyễn Tuân
đã mang đến cho ta một thế giới mới, tinh khôi và kì diệu. Song, ông cũng là một nhà văn góp
phần sáng tạo lại thế giới. Văn chương của ông đã mang đến cho chúng ta một chân trời huyền
bí, hấp dẫn và độc đáo. Đó là chân trời của cái đẹp, của sự tài hoa và uyên bác.

____________________________________________________________________________________________

 Chinh phục mục tiêu 9+ cùng Cô Trần Thùy Dương | Trang 12 | Lưu hành nội bộ 

You might also like