You are on page 1of 6

Đề : Phân tích đoạn thơ sau của Nguyễn Khoa Điềm

“Trong anh và em hôm nay


Đều có một phần Đất Nước
Khi hai đứa cầm tay
Đất Nước trong chúng ta hài hoà nồng thắm
Khi chúng ta cầm tay mọi người
Đất Nước vẹn tròn, to lớn
Mai này con ta lớn lên
Con sẽ mang Đất Nước đi xa
Đến những tháng ngày mơ mộng
Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời…”

DÀN BÀI :

I. MỞ BÀI : Giới thiệu chủ đề


- Đất nước là đề tài muôn thuở của thơ văn Việt Nam.
- Chúng ta đã bắt gặp đất nước chìm trong đau thương,
mất mát qua thơ Hoàng Cầm; gặp đất nước đang đổi mới
từng ngày qua thơ Nguyễn Đình Thi.
- Nhưng có lẽ đất nước được nhìn từ nhiều khía cạnh, đầy
đủ và trọn vẹn nhất qua bài thơ “Đất nước” của Nguyễn
Khoa Điềm.
- Hình hài đất nước từ khi được sinh ra cho đến khi phải
trải qua bao nhiêu sóng gió, chiến tranh được tái diễn sinh
động qua một hồn thơ tinh tế, phóng khoáng của Nguyễn
Khoa Điềm.
- Tác giả nhìn đất nước từ nhiều khía cạnh, trải qua bao
nhiêu thăng trầm của lịch sử. Đất Nước là tên gọi thiêng
liêng, bình dị nhưng chất chứa bao nhiêu ngọn nguồn của
cảm xúc chính tác giả.

II. THÂN BÀI :


1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm
-Được hoàn thành ở chiến khu Trị - Thiên năm 1971, đoạn
trích "Đất Nước" trích trường ca "Mặt đường khát vọng"
đã thể hiện vẻ đẹp của thơ Nguyễn Khoa Điềm, là sự kết
hợp giữa xúc cảm nồng nàn và suy tư sâu lắng của người
trí thức về đất nước, con người Việt Nam.
- Tác phẩm cho thấy một cái nhìn mới mẻ qua cảm nhận
tinh tế của nhà thơ về đất nước qua những vẻ đẹp trên
nhiều bình diện: lịch sử, địa lí, văn hóa,... , góp phần làm
sáng tỏ tư tưởng "Đất nước của nhân dân".

2. Phân tích
► Đất Nước là sự thống nhất giữa cái riêng và cái chung
giữa cá nhân và dân tộc :
̏ Trong anh và em hôm nay
Đều có một phần Đất Nước
Khi hai đứa cầm tay
Đất Nước trong chúng ta hài hòa nồng thắm
Khi chúng ta cầm tay mọi người
Đất Nước vẹn tròn, to lớn
- Bằng việc sử dụng đại từ nhân xưng “anh” và “em” cùng
kiểu câu khẳng định, nhà thơ đã lí giải đất nước không chỉ
tồn tại khách quan qua không gian và thời gian mà còn tồn
tại trong sự sống của mỗi con người.
- Đất nước tồn tại trong mỗi người, là máu thịt của
chúng ta và mỗi người là một phần của đất nước
- Mỗi người đang sống trong thời đại ngày hôm nay đều
mang trong mình một phần của đất nước, là những giá trị
vật chất, tinh thần mà người đi trước để lại.
- Đất nước không chỉ là cái hữu hình mà còn là cái vô hình
trong cốt cách, con người Việt Nam.
- Tình yêu, đạo lý truyền thống vẫn ươm mầm và hình
thành bản sắc văn hóa.
- Đất nước là sự thống nhất giữa cá thể và cộng đồng,
trong đó có cả tình yêu đôi lứa và tình yêu Tổ Quốc.
Cụm từ “hai đứa cầm tay” kết hợp tính từ “hài hòa nồng
thắm” gợi lên tình cảm gắn bó trong tình yêu đôi lứa.
- Đất nước tồn tại trong cuộc đời mỗi người, trong hạnh
phúc riêng tư thầm kín. Tình yêu lứa đôi được ươm mầm
từ tình yêu đất nước nên mãi xanh tươi.
=> Đặt tình yêu của cá nhân trong tình yêu rộng lớn của
cộng đồng, nhân loại. Sợi dây tình cảm được hình thành
giữa cá nhân tiếp tục dài thêm, kết nối thêm thì đất nước
sẽ lớn mạnh, hùng cường.
- Đất nước là sự gắn bó giữa cá nhân với cộng đồng,
với tình đồng bào và tình đoàn kết dân tộc
- Cảm nhận tinh tế của tác giả về sự hòa quyện giữa cái
riêng và cái chung, giữa tình yêu và niềm tin to lớn.
- Sử dụng các tính từ “hài hòa, nồng thắm”; “vẹn tròn, to
lớn” đi liền nhau.
- Kiểu câu cấu tạo theo hai cặp đối xứng về ngôn từ “Khi
“-“Đất Nước”
→ Đất Nước sẽ trọn vẹn thành mốt khối thống nhất, Đất
Nước sẽ hùng mạnh, vững vàng khi tất cả đồng lòng
đoàn kết

► Trách nhiệm của mỗi người đối với Đất Nước :


- Không chỉ khẳng định mối quan hệ gắn bó giữa Đất
nước và nhân dân, giữa tình yêu cá nhân với tình yêu lớn
của đất nước, nhà thơ còn bộc lộ niềm tin mãnh liệt vào
tương lai tươi sáng của đất nước :
̏ Mai này con ta lớn lên
Con sẽ mang Đất Nước đi xa
Đến những tháng ngày mơ mộng
Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời
- “gánh vác, dặn dò, gắn bó, san sẻ, hóa thân, làm nên” :
mỗi thế hệ phải có trách nhiệm cụ thể với Đất Nước : gìn
giữ, phát triển và truyền lại cho thế hệ sau những di sản
văn hóa, tinh thần và vật chất mà ông bà tổ tiên đã để lại
- “Em ơi em” : lời nhắn nhủ trữ tình mà tha thiết.
- Điệp ngữ “Phải biết” → Cách nhắn nhủ mang tính
chính luận nhưng không nặng nề mà nhẹ nhàng, trữ tình
và tha thiết.
- “Hóa thân” : cách nói hình ảnh, chứa đựng nhiều ý
nghĩa sâu sắc, mang ý nghĩa hi sinh, nhưng không mất đi
vĩnh viễn, mà là hiến thân và hòa nhập, tồn tại cùng Đất
Nước
→ Với cụm từ “dáng hình xứ sở”, Nguyễn Khoa Điềm
đã cho người đọc về một cách nhìn : Đất Nước là do
những con người bình thường hóa thành
- “Đất Nước là máu xương của mình” : bao nhiêu con
người đã tranh đấu, dùng máu xương của mình để tạc
nên xứ sở, Đất Nước → sự thiêng liêng
- Từ đó, tất cả như một lời dặn dò, một lời nhắn nhủ cũng
như sự lạc quan, tin tưởng vào thế hệ mai sau sẽ tiếp
bước cha anh làm rạng danh đất nước, “Làm nên Đất
Nước muôn đời…” : Đất Nước sẽ đẹp hơn, những tháng
ngày mơ mộng ở hiện tại sẽ trở thành hiện thực ở ngày
mai.

3. Đánh giá
Đoạn thơ mang phong cách trữ tình – chính luận với
giọng điệu thiết tha cùng xúc cảm mãnh liệt => nhận
thức sâu sắc, mới mẻ về đất nước: Đất nước có trong mỗi
chúng ta hôm nay, nảy nở sinh sôi và kết nối theo vòng
tay nới rộng rồi vĩnh viễn trường tồn trong tương lai bởi
trách nhiệm giữ gìn và gieo truyền.

III. KẾT BÀI :


- Khẳng định lại giá trị của đoạn trích : Nhấn mạnh tư
tưởng “Đất Nước của nhân dân”, thể hiện tinh thần yêu
nước và thức tỉnh tinh thần yêu nước trong mỗi con
người, nhắc nhở để từ đó ý thức được trách nhiệm của
mỗi cá nhân với đất nước.
- Cảm nghĩ riêng về đoạn thơ, liên hệ bản thân và liên hệ
mở rộng thực tiễn về trách nhiệm của thế hệ trẻ ngày nay
đối với đất nước.

You might also like