You are on page 1of 17

Ngữ Văn 12 - Trần Thị Ngọc Phượng - THPT Chuyên Lê Hồng Phong - 0914702708

AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG?


(Hoàng Phủ Ngọc Tường)
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. TÌM HIỂU CHUNG
1.1. Tác giả
- Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh năm 1937 tại Huế, quê gốc ở Quảng Trị.
- Ông là một trí thức yêu nước, có vốn hiểu biết sâu rộng trên nhiều lĩnh vực, chuyên về thể loại bút kí.
- Nét đặc sắc trong sáng tác của Hoàng Phủ Ngọc Tường là ở sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và tính trữ tình,
giữa nghị luận sắc bén với suy tư đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức sâu rộng về triết học, văn hoá, lịch sử, địa
lí,... tất cả được diễn đạt trong lối hành văn hướng nội súc tích, mê đắm và tài hoa. “Bút kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường
hấp dẫn người đọc ở tấm lòng nhân văn sâu sắc, trí tuệ uyên bác và chất Huế trong thơ huyền hoặc, quyến rũ. Đó là
những trang viết tài hoa, tài tử, tài tình.” (Ngô Minh)
- Hoàng Phủ Ngọc Tường có thể được xem là một trong những người viết hay nhất về xứ Huế. Nếu như Tô Hoài am
tường về Hà Nội như thể trằm mình trong bầu không khí văn hoá thủ đô thì chính Hoàng Phủ Ngọc Tường đã gắn bó,
thấu hiểu xứ Huế bằng một tình yêu máu thịt. “Có thể nói cái chất Huế đầy ắp trong con người anh. Nếu có một ai đó
muốn tìm hiểu thế nào là một tâm hồn Huế, thiết nghĩ chỉ cần đọc tùy bút của Hoàng Phủ Ngọc Tường là có thể biết
được phần nào.” (Đặng Nhật Minh)
1.2. Tác phẩm
a. Hoàn cảnh sáng tác: Ai đã đặt tên cho dòng sông? là bài bút kí xuất sắc, viết tại Huế, ngày 4 – 1 – 1981, in trong tập
sách cùng tên. Đây là tùy bút giàu chất trữ tình viết về vẻ đẹp của sông Hương với bề dày lịch sử và văn hóa Huế, rất
tiêu biểu cho phong cách của ông.
b. Thể loại: Bút kí – thể loại ghi chép các sự kiện, qua đó ghi lại những cảm xúc, suy nghĩ của tác giả.
c. Giá trị nội dung và nghệ thuật
- Đoạn trích bài bút ký “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” là đoạn văn xuôi súc tích và đầy đủ chất thơ về sông Hương,
một bài kí văn hóa Huế. Nét đặc sắc làm nên sức hấp dẫn của đoạn trích là những cảm xúc sâu lắng được tổng hợp từ
một vốn hiểu biết phong phú về văn hóa, lịch sử, địa lý và văn chương.
- Văn phong tao nhã, hướng nội, tinh tế và tài hoa.
- Ngôn ngữ giàu hình ảnh và đậm chất trữ tình, suy tư, câu văn giàu nhạc điệu.
- Các biện pháp so sánh, nhân hóa độc đáo, đặc sắc, thú vị và giàu chất thơ đạt hiệu quả cao.
- Cách đặt nhan đề hấp dẫn vừa thể hiện niềm tự hào vừa định hướng bao quát nội dung của tác phẩm vì cả bài tùy bút
là cuộc hình trình tìm kiếm lời đáp cho câu hỏi ở nhan đề.
d. Ý nghĩa nhan đề: Nhan đề bài kí là một câu hỏi tu từ: Câu hỏi này được tác giả giải thích qua câu chuyện ở cuối bài
tuỳ bút: Người làng Thành Trung có nghề trồng rau thơm. Ở đây có một huyền thoại kể rằng, vì yêu quý con sông xinh
đẹp, nhân dân hai bờ sông Hương đã nấu nước của trăm loài hoa đổ xuống dòng sông cho làn nước thơm tho mãi mãi.
Nhưng câu trả lời đó chỉ gợi cho tác giả thêm nhiều băn khoăn: Ai đã đặt tên cho dòng sông? Có lẽ huyền thoại trên đã
giải đáp câu hỏi ấy chăng?. Kì thực, nói như Claudio Magris, “Văn học không quan tâm đến câu trả lời do nhà văn đem
lại, mà quan tâm đến những câu hỏi do nhà văn đặt ra và những câu hỏi này luôn rộng hơn bất kì câu trả lời cặn kẽ
nào.” Chính câu hỏi từ nhan đề mới là điểm quan trọng chứ không phải là câu trả lời từ huyền thoại. Câu hỏi ấy gợi lên
nhiều suy nghĩ cho người đọc:
- Gợi sự thắc mắc của nhà văn về tên dòng sông Hương; gợi sự tìm kiếm vẻ đẹp của dòng sông, của thiên nhiên và con
người xứ Huế. Và có lẽ chính bút kí này là hành trình tìm kiếm câu trả lời của nhà văn, mà bản chất của nó là tìm kiếm
diện mạo thật sự của sông Hương.
- Gợi sự vấn vương, lưu luyến trước vẻ đẹp không bao giờ khám phá hết được của dòng sông Hương. Sông Hương đẹp,
ai cũng thấy điều đó. Nhưng vẻ đẹp của sông Hương mãi mãi là một cái đẹp không bao giờ có thể chạm đến trong đời.
Có chăng, với mỗi người, với mỗi cuộc tìm kiếm, sông Hương sẽ chỉ thoáng hiện ra những nét nào đó của vẻ đẹp, còn
phần sâu kín nhất, nó đã giấu lại ở thâm sâu rừng già, ở dưới lớp sương mù hư ảo của xứ Huế.
- Nhan đề bộc lộ niềm tự hào về thiên nhiên và con người xứ Huế. Qua đó, thể hiện tình yêu quê hương đất nước sâu
nặng của nhà văn. “Thiên nhiên vốn có mặt trong mỗi số phận con người nhưng chỉ với Hoàng Phủ Ngọc Tường, hình
như thiên nhiên đã hóa thành máu thịt cuộc đời, trở thành ám ảnh khôn nguôi.” (Netcodo)
e. Chủ đề: Tác giả ca ngợi, tự hào vẻ đẹp độc đáo của dòng sông Hương, bộc lộ tình yêu tha thiết, sâu lắng với xứ Huế
thân yêu, với đất nước.
2. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

Văn khoa Ngọc Phượng LHP: 684/39 Trần Hưng Đạo, P2, Q 5 - 0981702708 1
Ngữ Văn 12 - Trần Thị Ngọc Phượng - THPT Chuyên Lê Hồng Phong - 0914702708
2.1. Sông Hương – vẻ đẹp thiên nhiên
2.1.1. Vẻ đẹp của sông Hương ở thượng nguồn:
- Sông Hương nhìn từ cội nguồn là dòng chảy có mối quan hệ sâu sắc với dãy Trường Sơn:
+ Khúc sông chảy qua Trường Sơn của dòng Hương được gọi là sông A Pàng. Trong mối quan hệ đặc biệt này, sông
Hương tựa như “một bản trường ca của rừng già” với nhiều tiết tấu hùng tráng, dữ dội. Cụ thể:
Ø Khi “rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn”: Khúc thượng nguồn bao giờ cũng là đoạn mà nước sông chảy dữ dội
nhất. Hoàng Phủ Ngọc Tưởng đã khắc hoạ sự dữ dội ấy bằng âm thanh nước chảy – “rầm rộ”. Con sông ẩn
mình trong rừng già đầu nguồn, dưới những bóng cây “đại ngàn” càng làm tăng cảm giác dữ dội, hùng vĩ và
hoang sơ của nó.
Ø Lúc “mãnh liệt qua những ghềnh thác”: Bắt nguồn từ dãy Trường Sơn gập ghềnh, sông Hương cũng có những
khúc chảy qua ghềnh thác. Sắc thái của nó lúc này đã chuyển từ âm thanh sang dòng chảy: mãnh liệt. Tác giả
muốn ta hình dung con nước chảy ào ạt, dữ dội bất chấp những đoạn khúc khuỷu lên xuống của địa hình.
Ø Khi “cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn”: Có khi sông Hương đổ từ trên cao rừng già xuống rồi
mất hút theo chiều cao, chiều sâu của núi rừng. “Cuộn xoáy” là hình dạng của dòng nước khi nó đang chảy
mạnh thì rơi vào chỗ trũng nào đó. “cơn lốc” giúp ta dễ hình dung hơn về hình ảnh con nước cuộn xoáy, đồng
thời cũng khắc hoạ cả thời gian xuất hiện của những xoáy nước ấy: chúng xuất hiện rồi mất hút rất nhanh theo
những vực thẳm. Tác giả tăng thêm nét bí hiểm của dòng sông trong rừng bằng hình ảnh “những đáy vực bí
ẩn”. Sông Hương không chỉ gầm thét dữ dội mà còn có những đoạn thâm sâu, bí hiểm. Với những người dân
địa phương, những đáy vực bí ẩn ấy “có những hang thẳm giống như cửa động từ đó một phần nước sông A
Pàng rẽ ra để chảy về cõi âm”. Thế nên những đáy vực bí ẩn nơi sông Hương chảy qua còn chứa đựng niềm tin
tâm linh của người dân bản xứ.
Ø Lúc “dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng.”: Nhưng ngay cả trong
rừng, sông Hương cũng có diện mạo rất đa dạng. Những khi chảy qua các dặm rừng dài có hoa đỗ quyên rừng
nở đỏ, sông Hương lại trở nên “dịu dàng” và “say đắm”. Hai từ này vốn dùng để chỉ cảm xúc của con người,
nhất là người con gái, đứng trước những điều mình yêu quý. Con sông chảy chậm lại như đang say mê trước vẻ
đẹp của những bông hoa đỗ quyên.
Ø Sông Hương không có một tâm tình cố định mà với từng cảnh vật khác nhau ở hai bên bờ, nó lại thể hiện ra một
diện mạo khác. Với những bóng cây đại ngàn, những ghềnh thác, nó gầm lên dữ dội; đến khi qua những đoạn
thoai thoải, giữa những bờ hoa, sông Hương lại trở nên đằm thắm và dịu dàng. Lúc này, tác giả chỉ còn miêu tả
tính cách của dòng sông chứ không còn khắc hoạ âm thanh hay hình dạng dòng chảy của nó. Phải chăng tuy có
nhiều gương mặt nhưng tính cách thật sự của sông Hương là thế, là “dịu dàng” và “say đắm” như một người
con gái? Có lẽ những nét tính cách này đã giúp sông Hương tìm thấy và ở lại với thành phố Huế của mình.
- Ngoài ta, ta thấy chính khung cảnh oai linh của rừng già với những “bóng cây đại ngàn”, những “ghềnh thác”, “đáy
vực” và cả một rừng hoa – đều đã tôn lên những nét đẹp rất riêng của sông Hương. Hình như chính rừng già cũng ưu ái
nâng niu dòng sông bằng tất cả những gì đặc biệt nhất của mình.
- Bằng biện pháp so sánh kết hợp nhân hoá, sông Hương hiện ra tựa “cô gái Di - gan phóng khoáng và man dại”. Di-
gan là một dân tộc du mục từ thời xa xưa. Nhắc đến Di-gan, người ta nghĩ ngay đến những người lang thang đây đó,
tính tình phóng khoáng, tự do và có chút gì hoang dã. Người con gái Di-gan thường xuất hiện với những bộ váy xếp
tầng đầy màu sắc, những trang sức cầu kì và điệu múa man dại, kì lạ mà cũng hết sức quyến rũ. Trong rừng già, với
Hoàng Phủ Ngọc Tường, sông Hương trẻ trung, phóng khoáng, tự do; sức sống, sức chảy của dòng sông mạnh mẽ, cuồn
cuộn - “bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng”. Nhưng gọi sông Hương là cô gái Di-gan, hẳn tác giả còn
muốn chỉ ra cả vẻ đẹp đầy mê hoặc của dòng sông ngay cả khi không có sự dịu dàng, đằm thắm như nó vốn là. Tuy
nhiên, rừng già không chỉ hun đúc nên bản tính Di-gan trong sông Hương mà còn “chế ngự sức mạnh bản năng” để
“khi ra khỏi rừng, sông Hương nhanh chóng mang một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ, trở thành người mẹ phù sa của một
vùng văn hoá xứ sở”. Chính rừng già đã giúp dòng sông uốn nắn lại dòng chảy cuồn cuộn, mãnh liệt của mình; đã cất
giữ bản tính kì lạ, bí ẩn đấy lại trong những đại ngàn thâm u, để khi vừa ra khỏi rừng, đến với những vùng đồng bằng,
sông Hương không hề bỡ ngỡ mà nhanh chóng trở thành nguồn cung cấp, bồi tụ nên những mảnh đất nhiều phù sa màu
mỡ. Lúc này, không còn là cô gái Di-gan với điệu múa man dại nữa mà con sông đã trở thành “người mẹ phù sa”. Từ
hình ảnh này, tác giả đã ngầm ý ngợi ca: dòng sông Hương êm ả, dịu dàng này chính là nguồn cội của mảnh đất văn
minh kinh kì xứ Huế. Đó là phẩm tính “trí tuệ” của dòng sông. Điều này thực ra cũng không có gì đặc biệt, bởi có thành
phố lớn nào ở phương Đông nông nghiệp lại không phát triển bên dòng chảy của một con sông nào đó? Trung Quốc có
Hoàng Hà, Trường Giang; Ấn Độ có sông Hằng; phía bắc phía nam nước ta có sông Hồng, sông Cửu Long thì Huế lại
có riêng mình dòng sông Hương.

Văn khoa Ngọc Phượng LHP: 684/39 Trần Hưng Đạo, P2, Q 5 - 0981702708 2
Ngữ Văn 12 - Trần Thị Ngọc Phượng - THPT Chuyên Lê Hồng Phong - 0914702708
- Như thế, sông Hương không phải là một tính cách thuần nhất, mà sự dịu dàng của nó cũng không phải ngay từ đầu đã
như vậy. Tác giả đã nhìn thấy sự biến đổi đầy gian truân của dòng sông từ khi nó mới sinh ra ở đầu nguồn, nó cuồn cuộn
chảy giữa những ghềnh thác, trẻ trung và say đắm để rồi qua sự uốn nắn của rừng Trường Sơn, nó mới có diện mạo đằm
thắm, dịu dàng và trí tuệ như ta vẫn thấy: “Nếu chỉ mải mê nhìn ngắm khuôn mặt kinh thành của nó, tôi nghĩ rằng người
ta sẽ không hiểu một cách đầy đủ bản chất của dòng sông Hương với cuộc hành trình gian truân mà nó đã vượt qua,
không hiểu thấu phần tâm hồn sâu thẳm của nó…” Người ta chỉ thường thấy và cũng chỉ mải mê ngắm nhìn khuôn mặt
kinh thành – phần sông Hương bày ra cho chúng ta – mà không thấy được những vẻ đẹp khác, sâu thẳm hơn, kín đáo
hơn (và cũng dữ dội hơn). Phần tâm hồn đó, dòng sông “hình như không muốn bộc lộ, đã đóng kín lại ở cửa rừng và
ném chìa khoá trong những hang đá dưới chân núi Kim Phụng”. Tác giả đã khám phá ra diện mạo trọn vẹn của dòng
sông, khám phá cả quá trình “gian truân” mà dòng sông phải vượt qua để có được gương mặt kinh kì. Sông Hương là
một nhân cách trọn vẹn.
ð Sông Hương vùng thượng lưu toát lên vẻ đẹp của một sức sống mãnh liệt, hoang dại, đầy cá tính. Với nghệ
thuật nhân hóa, trí tưởng tượng phong phú, hình ảnh so sánh độc đáo, tác giả đã thể hiện sự sáng tạo trong việc
miêu tả sông Hương.
• Đáp án thi THPT.QG năm 2018-2019:
- Hình tượng sông Hương có vẻ đẹp phong phú:
+ Sông Hương khi chảy giữa lòng Trường Sơn mang vẻ đẹp hoang dại, mãnh liệt, đầy cá tính: bản trường ca của rừng
già vừa rầm rộ, mãnh liệt vừa dịu dàng, say đắm; cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại, bản lĩnh gan dạ, tâm hồn
tự do và trong sáng.
+ Sông Hương khi ra khỏi rừng mang vẻ đẹp đằm thắm, sâu lắng của người mẹ; sắc đẹp dịu dàng trí tuệ; người mẹ phù
sa của một vùng văn hoá xứ sở.
- Hình tượng sông Hương được thể hiện bằng ngôn ngữ tinh tế, giàu chất thơ; lối hành văn hướng nội, mê đắm, tài hoa;
nghệ thuật so sánh, nhân hoá tạo những liên tưởng độc đáo, thú vị.
* Nhận xét cách nhìn mang tính phát hiện về dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường:
- Nhà văn nhìn sông Hương không chỉ như một dòng chảy tự nhiên mà còn như một con người với vẻ đẹp tâm hồn sâu
thẳm, đầy nữ tính; không chỉ khám phá hành trình đầy biến hoá mà còn khẳng định vai trò sinh thành văn hoá Huế của
dòng sông.
- Cách nhìn độc đáo, mang tính phát hiện về dòng sông cho thấy vốn hiểu biết uyên bác, tình yêu quê hương sâu nặng,
phong cách kí đậm chất trí tuệ và trữ tình của nhà văn.
2.1.2. Vẻ đẹp của sông Hương ở ngoại ô thành phố Huế
- Sông Hương được nhìn trong mối quan hệ với kinh thành Huế. Những đoạn văn miêu tả vẻ đẹp của dòng sông trước
khi về đến thành phố thể hiện nét lịch lãm và tài hoa của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Độc giả khó cưỡng một sức hấp dẫn
toát lên từ hàng loạt động từ diễn tả cái dòng chảy sống động qua những địa danh khác nhau của xứ Huế.
- Trước khi trở thành người tình dịu dàng và chung thuỷ của cố đô, sông Hương đã trải qua một hành trình đầy gian
truân và nhiều thử thách. Trong cái nhìn tinh tế và lãng mạn của tác giả, toàn bộ thuỷ trình của dòng sông tựa như một
cuộc tìm kiếm có ý thức người tình nhân đích thực của người con gái trong một câu chuyện tình yêu nhuốm màu cổ
tích. “Phải nhiều thế kỉ qua đi, người tình mong đợi mới đến đánh thức người gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh
đồng Châu Hoá đầy hoa dại.”
+ Giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại, sông Hương là “người gái đẹp nằm ngủ mơ màng”. Tiềm lực và vẻ đẹp của
dòng sông còn chưa tỉnh thức. Bởi vùng Châu Hoá ngày xưa là mảnh đất chưa phát triển, khắp nơi chỉ có cỏ cây hoang
dại. Ở mảnh đất đó, sông Hương không còn dáng vẻ man dại như ở rừng già song cũng chưa có được vẻ đẹp như khi
chảy vào thành phố Huế.
+ Nhưng ngay sau khi ra khỏi vùng núi, thì cũng như nàng tiên được đánh thức, sông Hương bỗng bừng lên sức trẻ và
niềm khao khát của tuổi thanh xuân trong sự “chuyển dòng liên tục”, rồi “vòng giữa khúc quanh đột ngột”, “uốn mình
theo những đường cong thật mềm” để làm một cuộc “tìm kiếm có ý thức để đi tới nơi gặp gỡ thành phố tương lai của
nó”: Tất cả đối lập hẳn với sự dịu dàng, thầm lặng, mơ màng ngủ trước đó. Giờ đây, ta chỉ thấy ở dòng sông là sự vội
vàng, cuống quít và cả mạnh mẽ, tự chủ - tìm kiếm có ý thức. Đó là nét tính cách bắt rễ từ dòng chảy mãnh liệt từ thuở
dòng sông còn ẩn dưới bóng đại ngàn. Cũng chẳng trách được, bởi dòng sông đã xa cách với “người tình” của nó suốt
hàng bao nhiêu thế kỉ. Vội vàng thế nhưng tác giả vẫn phát hiện được những nét nữ tính tinh tế của dòng sông: “…đường
cong thật mềm…”. Dòng sông rẽ dòng đột ngột mà vẫn mềm mại, êm ái biết bao. Tác giả dùng phép liệt kê để phác hoạ
bản đồ dòng chảy sông Hương qua những địa danh nổi tiếng ở ngoại ô thành phố Huế: “Từ ngã ba Tuần, sông Hương
theo hướng nam bắc qua điện Hòn Chén; vấp Ngọc Trản, nó chuyển hướng sang tây bắc, vòng qua thềm đất bãi Nguyệt

Văn khoa Ngọc Phượng LHP: 684/39 Trần Hưng Đạo, P2, Q 5 - 0981702708 3
Ngữ Văn 12 - Trần Thị Ngọc Phượng - THPT Chuyên Lê Hồng Phong - 0914702708
Biểu, Lương Quán rồi đột ngột vẽ một hình cung thật tròn về phía đông bắc, ôm lấy chân đồi Thiên Mụ, xuôi dần về
Huế”.
+ Chặng đầu của hành trình, sông Hương vẫn “đi trong dư vang của Trường Sơn”, vẫn còn mạnh mẽ chảy qua những
vực sâu, ghềnh thác.
+ Để rồi đi qua vực sâu dưới chân núi Ngọc Trản, dòng sông trở nên êm ả hơn với sắc nước “xanh thẳm” và rồi yên
bình trôi đi lững lờ giữa hai bên vách núi. Bắt đầu từ vị trí đó, sông Hương đã thực sự có được diện mạo mới: “dòng
sông mềm như tấm lụa, với những chiếc thuyền xuôi ngược chỉ bé vừa bằng con thoi”. Ở đây, Hoàng Phủ Ngọc Tường
đã nhìn từ trên cao xuống, có lẽ là nhìn từ trên núi Ngọc Trản, để thấy dòng sông như mảnh lụa, còn những con thuyền
trôi xuôi bé nhỏ. Tác giả dùng từ “mềm” để miêu tả cảm nhận của mình về dòng sông. Đó không chỉ là những chỗ uốn
lượn mềm mại của dòng chảy mà còn bao gồm cả mặt nước trong suốt, bằng lặng. Cũng chính trên mặt nước chỗ này
của Hương giang, Xuân Diệu đã nghe tiếng đàn buồn của người nương tử vang lên từ khúc sông trong như pha lê mà
viết bài Nguyệt cầm.
+ Cũng từ góc nhìn trên cao, tác giả đã có những phát hiện thú vị về màu nước của con sông. Sông Hương đổi màu tuỳ
theo cảnh vật bên bờ, bởi chính những ngọn đồi cao như Vọng Cảnh, Tam Thai, Lựu Bảo đã tạo nên những “mảng phản
quang nhiều màu sắc trên nền trời tây nam thành phố” và hẳn những sắc màu ấy cũng đã rọi xuống dòng sông, tạo nên
một sắc nước đổi màu qua từng chặng chảy trôi: “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím”. “Sông Hương rất nhạy cảm với ánh
nắng nó thay màu nhiều lần trong một ngày như hoa phù dung và nhiều khi màu nước không biết từ đâu mà có, không
giống với màu trời” (Sử thi buồn).
+ Khi dòng sông chảy qua rừng thông già, nó lại mang một vẻ đẹp khác. Đó là vẻ đẹp của tịch mịch và linh thiêng, được
tạo nên từ những lăng tẩm đồ sộ của các vua chúa tự xa xưa. Ở đây, Hoàng Phủ Ngọc Tường không chỉ nhắc đến cảnh
vật mà còn chú ý đến thời gian: “giấc ngủ nghìn năm của những vua chúa”. Di tích của quá khứ như được phong kín
trong sự linh thiêng của lớp bụi quá khứ và sự u tịch của rừng thông mà sông Hương là tạo vật duy nhất có thể yên lặng
đi qua và nhận lấy vẻ đẹp trầm u đó. “Dòng nước sông Hương chảy lặng lờ/ Ngàn thông núi Ngự đứng như mơ” (Đông
Hồ). Khi ra đến đồi Thiên Mụ, dòng sông Hương lại mang lấy vẻ đẹp trầm mặc, an nhiên, “như triết lí, như cổ thi” –
mặt sông trở nên tĩnh lặng với bên kia là tiếng chuông chùa Thiên Mụ vang vang và rồi đến lúc bừng sáng, tươi tắn và
trẻ trung khi gặp tiếng gà bát ngát của những xóm làng trung du yên ả. Vẻ đẹp của sông Hương đã thấm vào mình những
nét đẹp huyền diệu của thiên nhiên xứ Huế, để nó trở thành một bài thơ chảy giữa những núi đồi, thôn xóm mà in dấu
hình bóng của những nơi nó đã đi qua. Ở đây, Hoàng Phủ Ngọc Tường dành trọn vẹn một đoạn dài để khắc họa con
sông trước khi về đến thành phố mà đâu đâu cũng là những câu dài với giọng điệu êm ả như chính tác giả đang đắm
mình vào sự trầm mặc của xứ Huế, của sông Hương. “Huế trong những trang văn của Hoàng Phủ Ngọc Tường mang
âm hưởng huyền hoặc của những thành quách rêu phong, những khu vườn trầm mặc, cổ kính, những rừng thông u tịch,
nét trữ tình của núi Ngự sông Hương.” (Lê Thị Hường)
ð Trong cái nhìn tinh tế và lãng mạn của tác giả, toàn bộ thủy trình của dòng sông như một cuộc tìm kiếm có ý
thức người tình nhân đích thực của một người con gái trong câu chuyện tình yêu nhuốm màu cổ tích. Hai bút
pháp kể và tả được kết hợp nhuần nhuyễn và tài hoa trong đoạn văn đã làm nổi bật một sông Hương đẹp bởi
phối cảnh kì thú giữa nó với thiên nhiên xứ Huế phong phú mà hài hoà.
2.1.3. Sông Hương khi chảy vào thành phố
- Như đã tìm thấy chính mình khi gặp thành phố thân yêu, sông Hương “vui tươi hẳn lên giữa những biền bãi xanh biếc
của vùng ngoại ô Kim Long”, dòng sông “kéo một nét thẳng thực yên tâm theo hướng tây nam - đông bắc”, rồi “uốn
một cánh cung rất nhẹ sang đến Cồn Hến” khiến dòng sông mềm hẳn đi, “như một tiếng “vâng” không nói ra của tình
yêu”. Nói như chính Hoàng Phủ Ngọc Tường trong một bài kí khác: “Từ khúc cong này, sông Hương bắt đầu từ giã thế
giới huyền thoại của rừng già để chuyển hóa thành một dòng sông kinh kỳ”. Cái tài của nhà văn là khắc hoạ hình ảnh
dòng chảy của con sông như những biểu hiện của một tâm hồn thiếu nữ khi yêu.
+ Đầu tiên là khi dòng sông chảy qua những biền bãi xanh biếc của vùng Kim Long, nó đã bớt đi phần trầm u vắng lặng
của những rừng thông u tịch. Nói như Hoàng Phủ Ngọc Tường: “vui tươi hẳn lên”.
+ Sau đó, sông Hương chảy thẳng một dòng theo hướng tây nam – đông bắc, nhà văn gọi đó là sự yên tâm của con sông
khi đã tìm đúng hướng đến với thành phố của mình.
+ Khi dòng sông uốn một đường cong sang đến cồn Hến, tác giả lại xem nó như một tiếng vâng không nói của tình yêu,
một sự đồng thuận e thẹn, lặng thầm của con sông sẽ thuộc về chỉ duy nhất Huế.
ð Dòng chảy con sông trở thành những biểu hiện cảm xúc của người con gái trong một cuộc hẹn hò, từ khi mới
bắt đầu biết nhau, đến khi dứt khoát tìm tới nhau và cuối cùng là thuộc về nhau.
- Phải nhiều thế kỉ, phải trải qua nhiều chặng đường từ thượng nguồn đến hết vùng ngoại vi thành phố, sông Hương mới
đến được với người tình mong đợi của nó. Với cuộc tìm kiếm này, sông Hương đã trở thành dòng sông của riêng xứ

Văn khoa Ngọc Phượng LHP: 684/39 Trần Hưng Đạo, P2, Q 5 - 0981702708 4
Ngữ Văn 12 - Trần Thị Ngọc Phượng - THPT Chuyên Lê Hồng Phong - 0914702708
Huế, nó là một trong rất ít những dòng sông nằm giữa lòng thành phố của mình, như sông Seine của Pháp hay sông
Danube của Budapest. “Con sông dùng dằng con sông không chảy/ Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu” (Thu Bồn).
Sông Hương là một “dòng kí thác tự chảy vào lòng mình” chứ không phải dòng sông cứ mải miết trôi về Đông như bao
con sông khác. Có thể nói chính sông Hương, với dòng chảy kì lạ đó đã làm nên diện mạo tâm hồn thành phố Huế. Nếu
không có dòng sông, Huế sẽ chẳng còn là chính nó nữa. “Nếu như chẳng có dòng Hương/ Câu thơ xứ Huế giữa đường
đánh rơi” (Huy Tập). Hay chính Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng từng băn khoăn, nếu không có sông Hương, người ta có
còn nhắc đến Huế không? “Có thể ai đó vẫn còn tìm về, để rồi nhận ra cái tâm Huế trong mình đã khác” (Sử thi buồn).
Riêng trong tuỳ bút này, với cách biểu đạt tài hoa của tác giả, sông Hương được cảm nhận với nhiều góc độ:
+ Bằng con mắt của hội họa, sông Hương và những chi lưu của nó tạo những đường nét thật tinh tế làm nên vẻ đẹp cổ
kính của cố đô. Có thể xem như chính sông Hương đã góp phần giữ gìn xứ Huế, để đến thời của tác giả, thành phố vẫn
“giữ nguyên dạng một đô thị cổ, trải dọc hai bờ sông”. Ở đầu và cuối cửa ngõ thành phố, sông Hương toả đi những
dòng chảy nhỏ nhắn của nó để bao bọc lấy những vẻ đẹp trầm mặc của cố đô, cái vẻ đẹp mà khó có một nơi nào trên
đất nước này còn thấy được.
Ø Dòng sông chảy qua “những cây đa, cây cừa cổ thụ tỏa vầng lá u sầm xuống những xóm thuyền xúm xít”. Sông
Hương chảy qua những hàng cây cổ thụ tự xa xưa của thành phố này, và khác hẳn với khúc sông ở thượng
nguồn rầm rộ chảy qua cánh rừng đại ngàn, khi uốn lượn quanh các cây cổ thụ trong thành phố, sông Hương
cũng nhuốm màu thời gian lặng lẽ. Không chỉ thế, chính trên bờ sông Hương, nơi những gốc cổ thụ, biết bao
xóm thuyền chài đã xuất hiện từ thuở xa xưa đến tận hôm nay. Không có sông Hương, dòng sông ngàn năm vạn
thuở, hẳn những cây đa, cây cừa cổ thụ kia sẽ trở nên lạc lõng biết bao! Dưới lớp sương mù, bên dòng sông
Hương, những cây cổ thụ, cả cầu Tràng Tiền nữa, cũng trở nên hư ảo, nhoà đi “thành những nét xuất thần trên
một bức tranh lụa cổ”. Không có sông Hương tĩnh lặng, những xóm thuyền chài kia hẳn cũng chẳng còn đến
bây giờ. Không có sông Hương cổ kính, Huế sẽ không bao giờ giữ được mình như một bức tranh thuỷ mặc của
tạo hoá thuở ban sơ.
Ø Chính ở những xóm thuyền chài trên sông Hương, trong những đêm sương mù đặc trưng của Huế, đã hiện lên
cái linh hồn xưa cũ của quá khứ, của truyền thống nơi cố đô: “từ những nơi ấy, vẫn lập lòe trong đêm sương
những ánh lửa thuyền chài của một linh hồn mô tê xưa cũ mà không một thành phố hiện đại nào còn nhìn thấy
được.” Sương mù là một nét phong vận của sông Hương, sương mù đã cùng sông Hương giữ lấy những cái gì
xưa cũ nhất, có khi chỉ còn là linh hồn thấp thoáng. Hoàng Phủ Ngọc Tường đã miêu tả thật tinh tế và cũng đầy
hoài nhớ về ánh lửa thuyền chài lập loè như cái dư ảnh của một thời vang bóng. Đã nhiều lần nhà văn bất ngờ
thấy ánh lửa như thế khi xuôi dòng sông Hương khi có sương. Và lần nào, ánh lửa, ánh đèn ấy cũng như lời
nhắn gửi từ quá khứ của dân tộc, như một lần ông chợt thấy ánh lửa trên con thuyền Phan Bội Châu chập chờn
hiện lên trên sông dòng: “Ôi tư tưởng và tâm huyết của cả nửa thế kỷ kia, bây giờ chỉ còn lại một vết “lửa chài
lập lòe nơi yên ba thâm xứ” lịch sử nhiều khi còn làm tôi ngơ ngác hơn giấc mộng.” Chỉ có sông Hương và chỉ
trên sông Hương, xứ Huế mới mãi mãi vẹn nguyên chất cố đô của mình: “Nhiều tháng dài thành phố xưa hư
ảo trong sương, dòng sông mịt mù trôi trong cơn mê dài, chỉ còn những ánh lửa thuyền chài lay động ý thức
giữa cõi thực và cõi mộng… Những tháng sương mù đã đưa Huế quay lại với linh hồn một cố đô sâu thẳm trong
thời gian” (Sử thi buồn).
+ Qua cách cảm nhận dưới góc độ âm nhạc, sông Hương đẹp như điệu slow chậm rãi, sâu lắng, trữ tình. Sông Hương
khi chảy qua Huế, bỗng trở nên chậm, thực chậm, như thể chỉ còn là một mặt hồ yên tĩnh. Tác giả đã so sánh, liên tưởng
dòng sông Hương với sông Nê-va để làm rõ dòng chảy của con sông. Nê-va chảy quá nhanh, “không kịp cho lũ hải âu
nói một điều gì với người bạn của chúng đang ngẩn ngơ trông theo”. Những dòng sông “trôi đi qua nhanh”, như cuộc
đời trôi qua chóng vánh, quá khứ, hiện tại, tương lai cứ thế ào ạt và ào ạt trôi đi. Dòng sông Nê-va có thể đẹp, nhưng
không phù hợp với một tâm hồn ăm ắp chất thơ, cần lắm cái chậm rãi để suy tư, để tưởng nhớ. Cái dòng chảy rất nhanh
của sông Nê-va đã khiến tác giả nhớ lại dòng chảy rất chậm của sông Hương:“điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế”.
Điệu chảy này của con sông có thể nhận ra dễ dàng bằng việc nhìn ngắm những tạo vật trôi chảy trên sông, đặc biệt nhất
là trong những đêm hội rằm tháng bảy, khi “trăm nghìn ánh hoa đăng bồng bềnh vào những đêm hội rằm tháng bảy từ
điện Hòn Chén trôi về, qua Huế bỗng ngập ngừng như muốn đi muốn ở, chao nhẹ trên mặt nước như vấn vương của
một nỗi lòng”. Dòng chảy của con sông hiện rõ qua những ánh hoa đăng trôi về chậm rãi trong đêm. Cảnh trí vừa có
điều gì linh thiêng, lại vừa có điều gì trần tục. Sự linh thiêng, huyền ảo toát ra từ bóng sáng hoa đăng dập dềnh trên sóng
nước trong đêm; còn điều trần tục chính là ở dòng sông – nó không chảy xuôi mà cứ “dùng dằng”, nửa muốn trôi đi
nửa muốn ở lại như nỗi lòng tha thiết, sự lưu luyến với thành phố này.
2.1.4. Sông Hương khi từ biệt Huế: Tác giả đã có những phát hiện rất độc đáo: “Rời khỏi kinh thành, sông Hương
chếch về hướng chính bắc, ôm lấy đảo Cồn Hến quanh năm mơ màng trong sương khói, đang xa dần thành phố

Văn khoa Ngọc Phượng LHP: 684/39 Trần Hưng Đạo, P2, Q 5 - 0981702708 5
Ngữ Văn 12 - Trần Thị Ngọc Phượng - THPT Chuyên Lê Hồng Phong - 0914702708
để lưu luyến ra đi giữa màu xanh biếc của tre trúc và của những vườn cau vùng ngoại ô Vĩ Dạ. Và rồi, như sực
nhớ lại một điều gì chưa kịp nói, nó đột ngột đổi dòng, rẽ ngoặt sang hướng đông tây để gặp lại thành phố lần
cuối ở góc thị trấn Bao Vinh xưa cổ”.
- Khi gặp Huế, sông Hương uốn một cánh cung rất nhẹ ở Cồn Hến. Và khi rời khỏi kinh thành Huế, dòng sông lại một
lần nữa “ôm lấy đảo Cồn Hến” rồi mới ra đi. Nó như thể cái ôm từ biệt của dòng sông đối với Huế. Gặp nhau nơi đâu,
thì tạ từ nơi ấy. Sông Hương rời khỏi thành phố giữa “màu xanh biếc của tre trúc và những vườn cau vùng ngoại ô Vĩ
Dạ”. Vùng ngoại ô Vĩ Dạ là nơi ngày trước còn rất hoang sơ, nhưng cũng rất đẹp với tre trúc, với cau, với cả những
ruộng ngô, những bờ lau… Đây là một cảnh đẹp đã bước vào không biết bao nhiêu trang thơ, ý nhạc của các nghệ sĩ.
“Vĩ Dạ thôn, Vĩ Dạ thôn/ Biếc che cần trúc không buồn mà say” (Bích Khê). Sông Hương, trước khi đi khỏi thành phố,
cũng đã kịp cùng thiên nhiên nơi đây làm thành một bức tranh thơ.
- Nhưng dòng sông, cũng như khi trôi theo điệu slow của nó, không đi qua thành phố một cách dứt khoát mà “đột ngột
đổi dòng, rẽ ngoặt sang hướng đông tây để gặp lại thành phố lần cuối ở góc thị trấn Bao Vinh xưa cổ”. Chỗ rẽ dòng
này được tác giả hình dung như lời chia biệt của con sông với thành phố. Con sông như nàng Kiều trong đêm tình tự trở
lại tìm Kim Trọng để nói lời thề nguyền trước lúc chia xa. Cũng theo tác giả khúc quanh thật bất ngờ đó, tựa như một
“nỗi vương vấn”, và dường như còn có cả “một chút lẳng lơ kín đáo của tình yêu”... Kì lạ là thị trấn Bao Vinh cũng
chính là nơi ngày xưa chinh chiến đã diễn ra những cuộc chia li của chinh phu với gia đình. Nơi từ biệt của sông Hương
với Huế cũng là nơi những người yêu thương nhau phải chia li ngoài mười dặm trường đình. Nỗi lòng của dòng sông,
nỗi lòng của xứ Huế, nỗi lòng của con người bao thế hệ đã hòa làm một. Đó là chất thơ được làm nên từ cảnh và tình.
Không chỉ thế, chỗ rẽ dòng của sông Hương chính là lời thề chung tình của nó với xứ này: “Còn non, còn nước, còn
dài, còn về, còn nhớ…”. Đó cũng chính là điệu hò dân gian của cả một vùng lưu vực sông Hương để thay cho tiếng tâm
tình của người dân nơi Châu Hóa bày tỏ sự chung tình với quê hương xứ sở.
Có thể thấy, trong việc khắc họa vẻ đẹp của sông Hương khi chảy trong thành phố, Hoàng Phủ Ngọc Tường liên tục
hình dung con sông như người con gái đang tỏ bày tình yêu với người tình mong đợi của mình. Chính vì thế, chất thơ
vốn là đặc trưng của tình yêu đã tô đậm thêm chất thơ từ vẻ đẹp của con sông. Sông Hương còn được khắc họa trên bề
dày trầm tích của văn hóa xứ sở mà qua dòng chảy của nó, người ta thấy được không khí của đất Huế cố đô, thấy được
vẻ đẹp huyền ảo của trăm ánh hoa đăng trong đêm rằm, thấy được cả quá khứ xa xưa của những cuộc chia li…Và giống
như Huy Cận ngày xưa gọi dậy hồn thiêng của đất nước từ trong những gì xưa cũ, Hoàng Phủ Ngọc Tường, qua vẻ đẹp
và dòng chảy của sông Hương, đã gọi dậy hồn thiêng của xứ Huế với chất thơ cổ kính và u trầm của nó.
2.2. Sông Hương – văn hóa, lịch sử
2.2.1. Sông Hương từ góc nhìn lịch sử
- Nói đến sông Hương, xứ Huế, người ta thường chỉ thấy “Huế đẹp và thơ” (Nam Trân) hoặc “Đây xứ mơ màng, đây
xứ thơ” (Tố Hữu) nhưng Hoàng Phủ Ngọc Tường đã cho ta một cái nhìn khác về dòng sông này: “Sông Hương là vậy,
là dòng sông của thời gian ngân vang, của sử thi viết giữa màu cỏ lá xanh biếc.”
+ Sông Hương là dòng sông của thời gian vì nhiều lẽ. Đó là dòng sông gìn giữ chiều sâu thời gian cho cảnh vật xứ Huế
- “Sông Hương là một mảnh nhan sắc chìm trong thiên cổ”. Và sông Hương, trên dòng sông ấy cũng chứa đựng cả chiều
dài lịch sử của dân tộc. Đó là một biên niên sử của thiên nhiên.
+ Sông Hương mang vẻ đẹp của một bản hùng ca ghi dấu những thế kỉ vinh quang từ thuở còn là một dòng sông biên
thuỳ xa xôi của đất nước các vua Hùng, thuở nó mang tên là Linh Giang (dòng sông thiêng) trong sách Dư địa chí của
Nguyễn Trãi.
+ Sông Hương là “dòng sông viễn châu đã chiến đấu oanh liệt bảo vệ biên giới phía nam của Tổ quốc Đại Việt qua
những thế kỉ trung đại”, “nó vẻ vang soi bóng kinh thành Phú Xuân của người anh hùng Nguyễn Huệ” vào thế kỉ mười
tám; “nó sống hết lịch sử bi tráng của thế kỉ mười chín với máu của những cuộc khởi nghĩa”. Khi còn là dòng sông biên
thuỳ, sông Hương giống như một lá chắn cho đất nước ta, đã chiến đấu hết mình để hoàn thành nhiệm vụ vinh quang của
nó. Đến khi Nguyễn Huệ lên ngôi vương, dựng lên kinh thành Phú Xuân, sông Hương lại vẻ vang uốn lượn, chứng kiến
những thành tựu vang dội của người anh hùng dân tộc. Trong thời của Nguyễn Huệ, sông Hương là mạch máu kinh tế,
cũng chính trên dòng sông Hương, quân Nguyễn Huệ đã theo đó vào đánh chúa Trịnh
+ Sông Hương chứng kiến thời đại mới: “sông Hương đã đi vào thời đại Cách mạng tháng Tám bằng những chiến công
rung chuyển”. Ngày 23/8/1945, sau bao nhiêu đấu tranh cách mạng, nhân dân ta đã nổi lên giành lại chính quyền. Sông
Hương cũng đã chứng kiến khoảnh khắc thay đổi thời thế, khi vua Bảo Đại thoái vị và trao lại chính quyền cho Chính
phủ cách mạng lâm thời. Trong kháng chiến chống Mĩ, nhất là chiến dịch Mậu Thân 1968, sông Hương lại một lần nữa
kiên cường cùng nhân dân bảo vệ thành phố Huế và đã trở thành niềm tự hào của nhân dân nơi đây.
- Khi viết về nhiệm vụ lịch sử của con sông, Hoàng Phủ Ngọc Tường vẫn có thể khiến ta nhìn con sông qua lăng kính
của thi ca: “Sông Hương là vậy, là dòng sông của thời gian ngân vang, của sử thi viết giữa màu cỏ lá xanh biếc.”

Văn khoa Ngọc Phượng LHP: 684/39 Trần Hưng Đạo, P2, Q 5 - 0981702708 6
Ngữ Văn 12 - Trần Thị Ngọc Phượng - THPT Chuyên Lê Hồng Phong - 0914702708
+ Sông Hương có nét đẹp anh dũng của người anh hùng sử thi, là dòng sông của những sự kiện oai hùng.
+ Nhưng những oai hùng ấy lại được viết giữa màu “cỏ lá xanh biếc”. Sự anh dũng quyện hòa cùng nét đẹp dịu dàng,
đời thường và nguyên sơ của thiên nhiên, đất trời xứ Huế đã tạo nên dòng sông Hương. Sông Hương hùng tráng trong
vẻ mềm mại và giàu chất thơ cả trong khói lửa chiến chinh. Chỉ có thể bằng đôi mắt của thi nhân mới có thể tạo nên
một hình ảnh chứa đựng cùng lúc sự anh hùng và chất thơ dịu dàng.
ð Sông Hương không chỉ là bản hùng ca tấu lên bao chiến công trong lịch sử, sông Hương còn là một nhân chứng
nhẫn nại và kiên cường qua những thăng trầm của thời cuộc. Tuy nhiên, điều làm nên vẻ đẹp giản dị mà khác thường
của dòng sông là ở chỗ tính cách của dòng sông cũng giống như con người Việt Nam: trong thời bình thì nhẫn nại,
dịu hiền nhưng đến khi đất nước có giặc thì hoá thân thành người chiến sĩ bảo vệ đất nước: khi nghe lời gọi, nó biết
cách tự hiến mình làm một chiến công, để rồi nó trở về với cuộc sống bình thường, làm một người con gái dịu dàng
của đất nước. Thật giống như câu thơ của Nguyễn Đình Thi: “Đất nghèo nuôi những anh hùng/ Chìm trong máu
lửa lại vùng đứng lên/ Đạp quân thù xuống đất đen/ Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa.”
2.2.2. Sông Hương từ góc nhìn văn hóa
- Cái tài của Hoàng Phủ Ngọc Tường là khi khắc họa vẻ đẹp thiên nhiên, ông không chỉ tập trung vào cảnh vật mà còn
tái hiện cả những nét đẹp văn hóa gắn với cảnh vật, làm cho những nét văn hóa đó tôn lên thêm vẻ đẹp của chính thiên
nhiên. Đối với sông Hương cũng thế, ông đã gắn hình ảnh dòng sông với những giá trị văn hóa, lịch sử mà qua đó, ta
thấy hiện rõ thêm chất thơ của dòng sông. “Ai đã đặt tên cho dòng sông? có nhiều sự phát hiện về lịch sử và văn hóa
xứ Huế. Huế từ lâu đã chiếm chỗ sâu bên trong tâm hồn người Việt, là nỗi ước mong của trí thức bao đời… Nhưng
không phải ai cũng hiểu được tầm vóc lịch sử và văn hóa của xứ Huế. Bài Ai đã đặt tên cho dòng sông? là một bài thơ
văn xuôi về “người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở”.” (Trần Đình Sử)
- Như đã nói ở trên, khi chảy qua thành phố, sông Hương đã giữ lấy cho Huế những vẻ đẹp mà khó có một nơi nào trên
đất nước này còn còn có, nó đã ôm chứa và gìn giữ giữa dòng chảy của mình chất Huế cổ kính, nguyên sơ. Dòng sông
chảy qua “những cây đa, cây cừa cổ thụ tỏa vầng lá u sầm xuống những xóm thuyền xúm xít; từ những nơi ấy, vấn lập
lòe trong đêm sương những ánh lửa thuyền chài của một linh hồn mô tê xưa cũ mà không một thành phố hiện đại nào
còn nhìn thấy được.”
- Sông Hương gắn với âm nhạc của xứ Huế. Ba bộ phận chính của âm nhạc Huế là nhạc lễ (nhã nhạc cung đình), dân ca
và ca huế. Cả một nền âm nhạc cổ điển Huế đã “sinh thành trên mặt nước của dòng sông này.” Điều này có hai lí do:
+ Thứ nhất, âm nhạc Huế đã ra đời trên sông Hương. Bởi sông Hương, với nét đẹp thơ mộng, trữ tình của nó, đã sớm
nuôi dưỡng hồn thơ, ý nhạc của các nghệ sĩ. Sinh hoạt của người xứ Huế thường xoay quanh sông Hương, đó là cơ sở
để sinh ra những câu ví, câu hò, các bài ca dao… cũng là cội nguồn âm nhạc nơi đây.
+ Thứ hai, âm nhạc Huế chỉ thật sự là nó khi được trình diễn trên sông Hương. Nghe ca Huế không chỉ là nghe âm thanh
mà còn cần có không gian thơ mộng, tĩnh mịch trên sông Hương mù sương. Nghe ca Huế ở một nơi nào khác không
phải sông Hương xem như mất đi cái chất riêng của nó. Đó là tính nguyên hợp trong âm nhạc và diễn xướng. Hà Ánh
Minh từng miêu tả lại cảnh nghe nhạc trong đêm sương trên sông Hương: “Trăng lên. Gió mơn man dìu dịu. Dòng sông
trăng gợn sóng. Con thuyền bồng bềnh. Đêm nằm trên dòng Hương thơ mộng để nghe ca Huế, với tâm trạng chờ đợi
rộn lòng.” (Ca Huế trên sông Hương)
- Hoàng Phủ Ngọc Tường xem con sông như “một người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya.”:
+ Chữ “tài nữ” gợi ta nghĩ về những người con gái xưa, tinh thông âm nhạc. Còn “đánh đàn lúc đêm khuya” gợi lên biết
bao nhiêu tâm sự, một trường liên tưởng lớn vô cùng được mở ra, bởi đó là hình ảnh quen thuộc trong thơ ca cổ. Đó là
người cô phụ trên bến Tầm Dương trong bài hành của Bạch Cư Dị: “Ngón buông, bắt, khoan khoan dìu dặt/ Trước
“Nghê thường”, sau thoắt “Lục yêu”/ Dây to nhường đổ mưa rào/ Nỉ non dây nhỏ như trò chuyện riêng.”; đó là Thuý
Kiều của Nguyễn Du: “Trong như tiếng hạc bay qua/ Đục như tiếng suối mới sa nửa vời/ Tiếng khoan như gió thoảng
ngoài/ Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa.” Nhận xét của Hoàng Phủ Ngọc Tường đã bắt trúng tinh thần chung của
âm nhạc Huế: bao giờ cũng êm ái, trầm lắng, có phần thiên về buồn thương, bi ai (Nam ai, nam bình, quả phụ khúc,
tương tư khúc…). Đó cũng là lí do mà tác giả, cùng nhiều thi sĩ, nhạc sĩ khác, đã trải những nỗi sầu nhân thế trên dòng
sông này trong những đêm trăng: “Em cạn lời thôi, anh dứt nhạc/ Biệt li đôi phách ngó đàn tranh/ Một đên đàn lạnh trên
sông Huế/ Ôi nhớ nhung hoài vạt áo xanh” (Văn Cao), hay xa xôi hơn, Cao Bá Quát, cũng đã từng đứng trên mặt nước
dòng Hương để ngắm trăng qua chén rượu mà cất lên những tiếng ai oán cho thế cuộc… Sông Hương là “người tài nữ
đánh đàn lúc đêm khuya” để tấu lên tiếng lòng của bao kẻ trên sông.
+ Hình ảnh liên tưởng này được tác giả gắn với cuộc đời lênh đênh của Nguyễn Du và những bản đàn đi hết cuộc đời
Kiều. “Nguyễn Du đã bao năm lênh đênh trên quãng sông này, với một phiến trăng sầu” – câu này lấy từ ý thơ của chính
Nguyễn Du: “Hương giang nhất phiến nguyệt/ Kim cổ hứa đa sầu” (Sông Hương một mảnh nguyệt/ Lai láng sầu cổ
kim), được sáng tác khi thi hào làm quan sau khi nhà Nguyễn thành lập. Gần cả cuộc đời nhuốm bụi thời cuộc, Nguyễn

Văn khoa Ngọc Phượng LHP: 684/39 Trần Hưng Đạo, P2, Q 5 - 0981702708 7
Ngữ Văn 12 - Trần Thị Ngọc Phượng - THPT Chuyên Lê Hồng Phong - 0914702708
Du vốn đã chán cảnh quan trường, nay bị triệu về kinh, không thể khác. Những tháng ngày đó, ông chỉ còn biết bày tỏ
nỗi muộn sầu với dòng sông Hương và ánh trăng trên sông mà thôi. Tâm sự đó đã được Hoàng Phủ Ngọc Tường nhặt
lấy mà tạo nên một liên kết rất tinh tế: phải chăng chính trong những đêm sầu phiêu dạt trên sông Hương ấy, Nguyễn
Du đã hấp thu âm điệu của ca Huế, và từ đó những bài ca đã đi vào cuộc đời Kiều?
ð Sông Hương không chỉ là nguồn cảm hứng cho âm nhạc Huế mà chính vẻ lặng lẽ, chậm rãi, cái điệu slow lạ
lùng của nó đã tạo ra và lưu giữ tinh thần âm nhạc Huế. Âm nhạc là hơi thở của tâm hồn, và sông Hương từ lâu
đã trở thành nơi kí thác biết bao nhiêu tâm sự của các thế hệ qua bằng thứ âm nhạc của riêng nó.
- Trong cái nhìn của Hoàng Phủ Ngọc Tường, sông Hương còn chứa đựng những nét đẹp, còn hơn cả nét đẹp, là đức
hạnh của người con gái Huế. “Thỉnh thoảng, tôi vẫn còn gặp trong những ngày nắng đem ra phơi, một sắc áo cưới của
Huế ngày xưa, rất xưa: màu áo điều lục với loại vải vân thưa màu xanh chàm lồng lên một màu đỏ ở bên trong, tạo
thành một màu tím ẩn hiện, thấp thoáng theo bóng người”. Sông Hương đổi màu nước nhưng màu quen thuộc nhất vẫn
là tím. Đó không phải là màu tím đơn nhất mà là sắc tím ẩn hiện thấp thoáng, được hình dung như các lớp áo chồng lên
nhau trong bộ lễ phục cô dâu ngày xưa. Người phụ nữ Huế ngày xưa được nhớ đến với sự duyên dáng, kín đáo ấy. Và
cũng như người con gái trong ngày cưới có tấm voan che bớt gương mặt, sông Hương cũng có tấm voan tím huyền ảo
chính là sắc tím phản chiếu trong sương, “sau đó ẩn giấu khuôn mặt thực của dòng sông”. Sự đoan trang, kín đáo của
sông Hương cũng được Hoàng Phủ Ngọc Tường nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong sáng tác của mình: “Cuối hè, Huế
thường có những buổi chiều tím, tím cầu, tím áo, cả ly rượu đang uống trên môi cũng chuyển thành màu tím; và sông
Hương trở thành dòng sông tím thẫm hoang đường như trong tranh siêu thực.”
- Những dòng sông nổi tiếng trên thế giới thường gắn liền với tác giả và tác phẩm văn học: Sông Thương Lang gắn với
hình ảnh Khuất Nguyên thi sĩ. Sông Hoàng Hà đổ từ trên trời cao xuống trong thơ Lí Bạch. Sông Trường Giang mênh
mang rộng lớn trong thơ Đường. Bến Tầm Dương đìu hiu thanh vắng trong thơ Bạch Cư Dị. Sông Dịch lạnh lùng với
sự hi sinh hào hùng của tráng sĩ Kinh Kha. Sông Hằng hùng vĩ, thiêng liêng trong sử thi Mahabharata và hiền hòa, kì
diệu trong thơ Ta-go. Sông Volga hiền hòa, bao dung trong tiểu thuyết Gorki. Sông Niep khắc khổ trong tiểu thuyết
Solokhov. Vậy nên cũng chẳng lạ gì khi sông Hương có cả một dòng thi ca về nó. “Vốc tay say với dòng Hương/ Nhón
chân, ngược bước nẻo đường tìm thơ” (Nguyễn Trọng Liên). Con sông Hương hiện lên với đầy thi tính mà mỗi nhà thơ
lại nhìn nhận nó dưới một góc độ khác nhau.
+ Tản Đà chú ý đến màu sắc của dòng nước và cỏ cây hai bên bờ: “Dòng sông trắng – lá cây xanh”.
+ Còn Cao Bá Quát lại nhìn thấy ở sông Hương sự hùng tráng: “Trường giang như kiếm lập thanh thiên” – đó là thanh
kiếm của khát vọng, hoài bão tung hoành; một thanh gươm mà con người bất đắc chí ấy muốn vung lên giữa trời xanh
nước Việt.
+ Cũng có khi sông Hương khơi lên nỗi quan hoài vạn cổ trong lòng người như ở thơ Bà Huyện Thanh Quan: “Xanh
um cổ thụ tròn xoe tán/ Trắng xóa tràng giang phẳng lặng tờ”.
+ Sông Hương ngày trước cách mạng tháng Tám là nơi phản chiếu đời sống của nhân dân, cả nỗi khổ nhọc lẫn niềm
căm tức của họ. Trên dòng Hương giang, Tố Hữu đã bày tỏ niềm cảm thương cho cô gái giang hồ - “Trời ơi em biết khi
mô/ Thân em hết nhục dày vò năm canh/ Tình ôi gian dối là tình/ Thuyền em rách nát còn lành được không?”, và nhà
thơ đã trả lời cô gái bằng tất cả niềm tin: “Răng không cô gái trên sông/ Ngày mai cô sẽ từ trong ra ngoài/ Thơm như
hương nhuỵ hoa nhài/ Sạch như nước suối ban mai giữa rừng.” Đó chính là dòng sông Hương của niềm tin vào cách
mạng, là dòng sông Hương của sự thay đổi cuộc đời.
ð Gợi hứng cho bao nhiêu thi sĩ, nhạc sĩ, sông Hương từ lâu đã trở thành biểu tượng của cái Đẹp, một cái Đẹp rất
riêng của Huế. Nhưng có ai dám bảo rằng mình đã chạm đến được một cách trọn vẹn cái chân diện mục vẻ đẹp
của dòng Hương? Mỗi nhà thơ lại phát hiện ra ở dòng sông một nét đẹp nào đó, nhưng sông Hương, đến tận
cùng, vẫn là một cái đẹp không thể chạm tới. “Với tôi, sông Hồng là nỗi nhớ về phù sa của đời người, sông Cửu
Long là sức mạnh đi tới biển và sông Hương như nỗi hoài vọng về một cái Đẹp nào đó chưa đạt tới ở đời.” (Sử
thi buồn)
ð Ngay cả khi viết về nhiệm vụ lịch sử của con sông ngay từ khi nó còn là dòng sông nơi biên thùy của đất nước
các vua Hùng, ngay cả khi viết về những tháng năm đau thương mà anh dũng của dòng sông trong thời chống
Mỹ, Hoàng Phủ Ngọc Tường vẫn có thể khiến ta nhìn con sông qua lăng kính của thi ca: “Sông Hương là vậy,
là dòng sông của thời gian ngân vang, của sử thi viết giữa màu cỏ lá xanh biếc.” Sông Hương có nét đẹp anh
dũng của người anh hùng sử thi, nhưng là sử thi viết giữa màu cỏ lá – là chất sử thi, là sự anh dũng quyện hòa
cùng nét đẹp dịu dàng, đời thường và nguyên sơ của thiên nhiên, đất trời xứ Huế.
Tập hợp tất cả những nét tính cách của dòng sông Hương ở Huế, ta nhận ra tác giả đã cố ý phác hoạ dòng sông như
một con người với những nếp nghĩ, nếp cảm rất đặc trưng: “Huế trong tổng thể phức hợp đời sống của nó nhìn qua con
mắt của Hoàng Phủ Ngọc Tường dường như là một con người trầm tư mơ mộng, không ngừng trăn trở từ quá khứ vươn

Văn khoa Ngọc Phượng LHP: 684/39 Trần Hưng Đạo, P2, Q 5 - 0981702708 8
Ngữ Văn 12 - Trần Thị Ngọc Phượng - THPT Chuyên Lê Hồng Phong - 0914702708
về hiện tại, thích lặng lẽ không ồn ào, thích thâm trầm không phô trương. Nói Huế, nói sông Hương, nhà văn muốn nói
nhiều hơn chuyện một xứ sở, một vùng đất mà nói đến chuyện con người, chuyện lẽ sống ở đời qua bao thăng trầm biến
thiên của thời gian và nhân thế. Chất Huế của kí Hoàng Phủ Ngọc Tường vượt ra ngoài phạm vi của cái cụ thể riêng
biệt của Huế thành như một tính chất văn phong của nhà văn.” (Phạm Xuân Nguyên)
2.3. Phong cách của Hoàng Phủ Ngọc Tường
- Có thể nói, nét đặc sắc làm nên sức hấp dẫn đặc biệt của đoạn văn là tình yêu say đắm với dòng sông được thể hiện
bằng tài năng của một cây bút giàu trí tuệ, tổng hợp từ một vốn hiểu biết sâu rộng về văn hoá, lịch sử, địa lí và văn
chương cùng một văn phong tao nhã, hướng nội, tinh tế và tài hoa.
- Qua bài kí, ta thấy được “cái tôi” của Hoàng Phủ Ngọc Tường:
+ “Cái tôi” ấy mang những đặc điểm nổi sau đây:
Ø Rất uyên bác với vốn hiểu biết phong phú về văn hóa, lịch sử, địa lý, nghệ thuật xứ Huế.
Ø Rất tinh tế và tài hoa, lãng mạn của một nhà thơ viết văn xuôi trữ tình.
Ø Rất dồi dào trí tưởng tượng qua những liên tưởng phong phú, so sánh, nhân hóa độc đáo thú vị.
Ø Giàu sức sáng tạo khi dùng nhiều từ ngữ đẹp, lạ câu văn diễn tả cảm xúc tuôn chảy say sưa, dào dạt …
+ “Cái tôi” ấy tự bộc lộ nhiều cảm xúc sâu đậm.
Ø “Cái tôi” trữ tình giàu cảm xúc, chân thành tha thiết yêu quê hương, yêu Huế, yêu sông Hương.
Ø “Cái tôi” luôn say mê tìm cái đẹp, hướng về thiên nhiên cội nguồn.
Ø “Cái tôi” thông minh, sắc sảo, luôn trầm tư suy ngẫm.
3. TỔNG KẾT: Đoạn trích bài bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? là đoạn văn xuôi súc tích và đầy chất thơ về sông
Hương. Nét đặc sắc làm nên sức hấp dẫn của đoạn văn là những xúc cảm sâu lắng được tổng hợp từ một vốn hiểu biết
phong phú về văn hóa, lịch sử, địa lí và văn chương cùng một văn phong tao nhã, hướng nội, tinh tế và tài hoa.
II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI
1. Nhận xét của anh/ chị về “cái tôi” Hoàng Phủ Ngọc Tường trong bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”
a. Trong bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”, nhân vật chính là “cái tôi” Hoàng Phủ Ngọc Tường.
b. “Cái tôi” ấy mang những đặc điểm nổi sau đây:
- Rất uyên bác với vốn hiểu biết phong phú về văn hóa, lịch sử, địa lý, nghệ thuật xứ Huế.
- Rất tinh tế và tài hoa, lãng mạn của một nhà thơ viết văn xuôi trữ tình.
- Rất dồi dào trí tưởng tượng qua những liên tưởng phong phú, so sánh, nhân hóa độc đáo thú vị.
- Giàu sức sáng tạo khi dùng nhiều từ ngữ đẹp, lạ câu văn diễn tả cảm xúc tuôn chảy say sưa, dào dạt …
c. “Cái tôi” ấy tự bộc lộ nhiều cảm xúc sâu đậm.
- “Cái tôi” trữ tình giàu cảm xúc, chân thành tha thiết yêu quê hương, yêu Huế, yêu sông Hương.
- “Cái tôi” luôn say mê tìm cái đẹp, hướng về thiên nhiên cội nguồn.
- “Cái tôi” thông minh, sắc sảo, luôn trầm tư suy ngẫm.
2. Cách tiếp cận sông Đà của Nguyễn Tuân và sông Hương của Hoàng Phủ Ngọc Tường có những nét tương đồng
và khác biệt?
a. Giống nhau:
- Cùng viết tùy bút về dòng sông quê hương.
- Huy động nhiều vốn kiến thức trong lĩnh vực khác nhau: địa lý, lịch sử, văn hóa …
- Thể hiện rõ rệt cái “tôi” tài hoa độc đáo.
b. Khác nhau:
- Nguyễn Tuân với sông Đà:
+ Khai thác hai mặt hung bạo và trữ tình của dòng sông Đà.
+ Qua dòng sông Đà, ca ngợi con người lao động Tây Bắc, “chất vàng mười” của thiên nhiên vùng Tây Bắc.
+ Sử dụng các kiến thức uyên bác và phối hợp của các ngành điện ảnh, hội họa, quân sự, sinh học, văn học,
thủy điện, …
- Hoàng Phủ Ngọc Tường với sông Hương:
+ Khai thác các vẻ đẹp khác nhau của dòng sông như: vẻ đẹp của cảnh trí thiên nhiên gắn với các chặng hành
trình từ thượng nguồn cho đến khi ra biển, vẻ đẹp gắn với văn hóa, với lịch sử.
+ Qua ca ngợi dòng sông Hương tác giả ca ngợi vẻ đẹp của quê hương đất nước, ca ngợi vẻ đẹp của con người
mà đặc biệt là người con gái Huế.
+ Sử dụng các kiến thức và vốn hiếu biết sâu rộng về lịch sử và văn hóa xứ Huế.
III. TƯ LIỆU

Văn khoa Ngọc Phượng LHP: 684/39 Trần Hưng Đạo, P2, Q 5 - 0981702708 9
Ngữ Văn 12 - Trần Thị Ngọc Phượng - THPT Chuyên Lê Hồng Phong - 0914702708
1. “Ngòi bút của anh hầu như chỉ dành riêng cho đất nước và con người Việt Nam… Bài viết nào cũng thấm đượm
một tình yêu nước nồng nàn… Ai đã đặt tên cho dòng sông? Là tập bút kí mang nội dung của thể loại sử thi
nhưng chỗ độc đáo của nó là được viết ra dưới ngòi bút mang đậm tâm hồn Huế và sử dụng nhiều thước đo
khác nhau, làm cho ngôn ngữ bút kí trở nên hấp dẫn.” (Trần Đình Sử)
2. “Bút kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường hấp dẫn người đọc ở tấm lòng nhân văn sâu sắc, trí tuệ uyên bác và chất
Huế trong thơ huyền hoặc, quyến rũ. Đó là những trang viết tài hoa, tài tử, tài tình.” (Ngô Minh)
3. “Ai đã đặt tên cho dòng sông? có nhiều sự phát hiện về lịch sử và văn hóa xứ Huế. Huế từ lâu đã chiếm chỗ
sâu bên trong tâm hồn người Việt, là nỗi ước mong của trí thức bao đời… Nhưng không phải ai cũng hiểu được
tầm vóc lịch sử và văn hóa của xứ Huế. Bài Ai đã đặt tên cho dòng sông? là một bài thơ văn xuôi về “người
mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở”.” (Trần Đình Sử)
4. “Huế trong những trang văn của Hoàng Phủ Ngọc Tường mang âm hưởng huyền hoặc của những thành quách
rêu phong, những khu vườn trầm mặc, cổ kính, những rừng thông u tịch, nét trữ tình của núi Ngự sông Hương.”
(Lê Thị Hường)
5. “Có thể nói cái chất Huế đầy ắp trong con người anh. Nếu có một ai đó muốn tìm hiểu thế nào là một tâm hồn
Huế, thiết nghĩ chỉ cần đọc tùy bút của Hoàng Phủ Ngọc Tường là có thể biết được phần nào.” (Đặng Nhật
Minh)
6. “Huế trong tổng thể phức hợp đời sống của nó nhìn qua con mắt của Hoàng Phủ Ngọc Tường dường như là
một con người trầm tư mơ mộng, không ngừng trăn trở từ quá khứ vươn về hiện tại, thích lặng lẽ không ồn ào,
thích thâm trầm không phô trương. Nói Huế, nói sông Hương, nhà văn muốn nói nhiều hơn chuyện một xứ sở,
một vùng đất mà nói đến chuyện con người, chuyện lẽ sống ở đời qua bao thăng trầm biến thiên của thời gian
và nhân thế. Chất Huế của kí Hoàng Phủ Ngọc Tường vượt ra ngoài phạm vi của cái cụ thể riêng biệt của Huấ
thành như một tính chất văn phong của nhà văn.” (Phạm Xuân Nguyên)
7. “Thiên nhiên vốn có mặt trong mỗi số phận con người nhưng chỉ với Hoàng Phủ Ngọc Tường, hình như thiên
nhiên đã hóa thành máu thịt cuộc đời, trở thành ám ảnh khôn nguôi.” (Netcodo)
8. Những dòng sông nổi tiếng trên thế giới thường gắn liền với tác giả và tác phẩm văn học:
+ Sông Thương Lang gắn với hình ảnh Khuất Nguyên thi sĩ
+ Sông Hoàng Hà đổ từ trên trời cao xuống trong thơ Lí Bạch
+ Sông Trường Giang mênh mang rộng lớn trong thơ Đường
+ Bến Tầm Dương đìu hiu thanh vắng trong thơ Bạch Cư Dị
+ Sông Dịch lạnh lùng với sự hi sinh hào hùng của tráng sĩ Kinh Kha
+ Sông Hằng hùng vĩ, thiêng liêng trong sử thi Mahabharata và hiền hòa, kì diệu trong thơ Ta-go.
+ Sông Volga hiền hòa, bao dung trong tiểu thuyết Gorki
+ Sông Niep khắc khổ trong tiểu thuyết Solokhov.
9. “Bằng thủ pháp so sánh, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã cho thấy sông Hương và thành phố của nó như cặp tình
nhân lí tưởng của Truyện Kiều: tìm kiếm và đuổi bắt, hào hoa và đam mê, thi ca và âm nhạc.” (Vũ Thị Thu
Hiền)
10. “Tùy bút vốn được xem như mảnh đất hứa với những cây bút tài năng và sẽ là mảnh đất chết với những cây bút
tầm thường.” (Nguyễn Thị Mai Lan)
11.
Hương Giang ơi, dòng sông êm
Qua tim ta vẫn ngày đêm tự tình
(Tố Hữu)
12.
Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay
(Hàn Mặc Tử)
13.
Con sông dùng dằng con sông không chảy
Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu
(Tạm Biệt –Thu Bồn)
14.
Thuyền nan đủng đỉnh sau hàng phượng
Cô gái Kim Luông yểu điệu chèo

Văn khoa Ngọc Phượng LHP: 684/39 Trần Hưng Đạo, P2, Q 5 - 0981702708 10
Ngữ Văn 12 - Trần Thị Ngọc Phượng - THPT Chuyên Lê Hồng Phong - 0914702708
(Đẹp và thơ – Nam Trân)
15.
Sông Hương hóa rượu ta đến uống
Ta tỉnh, đền đài ngả nghiêng say
(Nguyễn Trọng Tạo)
16.
Dạ thưa xứ Huế bây giờ
Vẫn còn núi Ngự bên bờ sông Hương
(Ca dao)
17. Trích “Sử thi buồn” (Hoàng Phủ Ngọc Tường)
Nếu có một biến động địa chất nào đó xảy ra thật nhẹ nhàng, khiến cho chỉ sau một đêm thức dậy, người ta
bỗng thấy hai bờ sông Hương đã líp lại với nhau - nghĩa là thành phố Huế vẫn y nguyên, nhưng sông Hương không
còn nữa… Vâng, giả sử là như vậy, thì liệu người trong nước, ngoài nước còn buồn nhắc tới Huế nữa không? Có lẽ
ai đó vẫn còn tìm về, để rồi nhận ra cái tâm Huế trong mình đã khác. Nước vẫn chảy về đông, nhưng với Huế tuồng
như không phải thế, sông Hương là một dòng ký thác tự chảy vào lòng mình, “con sông dùng dằng con sông không
chảy - sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu”. E phải đạt tới sức tâm cảm của người nghe đàn cao sơn lưu thủy thuở
xưa mới nói ra điều ấy, và chính là Thu Bồn, vốn một đời thơ giang hồ mê mải qua những dòng sông.
[…] Từ khúc cong này, sông Hương bắt đầu từ giã thế giới huyền thoại của rừng già để chuyển hóa thành một
dòng sông kinh kỳ, rất xa mà cũng rất gần với tiền thân A Pàng của nó. Chính cái lai lịch quá gần gũi của núi ngàn đã
âm hưởng rất sâu vào chất thơ của dòng sông sau này, khi nó trôi qua thành phố. Nghĩ lại, tôi chân thành biết ơn
các vua chúa Nguyễn, và cả Lê Qúy Đôn từ Thăng Long vào, như là những nhà môi sinh tân tiến của thời đại họ,
đã biết cách gìn giữ cho đời sau vẻ đẹp của con sông Huế, bằng những biện pháp nghiêm ngặt nhằm bảo vệ rừng đầu
nguồn sông Hương. Đúng thế thôi, nếu sông Hương cũng giống như những dòng sông chị em của nó ở miền Trung,
mùa mưa biến thành nước biển mênh mông, mùa cạn chỉ còn là lạch nước nhỏ quanh quất giữa những cồn bãi
mọc đầy cỏ gai, đúng, nếu cảnh tượng là thế thì Huế đã không tồn tại nổi trong tâm thức của người yêu Huế. Như
là một người biết sống giữ mình, sông Hương ngày thường vẫn là một dòng xanh và đầy, đứng ở bến nào nhìn sang
bên kia vẫn thấy thành phố mấp mé bên bờ nước. Sông Hương rất nhạy cảm với ánh nắng nó thay màu nhiều lần
trong một ngày như hoa phù dung và nhiều khi màu nước không biết từ đâu mà có, không giống với màu trời. Đó
là một nét động trong cái tĩnh của thành phố, khiến cho dòng sông gây ấn tượng mạnh với ai từng đánh bạn với nó;
người ta giữ những kỷ niệm màu sắc khác nhau về nó, giống như về màu áo của người bạn gái yêu mến của mình.
Sông vẫn thường xanh, nhưng chính màu xanh trở mình sau cơn lũ mới lạ lùng: nắng vàng lạnh, và dòng sông vừa
xanh trở lại hôm qua, màu lục non trẻ trung đến chạnh lòng, như một tình cảm nào thiết tha khôn nguôi trong đời.
Cuối hè, Huế thường có những buổi chiều tím, tím cầu, tím áo, cả ly rượu đang uống trên môi cũng chuyển thành
màu tím; và sông Hương trở thành dòng sông tím thẫm hoang đường như trong tranh siêu thực. Trần Dần từ Hà Nội
về chơi Huế, ngày nào cũng ra bờ sông ngồi nhìn chiều tím; lần ấy không nén được lòng, nhà thơ đứng dậy một
mình vỗ tay hoan hô dòng sông. Từ đó trong ngôn ngữ của Tư Mã Gãy - Trần Dần mọc thêm một từ mới, gọi Huế
là “nhân loại tím”. Trong ngôn ngữ thường ngày, ý niệm “màu tím Huế” có nguồn gốc thiên nhiên rất rõ: đủ độ
nồng nhưng màu vẫn ửng sáng, nó không gợi nỗi buồn theo kiểu hoa Păng- xê mà là niềm vui nhẹ của những bông
cỏ mùa xuân. Nó mang dấu hiệu của một nội tâm trong sáng, giàu có nhưng gìn giữ để không bộc lộ nhiều ra bên
ngoài; vì thế với người phụ nữ Huế, màu tím ấy vừa là màu áo, vừa là đức hạnh.
[…] Sương mù là một nét phong vận riêng của sông Hương, xuất hiện khoảng cuối năm đến đầu hạ, vào tinh
mơ, cuối chiều và những đêm trăng lạnh; cũng nhiều khi ghé lại bất ngờ như một gã lãng du. Nhiều tháng dài thành
phố xưa hư ảo trong sương, dòng sông mịt mù trôi trong cơn mê dài, chỉ còn những ánh lửa thuyền chài lay động ý
thức giữa cõi thực và cõi mộng. Người ta ngồi nói chuyện với nhau trong khoang thuyền, chỉ lờ mờ nhìn thấy mặt
nhau qua màn sương, trong khi bên ngoài những nét cong mềm của cầu Trường Tiền, những mái đầu đội nón của
hoàng thành và những cây bàng, cây bồ đề trụi hết lá hai bên sông đều nhạt nhòa đi thành những nét xuất thần trên
những bức tranh lụa cổ. Mùa này, những thiếu nữ Huế thường đi ra ngoài với áo trắng dài, nhìn cứ như những dáng
người từ sương mù sinh ra. Dù đi xa hoặc phải thay đổi lối sống, họ vẫn giữ mãi màu áo ấy như kỷ niệm của tình
yêu trinh bạch, và những tháng năm âm ỷ mộng đầy trời. Những tháng sương mù đã đưa Huế quay lại với linh hồn
một cố đô sâu thẳm trong thời gian; và dù qua bao nhiêu thành phố trên thế giới, người ta vẫn giữ về Huế một ấn
tượng riêng của tâm hồn mình, như trong một câu phương ngôn Nhật Bản: “đừng quấy động những gì đã yên tĩnh”.
[…] Có một chiều sương sa, sông Hương mịt mùng như cả con sông Ngân Hà đang xuống trần và trôi qua trước
mắt tôi. Chợt hiện ra một vệt lửa lung linh tiến dần về phía tôi. Tưởng đâu xa lắm, hóa ra nó đang lướt qua chỗ tôi,

Văn khoa Ngọc Phượng LHP: 684/39 Trần Hưng Đạo, P2, Q 5 - 0981702708 11
Ngữ Văn 12 - Trần Thị Ngọc Phượng - THPT Chuyên Lê Hồng Phong - 0914702708
cách bờ nước độ vài mét, chỉ có bếp lửa, không thấy dáng người. Tôi giật mình kêu lên: “Con thuyền Phan Bội
Châu!”… Trong khoang thuyền đó hơn nửa thế kỷ trước, một ông già đã miệt mài tổng kết lịch sử, soi lại đạo nho,
giải lại Kinh Dịch, và tiên đoán Chủ nghĩa xã hội… Ôi tư tưởng và tâm huyết của cả nửa thế kỷ kia, bây giờ chỉ còn
lại một vết “lửa chài lập lòe nơi yên ba thâm xứ” lịch sử nhiều khi còn làm tôi ngơ ngác hơn giấc mộng.
Với sông Hương, người ta không thể vô tình quên người bạn đời của nó trong truyền thống mỹ học phương
Đông là núi Ngự Bình. Nếu Ngọ Môn là khuôn mặt của kinh thành, thì sông Hương ở quãng này là giải quai nón
bằng lụa mềm ôm lấy khuôn mặt ấy, và Ngự Bình là tụ điểm của cái nhìn từ lâu đài trông ngóng ra chân trời. Núi
Ngự có hình thang cân, kéo một đường thẳng thanh thoát nổi bật trên nền trời giống như chiếc án thư nghĩ ngợi ánh
sáng nhật nguyệt…
DẪN CHỨNG AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG? (Hoàng Phủ Ngọc Tường)
1. Vẻ đẹp dòng chảy của con sông.
a. Vẻ đẹp sông Hương ở thượng nguồn.
- Vẻ đẹp hùng vĩ: “Sông Hương đã là một bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh
liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn.”
- Vẻ đẹp dịu dàng: “cũng có lúc nó trở nên dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa
đỗ quyên rừng”.
- So sánh độc đáo: “Giữa lòng Trường Sơn, sông Hương đã sống một nửa cuộc đời của mình như một cô gái
Digan phóng khoáng và man dại.”
- Khi ra khỏi rừng: “Sông Hương nhanh chóng mang một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ, trở thành người mẹ phù sa
của một vùng văn hóa xử sở.”
b. Vẻ đẹp sông Hương ở ngoại vi thành phố
- Sông Hương chuyển dòng liên tục: “…sông Hương đã chuyển dòng một cách liên tục, vòng giữa khúc quanh
đột ngột, uốn mình theo những đường cong thật mềm, như một cuộc tìm kiếm có ý thức để đi tới gặp thành phố tương
lai của nó.”
- Khi sông Hương chảy qua những ngọn đồi Vọng Cảnh, Tam Thai, Lựu Bảo.
+Màu sắc của dòng sông: “Những ngọn đồi này tạo nên những mảng phản quang nhiều màu sắc trên nền trời tây
nam thành phố, ‘sớm xanh, trưa vàng, chiều tím’”.
+ Không khí cổ kính của rừng thông và lăng tẩm: “Giữa đám quần sơn lô xô ấy là giấc ngủ nghìn năm của những
vua chúa được phong kín trong lòng những rừng thông u tịch và niềm kiêu hãnh âm u của những lăng tẩm đồ sộ lan tỏa
khắp cả một vùng thượng lưu ‘Bốn bề núi phủ mây phong - Mảnh trăng thiên cổ bóng tùng Vạn Niên’”.
+ Vẻ đẹp trầm mặc của dòng sông Hương: “…như triết lí, như cổ thi, kéo dài mãi đến lúc mặt nước phẳng lặng của
nó gặp tiếng chùa Thiên Mụ ngân nga tận bờ bên kia, giữa những xóm làng trung du bát ngát tiếng gà…”
c. Vẻ đẹp sông Hương khi vào thành phố
- Dòng chảy của sông Hương từ rừng già đến thành phố là một cuộc “tìm kiếm có ý thức để đi tới nơi gặp thành
phố tương lai của nó”.
- Sông Hương gặp thành phố Huế: “Giáp mặt thành phố ở cồn Giã Viên, sông Hương uốn một cánh cung rất nhẹ
sang đến Cồn Hến; đường cong ấy làm cho dòng sông mềm hẳn đi, như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu.”
- Chất Huế cổ kính, nguyên sơ: “những cây đa, cây cừa cổ thụ tỏa vầng lá u sầm xuống những xóm thuyền xúm
xít; từ những nơi ấy, vẫn lập lòe trong đêm sương những ánh lửa thuyền chài của một linh hồn mô tê xưa cũ mà không
một thành phố hiện đại nào còn nhìn thấy được.”
- Sông Hương chảy giữa thành phố bằng “điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế, có thể cảm nhận được bằng
thị giác qua trăm nghìn ánh hoa đăng bồng bềnh vào những đêm hội rằm tháng Bảy từ điện Hòn Chén trôi về, qua Huế
bỗng ngập ngừng như muốn đi muốn ở, chao nhẹ trên mặt nước như vấn vương của một nỗi lòng.”
- Sông Hương rời khỏi thành phố giữa “màu xanh biếc của tre trúc và của những vườn cau vùng ngoại ô Vĩ Dạ”
sau đó “đột ngột đổi dòng, rẽ ngoặt sang hướng đông tây để gặp lại thành phố lần cuối ở góc thị trấn Bao Vinh xưa
cổ… nỗi vương vấn, cả một chút lẳng lơ kín đáo của tình yêu.”
2. Vẻ đẹp văn hóa, lịch sử của con sông
- Âm nhạc:
+ “…toàn bộ nền âm nhạc cổ điển Huế đã được sinh thành trên mặt nước của dòng sông này.”
+ So sánh thi vị: “Hình như trong khoảnh khắc chùng lại của sông nước ấy, sông Hương đã trở thành một người
tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya.”
- Thi ca:
+ Thơ Tản Đà: “Dòng sông trắng – lá cây xanh”.

Văn khoa Ngọc Phượng LHP: 684/39 Trần Hưng Đạo, P2, Q 5 - 0981702708 12
Ngữ Văn 12 - Trần Thị Ngọc Phượng - THPT Chuyên Lê Hồng Phong - 0914702708
+ Thơ Cao Bá Quát: “Trường giang như kiếm lập thanh thiên”.
+ Thơ Bà Huyện Thanh Quan: “Xanh um cổ thụ tròn xoe tán/ Trắng xóa tràng giang phẳng lặng tờ”.
+ Thơ Tố Hữu: “Trên dòng Hương giang/ Em buông mái chèo…Mở lòng ra đón ngày mai huy hoàng.”
- Lịch sử:
+ Sông Hương hoàn thành nhiệm vụ lịch sử ngay từ thời các vua Hùng: “Hiển nhiên là sông Hương đã sống
những thế kỉ quang vinh với nhiệm vụ lịch sử của nó, từ thuở nó còn một dòng sông biên thùy xa xôi của đất nước các
vua Hùng.”
+ Sông Hương với những sự kiện lịch sử: “Thế kỉ mười tám, nó vẻ vang soi bóng kinh thành Phú Xuân của người
anh hùng Nguyễn Huệ; nó sống hết lịch sử bi tráng của thế kỉ mười chín với máu của những cuộc khởi nghĩa, và từ đấy
sông Hương đã đi vào thời đại Cách mạng tháng Tám bằng những chiến công rung chuyển.
+ Hình ảnh so sánh độc đáo: “Sông Hương là vậy, là dòng sông của thời gian ngân vang, của sử thi viết giữa màu
cỏ lá xanh biếc.”

IV. BÀI VĂN THAM KHẢO


Đề 1. Có người gọi Hoàng Phủ Ngọc Tường là “thi sĩ của thiên nhiên”. Bằng việc phân tích “Ai đã đặt tên cho dòng
sông?”, anh/chị hãy làm rõ nhận định trên.
DÀN BÀI THAM KHẢO
1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh trưởng ở Huế, bắt đầu sáng tác từ những năm sáu mươi của thế kỉ trước. Ông là nhà
văn chuyên viết bút ký, tùy bút. Sáng tác của ông gắn liền với xứ Huế, với tình yêu quê hương, đất nước, con người.
Hoàng Phủ Ngọc Tường có một phong cách viết bút ký văn học của riêng mình. Thế mạnh của ông là tri thức văn
học, triết học, lịch sử, địa lý sâu và rộng, gần như đụng đến vấn đề gì, ở thời điểm nào và ở đâu thì ông vẫn có thể
tung hoành thoải mái ngòi bút được...( Hoàng Cát)
- Hoàng Phủ Ngọc Tường dành nhiều tình cảm cho vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước, đặc biệt là thiên nhiên xứ Huế.
Có thể nói trong trang văn của mình, Hoàng Phủ Ngọc Tường không chỉ miêu tả mà còn tâm tình với thiên nhiên
trong vẻ đẹp và sự thâm trầm của nó. Các sáng tác của ông như “Bản di chúc của “Cỏ lau””, “Ngọn núi ảo ảnh”,
“Hoa trái quanh tôi” và tiêu biểu là“Ai đã đặt tên cho dòng sông?” đều lấy thiên nhiên làm đề tài. Với “Ai đã đặt
tên cho dòng sông?” (viết năm 1981). Hoàng Phủ Ngọc Tường đã mang đến cho người đọc những cảm nhận đầy
chất thơ về dòng sông Hương theo dòng chảy từ Trường Sơn chảy qua xứ Huế và xuôi về biển.
- Giải thích: Ý kiến về Hoàng Phủ Ngọc Tường như “thi sĩ của thiên nhiên” không chỉ nói đến vấn đề nội dung trong
tác phẩm của ông (thiên nhiên) mà còn đề cập đến mặt nghệ thuật (thi sĩ). Thiên nhiên trong trang văn của Hoàng
Phủ Ngọc Tường bao giờ cũng hiện lên với chất thơ lãng mạn, nét thâm trầm cổ kính, giọng trầm ngâm tâm sự, từ
câu từ đến hình ảnh đều hiện rõ chất giọng đặc biệt. Thiên nhiên của Hoàng Phủ Ngọc Tường là một thứ thiên nhiên
làm bằng thơ.
2. Phân tích
Trong “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”, có thể thấy vẻ đẹp của dòng sông Hương được thể hiện dưới nhiều
phương diện, nhiều góc độ mà ở góc độ nào, nó cũng hiện lên với tất cả chất thơ của mình.
2.1. Vẻ đẹp dòng chảy của con sông
a. Vẻ đẹp sông Hương ở thượng nguồn
- Ngay từ nơi bắt nguồn của mình, ở dòng chảy nơi rừng già, sông Hương đã cho người đọc thấy những nét tính cách
khác biệt của nó. Ở giữa rừng già, sông Hương khi thì mang vẻ đẹp hùng vĩ, khi lại mang vẻ đẹp dịu dàng, đằm thắm.
Sự dữ dội của con sông được tác giả tái hiện bằng những hình ảnh liên tiếp, dồn dập: “nó đã là một bản trường ca
của rừng già, rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những
đáy vực bí ẩn”. Từ hình ảnh “bản trường ca”, người ta đã thấy được sự hùng vĩ của con sông giữa núi rừng, nơi mà
có khi nó ầm ào, rầm rộ chảy qua sự yên tĩnh của rừng cây đại thụ, khi thì nó ào ạt chảy qua những gập ghềnh thác
đá, khi thì nó như rơi tuột xuống một vực thẳm bí ẩn… Con sông Hương dữ dội và bí hiểm lại cũng có lúc trở nên
dịu dàng và say đắm “giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng”. Ở những đoạn bằng lặng của
núi rừng, sông Hương rời bỏ những dòng chảy dữ dội của nó để yên ả trôi qua một vùng hoa đỏ thắm.
- Có thể thấy, dù là sự dữ dội hay dịu dàng, con sông Hương cũng được miêu tả trong bối cảnh núi rừng. Khung cảnh
oai linh của rừng già với những “bóng cây đại ngàn”, những “ghềnh thác”, “đáy vực” và cả một rừng hoa – tất cả
đã tôn lên những nét đẹp rất riêng của sông Hương. Không chỉ thế, những nét tính cách của dòng sông còn được thể
hiện qua chính câu văn của tác giả: cùng trong một câu nhưng ở sự dữ dội, Hoàng Phủ Ngọc Tường dùng liên tiếp

Văn khoa Ngọc Phượng LHP: 684/39 Trần Hưng Đạo, P2, Q 5 - 0981702708 13
Ngữ Văn 12 - Trần Thị Ngọc Phượng - THPT Chuyên Lê Hồng Phong - 0914702708
những vế câu tương đối ngắn; trong khi đó, ở sự dịu dàng, ông lại chỉ dùng một vế câu dài mà âm điệu rất mực hài
hòa.
- Con sông Hương trong rừng già được tác giả khắc họa thông qua so sánh độc đáo: “Giữa lòng Trường Sơn, sông
Hương đã sống một nửa cuộc đời của mình như một cô gái Digan phóng khoáng và man dại”. Hình ảnh cô gái Digan
đã nói lên tất cả những đặc tính của dòng chảy con sông nơi núi rừng. Sông Hương chảy qua rừng già với sự tự do
và mãnh liệt, ầm ào vượt qua mọi thác núi, nó có sự êm ả của một thiếu nữ nhưng đồng thời cũng có chất Digan
hoang dại, dữ dội.
b. Vẻ đẹp sông Hương từ ngã ba Tuần đến chân đồi Thiên Mụ
- Dòng chảy của sông Hương khi từ rừng già về đến thành phố được tác giả miêu tả với sự đổi dòng liên tục của con
sông. Từ cửa rừng, nơi chân núi Kim Phụng, sông Hương chảy theo hướng Nam Bắc qua điện Hòn Chén, chuyển
hướng Tây Bắc qua Nguyệt Biều, Lương Quán; rẽ cánh cung ôm lấy đồi Thiên Mụ…Sự đổi dòng liên tục mang đến
cho con sông Hương những vẻ đẹp riêng, ứng với mỗi nơi mà nó chảy qua. Tuy nhiên, ở quãng sông này, dù có chảy
qua nơi nào đi nữa, dòng sông vẫn mang lấy một vẻ đẹp chung – nét đẹp “dịu dàng và trí tuệ”.
- Khi sông Hương chảy qua những ngọn đồi Vọng Cảnh, Tam Thai, Lựu Bảo, nó như trở thành một đám mây ngũ sắc
lạc giữa chốn núi non. Màu sắc của cỏ cây trên những ngọn đồi theo ánh nắng rọi xuống dòng sông, để mặt sông lúc
nào cũng ăm ắp sắc màu: “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím”. “Sông Hương rất nhạy cảm với ánh nắng nó thay màu
nhiều lần trong một ngày như hoa phù dung và nhiều khi màu nước không biết từ đâu mà có, không giống với màu
trời” (Sử thi buồn). Khi dòng sông chảy qua rừng thông già, nó lại mang một vẻ đẹp khác. Đó là vẻ đẹp của tịch
mịch và linh thiêng, được tạo nên từ những lăng tẩm đồ sộ của các vua chúa tự xa xưa. Ở đây, Hoàng Phủ Ngọc
Tường không chỉ nhắc đến cảnh vật mà còn chú ý đến thời gian: “giấc ngủ nghìn năm của những vua chúa”. Di tích
của quá khứ như được phong kín trong sự linh thiêng của lớp bụi quá khứ và sự u tịch của rừng thông mà sông Hương
là tạo vật duy nhất có thể yên lặng đi qua và nhận lấy vẻ đẹp trầm u đó. Khi ra đến đồi Thiên Mụ, dòng sông Hương
lại mang lấy vẻ đẹp trầm mặc, an nhiên, “như triết lí, như cổ thi” – mặt sông trở nên tĩnh lặng với bên kia là tiếng
chuông chùa Thiên Mụ vang vang và bát ngát tiếng gà của những xóm làng trung du yên ả. Vẻ đẹp của sông Hương
đã thấm vào mình những nét đẹp huyền diệu của thiên nhiên xứ Huế, để nó trở thành một bài thơ chảy giữa những
núi đồi, thôn xóm mà in dấu hình bóng của những nơi nó đã đi qua. Ở đây, Hoàng Phủ Ngọc Tường dành trọn vẹn
một đoạn dài để khắc họa con sông trước khi về đến thành phố mà đâu đâu cũng là những câu dài với giọng điệu êm
ả như chính tác giả đang đắm mình vào sự trầm mặc của xứ Huế, của sông Hương.
c. Vẻ đẹp sông Hương khi vào thành phố
- Hoàng Phủ Ngọc Tường hình dung dòng chảy của sông Hương từ rừng già đến thành phố là một cuộc “tìm kiếm có
ý thức để đi tới nơi gặp thành phố tương lai của nó”. Chính vì thế mỗi bước chuyển dòng của con sông khi vào đến
Huế đối với tác giả đều là một thứ ngôn ngữ kín đáo của tình yêu. Ông đã thi hóa chính dòng sông bằng cái nhìn độc
đáo này.
- Gặp thành phố ở cồn Giã Viên, sông Hương uốn mình sang đến cồn Hến. Đường cong này được tác giả tưởng đến
“một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu”. Phải nhiều thế kỉ, phải trải qua nhiều chặng đường từ thượng nguồn
đến hết vùng ngoại vi thành phố, sông Hương mới đến được với người tình mong đợi của nó. Với cuộc tìm kiếm
này, sông Hương đã trở thành dòng sông của riêng xứ Huế, nó là một trong rất ít những dòng sông nằm giữa lòng
thành phố của mình, như sông Seine của Pháp hay sông Danube của Budapest. “Con sông dùng dằng con sông không
chảy/Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu” (Thu Bồn).
- Khi chảy qua Huế, sông Hương đã giữ lấy cho Huế những vẻ đẹp mà khó có một nơi nào trên đất nước này còn thấy
được, nó đã ôm chứa và gìn giữ giữa dòng chảy của mình chất Huế cổ kính, nguyên sơ. Dòng sông chảy qua “những
cây đa, cây cừa cổ thụ tỏa vầng lá u sầm xuống những xóm thuyền xúm xít; từ những nơi ấy, vẫn lập lòe trong đêm
sương những ánh lửa thuyền chài của một linh hồn mô tê xưa cũ mà không một thành phố hiện đại nào còn nhìn
thấy được”. Sông Hương chảy qua những hàng cây cổ thụ tự xa xưa của thành phố này, nó lưu giữ lại cho thành phố
hiện đại những xóm thuyền xưa cũ mà từ đó, trong những đêm sương mù đặc trưng của Huế, đã hiện lên cái linh hồn
xưa cũ của quá khứ, của truyền thống nơi cố đô. Đã hơn một lần Hoàng Phủ Ngọc Tường nghĩ về vẻ đẹp yên tĩnh
của quá khứ giống nòi còn lưu lại không phai trên dòng sông này: “Nhiều tháng dài thành phố xưa hư ảo trong
sương, dòng sông mịt mù trôi trong cơn mê dài, chỉ còn những ánh lửa thuyền chài lay động ý thức giữa cõi thực và
cõi mộng… Những tháng sương mù đã đưa Huế quay lại với linh hồn một cố đô sâu thẳm trong thời gian” (Sử thi
buồn).
- Sông Hương chảy trôi giữa lòng thành phố Huế với một nhịp chảy rất riêng của nó mà Hoàng Phủ Ngọc Tường gọi
là “điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế”. Điệu chảy này của con sông có thể nhận ra dễ dàng bằng việc nhìn
ngắm những tạo vật trôi chảy trên sông, đặc biệt nhất là trong những đêm hội rằm tháng bảy, khi “trăm nghìn ánh

Văn khoa Ngọc Phượng LHP: 684/39 Trần Hưng Đạo, P2, Q 5 - 0981702708 14
Ngữ Văn 12 - Trần Thị Ngọc Phượng - THPT Chuyên Lê Hồng Phong - 0914702708
hoa đăng bồng bềnh vào những đêm hội rằm tháng bảy từ điện Hòn Chén trôi về, qua Huế bỗng ngập ngừng như
muốn đi muốn ở, chao nhẹ trên mặt nước như vấn vương của một nỗi lòng”. Dòng chảy của con sông hiện rõ qua
những ánh hoa đăng trôi về chậm rãi trong đêm. Cảnh trí vừa có điều gì linh thiêng, lại vừa có điều gì trần tục. Sự
linh thiêng, huyền ảo toát ra từ bóng sáng hoa đăng dập dềnh trên sóng nước trong đêm; còn điều trần tục chính là ở
dòng sông – nó không chảy xuôi mà cứ “dùng dằng”, nửa muốn trôi đi nửa muốn ở lại như nỗi lòng tha thiết, sự lưu
luyến với thành phố này.
- Sông Hương rời khỏi thành phố giữa “màu xanh biếc của tre trúc và những vườn cau vùng ngoại ô Vĩ Dạ”. Nhưng
dòng sông, cũng như khi trôi theo điệu slow của nó, không đi qua thành phố một cách dứt khoát mà “đột ngột đổi
dòng, rẽ ngoặt sang hướng đông tây để gặp lại thành phố lần cuối ở góc thị trấn Bao Vinh xưa cổ”. Chỗ rẽ dòng
này được tác giả hình dung như lời chia biệt của con sông với thành phố, như “nỗi vương vấn, một chút lẳng lơ kín
đáo của tình yêu”. Kì lạ là thị trấn Bao Vinh cũng chính là nơi ngày xưa chinh chiến đã diễn ra những cuộc chia li
của chinh phu với gia đình. Nơi từ biệt của sông Hương với Huế cũng là nơi những người yêu thương nhau phải chia
li ngoài mười dặm trường đình. Nỗi lòng của dòng sông, nỗi lòng của xứ Huế, nỗi lòng của con người bao thế hệ đã
hòa làm một. Đó là chất thơ được làm nên từ cảnh và tình. Không chỉ thế, chỗ rẽ dòng của sông Hương chính là lời
thề chung tình của nó với xứ này: “Còn non, còn nước, còn dài, còn về, còn nhớ…”. Đó cũng chính là điệu hò dân
gian của cả một vùng lưu vực sông Hương để thay cho tiếng tâm tình của người dân nơi Châu Hóa bày tỏ sự chung
tình với quê hương xứ sở.
- Có thể thấy, trong việc khắc họa vẻ đẹp của sông Hương khi chảy trong thành phố, Hoàng Phủ Ngọc Tường liên tục
hình dung con sông như người con gái đang tỏ bày tình yêu với người tình mong đợi của mình. Chính vì thế, chất
thơ vốn là đặc trưng của tình yêu đã tô đậm thêm chất thơ từ vẻ đẹp của con sông. Sông Hương còn được khắc họa
trên bề dày trầm tích của văn hóa xứ sở mà qua dòng chảy của nó, người ta thấy được không khí của đất Huế cố đô,
thấy được vẻ đẹp huyền ảo của trăm ánh hoa đăng trong đêm rằm, thấy được cả quá khứ xa xưa của những cuộc chia
li…Và giống như Huy Cận ngày xưa gọi dậy hồn thiêng của đất nước từ trong những gì xưa cũ, Hoàng Phủ Ngọc
Tường, qua vẻ đẹp và dòng chảy của sông Hương, đã gọi dậy hồn thiêng của xứ Huế với chất thơ cổ kính và u trầm
của nó.
2.2. Vẻ đẹp văn hóa, lịch sử của con sông
- Cái tài của Hoàng Phủ Ngọc Tường là khi khắc họa vẻ đẹp thiên nhiên, ông không chỉ tập trung vào cảnh vật mà còn
tái hiện cả những nét đẹp văn hóa gắn với cảnh vật, làm cho những nét văn hóa đó tôn lên thêm vẻ đẹp của chính
thiên nhiên. Đối với sông Hương cũng thế, ông đã gắn hình ảnh dòng sông với những giá trị văn hóa, lịch sử mà qua
đó, ta thấy hiện rõ thêm chất thơ của dòng sông.
- Sông Hương gắn với âm nhạc của xứ Huế. Cả một nền âm nhạc cổ điển Huế đã “sinh thành trên mặt nước của dòng
sông này”. Âm nhạc xứ Huế được sáng tác trong không khí của con sông, đó là một lẽ sinh thành. Nhưng quan trọng
hơn, âm nhạc Huế chỉ có thể là chính nó khi được biểu diễn trong đêm và trên dòng sông Hương. Nếu rời khỏi con
sông Hương, cho dù có biểu diễn bởi ai và ở bất kì nơi nào đi chăng nữa, âm nhạc cổ điển Huế sẽ không còn những
đặc trưng rất riêng của nó. Chính vì thế, Hoàng Phủ Ngọc Tường xem con sông như “một người tài nữ đánh đàn lúc
đêm khuya”. Hình ảnh liên tưởng này được ông gắn với cuộc đời lênh đênh của Nguyễn Du và những bản đàn đi hết
cuộc đời Kiều. Những liên tưởng, so sánh trùng điệp này đã khiến sông Hương hiện lên trong bóng dáng thơ ca của
nó – sông Hương là cội nguồn của tiếng đàn Huế, sông Hương chảy qua đời Nguyễn Du với những bản đàn lưu lạc,
sông Hương đi vào Đoạn trường tân thanh bằng tiếng đàn Kiều…
- Sông Hương còn có cả một dòng thi ca về nó. Con sông Hương hiện lên với đầy thi tính mà mỗi nhà thơ lại nhìn
nhận nó dưới một góc độ khác nhau. Ta thấy màu trời sắc nước trong thơ Tản Đà: “Dòng sông trắng – lá cây xanh”,
ta thấy sự hùng tráng trong thơ Cao Bá Quát: “Trường giang như kiếm lập thanh thiên”, ta thấy nỗi quan hoài vạn
cổ trong thơ Bà Huyện Thanh Quan: “Xanh um cổ thụ tròn xoe tán/ Trắng xóa tràng giang phẳng lặng tờ”, ta thấy
niềm tin vào tương lai trong câu thơ Tố Hữu: “Trên dòng Hương giang/ Em buông mái chèo…Mở lòng ra đón ngày
mai huy hoàng”. Tất cả đã làm con sông Hương hiện lên trong chính thế giới nghệ thuật, thế giới thi ca dành riêng
cho nó. Hoàng Phủ Ngọc Tường đã viết nên một bài thơ về sông Hương.
- Ngay cả khi viết về nhiệm vụ lịch sử của con sông ngay từ khi nó còn là dòng sông nơi biên thùy của đất nước các
vua Hùng, ngay cả khi viết về những tháng năm đau thương mà anh dũng của dòng sông trong thời chống Mỹ, Hoàng
Phủ Ngọc Tường vẫn có thể khiến ta nhìn con sông qua lăng kính của thi ca: “Sông Hương là vậy, là dòng sông của
thời gian ngân vang, của sử thi viết giữa màu cỏ lá xanh biếc”. Sông Hương có nét đẹp anh dũng của người anh
hùng sử thi, nhưng là sử thi viết giữa màu cỏ lá – là chất sử thi, là sự anh dũng quyện hòa cùng nét đẹp dịu dàng, đời
thường và nguyên sơ của thiên nhiên, đất trời xứ Huế. “Sử thi viết giữa màu cỏ lá xanh biếc” – chỉ có thể bằng đôi
mắt của thi nhân mới có thể tạo nên một hình ảnh chứa đựng cùng lúc sự anh hùng và chất thơ dịu dàng.

Văn khoa Ngọc Phượng LHP: 684/39 Trần Hưng Đạo, P2, Q 5 - 0981702708 15
Ngữ Văn 12 - Trần Thị Ngọc Phượng - THPT Chuyên Lê Hồng Phong - 0914702708
3. Đánh giá
- Một lần nữa có thể khẳng định: Hoàng Phủ Ngọc Tường thật sự là “thi sĩ của thiên nhiên”. Ông khắc họa thiên nhiên
bằng văn xuôi nhưng là một thứ văn xuôi đầy thi tính, từ ngôn từ độc đáo, hình ảnh giàu chất thơ cho đến giọng điệu
dẫu linh hoạt nhưng vẫn toát lên cái đẹp của sự suy tư, trầm ngâm. Dòng sông Hương được soi chiếu dưới nhiều góc
độ nhưng ở góc độ nào, Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng nhìn ngắm nó bằng cái nhìn của thi sĩ. Trong dòng chảy con
sông, ta thấy cái biến chuyển không ngừng của những nét tính cách nối nhau, thấy cuộc tìm kiếm của người con gái
đến với người tình của mình, thấy được những buồn vui, vương vấn…khi yêu. Khi nói về nét đẹp văn hóa trên sông,
ta lại thấy hiện lên một người tài nữ đánh đàn, thấy Truyện Kiều ẩn hiện trong mỗi khúc nhạc Huế, thấy một dòng
thi ca về sông Hương, thấy cả cái đẹp dịu dàng trong chính sự anh dũng của con sông. “Ai đã đặt tên cho dòng
sông?” chính là một bài thơ văn xuôi về sông Hương – một dòng sông thơ.
- Qua đó ta thấy được phong cách của Hoàng Phủ Ngọc Tường, không chỉ trong “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” mà
trong bất cứ tác phẩm nào của ông, ta đều thấy thiên nhiên, đất trời hiện lên qua cái nhìn đầy thi vị với một giọng
điệu trầm ngâm, suy tư không thể trộn lẫn. Có thể nói “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” cùng những tác phẩm viết về
Huế khác của Hoàng Phủ Ngọc Tường đã đưa ông trở thành đại diện cho văn chương hiện đại viết về xứ Huế, viết
về sông Hương.
ĐỀ 2. So sánh phong cách của Nguyễn Tuân và Hoàng Phủ Ngọc Tường qua hai tác phẩm “Người lái đò Sông Đà”
và “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”.
DÀN BÀI THAM KHẢO
1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm
a. “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”
- Hoàng Phủ Ngọc Tường là nhà văn chuyên viết bút ký. Sáng tác của ông gắn liền với xứ Huế, với tình yêu quê
hương, đất nước, con người. Hoàng Phủ Ngọc Tường có một phong cách viết bút ký văn học của riêng mình. Thế
mạnh của ông là tri thức văn học, triết học, lịch sử, địa lý sâu và rộng, gần như đụng đến vấn đề gì, ở thời điểm
nào và ở đâu thì ông vẫn có thể tung hoành thoải mái ngòi bút được...
( Hoàng Cát)
- “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” được Hoàng Phủ Ngọc Tường viết năm 1981. Với bài ký này, Hoàng Phủ Ngọc
Tường đã mang đến cho người đọc những cảm nhận đầy chất thơ về dòng sông Hương theo dòng chảy từ Trường
Sơn chảy qua xứ Huế và xuôi về biển.
b. “Người lái đò Sông Đà”
- Nguyễn Tuân là một trong những nhà văn xuất sắc nhất của nước ta ở thế kỉ trước. Ông sáng tác từ trước cách mạng
tháng Tám và đã có nhiều tác phẩm giá trị. Sở trường của Nguyễn Tuân là thể tùy bút với đặc trưng phong cách tài
hoa, uyên bác, khả năng sử dụng ngôn từ điêu luyện cũng như tinh thần dân tộc thấm nhuần trong từng trang viết
của ông.
- Tùy bút “Người lái đò Sông Đà” trích trong tập tùy bút “Sông Đà”, đây là thành quả mà Nguyễn Tuân có được từ
chuyến đi thực tế lên Tây Bắc. Qua tác phẩm, ông không chỉ cho người đọc thấy được vẻ đẹp của thiên nhiên Tây
Bắc mà còn tìm thấy “chất vàng mười” trong tâm hồn và cuộc sống lao động của nhân dân Tây Bắc.
2. So sánh
a. Giống:
- Đề tài: Cả hai tác giả đều chọn lựa đề tài là một cảnh quan của đất nước, từ đó nói lên lòng yêu quý của mình đối
với núi sông thung thổ quê hương. Hoàng Phủ Ngọc Tường chọn lấy con sông Hương quê mình, Nguyễn Tuân lại
chọn lấy sông Đà ở Tây Bắc.
- Bút pháp: Cả hai tác phẩm đều thể hiện sự tài hoa, uyên bác và ngòi bút điêu luyện của tác giả. Trong “Người lái
đò Sông Đà”, Nguyễn Tuân sử dụng những hiểu biết của mình trong nhiều ngành nghề khác nhau: từ hội họa, điện
ảnh đến võ thuật. Ngoài ra, khi xây dựng hình tượng con sông Đà, văn phong của ông lúc khúc chiết với nhiều câu
ngắn ở các đoạn thác ghềnh, khi lại trải dài ra mềm mại trong những đoạn sông Đà xuôi chảy. Ngôn từ dường như
có thể co dãn theo mạch văn. Ở Hoàng Phủ Ngọc Tường, ông xây dựng hình tượng con sông Hương bằng kiến thức
rộng lớn của mình về văn hóa, lịch sử, âm nhạc cũng như hiểu biết về đời sống tâm linh của con người xứ Huế. Mặt
khác, văn phong ông cũng có sự thay đổi linh hoạt tùy theo từng đoạn chảy của sông. Hơn thế nữa, cả hai nhà văn
đều sử dụng rất nhiều so sánh, liên tưởng độc đáo, thú vị trong suốt tác phẩm của mình.
- Cả hai tác giả đều xây dựng hình tượng của mình như sự kết hợp hài hòa giữa các vẻ đẹp khác nhau (hung bạo – trữ
tình; hoang dại- hiền dịu, người con gái dịu dàng – dòng sông biên thùy). Bên cạnh đó là sự pha trộn của cái nhìn
chủ quan và hình ảnh khách quan.

Văn khoa Ngọc Phượng LHP: 684/39 Trần Hưng Đạo, P2, Q 5 - 0981702708 16
Ngữ Văn 12 - Trần Thị Ngọc Phượng - THPT Chuyên Lê Hồng Phong - 0914702708
b. Khác:
- Đề tài: mỗi nhà văn, tùy theo phong cách của mình, đã chọn lựa một kiểu sông khác nhau để làm đề tài sáng tác:
+ “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”: phong cách đầy phong vị của xứ Huế từ việc chọn lựa đề tài: Sông Hương. Đó
là dòng sông của xứ Huế, dòng sông của những tầng vỉa văn hóa lắng lại trong mảnh đất cố đô ngàn năm. Dòng
sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường cho thấy khuynh hướng sáng tác của ông: Một mặt luôn viết về thiên nhiên và
con người xứ Huế; mặt khác là sự thể hiện lối viết trầm lắng, nhiều suy tư, chiêm nghiệm. Thế nên ông xử lý đề tài
của mình chủ yếu bằng cách trải lòng vào cảnh, tạo cho dòng sông Hương một dòng tâm trạng chảy kèm theo nó.
+ “Người lái đò Sông Đà”: phong cách của Nguyễn Tuân chọn lựa những đề tài thiên về cái độc đáo (sông Đà –
kết hợp hai vẻ đẹp đối nghịch nhau, đây là dòng sông “độc Bắc lưu”). Trong suốt các sáng tác của mình, bao giờ
Nguyễn Tuân cũng chọn lựa những hình tượng đặc biệt và nhìn nhận nó dưới góc nhìn văn hóa thẩm mỹ. Cách xử
lý đề tài của Nguyễn Tuân cũng khác: ông tìm kiếm ở con sông Đà những nét đẹp đặc biệt, dựng lên một kỳ quan
của thiên nhiên.
- Bút pháp: mỗi nhà văn sử dụng một bút pháp khác nhau để xây dựng hình tượng của mình:
+ “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”: Hoàng Phủ Ngọc Tường sử dụng chủ yếu những câu văn dài (có nhiều câu rất
dài) để miêu tả dòng chảy của con sông. Các hình ảnh so sánh, nhân hóa, các liên tưởng tuy độc đáo song đều mang
nét êm ái, trầm lắng. Mặt khác, cái giọng được gọi lên trong tác phẩm này có thay đổi theo dòng chảy con sông
nhưng vẫn nằm trong một giọng chủ đạo là suy tư, thâm trầm. Xuyên suốt tác phẩm, ông so sánh sông Hương với
những người phụ nữ khác nhau nhưng bao giờ cũng cho thấy cái mềm mại, khoáng đạt và trù phú của nó. Đặc trưng
của Hoàng Phủ Ngọc Tường là chiêm nghiệm về cảnh. Bao giờ miêu tả một cảnh vật nào, ông cũng tìm thấy ở đó
một triết lý sống, một giá trị văn hóa lắng sâu nào đó.
+ “Người lái đò Sông Đà”: Nguyễn Tuân sử dụng câu văn linh hoạt, đối ứng tuyệt đối với những chuyển biến trên
dòng chảy của con sông. Ông viết theo lối đa giọng. Khi đến thác thì liên tiếp, gấp rút, giọng văn dữ dội nhưng đến
khi sông Đà đã xuôi chảy ở hạ nguồn, giọng văn ông chùng xuống, chìm vào cái không khí êm đềm đầy chất thơ
của cảnh vật. Văn Nguyễn Tuân tập trung nhiều vào việc sử dụng ngôn ngữ. Vẻ đẹp ngôn ngữ bao giờ cũng đi trước
và tạo lập nên vẻ đẹp của hình tượng. Thế nên trong suốt tác phẩm, con sông Đà được đặc tả bằng nhiều từ ngữ độc
đáo, tạo nên một cái nhìn lạ hóa về con sông ngay cả với những người đã từng biết đến nó.
- Nội dung tư tưởng:
+ “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”: Hoàng Phủ Ngọc Tường chủ yếu tập trung miêu tả dòng sông. Cuộc sống của
con người có xuất hiện cũng chỉ tôn thêm vẻ đẹp của con sông. Sáng tác của Hoàng Phủ Ngọc Tường là một nỗ lực
lớn để tìm về, dựng lại một Huế ngàn năm văn hiến với tất cả vẻ đẹp của nó. Trong suốt tác phẩm của mình, Hoàng
Phủ Ngọc Tường cũng lắm lúc mượn đề tài dòng sông để nói đến những “chiến công” của xứ Huế qua nhiều thời
đại, nói đến đời sống tâm linh của người Huế, nói đến những thăng trầm lịch sử cùng với cả thi ca và âm nhạc của
xứ sở.
+ “Người lái đò Sông Đà”: Nguyễn Tuân đặc tả sông Đà trong mối quan hệ với con người. Chính trong mối quan
hệ này mà dòng sông Đà hiện lên rõ nét những đặc trưng của nó: hung bạo và hiểm độc với bất cứ ai có ý định vượt
thác; như một “cố nhân”, “như nỗi niềm cổ tích tuổi xưa” đối với cảm nhận của một người ngồi trên thuyền xuôi
chảy. Ta thấy Nguyễn Tuân đang hướng đến việc ngợi ca vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước và con người trong sự
tương hỗ: vẻ đẹp thiên nhiên tôn thêm vẻ đẹp con người và ngược lại.
3. Đánh giá
- Hai tác phẩm mang đến cho người đọc hai hình tượng hết sức độc đáo, mới mẻ. Cả hai dòng sông đều mang đậm
những đặc trưng riêng biệt của nó cũng như in đậm phong cách của mỗi tác giả.
- Tuy nhiên, đằng sau mỗi hình tượng, đằng sau mỗi trang văn độc đáo vẫn là tấm lòng yêu quý và trân trọng của mỗi
tác giả đối với con người, thiên nhiên và văn hóa dân tộc.

Văn khoa Ngọc Phượng LHP: 684/39 Trần Hưng Đạo, P2, Q 5 - 0981702708 17

You might also like