You are on page 1of 4

Tình yêu tổ quốc là đỉnh núi, bờ sông

Đến lúc tột cùng, là dòng huyết chảy.


(Xuân Diệu)
Đất nước là nguồn cảm hứng bất tận của thơ ca và nghệ thuật và mỗi nhà thơ đều có những cảm
nhận rất riêng về Đất Nước. Nếu các nhà thơ khác cùng thời thường dùng những hình ảnh kì vĩ, mĩ
lệ mang tính biểu tượng để cảm nhận, chiêm ngưỡng về đất nước thì Nguyễn Khoa Điềm lại cảm
nhận về đất nước qua những gì hết sức gần gũi, đơn sơ, bình dị, mộc mạc gắn liền với mỗi con
người như máu thịt, như hơi thở. Và tác phẩm Đất Nước là một chấm lửa nhỏ đã “khơi sáng thêm
ngọn đuốc thiêng từ bao đời”, đã trở thành khúc nhạc thiêng liêng thức tỉnh tình yêu Tổ quốc. Để
lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc là nước mắt trong veo sau làn khói súng được thể hiện
trong đoạn thơ sau:…

Nguyễn Khoa Điềm là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.
Ông đã từng vào miền Nam hoạt động trong phong trào học sinh, sinh viên Huế, tham gia quân đội,
xây dựng cơ sở của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, viết báo, làm thơ,... cho đến
năm 1975. Vì ông là người trực tiếp tham gia trong trận chiến với đế quốc Mỹ nên thơ của ông rất
chân thật và giàu tính chiêm nghiệm, đặc biệt là cảm xúc vô cùng sâu lắng mang đậm màu sắc trữ
tình. Thơ ông hấp dẫn bởi sự kết hợp giữa xúc cảm nồng nàn và suy tư sâu lắng của người trí thức
về đất nước, con người Việt Nam, những câu thơ ông sáng tác thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm của
người công dân, người lính với đất nước mình. Với tham vọng biến miền Nam – Việt Nam thành
sân sau của Mĩ và truyền bá tư tưởng sai lệch cùng với việc tuồn những đồng đô-la xanh từ bên kia
đại dương bay vùn vụt vào Việt Nam đã khiến cho nhiều người Việt bị ru ngủ lịm đi, không nhận
thức được sâu sắc về Đất Nước. Với khao khát thức tỉnh thanh niên vùng đô thị vùng tạm chiếm
miền Nam về non sông đất nước, về sứ mệnh của thế hệ mình, xuống đường đấu tranh hòa nhịp với
cuộc chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược, Nguyễn Khoa Điềm cầm bút và hoàn thành Trường ca
"Mặt đường khát vọng" ở chiến khu Trị Thiên năm 1971. Tác phẩm sau đó được in lần đầu năm
1974. Đoạn trích “Đất Nước” thuộc phần đầu của chương V trong trường ca “Mặt đường khát
vọng” là một trong những đoạn thơ hay về đề tài đất nước trong thơ Việt Nam hiện đại ngợi ca công
lao vĩ đại của nhân dân trên hành trình dựng nước và giữ nước. Với lối viết rất riêng, không đao to
búa lớn,và không bắt đầu từ những anh hùng dân tộc như Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Thường Kiệt,
Trần Hưng Đạo... tác giả thủ thỉ kể về mình và về người bạn gái đang dấn thân trong cuộc đấu tranh,
về những con người rất bình dị nhưng đều có những cống hiến cho đất nước với thái độ vô cùng yêu
thương, trân trọng những con người “làm nên đất nước muôn đời”. Và qua đoạn thơ này có thể thấy
được những cảm nhận tinh tế của nhà thơ về đất nước trong chiều sâu cảm xúc suy nghĩ và trong sự
gắn bó thân thiết với cuộc đời mỗi người, thể hiện những sáng tạo nghệ thuật độc đáo của nhà thơ
khi đưa ra những khái niệm mới mẻ về đất nước mình.

Đoạn thơ này của bài thơ được xem là một định nghĩa về đất nước. Đất nước không phải là khái
niệm trừu tượng mà là những gì rất gần gũi, thân thiết, ở ngay trong cuộc sống bình dị của mỗi
người:
Đất là nơi anh đến trường
Nước là nơi em tắm
Đất Nước là nơi ta hò hẹn
Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm
Vận dụng lối thơ “chiết tự”, Nguyễn Khoa Điềm tách Đất Nước ra làm hai thành tố theo kiểu triết
học phương Đông (một thành tố thuộc âm và một thành tố thuộc dương). Khi Đất Nước được tách
ra thành hai thành tố, Đất Nước gắn với kỉ niệm đáng yêu, đáng nhớ, thân thuộc của một đời người.
Nhà thơ tách thành tố “Đất” để chỉ con đường hằng ngày anh tới trường, là ngôi trường cung cấp
hành trang tri thức cho mỗi chúng ta tự tin để làm chủ cuộc sống, tách thành tố “Nước” để nói dòng
sông nơi em tắm mát, dòng sông chở nặng phù sa làm tốt xanh những cánh đồng, bãi mía, nương
dâu. Qua đây, ta thấy cách diễn giải ấy giúp ta hình dung cụ thể: Đất Nước là nơi ta lớn lên, học tập
và sinh hoạt. Khi tách ra thì Đất Nước gắn với kỷ niệm riêng tư của mỗi người còn khi gộp lại Đất
Nước lại sống trong cái ta chung. “Khi ta hò hẹn”, Đất Nước hòa nhập vào một, trở thành không
gian hẹn hò, nâng bước và minh chứng cho tình yêu của hai đứa. Nơi trai gái hẹn hò gợi nên những
không gian làng quê thanh bình yên ả: mái đình, hang cau, lũy tre làng, chiếc cầu tre nho nhỏ, giếng
làng, sân đình, gốc đa, bờ sông… tất cả đều đẹp đều hài hòa và nồng đượm làm sao. Và khi hai đứa
yêu nhau thì Đất Nước như cũng sống trong nỗi nhớ thầm của hai người “Đất Nước là nơi em đánh
rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm”. Câu thơ đậm đà chất dân ca ca dao, đặc trưng của văn hóa Việt
xưa xa, gợi nhắc cho ta bài ca dao nổi tiếng:
Khăn thương nhớ ai
Khăn rơi xuống đất
Khăn thương nhớ ai
Khăn vắt lên vai
Khăn thương nhớ ai
Khăn chùi nước mắt.
Chiếc khăn bé nhỏ, giản dị cũng thật đáng yêu và dễ thương làm sao, nó cũng là vật chứng cho tình
yêu đôi lứa của người Việt. Ta thấy đất nước đã trở thành một sợi chỉ xanh bền chắc nối đôi trái tim
tuổi trẻ
Ở lần định nghĩa thứ hai, nhà thơ tiếp tục tách hai thành tố Đất Nước, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm
lại lí giải sâu sắc hơn nữa về Đất Nước. Đó là vẻ đẹp quê hương đất nước được tái hiện trong những
lời ca dao toát lên lòng tự hào về non song gấm vóc:
"Đất là nơi “con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc”
Nước là nơi “con cá ngư ông móng nước biển khơi”
Thời gian đằng đẵng
Không gian mênh mông
Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ
Tác giả cảm nhận Đất Nước trên bình diện không gian địa lý. Đất Nước được cảm nhận là “không
gian mênh mông”. Chúng ta có thể hiểu đó là núi sông, bờ cõi, là Bắc – Trung – Nam một dải, là đất
nước rừng vàng biển bạc. Trong ấy, bao thế hệ nối tiếp nhau quản lí đất nước từ dãy Trường Sơn
hùng vĩ - "Nơi con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc” cho đến biển bờ Thái Bình Dương vỗ
sóng mênh mang - nơi "Con cá ngư ông móng nước biển khơi". Đó là nơi dân mình đoàn tụ, phát
triển giống nòi và làm ăn sinh sống làm nên non song gấm vóc Việt Nam. Qua đây ta thấy vẫn với
lối chia từ để giải thích, nhưng ở hai câu thơ này, tác giả đã vận dụng sáng tạo câu hò Bình Trị
Thiên để nói về Đất Nước. Nguyên văn câu hò: "Con chim phượng hoàng bay ngang hòn núi bạc;
Con cá ngư ông móng nước ngoài khơi; Gặp nhau đây xin
phân tỏ đôi lời; Kẻo mai kia con cá về sông vịnh, con chim nọ đổi dời về non xanh". Con chim
phượng hoàng và cá ngư ông là hai con vật linh thiêng được nhân dân ta thờ phụng, nay đưa vào
trong thơ của Nguyễn Khoa Điềm rất gần gũi. Giữa người và thần dường như không hề có sự ngăn
cách, tất cả như hoà vào nhau bình đẳng. Một lần nữa, nhà thơ đã đưa Đất Nước từ của thần linh trở
thành Đất Nước của nhân dân. Từ đó ta có thể hiểu rằng Đất nước là núi, là rừng, là sông, là biển
với tài nguyên phong phú.
Tác giả cảm nhận Đất Nước không chỉ gắn liền với biên cương, lãnh thổ, địa lý mà Đất Nước còn
gắn với lịch sử: đất nước được cảm nhận bằng chiều sâu “thời gian đằng đẵng”. Nguyễn Khoa Điềm
với một tình cảm tự hào, ông gợi lại huyền sử lung linh về dòng dõi con Rồng cháu Tiên của dân
Lạc Việt. Đó là truyền thuyết đẹp đẽ và bay bổng về buổi đầu lập nước:
Đất là nơi chim về
Nước là nơi rồng ở
Lạc Long Quân và Âu Cơ
Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng”
Câu truyện cổ “Sự tích trăm trứng” đã ra đời từ lâu đời nhằm lý giải nguồn gốc của người Việt.
Những hình tượng quen thuộc trong truyền thuyết như: chim rồng, Lạc Long Quân và Âu Cơ, bọc
trứng cũng hiện về trong trường liên tưởng của nhà thơ. Sự hồi tưởng ấy làm bật lên ý thơ có tầm
khái quát cao: dân tộc ta là “con Lạc, cháu Hồng”, trai tài gái sắc. Đất Nước ta là đất lành chim về,
đất thiêng rồng ở, đồng bào ta là anh em một nhà. Tất cả làm toát lên lòng tự hào về non sông gấm
vóc, gắn với lòng biết ơn tổ tiên đã ăn sâu vào tiềm thức từng người Việt. Hai tiếng “đồng bào” thân
thương luôn đánh thức tinh thần đoàn kết hàng ngàn năm của dân tộc. Từ câu truyện ấy dân ta muôn
đời ta tự hào mình là con rồng cháu tiên, con cháu Vua Hùng. Huyền thoại gợi niềm thương mến,
ấm áp về nghĩa tình đồng bào thiêng liêng, ruột thịt. Cho nên đất nước luôn tiềm tang mối quan hệ
giữa các thế hệ quá khứ, hiện tại và tương lai:
“Những ai đã khuất
Những ai bây giờ
Yêu nhau và sinh con đẻ cái
Gánh vác phần người đi trước để lại”
“ Những ai đã khuất” là những người trong quá khứ, những con người sống giản dị chết bình tâm,
những con người đã có công dựng nước và phát triển đất nước. “Những ai bây giờ” là những người
trong hiện tại, đang sống và chiến đấu. Tất cả đều ý thức sâu sắc về sứ mệnh “Yêu nhau và sinh con
đẻ cái” bảo tồn nòi giống con dân Việt để góp vào một nhiệm vụ to lớn và thiêng liêng “Gánh vác
phần người đi trước để lại” .

Cắt nghĩa Đất nước ở phương diện văn hóa, địa lí, lịch sử, Nguyễn Khoa Điềm muốn khơi gợi ở
mỗi người niềm tự hào dân tộc sâu sắc để từ đó tất cả đều ý thức về nguồn gốc tổ tiên, không bao
giờ được quên cội nguồn dân tộc và giáo dục truyền thống cho những thế hệ sau:
“Dặn dò con cháu chuyện mai sau
Hằng năm ăn đâu làm đâu
Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ”.
Câu thơ vận dụng sáng tạo câu ca dao “Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng
Ba”. Cho nên tự trong bản thân nó đã bao hàm lời nhắc nhở về nguồn gốc, dòng giống Tổ tiên. Hai
chữ “cúi đầu” thể hiện niềm thành kính thiêng liêng mà rất đỗi tự hào về nguồn gốc cha ông. Cúi
đầu để hướng về lịch sử về những Tổ Hùng Vương đã góp công dựng nên nước nhà Âu Lạc mà nay
là nước Việt Nam hùng cường sánh vai bốn bể năm châu. Người Việt mình dù đi khắp thế giới
nhưng trong tâm linh của họ luôn có một ngôi nhà chung để quay về. Đó chính là đó chính là Đất
Nước Việt Nam.
Đoạn thơ trên đã thể hiện cảm nghĩ mới mẻ của tác giả về đất nước qua những vẻ đẹp được phát
hiện ở chiều sâu trên nhiều bình diện lịch sử, địa lí, văn hóa,..Ở đoạn thơ này, Nguyễn Khoa Điềm
đã sử dụng những hình ảnh, ngôn từ mang đậm chất nghệ thuật, đậm tính dân tộc, giàu chất trí tuệ,
sử thi. Bên cạnh đó, nhà thơ còn dùng rộng rãi và linh hoạt các chất liệu của văn hóa dân gian, từ ca
dao, tục ngữ đến truyền thuyết, truyện cổ tích, từ phong tục tập quán đến những thói quen sinh hoạt
trong đời sống hàng ngày của nhân dân cùng với giọng thơ trữ tình - chính luận sâu lắng, thiết tha.
Những chất liệu ấy đã tạo nên một thế giới nghệ thuật vừa gần gũi, quen thuộc, vừa sâu xa, kỳ diệu,
đủ sức gợi lên cái hồn thiêng liêng của non sông, đất nước. Điều đó không đơn thuần chỉ là thủ pháp
nghệ thuật, cũng không phải chỉ là cách tiếp thu sáng tạo văn học dân gian. Có thể nói, tư tưởng
"Đất nước của nhân dân" đã thấm nhuần từ quan niệm đến cảm xúc, từ hình tượng đến chi tiết nghệ
thuật của bài thơ.
Qua đoạn thơ trên, Nguyễn Khoa Điềm đã nêu những định nghĩa đa dạng, phong phú về đất nước,
từ chiều sâu của văn hóa văn tộc, chiều dài của thời gian lịch sử đến chiều rộng của không gian đất
nước. Từ đó ta thấy Đất nước không phải là những hình tượng lớn lao xa vời mà đó là tất cả những
gì bình dị, đơn giản nhất thấm sâu vào tâm hồn mỗi chúng ta. “Đất Nước” của Nguyễn Khoa Điềm
đã trở thành một tác phẩm giàu giá trị và sẽ mãi để lại ấn tượng đẹp trong lòng người đọc.

You might also like