You are on page 1of 10

Người lái đò sông Đà - Nguyễn Tuân

MB: Giới thiệu vấn đề nghị luận


TB:
- Giới thiệu chung:
+ Tác giả: Vị trí + Phong cách sáng tác
+ Tác phẩm: Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, vị trí, giá trị nội dung
+ Đoạn trích: Vị trí + nội dung
- Giới thiệu hình tượng sông Đà/ ông lái đò
● Hình tượng sông Đà: Qua ngòi bút của một nhà văn luôn khám phá thế
giới ở phương tiện văn hóa, thẩm mĩ, trong tùy bút “Người lái đò sông
Đà”, dòng sông Đà không còn mang sự vô tri, vô giác nữa mà đã trở
thành một sinh thể có tâm hồn phong phú, như một công trình mĩ thuật kì
vĩ, tuyệt vời của tạo hóa với hai ấn tượng sâu đậm: dữ dằn, hung bạo và
trữ tình, thơ mộng. (Dẫn dắt để đến hình tượng hung bạo/trữ tình)
● Hình tượng ông lái đò (tự xem nha)
- Phân tích/ Cảm nhận hình tượng

* Hình tượng sông Đà hung bạo


Luận điểm 1: Sông Đà ở cảnh đá hai bên bờ sông
Luận điểm 2: Lòng sông Đà:
2.1 Quãng Tà Mường Vát
2.2 Mặt ghềnh Hát Loóng
Luận điểm 3: Thác nước và thạch trận:
3.1 Thác nước
3.2 Thạch trận

* Hình tượng sông Đà trữ tình


Luận điểm 1: Hình dáng của sông Đà trong không gian rộng lớn của núi rừng
Tây Bắc
Luận điểm 2: Màu sắc đặc biệt của sông Đà ( Sự rung cảm đến xiêu lòng của
nhà văn còn được thể hiện qua màu sắc của sông Đà…/ Vẻ đẹp thơ mộng trữ
tình của sông Đà tiếp tục được thế hiện qua… )
Luận điểm 3: Vẻ tĩnh lặng nhưng lại tràn đầy sức sống của bãi bờ sông Đà.
+ “Thuyền tôi trôi trên Sông Đà. Cảnh ven sông ở đây lặng tờ. Hình như từ
đời Lí đời Trần đời Lê, quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi.”

1
+ “Thuyền tôi trôi qua một nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa.
Mà tịnh không một bóng người. Cỏ gianh đồi núi đang ra những nõn búp. Một
đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương đêm.”
+ “Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi
niềm cổ tích tuổi xưa.”
+ “Chao ôi, thấy thèm được giật mình vì một tiếng còi xúp lê của một
chuyến xe lửa đầu tiên đường sắt Phú Thọ - Yên Bái - Lai Châu.”
Luận điểm 4: Cuộc đối thoại giả định giữa ông khách sông Đà và con hươu thơ
ngộ.
+ “Hỡi ông khách Sông Đà, có phải ông cũng vừa nghe thấy một tiếng còi
sương?”.
+ Đánh thức cuộc đối thoại: Đàn cá dầm xanh quẫy vọt lên mặt sông
bung trắng như bạc rơi thoi. Tiếng cá đập nước sông đuổi mất đàn hươu vụt
biến.
Luận điểm 5: Cuộc hội ngộ giữa Nguyễn Tuân và người bạn vong niên Tản Đà:
+ Thuyền tôi trôi trên “Dải Sông Đà bọt nước lênh đênh – Bao nhiêu cảnh
bấy nhiêu tình” trong thư “người tình nhân chưa quen biết” (Tản Đà).
+ Vật cũng nhớ những hòn đá thác xa xôi trên đoạn thượng nguồn.
* Hình tượng ông lái đò
Luận điểm 1: Ông lái đò là người mưu trí, dũng cảm, kiên cường, thạo nghề khi
đối diện với những trùng vi thạch trận trên sông Đà
1.1 Trùng vi thứ nhất (Người lái đò hiện lên như viên tướng trí dũng, song toàn
trong cuộc vượt thác ghềnh ở trùng vi thạch trận thứ 1/2 )
1.2 Trùng vi thứ hai
1.3 Trùng vi thứ ba (Ông lái đò như người nghệ sĩ tài hoa trong nghệ thuật vượt
thác ghềnh ở trùng vi thứ ba)
Luận điểm 2: Ông lái đò là người lao động bình thường nhưng là chất vàng 10
đã qua thử lửa của Tây Bắc
- Đánh giá nghệ thuật:
+ Một cây bút tài hoa, uyên bác. Nhà văn nhìn nhận, miêu tả thiên nhiên ở
phương diện văn hóa, thẩm mỹ, khắc họa con người ở khía cạnh tài hoa
+ Vận dụng tri thức từ nhiều lĩnh vực: điện ảnh, lịch sử, thơ ca, văn hóa,...
+ Các biện pháp tu từ
+ Kỹ năng quan sát tinh tế, trường liên tưởng phong phú, bất ngờ
+ Ngôn ngữ phong phú, đa dạng, giàu hình ảnh, giàu sức biểu cảm
+ Giọng văn thay đổi linh hoạt, rắn rỏi/ nhẹ nhàng

2
+ ….
- Đánh giá yêu cầu phụ
KB: Khái quát lại vấn đề

Ai đã đặt tên cho dòng sông? - Hoàng


Phủ Ngọc Tường
MB: Giới thiệu vấn đề nghị luận
TB:
- Giới thiệu chung:
+ Tác giả: Vị trí + Phong cách sáng tác
+ Tác phẩm: Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, vị trí, giá trị nội dung
+ Đoạn trích: Vị trí + nội dung
- Giới thiệu hình tượng sông Hương: Trong cái nhìn tài hoa của Hoàng Phủ
Ngọc Tường, sông Hương không còn là sự vô tri, vô giá nữa, mà đã hóa thân
thành một sinh thể có tâm hồn phong phú, có dòng đời trải qua nhiều thăng
trầm, gian truân để cuối cùng bộc lộ vẻ đẹp thơ mộng, đầy cá tính, vừa trí tuệ,
vừa dịu dàng, vừa ngọt ngào duyên dáng, vừa trữ tình bởi những chiều sâu văn
hóa
- Phân tích/ Cảm nhận

* Sông Hương trong lòng thành phố Huế


Luận điểm 1: Vẻ đẹp sông Hương khi gặp thành phố thân yêu
+ Sông Hương mang vẻ đẹp dịu dàng, tình tứ: Thể hiện tâm trạng như con
người…
Luận điểm 2: Vẻ đẹp sông Hương trong tổng thể nguyên dạng của đô thị cổ
+ So sánh với sông Xen, sông Đa - nuýp => Nét văn hóa riêng của sông
Hương
Luận điểm 3: Vẻ đẹp sông Hương trong điệu lặng lờ khi chảy giữa lòng thành
phố
+ So sánh lưu tốc chảy với sông Nê - va, sông Hương với điệu chảy lặng lờ,
chậm rãi “điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế”
+ Tác giả lý giải: Góc độ nhìn của địa lý
Góc độ nhìn của cảm xúc
+ Nhìn bằng thị giác…

3
- Đánh giá nghệ thuật:
+ Sử dụng phép so sánh, nhân hóa, liên tưởng, tưởng tượng độc đáo, mới
mẻ
+ Lời văn giàu hình ảnh, cảm xúc, giàu chất thơ
+ Ngôn ngữ tinh tế
+ Lối hành văn hướng nội, tài hoa, mê đắm
+ Vận dụng nhiều vốn kiến thức phong phú: lịch sử, thi ca, văn hóa,...
+ Kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trữ tình và chất trí tuệ, giữa nghị luận
sắc bén với suy tu đa chiều
- Đánh giá yêu cầu phụ
KB: Khái quát vấn đề
*) Sông Hương khi rời thành phố Huế

Đất Nước - Nguyễn Khoa Điềm


MB: Giới thiệu vấn đề nghị luận
TB:
- Giới thiệu chung:
+ Tác giả: Vị trí + Phong cách sáng tác
+ Tác phẩm: Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, vị trí, giá trị nội dung
+ Đoạn trích: Vị trí + nội dung
- Giới thiệu đoạn thơ
- Phân tích/ Cảm nhận

* 9 câu thơ đầu: Đất Nước đã có từ rất lâu lâu đời,


rất thân thương và rất gần gũi với con người
Lý giải nguồn gốc của Đất Nước - Đất Nước hòa quyện gắn bó sâu sắc trong
cuộc sống hằng ngày của Nhân Dân. Những cảm nhận mới mẻ, sâu sắc của nhà
thơ.
Luận điểm 1 ( Hai câu thơ đầu ): Nguyễn Khoa Điềm đã khẳng định sự hình
thành, nguồn gốc ra đời của Đất Nước
+ 1.1: Cội nguồn của Đất Nước không đâu xa xôi mà tồn tại ngay trong
chính cuộc đời của mỗi con người:
“Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi”
+ 1.2: Cội nguồn của Đất Nước còn xuất hiện gần gũi qua những thần thoại,
truyền thuyết hay cổ tích mà ta vẫn thường được mẹ kể khi còn bé:
“Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa…” mẹ thường hay kể.”

4
Luận điểm 2 ( Sáu câu tiếp ): Đất Nước không phải khái niệm trừu tượng mà rất
gắn bó, thân thuộc với mỗi người, được cảm nhận trong chiều sâu tâm hồn nhân
dân, văn hóa, lịch sử, phong tục tập quán.
+ 1.1 Trước hết đó là tục ăn trầu: “Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ
bà ăn”
+ 1.2 Tiếp đó là hình ảnh tóc mẹ bới sau đầu: “Tóc mẹ thì bới sau đầu”
(Sau hình ảnh miếng trầu, Nguyễn Khoa Điềm vẫn sử dụng chất liệu văn hoá để
đi tìm khởi nguồn của Đất Nước, đó là hình ảnh tóc mẹ bới sau đầu)
+ 1.3 Một nét văn hoá độc đáo của người Việt: “Cái kèo, cái cột thành tên”
(Không chỉ dừng lại ở việc khai thác hình tượng miếng trầu và búi tóc, Nguyễn
Khoa Điềm còn tinh tế nhắc đến một nét văn hoá độc đáo của người Việt)
+ 1.4 Truyền thống đánh giặc ngoại xâm để bảo vệ bờ cõi: “Đất Nước lớn
lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc”
+ 1.5 Tình nghĩa thủy: “Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn”
(Từ những giá trị vật chất bình dị thân quen, Nguyễn Khoa Điềm đã gắn dòng
suy tưởng đến con người ngàn đời cư trú, lao động, chiến đấu trên mảnh đất
Việt để giữ gìn và tôn tạo mảnh đất thân yêu. Đó không ai khác là những người
mẹ, người cha một đời kính trọng thuỷ chung, nghĩa tình)
+ 1.6 Đức tính cần cù lao động, chịu thương chịu khó của nhân dân ta: “Hạt
gạo phải một nắng hai sương, xay, giã, dần, sàng”
Mỗi ý thơ tách thành 1 đoạn văn ngắn riêng , vẫn nằm trong luận điểm 2
Luận điểm 3 ( Câu thơ cuối ): Nguyễn Khoa Điềm đã khẳng định chắc nịch và
đầy tự hào thông qua việc sử dụng một dấu mốc thời gian vô hình để nói về sự
trường tồn của Đất Nước :
“Đất nước có từ ngày đó…”

* 13 Câu tiếp theo: Trách nhiệm của chúng ta ngày


nay với Đất Nước (suy tư của tác giả về mối quan hệ
giữa cái riêng và cái chung, giữa cá nhân và tập thể,
giữa nhân dân và đất nước.)
Luận điểm 1 (Hai câu thơ đầu ): Trước hết Đất Nước gắn liền với tình yêu đôi
lứa, tình yêu cá nhân: (Đất Nước có trong mỗi người)
“ Trong anh và em hôm nay
Đều có một phần Đất Nước ”

5
Luận điểm 2 ( Bốn câu thơ tiếp ): Vẻ đẹp Đất Nước còn được phát hiện thêm
qua mối quan hệ giữa đất nước với con người: (Sức mạnh cá nhân sẽ làm nên
sức mạnh Đất Nước)
“Khi hai đứa cầm tay
Đất Nước trong chúng mình hài hòa nồng thắm
Khi chúng ta cầm tay mọi người
Đất nước vẹn tròn, to lớn.”
Luận điểm 3 (Ba câu thơ tiếp): Tiếp tục mạch cảm xúc là những suy tư của tác
giả về đất nước ở tương lai:
“Mai này con ta lớn lên
Con sẽ mang Đất Nước đi xa
Đến những tháng ngày mơ mộng.”
Luận điểm 4 (Bốn câu thơ còn lại): Từ suy nghĩ đó, nhà thơ lên tiếng kêu gọi ý
thức bổn phận, trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với Đất Nước:
“Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó san sẻ
Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời…”
Tham khảo phân tích 13 câu thơ Đất Nước

* 12 Câu thơ tiếp: Tư tưởng Đất Nước của nhân dân


với cái nhìn có chiều sâu và phát hiện mới mẻ. Đó là
phát hiện mới từ không gian địa lý. Thiên nhiên Đất
Nước trở nên thiêng liêng và gần gũi hơn khi có sự
hóa thân của nhân dân.
Luận điểm 1 ( 8 câu thơ đầu ): Những địa danh, thắng cảnh tiêu biểu của Đất
Nước, in đậm dấu ấn tâm hồn của nhân dân ( Chia thành các luận cứ, mỗi luận
cứ là các đoạn văn riêng: Trước hết, tiếp mạch cảm xúc, không chỉ vậy,... )
+ 1.1 Tình nghĩa vợ chồng son sắt, ân tình thủy chung của người dân đã
làm nên kỳ quan thắng cảnh quê hương:
“Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu
Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái”
+ 1.2 Sức mạnh kiên cường và truyền thống yêu nước của dân tộc để làm
nên bức tranh thiên nhiên cho Đất Nước:
“Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại

6
Chín mươi chín con voi góp mình dựng Đất tổ Hùng Vương”
+ 1.3 Hình ảnh về sự kì vĩ của núi sông và tinh thần hiếu học của người
Việt cũng hóa mình thành thắng cảnh Đất Nước:
“Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm
Người học trò nghèo giúp cho Đất Nước mình núi Bút, non Nghiên.”
+ 1.4 Những người dân vô danh bình dị còn góp phần hóa thân thành những
truyền thống tốt đẹp của dân tộc và khắc ghi những truyền thống tốt đẹp
ấy lên dáng hình đất nước, lên những hình sông, thế núi, tên đất tên
làng…thành lời nhắn nhủ đến muôn đời sau:
“Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh
Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm”

Luận điểm 2: Khẳng định vai trò của nhân dân trong công cuộc kiến tạo nên Đất
Nước ( Nhân dân chính là người đã tạo dựng, đặt tên, ghi dấu ấn cuộc đời mình
vào mỗi ngọn núi, dòng sông trên khắp mọi miền tổ quốc, họ đã hóa thân vào
bóng hình Đất Nước như một sứ mệnh thiêng liêng)
“Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi
Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha
Ôi Đất Nước sau bốn ngàn năm đi đâu ta cũng thấy
Những cuộc đời đã hoá núi sông ta…”
- Đánh giá nghệ thuật
+ Kết hợp giữa chất chính luận và trữ tình, suy tư và cảm xúc. Chất chính
luận nằm ở ý đầu tư tưởng thức tỉnh tinh thần thế hệ trẻ miền Nam xuống
đường tranh đấu, đứng về phía nhân dân; chất trữ tình thấm in cái nhìn
trân trọng, yêu quý của Nhân dân
+ Chất dân gian thấm vào tư tưởng, cảm xúc của tác giả, tạo ra tư duy nghệ
thuật riêng
+ Tư tưởng hiện đại thể hiện ở thể thơ tự do, câu thơ co duỗi nhip nhàng.
+ Thể hiện đậm đà màu sắc dân tộc
+ Giọng điệu thơ trữ tình sâu lắng mang màu sắc chính luận
+ Biện pháp tu từ: điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc,...
- Đánh giá yêu cầu phụ
KB: Khái quát vấn đề

Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài


MB: Giới thiệu vấn đề nghị luận
TB:

7
- Giới thiệu chung:
+ Tác giả: Vị trí + Phong cách sáng tác
+ Tác phẩm: Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, vị trí, giá trị nội dung
+ Đoạn trích: Vị trí + nội dung
- Giới thiệu nhân vật Mị:
+ Vị trí nhân vật: Mị là nhân vật chính, nhân vật trung tâm, là linh hồn
trong toàn bộ tác phẩm
+ Ngoại hình, phẩm chất của Mị:
+ Hoàn cảnh khiến Mị bị chà đạp cả về thể xác lẫn tinh thần:...
Ví dụ nè:
Mị là nhân vật chính, nhân vật trung tâm, là linh hồn trong toàn bộ tác phẩm
Trước đó, Tô Hoài đã miêu tả Mị là một cô gái trẻ đẹp, tài hoa, thổi sáo giỏi và
có tình yêu tự do, khát vọng hạnh phúc mãnh liệt. Không chỉ có vậy, cô còn là
một người con gái hiếu thảo và yêu lao động. Thế nhưng trớ trêu thay, chỉ vì
món nợ truyền kiếp của cha mẹ mà cô bị bắt về làm con dâu gạt nợ nhà thống lí,
làm vợ của A Sử nhưng họ sống với nhau không có lòng với nhau. Và từ đây,
chuỗi ngày địa ngục của Mị với thân phận con dâu gạt nợ mở ra. Mị không chỉ
bị chà đạp về thể xác, mà còn phải chịu biết bao đau đớn về tinh thần. Dù cuộc
sống thống khổ, trong Mị vẫn mãnh liệt một sức sống tiềm tàng và khát vọng tự
do, hạnh phúc. Khát vọng ấy đã bùng lên khi mùa xuân đang về trên đất Hồng
Ngài. Đúng như Tô Hoài từng nhận định: “Kỳ lạ thay, dẫu trong mọi cùng cực
đến thế, mọi thế lực của tội ác cũng không tiêu diệt được sức sống con người.
Đói khổ, lay lắt, nhục nhã, Mị vẫn sống âm thầm, tiềm tàng, mãnh liệt”.
- Phân tích
* Cuộc đời cơ cực của Mị
Luận điểm 1: Mị là cô gái có đầy đủ điều kiện để hưởng hạnh phúc
- Mị là cô gái H’mông xinh đẹp, trẻ trung và có tài thổi sáo
- Mị là cô gái chăm chỉ, sẵn sàng lao động, không quản ngại khó khăn
- Mị là cô gái yêu đời, yêu cuộc sống tự do, không ham giàu sang
- Mị là người con hiếu thảo, sẵn sàng lao động vất vả để trả món nợ truyền
kiếp cho cha mẹ.
Luận điểm 2: Mị là hiện thân cho số phận bị chà đạp, vùi dập cả thể chất lẫn
tinh thần
- Nguyên nhân: Trực tiếp: Món nợ truyền kiếp của cha mẹ
Gián tiếp: Bản chất dã man, vô nhân đạo của giai cấp thống trị
miền núi trước năm 1945
- Biểu hiện:

8
+ Mị bị chà đạp về thể xác
+ Mị bị chà đạp về tinh thần
* Đêm đông cứu A Phủ
Luận điểm 1: Sự chuẩn bị của Tô Hoài (Chặng 1)
+ Trạng thái thản nhiên đến đáng sợ của Mị
+ Lý giải 3 nguyên nhân cho vấn đề Mị trở nên vô cảm
Luận điểm 2: Nguyên nhân và diễn biến tâm lí, hành động nhân vật Mị (Chặng
2)
- Nguyên nhân:
+ Chọn thời điểm mùa đông lạnh giá của vùng cao Tây Bắc
+ Thói quen của Mị: Đêm nào Mị cũng dậy thổi lửa hơ tay
+ Dòng nước mắt của A Phủ
- Diễn biến tâm lí của Mị:
+ Trước hết Mị nhớ lại đêm năm trước cũng bị A Sử trói như vậy
+ Câu nói của Mị: “Trời ơi! Nó bắt trói đứng con nhà người ta tới chết”;
“Chúng nó thật độc ác”; “Cơ chừng chỉ đêm mai là người kia chết, chết
đau, chết đói, phải chết”.
Luận điểm 3: Mị cắt dây trói cứu A Phủ (Chặng 3)
+ Hành động rút con dao như vẫn thường dùng cắt lúa, cắt từng sợi dây
mây cứu A Phủ
+ Khoảnh khắc trùng lại trong tâm lí Mị: “Mị đứng lặng trong bóng tối”
Luận điểm 4: Khát vọng tự do trong Mị trỗi dậy (Chặng 4)
+ Mị vụt chạy theo A Phủ
+ “A Phủ cho tôi đi với”
- Đánh giá nghệ thuật:
+ Ngôn ngữ, nghệ thuật kể chuyện đậm chất Tây Bắc
+ Nghệ thuật trần thuật hấp dẫn người đọc nhờ vào điểm nhìn trần thuật khi
ở bên ngoài quan sát khách quan, khi thì đứng ở bên trong để thấy được
tâm tư, nỗi lòng của nhân vật.
+ Nghệ thuật tả cảnh thiên nhiên đặc sắc
+ Nghệ thuật phân tích diễn biến tâm lí nhân vật
+ Sử dụng nhiều chi tiết nghệ thuật đặc sắc
+ Câu văn đậm chất thơ
+ Giọng điệu, âm điệu của những câu văn nhịp nhàng, hòa cùng cảm xúc,
tâm trạng nhân vật
- Đánh giá yêu cầu phụ

9
“Văn học, đó là tư tưởng đi tìm cái đẹp trong ánh sáng”. (CharlesDuBos)

Mong rằng với những tài liệu trên sẽ giúp cho các em có thêm những kiến
thức mới để giúp cho bài viết thêm sâu sắc và ấn tượng hơn. Chúc các em
bình tĩnh, tự tin và tìm được ánh sáng của chính mình.

10

You might also like