You are on page 1of 8

“Ta về mình có nhớ ta

Ta về ta nhớ những hoa cùng người

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng

Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang

Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình.

Rừng thu trăng rọi hòa bình

Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung”

(Trích Việt Bắc - Tố Hữu Ngữ văn 12, tập 1, NXB GD Việt Nam, Tr.111)

Cảm nhận của anh (chị) về hình tượng thiên nhiên và con người Việt Bắc trong

đoạn thơ trên. Từ đó, rút ra nhận xét về tính dân tộc trong thơ Tố Hữu.

Bài làm

Nhà thơ Tố Hữu từng tự hỏi lòng mình trong những vẫn thơ của bài “Một khúc
ca”:

“Có đêm mãi chập chờn mơ ước

Lại bâng khuâng… Tự hỏi mình sau trước

Cho cuộc đời, cho Tổ quốc thương yêu

Ta đã làm gì? Và được bao nhiêu?”

Một nhà thơ từng cống hiến đời mình cho Cách mạng, cho nhân dân và đất nước từng có
những đêm tự hỏi mình xem đã làm được gì cho Tổ quốc mến thương, từng có những
khắc khoải và trăn trở thiết tha đến thế. Tố Hữu – “nhà thơ của lẽ sống Cách mạng” ấy đã
góp những áng thơ bất hủ cho nền văn học nước nhà, đậm quyện những màu thơ trữ tình
và chan chứa tình cảm dân tộc đằm sâu, gần gũi. Thể hiện tất thảy nét tài hoa trác việt của
mình qua đoạn trích “Việt Bắc”, thi nhân đã đem đến cho người đọc bức chân dung của
thời đại, một bóng dáng thời đại hào hùng ngả vào từng trang thơ trác tuyệt, phản ánh một
quá khứ lịch sử oai hùng của dân tộc Việt Nam ta. Nổi bật trong thi phẩm chính là vẻ đẹp
bức trang tứ bình Việt Bắc – chan chứa tình cảm của tác giả đối với con người và thiên
nhiên nơi đây qua mười câu thơ sống động:

“Ta về, mình có nhớ ta

……

Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung”

Chính nhà thơ Tố Hữu đã từng viết: “Thơ chỉ trào ra khi trong tim ta cuộc
sống đã tràn đầy”. Bài thơ “Việt Bắc” đã ra đời vào hoàn cảnh ấy – trong phút chia tay
dầy luyến lưu ân tình của con người cách mạng miền xuôi và nhân dân miền núi Tây Bắc
sau những tháng ngày cùng sẻ chia “tắm chăn sui”, “củ sắn bùi”. Giữa những ngày đầu
đông tháng 10 năm 1954, khi những cơn gió ngàn vùng cao bắt đầu thổi, ngoài trời kia trở
rét thì có một làn hơi ấm khác đã thổi vào lòng người, thổi vào thi đàn dân tộc, đó là làn
hơi của khúc ca mừng chiến thắng “Việt Bắc”. Bài thơ là đỉnh cao của thơ Tố Hữu, cũng
là một trong những thành công xuất sắc của thơ ca Việt Nam thời kì kháng chiến chồng
Pháp. Tác phẩm mang đậm phong cách thơ trữ trình chính trị vừa sâu lắng lại dung chứa
những mạch nguồn thiêng liêng của một chứ tình cảm lớn lao trong nhà thơ: Tình yêu đất
nước, nhân dân. Đoạn thơ bức tranh tứ bình nằm trong lời người ra đi nhắn nhủ người ở
lại như một lời sắt son đậm ân tình. Hình ảnh “những hoa cùng người” mang ý nghĩa sâu
sắc khi hai từ “hoa” – “người” được đặt cạnh nau và nối với nhau bởi chữ “cùng”. Phải
chăng nhà thơ muốn gửi gắm một ý nghĩa đặc biệt, rằng vẻ đẹp của người Việt Bắc tựa
như hoa, hoa và người đứng cạnh nhau, hoà lẫn, không thể phân biệt, khi nhớ về hoa cũng
là nỗi nhớ về người, nỗi nhớ người quyện cùng nỗi nhớ hoa. Ý thơ đã được tác giả gom
nhặt lại rồi gửi gắm bao nhiêu xúc cảm, nỗi niềm trân quý của tác giả đến những người ở
lại và gửi đến người đọc mãi về sau này.

Trong bức tranh tứ bình, không chỉ có vẻ đẹp thiên nhiên chân thực mà còn
có nỗi niềm nhớ thương đong đầy của “ta” với “mình” – thứ tình cảm thiêng liêng và cao
đẹp chảy trôi xuyên suốt trên từng dòng thơ con chữ của “Việt Bắc”:

“Ta về, mình có nhớ ta

Ta về, ta nhớ những hoa cùng người”


Đáp lại lời người ở lại, người về xuôi cũng có những nỗi lòng khó nói, cũng có những nhớ
thương thầm kín gói ghém trong hai lần điệp “ta về”. Dấu phẩy ngắt sau “ta về” như một
đoạn tình ứ nghẹn ở đầu môi, bật thốt lên trong tiếng lòng thầm kín bấy lâu, muốn thổ lộ
rằng “ta” không nỡ rời ra “mình”, không nỡ rời xa chiến khu ngày cũ. Lối đối đáp giao
duyên thân tình ấy lần nữa thể hiện được sắc điệu dân gian và tính dân tộc trong những
vần thơ Tố Hữu, bởi người đọc đã dễ dàng bắt gặp những điệu hồn ấy trong ca dao xưa:

“Mình về ta tuy hai mà một

Ta với mình dẫu một mà hai”

“Hoa” đặt cạnh “người”, “người” đặt cạnh “hoa” như làm bật lên vẻ đẹp của nhân dân và
thiên nhiên Việt Bắc nơi đây. “Hoa” tô sắc màu tươi tắm cho núi rừng, “người” chính là
con người Việt Bắc cần mẫn, toả sáng vói nét đẹp lao động, lạc quan đáng trân quí và tự
hào. Hai câu thơ nhẹ nhàng dịu êm, rót vào lòng người đọc những tình cảm êm ái, thanh
tao mà đằm sâu da diết của người về xuôi dành cho tất thảy những ai đã cùng họ đi qua
suốt mười lăm năm dài ấy.

Tố Hữu đã khéo léo vận dụng thành công đặc trưng tái hiện không gian vô
cực của thi ca – gói trọn bốn mùa: xuân – hạ - thu – đông trong những sắc màu đẹp nhất,
hài hoà nhất. Trước nhất, nhà thơ phác hoạ nên bức tranh mùa đông với núi non hùng vĩ
đại ngàn:

“Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng”.

Nhắc đến mùa đông ta thường nghĩ tới những ngày triền miên lạnh giá, lạnh thấu xương
da lẫn cái ảm đạm của những ngày mưa phùn gió bấc, cái buồn bã của khí trời u uất. Vậy
mà trong thi phẩm “ Việt Bắc”, qua lăng kính thị giác tinh tế của người nghệ sĩ, thiên
nhiên núi rừng được khoác lên lớp áo xanh tươi khoẻ khoắn. Bức tranh thiên nhiên tươi
sáng, ấm áp với những gam màu đậm – màu xanh của lá chuối, điểm xuyến màu đỏ của
hoa chuối. Sự phối hợp giữa những sắc màu tươi mới đó đã đem cảm giác tươi tắn, rạo
rực của một bức tranh đông, thay thế cho sự tịch liêu, hiu hắt vốn dĩ của thiên nhiên chốn
núi rừng hoang vu. Trông xa, ta như thấy những ngon đuốc hồng đỏ sáng rực lên cả cánh
rừng, từng cụm từng chùm tạo thành một bức hoạ với hai gam màu xanh – đỏ đan xen,
đưa người thưởng ngắm đắm chìm vào nét vẽ sống động của nhà thơ dân tộc. Câu thơ
khiến ta liên tưởng tới màu đỏ của hoa lựu trong “Cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi:
“Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ

Hồng liên trì đã tiễn mùi hương”

Tố Hữu đã không miêu tả dông về xơ xác trơ trụi, mà ngược lại mùa đông Việt Bắc nay
mới lạ, tươi rói trong sức sống tràn đầy và cả ý chí rực đỏ trên từng đầu “ngọn đuốc”. Có
lẽ bởi mùa đông là mùa thắng lợi, là thời điểm nhân dân ta ăn mừng và hân hoan bởi
kháng chiến Điện Biên Phủ thành công vang dội.

Đằng sau bức tranh đẹp đẽ đó, là đôi bàn tay của người dân cần mẫn,
chăm chỉ, chịu khó. Hình ảnh con người xuất hiện thấy được sự gần gũi hơn:

“Đèo cao nắng ánh dao cài thắt lưng”

Mở ra trước mắt người đọc là khung cảnh “đèo cao” – đây là hình ảnh đặc trưng của núi
rừng Việt Bắc, là con đường mà hàng ngày người dân phải đi qua đèo cao để đi lên núi
làm nương làm rẫy, kiếm thức ăn, lương thực để trồng trọ, kiếm sống. Hai chữ “nắng ánh”
như nhãn tự của câu thơ, thể hiện tài hoa của tác giả trong việc sự dụng ngôn từ và biến
hoá nghệ thuật đặc sắc. Vầng thái dương chiếu rọi chiếc dao gà bên thắt lưng, loé lên một
tia sáng, trở thành điểm sáng chói lọi nổi bật cả một tầm vóc con người lao động. Như
một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, Tố Hữu đã bắt kịp khoảnh khắc tuyệt đẹp về người dân
lao động, tái hiện khung cảnh làm việc hàng ngày, nơi có những con người luôn chăm chỉ,
cần mẫn, hăng say công việc. Dân gian có câu “Rừng vàng biển bạc”, nơi đây, rừng chính
là cái nôi cuộc sống của họ, là nơi họ gắn bó, làm việc để kiếm sống hàng ngày. Những
cụm từ “rừng xanh”, “đèo cao” với “dao gài thắt lưng” là hình ảnh đặc trưng của lao động
vùng núi. Cũng qua đó nhà thơ thể hiện một trấm lòng trâ trọng nhân dân, trân quý công
việc của họ, đặt họ trong tâm thế hiên ngang của một tầm thế hiên ngang của một tầm vóc
lớn lao trên khung cảnh thiên nhiên ngút ngàn không kém phần hùng vĩ. Sau những tháng
ngày gian khổ để giành độc lập thì giờ đây, họ là những người đang xây dựng đất nước
phát triển một cách thầm lặng, một đức tính vô cùng cao quý của nhanh dân ta.

Nếu như mùa đôn đón ta với hình ảnh “rừng xanh”, “hoa chuối đỏ” thì
giờ đay, tác giả đưa người đọc đến với bức tranh vừa xuân trong trẻo, trắng tinh khôi
của”hoa mơ”:

“Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang”


Đông qua, xuân lại về mang theo cả những sắc trắng tinh khôi, nhẹ nhàng, thanh khiết,
mở ra cho người đọc thấy sức sống mới mẻ, dường như yên bình như được hồi sinh lần
nữa, vươn dậy toả hết sắc đẹp của riêng mình. Nếu như miền Bắc dấu yêu có sắc đỏ hoa
đào, miền Nam thân thuộc có sắc vàng hoa mai thì Việt Bắc trong ký ức của nhà thơ
mang đến một sắc trắng hoa mơ – loài hoa đặc trưng của vùng cao mỗi dịp Tết đến xuân
sang. Từng chùm hoa mơ khoe sắc trong dải nắng dài mùa xuân, mở ra khung cảnh một
khu vườn rực rỡ đang chào mời người thưởng hoa ghé lại. Màu trắng muốt của hoa mơ
len lỏi trong cánh rừng già xanh biếc, chiếc lá non tơ khe khẽ nâng niu, trân quý từng
cánh hoa nhẹ nhàng đã dịu dàng chảy xiết trong lòng ta từng đợt sóng lòng mềm mại.
Khắc khoải một mùa hoa hay khắc khoải sự yên bình hiếm hoi quý giá của một mùa xuân
tươi mới mà đất nước đang trải qua? Ta tự ngẫm ngợi nghĩ về khi đọc thơ Tố Hữu, ngẩn
ngơ bởi sắc màu tuyệt vời, dịu yên mà thi nhân đã tô thắm trên trang thơ “Việt Bắc”. Hình
ảnh con người của quê hương Cách mạng lại một lần nữa được đặt ngay sau câu thơ tả vẻ
đẹp thiên nhiên: “Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang”. Nỗi nhớ ở đây cụ thể đến
từng chi tiết “chuốt từng sợi giang”. Lượng từ “từng” được đặt vào câu thơ một cách tự
nhiên, không gượng ép những đã tạo nên một hiệu quả ngôn từ đặc biệt. Từng sợi từng
sợi, sự tỉ mẩn, khéo léo của người lao động hiện lên qua từng chi tiết nhỏ nhất trong cách
dùng từ của nhà thơ. Tố Hữu “nhớ” bởi sự ấn tượng từ công việc đòi hỏi kỹ nghệ cao ấy,
đến khi trông thấy tận mắt cái vẻ tỉ mỉ, khéo léo của nhân dân lao động, ông đã bật thốt
đầy thán phục trước quá trình chăm chút “chuốt” từng sợi giang mà người lao động đã
nhẫn nại hoàn thành. Trong cách tả không có một âm vang nào của núi rừng, nhưng vẻ
đẹp của mùa xuân vẫn sinh động nhờ hoạt động con người. Sợi nhớ sợi thương đan dày
trong tâm tưởng, đó cũng chính là những nét đáng yêu, đáng quý của của Việt Bắc mãi in
đậm trong lòng người ra đi.

Khi bức tranh mùa xuân vừa khép lại trong cảnh rừng mơ điểm trắng thì
tiếng ve đã gọi hè về, mở ra vùng trời mùa hạ của cánh rừng phách vàng ươm:

“Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô e gái hái măng một mình”

Ở bức tranh mùa đông, tác giả cảm nhận bức tranh bằng thị giác thì đến bức tranh mùa hè
này, tác giả cảm nhận bằng thính giác với tiếng ve ngày hè đang đến. Hình ảnh “rừng
xanh hoa chuối”, “mơ nở trắng rừng” rồi đến “rừng phách đổ vàng” với nhiều hình ảnh,
màu sắc nổi bật khác nhau, tất cả đều là điểm nhấn, không hề có vẻ đẹp nào mờ nhạt.
Động từ “đổ” càng góp phần nhấn mạnh sắc màu đặc trưng của mùa hạ nơi đây. Màu
vàng ở đây không chỉ là màu ánh nắng mà còn là màu của cả “rừng phách đổ vàng”.
Trước Cách Mạng tháng Tám năm 1945, Xuân Diệu đã mượn từ đổ để ca ngợi nét đẹp
thiên nhiên:

“Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá”

Xuân Diệu mượn từ “đổ” để ca ngợi sự hoà quyện giữa màu xanh của lá. Đến thơ Tố
Hữu, nhà thơ đã mượn từ “đổ: để ca ngợi sự hoà hợp giữa âm thanh và màu sắc. Đó là sự
sáng tạo rất độc đáp của Tố Hữu khi ngợi ca thiên nhiên. Nhà thơ đã khẳng định một
phong cách thơ độc đáo khi vẽ nên mùa hè Việt Bắc. Nổi bật giữa bức tranh mùa hè ấy là
hình ảnh “cô em gái”, có thể đó là một người mẹ, người chị, một cô gái trẻ đang cặm cụi,
hang say công việc của mình. Qua đó, ta thấy được rằng, người phụ nữa không chỉ đẹp
khi đứng cạnh những bông hoa sặc sỡ, đẹp đẽ mà còn đẹp trong cốt cách, tâm hồn, đức
tính khi lao động việc làm. Cô xem thiên nhiên là bạn, làm việc một mình nhưng không
hề thấy cô đơn. “Măng” cũng là một hình ảnh quen thuộc của người dân Việt Nam. Nó lá
một thức ăn đạm bạc, giản dị, là một sản vật quý giá của núi rừng, đá nuôi dưỡng, người
dân nơi đây. Trong bài “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm có câu:

“Thu ăn măng trúc, đông ăn giá

Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao”

Câu thơ đó nhấn mạnh sự giản dị trong ăn uống của tác giả. Dù hình ảnh “măng” trong
hai tác phẩm là khác nhau những vẫn hiện lên tác dụng của măng và sự giản dị, họ luôn
trân trọng những thức quà của thiên nhiên ban tặng họ. Ba chữ “ măng một mình” đã tạo
lên một âm điệu giữa rừng phách đổ vàng và dáng người vẫn vang vấp nơi đây.

Chia tay với hình ảnh hoa mơ, hoa chuối, thu đã sang với hình ảnh “ánh trăng”,
mang đến cho người đọc cảm giác bình yên:

“Rừng thu trăng rọi hoà bình

Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung.”

Để khép lại chuỗi quy luật tuần hoàn của thiên nhiên vạn vật, Tố Hữu chọn trăng – điều
huyền diệu mang màu bình yên đã tạo nên những nét đẹp rất riêng cho bức tranh ấy. Ánh
trăng đã soi rọi xuống rừng thu, bon bon trên những con đường, len lỏi qua những con
đường. Chính ánh trăng đã che chở cho con người và khiến ta thấy nghẹn ngào. Từ mùa
thu đẹp cổ điển trong thơ trung đại của Ngô Chi Lan, của Nguyễn Khuyến; đến thu buồn
tang tóc trong thơ mới với Xuân Diệu, Lưu Trọng Lư; mùa thu trong thơ cách mạng của
Tố Hữu đã khoác lên màu áo mình một quan niệm mới đó là mùa của thắng lợi, của hoà
bình, khởi điểm từ mùa thu Cách mạng tháng Tám 1945. Mùa thu ấy đã làm nên “dáng
hình” cho đất nước:

“Mùa thu nay khác ròi

Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi

Gió thổi rừng tre phấp phới

Trời thu thay áo mới

Trong biếc nói cười thiết tha…”

(Đất nước – Nguyễn Đình Thi)

Sau bao năm chiến đấu gian khổ để có được độc lập, thì giờ đây con người Việt Bắc cũng
thấy ấm áp, yên bình hơn khi có ánh trăng đó. Hòa bình đang ở quanh ta, rất gần ta, hòa
bình ở núi rừng, hòa bình đang chảy trong lòng chúng ta. Điều đó đã mang lại động lực để
thúc đẩy người dân nơi đây tiếp tục sống, lao động và cống hiến cho đất nước. Trăng soi
sáng vào mùa thu, hiện lên một bức tranh hiền hòa, gợi mở hòa bình. Từ rọi" cho ta thấy
rọi khắp nẻo đường, ngõ hẻm, len lỗi đến non sông, đất nước những niềm vui. “Ánh
trăng" thiêng liêng đó cũng đã xuất hiện nhiều trong nền thơ ca Việt Nam, như trong bài
“Đồng chí” của Chính Hữu hay ánh trăng nhắc nhở chúng ta phải sống và ân tình trong
bài thơ “Ánh trăng" của Nguyễn Duy còn trong “Việt Bắc”, ánh trăng được nhắc ý nhị
mang nghĩa hòa bình, chiến thắng.

Một tiếng hát ngân lên, đó có thể là khúc ca, những lời ca cùng nhau chung vui, chia sẻ ăn
mừng chiến thắng hòa bình, ẩn dụ cho những tiếng nói, cuộc trò chuyện ân tình. Cũng có
thể là lời ăn tiếng nói hàng ngày, cùng nhau nói với nhau, cười đùa vui vẻ, âm đêm.
Nhưng giờ đây, ta không thể ngồi lại với nhau, đoàn tụ với nhau cùng với những con
người đó, bởi mọi thứ giờ đây chỉ là kể lại, mọi thứ đã đi vào kỉ niệm, nỗi nhớ. Câu nói ấn
tỉnh thủy chung" đã khéo léo khép lại bức tranh tứ bình trong niềm thương nhớ không
nguôi, da diết, mặn nồng. Giờ đây, nhìn lại những khoảnh khắc một thời gian khó, cùng
nhau chiến đấu, cùng nhau thích nghi, vượt qua những khác nghiệt của núi rừng nơi đây,
rồi cùng ăn cơm muối mặn, cùng ngủ, cùng nằm, cùng chiến đấu hướng về tổ quốc, rồi
cũng có lúc bị thương, bị sốt thì người dân nơi đây đã ân cần chăm sóc, lo lắng như một
gia đình thứ hai của họ. Tất cả đã gói gọn hai chữ “kỉ niệm”, nó đã góp mặt trong cuộc
đời của mình, dù vui hay khổ hay đau buồn, mất mát thì cũng luôn giữ lại trong minh.

Theo nhà văn Nguyễn Khải, “giá trị của một tác phẩm nghệ thuật trước hết là
ở giá trị tư tưởng của nó”, nhưng không phải là thứ “tư tưởng nằm thẳng đơ trên trang
giấy” mà phải được rung lên bởi những tầng bậc cảm xúc mạnh mẽ của người sáng tạo.
Vì thế, thơ văn phải xuất phát từ tình cảm, phải được “gói ghém bên trong một chiều sâu
suy nghĩ, chứa đựng ít nhiều chân lý tinh tế của cuộc đời” (Phương Lựu). Trong dòng
chảy văn chương, suy cho cùng, văn chương và thơ ca nhạc họa đã trở thành phương tiện
nhằm giáo dục người đọc, bồi dưỡng những tình cảm đẹp, tư tưởng tiến bộ và những triết
lý nhân sinh sâu sắc. Thi phẩm “Việt Bắc” đã ngân lên một khúc tình ca về tấm lòng son
sắt và nỗi nhớ nhung giữa kẻ ở người đi, từ đó đúc kết nên nghĩa tình thủy chung - thứ
tình cảm thiêng liêng mà mỗi người cần giữ lấy, trân trọng và lan tỏa. Những cảm xúc bịn
rịn, luyến lưu đã được viết thành những áng thơ dạt dào và chan chúa, lồng ghép nhiều
nghệ thuật đặc sắc cốt để làm nên một tác phẩm chân chính hướng đến người đọc. Cặp từ
hô ứng đồng vọng “mình” - “ta” được vận dụng xuyên suốt bài thơ, vang vọng những
khúc ca dao xưa và chảy trôi một tình cảm gắn bó trong tầm khảm của nhân dân và cán
bộ. Không chỉ vậy, Tố Hữu còn tạc nên bức tranh tứ bình tuyệt đẹp với những mảng màu
rực rỡ được phối bởi người nghệ sĩ tài ba, từ đó ca ngợi tầm vóc con người trên nền cảnh
thiên nhiên. Đôi mắt quan sát thế gian của “người họa sĩ” và trí liên tưởng tài ba của
“người thi sĩ” đã cùng nảy sinh trên một tâm hồn giàu tình cảm hết mực trân quý con
người và quê hương Cách mạng. Điểm đặc sắc nhất trong đoạn thơ này có lẽ là việc vận
dụng tài ba “thi trung hữu họa”, “thi trung hữu nhạc” của Tố Hữu. Trong thơ như có họa,
họa từ những gam màu đỏ trắng vàng xanh mà người nghệ sĩ vẽ nên, hài hòa và nên thơ.

Đặng Thai Mai từng nói: “Với Tố Hữu, thơ là vũ khí đấu tranh cách mạng.
Đó chính là đặc sắc và cũng là bí quyết độc đáo của Tố Hữu trong thơ ca”. Như vậy, nhà
thơ Tố Hữu đã thể hiện những tâm tư của mình với những kỉ niệm sâu sắc, những nghĩa
tình gắn bó cùng nỗi nhớ da diết khôn nguôi đối với Việt Bắc đã giúp Tố Hữu dệt nên bức
tranh thiên nhiên vô cùng đặc sắc này, cùng với đó là những tình cảm đặc biệt của ông
dành cho thiên nhiên, con người nơi đây.

You might also like