You are on page 1of 4

Ta đã từng bắt gặp hình ảnh một đất nước “nghiêng nghiêng trong cuộc kháng

chiến trường kì” của nhà thơ Hoàng Cầm, một đất nước “bay lên bát ngát giữa mùa
xuân” trong thơ của Lê Anh Xuân. Và đến với “Đất nước” của Nguyễn Khoa
Điềm, ta lại thấy sức sống của một đất nước rung lên mạnh mẽ, như thấm sâu, đập
những nhịp mạnh mẽ vào tâm hồn mỗi chúng ta. Đọc “Đất nước”, ta sẽ cảm thấy
nghẹn ngào trước một đất nước đã có từ lâu đời mà gần gũi, thân thương, quyện
hòa với con người, với lịch sử của nó. Nguyễn Khoa Điềm là một nhà thơ lớn, một
chính trị gia của Việt Nam. Ông là cây bút tiêu biểu cho thế hệ các nhà thơ trẻ
trong thời kì chống Mĩ. Thơ của ông được lấy cảm hứng từ quê hương, con người
và tinh thần chiến đấu của những người chiến sĩ yêu nước. Những vần thơ chất
chứa bầu máu nóng trong trái tim thi sĩ, để rối chúng kết đọng, hòa quyện nên một
hồn thơ đầy suy tư, cảm xúc dồn nén mang suy tư của người tri thức. Thơ Nguyễn
Khoa Điềm luôn chứa đựng chất liệu văn hóa dân gian: “Mỗi câu thơ dù ở thể thơ
truyền thống hay thơ tự do bao giờ cũng phảng phất hương vị của ca dao, tục ngữ.
Chất hiền minh của trí tuệ dân gian thấm đẫm trong từng câu chữ để những chữ ấy
làm rung động triệu trái tim trong hàng triệu năm dài”. Lép Tôn-xtoi từng khẳng
định: “Tác phẩm nghệ thuật là kết tinh của tình yêu”. Tình yêu tha thiết nhất,
thiêng liêng nhất trong tâm hồn thi nhân đã cất cánh bay lên “trang giấy trước đèn”
và tạo nên một “Đất nước” để thương, để nhớ.
Bài thơ “Đất nước” được trích từ chương V của “Mặt đường khát vọng” – một bản
trường ca đã ghi lại dấu ấn cũng như tên tuổi Nguyễn Khoa Điềm trên thi đàn thơ
ca nước nhà, được sáng tác năm 1971 tại chiến khu Trị - Thiên. Bắt nguồn sự cảm
nhận tinh tế, sâu sắc về đất nước, về những sự hi sinh to lớn của nhân dân trong
công cuộc dựng nước và giữ nước. Tư tưởng chủ đạo được tác giả truyền tải chính
là “Đất nước của Nhân dân, Đất nước của ca dao thần thoại”. Nếu ở những câu thơ
trước đó, nhà thơ cảm nhận đất nước qua bề dày văn hóa dân tộc từ hàng nghìn
năm trước, thì đến đây nhà thơ lại suy nghĩ đất nước từ cuộc sống thực tại, trong
mối quan hệ riêng – chung, cá nhân – cộng đồng, sự tiếp nối các thế hệ.
“Trong anh và em hôm nay
Đều có một phần Đất Nước”
Chỉ “một phần” nhỏ bé thôi, nhưng xiết bao gần gũi, gắn bó, yêu thương và tự hào.
Từ khái niệm, ý niệm “Mỗi công dân là một phần tử của cộng động, của đất nước”
được diễn đạt một cách “miền hóa” qua tiếng nói tâm tình lứa đôi, của “anh và em”
trở nên thật triết lí nhưng cũng rất trữ tình. Đó là một sự thực mà mỗi người Việt
Nam ai cũng cảm nhận được. Đất nước là nơi ta sinh ra, lớn lên, cho ta môi trường
sống và học tập. Đất nước là hơi thơ, máu thịt của ta. Đất nước đã hóa thân vào
mỗi con người, bởi chúng ta đều là con Rồng, cháu Tiên, đều sinh ra và lớn lên
trên mảnh đất này. Mỗi người Việt Nam đã và đang thừa hưởng những giá trị vật
chất, tinh thần của “mảnh đất thiêng liêng” thành máu thịt, tâm hồn, nếp cảm, nếp
nghĩ và cách sống.
Từ việc khẳng định: Đất nước hóa thân và kết tinh trong cuộc sống mỗi người,
Nguyễn Khoa Điềm tiếp tục nói về mối quan hệ gắn bó sâu sắc giữa mỗi người với
đất nước.
“Khi hai đứa cầm tay
Đất Nước trong chúng ta hài hòa nồng thắm
Khi chúng ta cầm tay mọi người
Đất Nước vẹn tròn, to lớn”
Chỉ có tình yêu và hạnh phúc gia đình mới tạo nên sự “hài hòa, nồng thắm” với
tình yêu quê hương, đất nước. Đó là bản chất thống nhất trong tình cảm của con
người. Ý tưởng ấy cũng đã từng được Nguyễn Đình Thi thể hiện trong một tứ thơ
sâu và đằm về nỗi “nhớ”:
“Anh yêu em như anh yêu đất nước
Vất vả đau thương tươi thắm vô ngần…”
Từ tình yêu và hạnh phúc lứa đôi mà yêu gia đình, yêu quê hương, yêu đất nước,
mới có thể có tình nghĩa sâu nặng “Đất Nước trong chúng ta hài hòa nồng thắm”,
mới tìm thấy đất nước, quê hương trong niềm vui và nỗi buồn của anh, của em, của
bao lứa đôi khác:
“Xưa yêu quê hương vì có chim có bướm
Có những lần trốn học bị đòn roi
Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất
Có một phần xương thịt của em tôi”
(Giang Nam)
Các câu thơ cấu trúc giống kiểu cấu trúc của câu có điều kiện trong văn xuôi hay
lời nói thông thường: Khi…Đất Nước… Các câu thơ cũng là lời khẳng định về một
chân lí. Cả bốn dòng thơ chỉ có một hình ảnh, lại là hình ảnh mang tính tượng
trưng: cầm tay diễn tả sự thân thiết, tin cậy, yêu thương lẫn nhau; kết hợp với
những tính từ chỉ mức độ (hài hòa, nồng thắm, vẹn tròn, to lớn). Bởi vậy, dù ý tứ
không mới mẻ nhưng những câu thơ ấy vẫn mang sức nặng của tình cảm chân
thành. Những câu thơ này còn có tầng nghĩa thứ hai, tác giả không nói rõ. Đó là đất
nước không phải là khái niệm trừu tượng, càng không phải một giá trị bất biến, có
sẵn, đất nước là một thực thể sống và sự sống ấy ra sao ở phía tất cả những người
sống trong đất nước đó.
Bác Hồ kính yêu của chúng ta từng nói: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp
hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường
quốc năm châu được hay không, là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”.
Cũng vì vậy, trong “Đất nước”, Nguyễn Khoa Điềm đã nói về mối quan hệ giữa
thế hệ mai sau với đất nước, ước mong thế hệ tương lai sẽ mang đất nước sánh vai
với các cường quốc năm châu:
“Mai này con ta lớn lên
Con sẽ mang Đất Nước đi xa
Đến những ngày tháng mơ mộng”
Hai chữ “mai này” là cách nói của bà con xứ Huế. Các thế hệ mai sau sẽ tiếp bước
cha ông “gánh vác phần người đi trước để lại” xây dựng đất nước ta “vạn cổ thử
giang sơn” (Trần Quang Khải), “to đẹp hơn, đàng hoàng hơn” (Hồ Chí Minh). Hai
chữ “lớn lên” bộc lộ niềm tin về trí tuệ và bản lĩnh nhân dân trên hành trình đi đến
ngày mai tươi sáng. “Mơ mộng” thể hiện sự đẹp ngoài trí tưởng tượng, một Việt
Nam cường thịnh, cường quốc văn minh. Ước mong của “anh và em” hôm nay sẽ
là hiện thực “mai này” gần. Đất nước không chỉ có ngày hôm qua, ngày hôm nay.
Đất nước của ngày mai, các thế hệ tương lai sẽ tiếp tục gìn giữ cường quốc ấy
trường tồn mãi nhờ đôi tay, trí óc và sức mạnh của sự đoàn kết toàn dân. Nhữnng
câu thơ ấy còn là lời khát vọng: Đất nước sẽ hòa bình, sẽ tươi đẹp nhờ mầm non
tương lai của đất nước.
Nguyễn Khoa Điềm hiểu đầy đủ ý nghĩa của đất nước, ông gắn trách nhiệm của
mỗi cá nhân với đất nước, giữ gìn và bảo vệ đất nước:
“Em ơi em Đất Nước là xương máu của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời…”
“Em ơi em” – một giọng nên yêu thương,

You might also like