You are on page 1of 4

Đêm xa nước đầu tiên ai nỡ ngủ

Sóng vỗ dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương


Trời từ đây chẳng xanh màu xứ sở
Xa nước rồi, mới biết nước đau thương.
(“Người đi tìm hình của nước”- Chế Lan Viên)

Đất nước hai tiếng thiêng liêng ấy vang lên tự sâu thẳm tâm hồn ta vừa cao cả,
trang trọng, vừa xiết xao bình dị, gần gũi. Hình tượng đất nước đã khơi nguồn cho
biết bao hồn thơ cất cánh. Chúng ta đã từng bắt gặp một đất nước hóa thân trong
mảnh hồn quê Kinh Bắc đậm đà sắc màu văn hóa dân gian mà quằn quại đau đớn
trong thơ Hoàng Cầm; đất nước tươi đẹp mà đau thương với sức vươn khỏe khoắn
"rũ bùn đứng dậy sáng lòa” hiện lên sống động trong thơ Nguyễn Đình Thi...Từ
chiến trường Bình-Trị-Thiên khói lửa, trường ca “Mặt đường khát vọng” của
Nguyễn Khoa Điềm là tiếng ca sôi nổi nhiệt tình cất lên từ trái tim của tuổi trẻ, đặc
biệt, trong 13 câu thơ:
“ Trong anh và em hôm nay
Đều có một phần Đất Nước
......muôn đời”
Nhà thơ đã thể hiện những suy tư về Đất Nước từ cuộc sống hiện tại trong mối
quan hệ riêng-chung, cá nhân-cộng đồng, sự tiếp nối giữa các thế hệ từ đó làm nên
Đất Nước muôn đời.
Nguyễn Khoa Điềm là một nhà thơ với phong cách thơ trữ tình chính luận giàu
chất suy tư, thể hiện tâm tư của người trí thức tham gia tích cực vào cuộc chiến đấu
của nhân dân. Một trong những kiệt tác của ông phải kể đến đoạn trích “Đất Nước”
thuộc chương V của trường ca “Mặt đường khát vọng”, sáng tác năm 1971 ở chiến
khu Trị - Thiên trong giai đoạn ác liệt của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
“Đất Nước” là cái nhìn độc đáo, mang tính phát hiện của nhà thơ Nguyễn Khoa
Điềm về khái niệm “đất nước”, được thể hiện qua phương diện: phong tục tập
quán, lối sống, truyền thống yêu nước, truyền thống đánh giặc. 13 câu thơ trên đã
cho thấy những suy nghĩ của tác giả về đất nước được nhìn trên nhiều góc độ với
tư tưởng chủ đạo là “Đất Nước của nhân dân”- một Đất Nước toàn vẹn trong cái
nhìn tổng hợp theo chiều dài lịch sử, văn hóa, cũng như cuộc sống đời thường gần
gũi, yêu thương mà thiêng liêng cao đẹp.
Nếu như ở đoạn thơ trước đó, tác giả nhìn nhận Đất Nước từ bề dày văn hóa
dân tộc hàng nghìn năm, thì ở đây lại là những suy nghĩ về Đất Nước từ cuộc sống
hiện tại trong các mối quan hệ riêng - chung, cá nhân - cộng đồng, sự tiếp nối giữa
các thế hệ.
Có người đã từng nói: “Nếu mỗi người không thuộc về một Đất Nước, một quê
hương thì sẽ giống như con chim không có tổ, cái cây không có rễ”. Thật vậy, Đất
Nước từ lâu đã hòa mình vào cuộc sống và trong mỗi con người, là máu thịt trong
mỗi chúng ta mà cả anh và em đều có:
"Trong anh và em hôm nay
Đều có một phần Đất Nước"
Giọng thơ tâm tình với lối xưng hô “anh, em” tha thiết. Thì ra Đất Nước có
trong mỗi cá nhân, Đất Nước kết tinh trong mỗi con người “trong anh”, “trong
em”, trong mỗi chúng ta, dù chỉ một phần nhỏ bé thôi nhưng chứa đựng biết bao
gắn bó, yêu thương, tự hào. Trong chúng ta có một phần Đất Nước bởi mỗi người
đều được thừa hưởng những di sản vật chất, tinh thần quý báu của bao thế hệ đi
trước, từ huyết thống đến truyền thống đến những phong tục tập quán. Hai câu thơ
đầu ngắn gọn nhưng khái quát một chân lí mới mẻ. Đất nước tồn tại trong mỗi con
người, mỗi cá nhân. Đất nước không chỉ là hình dáng non sông là không gian địa lí
hay thời gian lịch sử, Đất nước còn là con người - những con người cụ thể có mối
quan hệ máu thịt với quê lương,
Quan hệ giữa Đất Nước với mỗi cá nhân, sự gắn bó mật thiết ấy còn được thể
hiện một cách thật sâu sắc:
"Khi hai đứa cầm tay
Đất nước trong chúng ta hài hòa nồng thắm
Khi chúng ta cầm tay mọi người
Đất Nước vẹn tròn to lớn"
Đất nước tồn tại trong mỗi con người nhưng một cá nhân không thể làm nên
đất nước. Nguyễn Khoa Điềm đã dùng hình ảnh "cầm tay” để nhấn mạnh sự liên
kết; gắn bó giữa con người với nhau. Khi hai cá nhân yêu thương, gắn bó liên kết
với nhau, họ sẽ tạo nên thế giới tình yêu tươi đẹp. Đất nước được hình thành từ sự
gắn kết huyền diệu ấy. Khi cá nhân đoàn kết sẽ làm nên cộng đồng, tạo nên sức
mạnh vĩ đại cho đất nước. Nguyễn Khoa Điềm đã sử dụng những cụm tính từ để
diễn đạt vẻ đẹp của đất nước khi những con người biết gắn kết với nhau: "hài hòa",
“nồng thắm", "vẹn tròn", "to lớn". Đất Nước trong cảm nhận của nhà thơ là khối
đại đoàn kết dân tộc, chỉ khi nào “ba cây chụm lại nên hòn núi cao” và “người
trong một nước phải thương nhau cùng” thì Đất Nước trong chúng ta mới: “vẹn
tròn to lớn"
Từ hiện tại, nhà thơ tiếp tục mạch cảm xúc và suy nghĩ về Đất Nước ở tương
lai. Nhà thơ hướng về thế hệ tương lai - thế hệ mầm non sẽ mang Đất Nước sánh
vai với các cường quốc năm châu:
Từ hiện tại, nhà thơ tiếp tục mạch cảm xúc và suy nghĩ về Đất Nước ở tương
lai. Nhà thơ hướng về thế hệ tương lai - thế hệ mầm non sẽ mang Đất Nước sánh
vai với các cường quốc năm châu:
“Mai này con ta lớn lên
Con sẽ mang Đất Nước đi xa
Đến những tháng ngày mơ mộng”
Đất Nước không chỉ có ngày hôm qua và hôm nay, trong quá khứ hay ở hiện
tại, mà Đất nước phải hướng tới ngày mai, hướng tới tương lai tươi sáng. Từng thế
hệ kế tiếp sẽ làm cho đất nước trường tồn mãi mãi. Khi đặt những câu thơ đầy khắc
khoải này của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm vào bối cảnh lịch sử những năm 1971,
trong lúc cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ đang bước vào giai đoạn ác liệt, ta
mới thấy ước mơ về thế hệ sau, thế hệ tương lai sẽ "mang Đất Nước đi xa ", kế tục
truyền thống, làm rạng danh quê hương đất nước là điều mà bất cứ ai yêu dân tộc
này đều mong muốn, “mai này” khi đất nước không còn giặc ngoại xâm, không
còn chiến tranh, thế hệ sau sẽ “gánh vác phần người đi trước để lại”. “Tháng ngày
mơ mộng” là tương lai đẹp và hạnh phúc, là những ngày thanh bình và phát triển
của Đất Nước. Đất nước sẽ đẹp hơn, những tháng ngày mơ mộng ở hiện tại sẽ trở
thành hiện thực ở ngày mai. Đó không chỉ là niềm mong mỏi của riêng nhà thơ
Nguyễn Khoa Điềm, mà còn là ước mong của hàng chục triệu trái tim người dân
Việt Nam.
Những câu thơ cuối nhà thơ lên tiếng kêu gọi ý thức bổn phận, trách nhiệm của
mỗi cá nhân đối với Đất Nước:
“Em ơi em
Đất Nước là máu xương của mình
…Làm nên Đất nước muôn đời”
Lời thơ trữ tình “Em ơi em” nhỏ nhẹ, trìu mến đã tạo thành chất trữ tình chính
luận sâu sắc cho đoạn thơ. Nhà thơ đã khám phá ra một định nghĩa rất mới: "Đất
Nước là máu xương của mình". Đối với mỗi con người, máu xương là yếu tố cần
thiết cho cuộc sống, là sinh mệnh, là sự sống của con người. Vận mệnh của Đất
Nước chính là vận mệnh của chính bản thân mình, số phận của cá nhân nằm trong
vận mệnh của Đất Nước . Vì thế, ta cần “Phải biết gắn bó và san sẻ”, “Phải biết
hoá thân cho dáng hình xứ sở”. Điệp ngữ “phải biết” vừa là mệnh lệnh kêu gọi vừa
là lời thúc giục từ trái tim. Từ "hóa thân" chính là sự tự nguyện cống hiến trọn vẹn
tinh thần và công sức, tuổi trẻ của mình vì sự nghiệp giải phóng của dân tộc để
“Làm nên Đất Nước muôn đời”. Ta cũng từng bắt gặp trong thơ Thanh Hải nỗi ước
mong được hóa thân để cống hiến cho đất nước, cho cuộc đời:
“Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến”
Nhìn chung, Nguyễn Khoa Điềm viết nên những câu thơ này bằng tất cả sự
trải nghiệm của một người lăn lộn trong phong trào tranh đấu của thanh niên đô thị
miền Nam. Nhà thơ đã thay mặt thế hệ mình để phát biểu tâm tư với tinh thần công
dân, với nhiệt tình tuổi trẻ. Đó cũng là lời đáp cho câu hỏi mang tính chính luận về
sự trường tồn của Đất Nước. Đất Nước bất tử chính nhờ ở tinh thần của những con
người tràn đầy nhiệt huyết tuổi thanh xuân, biết sống có trách nhiệm với thời đại
và có khát vọng về tương lai trường tồn của Đất Nước.
Thành công của đoạn thơ là nhờ vào việc sử dụng thể thơ tự do, những câu thơ
dài ngắn khác nhau thể hiện rất linh hoạt những cung bậc cảm xúc của nhân vật trữ
tình, giọng điệu trữ tình đan xen chính luận sâu lắng thiết tha. Ngoài ra còn có sự
kết hợp linh hoạt giữa ngôn ngữ thơ gần gũi, bình dị, giàu giá trị biểu cảm có sức
khái quát cao cùng nhiều biện pháp tu từ: so sánh, điệp cấu trúc...
Qua đoạn thơ trên, ta thấy được tài năng của NKĐ cùng với những ý thơ đầy
sức hấp dẫn. Thơ ông có giọng điệu riêng, vừa tâm tình sâu lắng thiết tha vừa đầy
suy tư triết lý. Màu sắc văn hóa dân gian mà ông đem vào thơ cũng tạo nên một
không gian vừa gần gũi thân thuộc với tâm hồn mỗi người Việt Nam lại vừa bay
bổng lãng mạn. Ngôn ngữ thơ vừa giản dị tự nhiên lại vừa uyển chuyển đầy sáng
tạo. Án sâu trong đó là chiều sâu trí tuệ, văn hóa và một tình yêu đối với đất nước.
Quan niệm đất nước của Nguyễn Khoa Điềm mang dấu ấn riêng biệt của sự
trải nghiệm, chiêm nghiệm, triết lí, suy tư, từ đó đem đến cảm nhận, cách khám
phá quê hương đất nước trong cái nhìn toàn vẹn, nổi bật là tư tưởng cốt lõi về nhân
dân: “Đất Nước của nhân dân” và nhân dân chính là người kiến tạo, tạo dựng, đi
qua những gian lao và làm nên chiến công trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất
nước. Thế hệ trẻ cần ý thức được trách nhiệm của mình với quê hương đất nước,
biết yêu và trân trọng những giá trị văn hóa lịch sử góp phần làm nên đất nước
muôn đời:
“Ôi! Tổ quốc ta, ta yêu như máu thịt
Như mẹ cha ta như vợ như chồng
Ôi! Tổ quốc, nếu cần ta chết
Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông”

You might also like