You are on page 1of 3

* Mối quan hệ giữa cá nhân tổ chức với đất nước cũng như trách nhiệm thế hệ trẻ

Ta thấy đấy Đất nước không ở đâu xa mà kết tinh hóa thân trong mỗi người

- Đất nước kết tinh trong sự sống, trong máu thịt của mỗi cá nhân

- Tình yêu lứa đôi thống nhất, hài hòa với tình yêu đất nước

Trong anh và em hôm nay

Đều có một phần Đất Nước

Tác giả đã gửi gắm tâm tư của mình vào đất nước, “đất nước trong anh và em hôm nay”. Đặc biệt hơn
đó là cách xưng hô “anh em” ngọt ngào tha thiết với một giọng thơ thủ thỉ, tâm tình

Vì sao trong anh và em lại có một phần đất nước? Đất nước có trong mỗi con người, sự gắn bó không
thể tách rời. Đất nước kết tinh trong sự sống, trong máu thịt của mỗi cá nhân. Bởi đất nước là nơi ta
sinh ra, là nơi ta lớn lên gắn bó với những kỷ niệm tuổi ấu thơ. Đất nước nuôi dưỡng tâm hồn mỗi con
người.

Đất nước là sự hài hòa, hòa hợp giữa nhiều mối quan hệ

Bằng cách sử dụng thành công nghệ thuật điệp cấu trúc theo kiểu đối xứng “khi... Đất nước...”. Từ đó
giúp tác giả có thể bộc lộ được sự cảm nhận về đất nước trong mối các quan hệ toàn diện khác nhau
giữa cá nhân với cá nhân hay giữa cá nhân với cộng đồng.

-Khi hai người cầm tay nhau là lúc thấu hiểu được nhau, yêu thương, san sẻ mọi khó khăn ngọt bùi với
nhau. Nói cách khác khi anh và em cầm tay là đó có sự giao thoa cảm xúc, giao thoa giữa tình yêu đất
nước sự hai trái tim. Đó là mối quan hệ cá nhân gắn bó yêu thương.

- mối quan hệ cộng đồng dân tộc đó là sự đoàn kết thân thiết.

- Bên cạnh đó tác giả còn sử dụng tính từ “hài hòa nồng thắm” và “vẹn tròn to lớn”, vừa thể hiện được
tình cảm riêng tư lại vừa thể hiện được tình cảm lớn lao tình cảm của đất nước của dân tộc qua nghệ
thuật tăng tiến.
Qua những câu thơ trên tác giả tiếp tục khám phá những điều mới mẻ về đất nước, tác giả chỉ ra mối
quan hệ giữa cá nhân với đất nước: khi vòng tay rộng mở, đất nước không chỉ là sự kết nối giữa cá nhân
với cá nhân mà là sự kết nối giữa cộng đồng dân tộc. Từ thế giới của anh và em nhỏ bé họ đã vượt qua
để đến với cái ta chung với tình cảm hữu ái, đoàn kết, làm nên sức mạnh Việt Nam.

Sau khi nêu nhận thức về trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với đất nước, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã
thể hiện niềm tin trọn vẹn của mình vào thế hệ tương lai, những mầm non của đất nước. Ước mơ về thế
hệ sau, thế hệ tương lai sẽ mang đất nước đi xa, kế tục phát huy tinh hoa văn hóa nước nhà là điều bất
cứ ai cũng mong muốn:

"Mai này con ta lớn lên

Con sẽ mang đất nước đi xa

Đến những tháng ngày mơ mộng"

“Mai này” là thời gian của tương lai, “con ta” là con của tác giả hay đó là thế hệ mai sau, thế hệ tương
lai. Chỉ hai từ đó thôi đó thể hiện được tình cảm yêu thương trìu mến, hy vọng và tin cậy vào thế hệ trẻ.
Còn “lớn lên” là sự phát triển là sự trưởng thành cả về mặt thể chất tư tưởng và suy nghĩ. Khi chúng lớn
chúng sẽ “mang đất nước đi xa”. Động từ “mang” kết hợp với “đất nước” khiến cho người đọc hình
dung, “Đất nước” không chỉ là khái niệm trừu tượng mơ hồ, mà đất nước trở nên hữu hình gắn bó với
bổn phận, trách nhiệm của mỗi con người. Nhưng đất nước ấy còn đi xa hơn nữa. Đó là ẩn dụ sự phát
triển của đất nước ra thế giới ra năm châu bốn bể, để có thể sánh vai với các cường quốc. Có lẽ cụm từ
“những tháng ngày mơ mộng” được đặt ở cuối câu, thể hiện những ngày tháng tươi đẹp hòa bình, hạnh
phúc. Chắc tác giả đang nhắc nhở về trách nhiệm của thế hệ mai sau phải phát triển đất nước, đồng thời
đó là niềm tin vào tương lai tươi sáng của cả một dân tộc.

(sau này con ta cháu ta, những thế hệ tiếp nối dòng máu lạc hồng, những con dân việt nam khi lớn lên
mang bản sác văn hóa dân tộc, mang nghìn năm văn hiến đi khắp năm châu, tiếp tục xây dựng tổ quốc
thân)

Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình

Phải biết gắn bó san sẻ


Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở

Làm nên Đất Nước muôn đời…

Giọng thơ tha thiết, sâu lắng với cách gọi “em ơi em” như một hình thức tâm tình của đôi lứa yêu nhau
tạo những lời thơ bay bổng, thấm thía mà cũng chính là lời tự nhủ, lời tự dặn chân thành xuất phát từ
trái tim. Tác giả lại đưa ra những cảm nhận sâu sắc, mới mẻ về đất nước trong câu thơ: “đất nước là
máu xương của mình”. Máu, xương” là hai thành tố không thể thiếu trong sự sống của mỗi con người.
Như vậy đất nước gắn bó máu thịt, đất nước có vai trò ý nghĩa quan trọng đối với mỗi cá nhân.

Tiếp đến tác giả đã nhấn mạnh khắc sâu và ý thức và trọng trách của mỗi con người qua điệp cấu trúc
câu cầu khiến kết hợp với điệp ngữ “phải biết”. Tác giả đã liệt kê một loạt các động từ mạnh theo chiều
tăng tiến: gắn bó, san sẻ, hóa thân. “Gắn bó” là chúng ta phải dành cho đất nước một tình yêu tha thiết
sâu nặng và chung thủy. Còn “san sẻ” là mỗi người phải biết chia sẻ gánh vác trách nhiệm với sự khó
khăn của đất nước. Phần cuối cùng “hóa thân” là mức độ cao nhất, sẵn sàng hy sinh, dâng hiến tuổi xuân
để làm nên mùa xuân của đất nước.

You might also like