You are on page 1of 6

Nền văn học Việt Nam đã ghi danh nhiều tác giả với những cống hiến

quan trọng. Mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau lại có những dấu mốc văn học khác
nhau. Trong đó, không thể không nhắc đến tác giả Tố Hữu -nhà thơ xuất sắc của
nền văn học Việt Nam, một giọng thơ đầy tính chiến đấu, đầy lý tưởng, một
phong cách thơ trữ tình chính trị. Tuy nhiên, trong những bài thơ của ông vẫn
chất chứa những hình ảnh đậm chất trữ tình, giàu chất thơ, mượt mà và tươi
sáng. Ông để lại một sự nghiệp văn chương phong phú, giàu giá trị với phong
các trữ tình - chính trị sâu sắc đậm đà bản sắc dân tộc. Tiêu biểu là bài “Việt
Bắc” -được xem như lời tâm tình chan chứa nỗi niềm của Tố Hữu đối với mảnh
đất anh hùng. Có thể nói, kết tinh của tác phẩm được lắng đọng trong mười câu
thơ diễn tả nỗi nhớ của người về xuôi với cảnh thiên nhiên và con người Việt
Bắc hòa quyện thành bức tranh tứ bình.

Bài thơ "Việt Bắc" được tác giả viết trong những ngày tác giả đóng quân
ở vùng Việt Bắc. Bài thơ thể hiện tình quân dân gắn bó, thiết tha sâu sắc, khi
chia tay kẻ ở người đi biết bao lưu luyến, lúc chia tay được tác giả viết lên thành
những vần thơ nhiều cảm xúc, nghẹn ngào tâm tư tình cảm. Có thể nói rằng
điểm sáng của cả bài thơ toát lên từ bức tranh tứ bình tuyệt đẹp của núi rừng
Việt Bắc qua giọng thơ dìu dặt, trầm bổng của Tố Hữu. Người đọc sẽ được
chìm đắm trong khung cảnh hữu tình, nên thơ của “xứ Tiên” này.
Mở đầu đoạn thơ miêu tả bức tranh tứ bình trong "Việt Bắc" là một câu
hỏi tu từ - một câu hỏi để lại trong lòng bạn đọc ấn tượng khôn nguôi:
Ta về, mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người
Với hình thức câu hỏi tu từ, ngắt nhịp chẵn cùng việc sử dụng điệp từ "ta"
tác giả như muốn nhấn mạnh nỗi nhớ, cùng tấm lòng thủy chung son sắt của
mình. Nỗi nhớ ấy, tấm lòng ấy gửi đến "hoa cùng người". Cách nói tách đôi
"hoa" và "người" giúp người đọc nhận thấy sự kết hợp hài hòa, đan xen vào
nhau giữa "hoa" - thiên nhiên Việt Bắc với "người" - những người dân Việt Bắc,
những người tham gia vào cuộc kháng chiến trường kì, gian khổ của dân tộc.
Trong bốn cặp lục bát còn lại câu sáu dành cho nhớ hoa, nhớ cảnh, câu tám
dành cho nhớ người. Cảnh và Người trong mỗi câu lại có những sắc thái đặc
điểm riêng thật hấp dẫn.
Những nét vẽ đầu tiên cho bức tranh tứ bình trong bài thơ là khung cảnh
mùa đông đẹp đẽ, tràn đầy sức sống nơi núi rừng Tây Bắc của Tổ quốc:
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng
Hình ảnh thiên nhiên gợi ấn tượng đậm nét với bạn đọc về khung cảnh
thiên nhiên Việt Bắc vào đông với một màu xanh bạt ngàn, vô tận ánh ngời lên
sức sống mãnh liệt của thiên nhiên, cảnh vật nơi đây. Từ xa trông tới, bông hoa
như những bó đuốc thắp sáng rực tạo nên một bức tranh với đường nét, màu sắc
vừa đối lập, vừa hài hòa, vừa cổ điển vừa hiện đại. Cái màu "đỏ tươi" - gam
màu nóng của bông chuối nổi lên giữa màu xanh bát ngát của núi rừng, làm cho
thiên nhiên Việt Bắc trở nên t ơi sáng, ấm áp và như tiềm ẩn một sức sống. Trên
cái nền thiên nhiên vào đông ấy, hình ảnh con người hiện lên thật khỏe khoắn,
mạnh mẽ và đầy chủ động "dao gài thắt lưng". Con người ở đây được đặt trong
không gian thiên nhiên rộng lớn, bao la, kì vĩ song vẫn nổi bật lên một cách
vững chãi, sánh ngang với tầm vóc thiên nhiên. Con người ấy đã trở thành linh
hồn của bức tranh mùa đông Việt Bắc.
Không chỉ là khung cảnh Việt Bắc vào đông mà hình ảnh vào xuân của
thiên nhiên Việt Bắc cũng được tác giả miêu tả một cách sinh động, độc đáo:
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Có thể nói, sắc trắng của hoa đào, hoa mận đã trở thành nét đặc trưng
riêng của thiên nhiên Tây Bắc mỗi độ xuân về và ở đây, tác giả Tố Hữu đã thể
hiện rõ điều đó. Hai từ "trắng rừng" được viết theo phép đảo ngữ và từ "trắng"
được dùng như động từ có tác dụng nhấn mạnh vào màu sắc, màu trắng dường
như lấn át tất cả mọi màu xanh của lá, và làm bừng sáng cả khu rừng bởi sắc
trắng mơ màng, bâng khuâng, dịu mát của hoa mơ. Trên cái nền xao xuyến ấy
của thiên nhiên, hình ảnh con người hiện lên thật lặng lẽ. Từng động tác "chuốt
từng sợi giang" vừa gợi sự cẩn trọng, tỉ mỉ vừa gợi sự khéo léo, tài hoa của
những người lao động Việt Bắc. Dường như, bao nhiêu yêu thương, bao nhiêu
ân tình được người lao động gửi trọn vào trong đấy.
Nếu như bức tranh mùa xuân được tác giả vẽ lên bằng màu sắc của thiên
nhiên Việt Bắc thì bức tranh mùa hè được tác giả gợi nên từ cả màu sắc lẫn âm
thanh:
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Thiên nhiên có sự quyện hòa giữa sắc vàng của phách và âm thanh của
tiếng ve để rồi như rộn lên những cảm xúc yêu mến, xốn xao khi phải chia li.
Âm thanh và màu sắc cộng hưởng vào nhau, dường như, tiếng ve đã đánh thức
màu sắc để tạo nên sự chuyển động mau lẹ "rừng phách đổ vàng". Chữ "đổ"
được tác giả sử dụng thật tinh tế, gợi nên sự căng tròn, tràn trề và cả nguồn sống
rạo rực. Trong cảnh sắc ấy, con người vẫn âm thầm "một mình" chăm chỉ "hái
măng". Đó chính là hình ảnh người lao động chịu thương, chịu khó lặng thầm
cống hiến cho đất nước, cho kháng chiến. Đằng sau đó, ẩn chứa biết bao niềm
cảm thông, trân trọng của tác giả..
Hình ảnh kết thúc bức tranh tứ bình trong Việt Bắc đó chính là bức tranh
về mùa thu - mùa thu hòa bình:
Mùa thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung
Bức tranh thiên nhiên hiện lên thật đẹp đẽ trong vẻ êm đềm, thơ mộng với
ánh trăng tỏa sáng, chiếu rọi khắp núi rừng. "Trăng rọi hòa bình" là hình ảnh gợi
tới ngày mai tươi sáng. Có thể nói, đây là một hình ảnh thơ được tạo nên bởi sự
hòa quyện giữa cảm hứng thiên nhiên và cảm hứng lịch sử. Và để rồi, Bức tranh
mùa thu Việt Bắc đã làm hoàn chỉnh bức tranh tuyệt mỹ của núi rừng và khép
lại đoạn thơ bằng tiếng hát "ân tình thủy chung" gợi cho người về và cả người
đọc những rung động sâu xa của tình yêu quê hương đất nước.
Khổ thơ thể hiện nỗi nhớ da diết, bởi vậy bao trùm trong từng câu từng
chữ là nhịp điệu nhẹ nhàng, trầm bổng từng bước một dẫn con người ta vào quá
khứ đẹp đẽ, ân nghĩa, thủy chung. Nhịp điệu ấy cùng với thể thơ lục bát càng
khiến cho nỗi nhớ trở nên bâng khuâng, da diết hơn. Đặc biệt hơn tính dân tộc
được thể hiện trong bài thơ đậm nét qua hình ảnh, con người Việt Nam trong
thời đại cách mạng, những tư tưởng và tình cảm cách mạng hòa nhập và tiếp nối
với truyền thống, tinh thần, đạo lí của dân tộc.
Kết bài
ĐẤT NƯỚC
Nền văn học Việt Nam đã ghi danh nhiều tác giả với những cống hiến
quan trọng. Mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau lại có những dấu mốc văn học khác
nhau. Trong đó, không thể không nhắc đến tác giả Nguyễn Khoa Điềm- nhà thơ
tài hoa mà uyên bác, truyền thống mà hiện đại, thơ ông đĩnh đạc, nghiêm cẩn,
trang trọng và cũng rất đỗi tinh tế trữ tình, ông là một trong những nhà thơ
trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Trong hệ thống sáng tác
của ông, nổi bật nhất chính là trường ca “Mặt đường khát vọng”. Đoạn trích
trong sách giáo khoa được trích từ phần đầu của chương V, có tên là “Đất nước”
đã nói lên nguồn gốc cũng như truyền thống vẻ vang của dân tộc. Với “Đất
nước”, Nguyễn Khoa Điềm đã góp thêm thành tựu cho thơ ca thời kì chống Mĩ
bằng một cái nhìn toàn diện hơn, cách nói mới mẻ độc đáo. Trong bài thơ, mười
ba câu giữa đoạn trích đã bàn về mối quan hệ giữa Tổ quốc và cá nhân, qua đó
cho thấy trách nhiệm của mỗi người trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc.
“Trong anh và em hôm nay
Đều có một phần Đất Nước
Khi hai đứa cầm tay
Đất Nước trong chúng mình hài hoà nồng thắm
Khi chúng ta cầm tay mọi người
Đất nước vẹn tròn, to lớn
Mai này con ta lớn lên
Con sẽ mang đất nước đi xa
Đến những tháng ngày mơ mộng
Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó san sẻ
Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời...”

Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm là một bài thơ chính luận thể hiện
cảm nhận “Đất Nước của Nhân dân”. Sở dĩ gọi là chính luận bởi trong bài thơ
này nhà thơ muốn bàn luận về đất nước, về nhân dân. Bài thơ là sự nhận thức
sâu sắc của một người công dân, một tri thức về sự trách nhiệm với đất nước.
Đoạn thơ trên là suy tư của tác giả về mối quan hệ giữa cái riêng và cái chung,
giữa cái cá nhân và cái tập thể, giữa nhân dân và đất nước.
Nếu như ở đoạn thơ trước đó trong bài thơ, tác giả nhìn nhận đất nước từ
bề dày văn hóa dân tộc hàng nghìn năm qua, thì ở đây lại là những suy nghĩ về
đất nước từ cuộc sống hiện tại trong các mối quan hệ riêng - chung, cá nhân -
cộng đồng, sự tiếp nối giữa các thế hệ.Câu thơ mở đầu bằng một lời khẳng định:
Trong anh và em hôm nay
Đều có một phần Đất Nước
Dưới ngòi bút của Nguyễn Khoa Điềm, khái niệm Đất nước đã được cụ
thể hóa. Không phải là những triều đại, những vị anh hùng mà chính chúng ta là
chủ nhân của Đất nước. Đất nước có trong huyết quản, máu thịt của ta, của mỗi
người dân vô danh, bình dị và mộc mạc nhất. Vì thế, chúng ta – mỗi người dân
Việt đều có trách nhiệm và nghĩa vụ phải giữ gìn và dựng xây đất nước.
Vẻ đẹp Đất Nước còn được phát hiện thêm qua mối quan hệ giữa đất
nước với con người:
Khi hai đứa cầm tay
Đất Nước trong chúng mình hài hoà nồng thắm
Khi chúng ta cầm tay mọi người
Đất nước vẹn tròn, to lớn
Bốn câu thơ được câu trúc giống nhau theo kiểu cấu trúc của câu có điều
kiện trong văn xuôi hay lời nói thông thường. Bốn câu thơ cũng là những lời
khẳng định về một chân lý, trong đó “Cầm tay” là một biểu tượng của tình yêu
thương thân thiết, của tình đoàn kết dân tộc. “Khi hai đứa cầm tay” tình yêu
trong anh và em làm cho “Đất Nước” bỗng “hài hòa nồng thắm” và khi hai ta
hòa vào mọi người, cái riêng hòa vào cái chung cộng đồng thì “Đất Nước vẹn
tròn to lớn”. Nghệ thuật tăng tiến từ hai đứa cầm tay đến hai đứa cầm tay mọi
người cho thấy sự thống nhất, đoàn kết để cung nhau xây dựng và tạo nên một
đất nước vẹn tròn, to lớn. Đó là tinh thần đoàn kết của khối đại đoàn kết toàn
dân được mở rộng, được nhân đôi thành một vòng Việt Nam rộng lớn và vĩnh
cửu không gì có thể phá vỡ nổi. Rõ ràng sự gắn bó số phận cá nhân với vận
mệnh cộng đồng là tư tưởng chung của thời đại.
Tiếp tục mạch cảm xúc là những suy tư của tác giả về đất nước ở tương
lai:
Mai này con ta lớn lên
Con sẽ mang Đất Nước đi xa
Đến những tháng ngày mơ mộng
Đất nước không chỉ có ngày hôm qua và hôm nay. Đất nước của ngày
mai. Từng thế hệ kế tiếp sẽ làm cho đất nước trường tồn mãi mãi. Hai chữ “lớn
lên” biểu lộ một niềm tin về trí tuệ và bản lĩnh nhân dân trên hành trình lịch sử
đi tới ngày mai tươi sáng. “Mơ mộng” nghĩa là rất đẹp ngoài trí tưởng tượng về
một Việt Nam cường thịnh, một cường quốc văn minh. Điều mà “anh và em”,
mỗi người chúng ta mơ mộng hôm nay, sẽ biến thành hiện thực “mai này” gần..
Trong hoàn cảnh chiến tranh lúc bấy giờ, những câu thơ trên nói lên khát vọng,
niềm tin vào một tương lai tươi sáng hơn và đồng thời cũng là lời kêu gọi kịp
thời thanh niên hãy đứng lên, thực hiện trách nhiệm của mình đối với đất nước.
Nhà thơ tin rằng mai đây hoà bình, con cháu có điều kiện ra đi học hỏi, mang
kiến thức về phục vụ đất nước, đưa đất nước sánh vai với các cường quốc năm
châu, biến những ước mong của người đi trước thành hiện thực.
Bốn câu thơ cuối đoạn cảm xúc dâng lên thành cao trào. Giọng thơ trở
nên ngọt ngào, say đắm khi nhà thơ nói lên những suy nghĩ sâu sắc, đẹp.
“Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó san sẻ
Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời…”
Đọc bốn câu thơ trên không khó nhận ra cảm xúc của nhà thơ đã trở
thành cao trào, giọng thơ trở nên ngọt ngào, say đắm. Lời thơ trữ tình “Em ơi
em” nhỏ nhẹ, trìu mến đã tạo thành chất trữ tình chính luận sâu sắc cho đoạn
thơ. Vậy nhà thơ đã nhắn nhủ điều gì? Điều nhắn nhủ đó là “Đất nước là máu
xương của mình”. Sử dụng hình ảnh gợi cảm, tác giả khẳng định đất nước là
một phần cơ thể, tạo nên sự sống cho mỗi con người. Với Nguyễn Khoa Điềm
thì “gắn bó”, “san sẻ”, “hóa thân” là những biêu hiện của tình yêu nước, là ý
thức, là nghĩa vụ cao cả và thiêng liêng. Điệp ngữ “phải biết” vừa là mệnh lệnh
kêu gọi vừa là lời thúc giục từ trái tim. Từ “hóa thân” chính là sự tự nguyện
cống hiến trọn vẹn tinh thần và công sức, tuổi trẻ của mình vì sự nghiệp giải
phóng của dân tộc để “Làm nên Đất Nước muôn đời”, một ý tưởng hào hùng
mang tầm vóc sử thi.
Chỉ với 13 câu thơ, Nguyễn Khoa Điềm đã thể hiện những suy tư của
mình về đất nước bằng một giọng trữ tình, chính luận. Đất nước dưới ngòi bút
của nhà thơ hiện lên vừa thiêng liêng, cao cả, cũng vừa gắn bó, thân thiết.
Qua Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm, ta có thể thấy được những sự gắn
kết giữa bản thân mỗi người với Đất nước. Từ đó có thể thấy trách nhiệm của
mình trong việc xây dựng, bảo vệ và phát triển Đất nước. Với cương vị là một
học sinh ngồi trên ghế nhà trường và là một trong những thế hệ trẻ của đất nước,
em sẽ cố gắng học thật chăm chỉ và đưa đất nước sánh vai với các cường quốc
năm châ

You might also like