You are on page 1of 4

TÀI LIỆU NHÓM LUYỆN THI THPTQG MÔN NGỮ VĂN NĂM HỌC

2018 - 2019

ĐỀ BÀI:
Bình giảng đoạn thơ sau trong bài thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu:
Ta về, mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hoà bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung
I - GỢI Ý
Đây là đoạn thơ tiểu biểu cho bài thơ Việt Bắc, thể hiện vẻ đẹp thiên nhiên, con
người Việt Bắc qua nỗi nhớ của người ra đi.
II - LẬP DÀN Ý
1. Mở bài
- Việt Bắc là đỉnh cao của thơ Tố Hữu và cũng là thành tựu xuất sắc của thơ ca
kháng chiến chống Pháp.
- Đoạn thơ thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên, con người Việt Bắc qua nỗi nhớ của
người ra đi.
2. Thân bài
- Hai câu thơ đầu là lời ướm hỏi để người ra đi thể hiện nỗi nhớ cảnh, nhớ người
Việt Bắc.
- Tám câu thơ sau, đan xen một câu thơ tả cảnh, một câu thơ tả người, vẻ đẹp con
người và thiên nhiên hoà quyện vào nhau.
- Thiên nhiên núi rừng Việt Bắc thật đẹp, thật hấp đẫn với bức tranh bốn mùa xuân
hạ thu đông.
+ Thiên nhiên mùa đông với sắc chuối đỏ tươi mang đến vẻ ấm nóng cho bức
tranh thiên nhiên rừng già.
+ Thiên nhiên mùa xuân với sắc trắng của hoa mơ tinh khiết, tràn đầy sức sống.
+ Thiên nhiên mùa hè với tiếng ve kêu, với sắc vàng của rừng phách trở nên sinh
động, xôn xao sự sống.
+ Thiên nhiên mùa thu với ánh trăng bình yên, thơ mộng gợi khát vọng hoà bình.

1 GV: LÊ DUY TÂN – TRƯỜNG THPT GIA ĐỊNH. Điện thoại: 093.97.98.727
TÀI LIỆU NHÓM LUYỆN THI THPTQG MÔN NGỮ VĂN NĂM HỌC
2018 - 2019

- Con người Việt Bắc hiện lên chăm chỉ, cần mẫn, khéo léo, nặng nghĩa nặng tình
là linh hồn cho khung cảnh núi rừng.
- Âm hưởng chung của đoạn thơ là nỗi nhớ thương tha thiết. Nhịp thơ lục bát nhịp
nhàng, uyển chuyển, bâng khuâng, êm đềm như khúc hát ru.
3. Kết bài
- Đoạn thơ miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên và con người Việt Bắc.
- Đây là đoạn thơ tiểu biểu của bài thơ Việt Bắc, cũng là đoạn thơ thể hiện rõ tài
năng của Tố Hữu.
III - BÀI VIẾT THAM KHẢO
Việt Bắc là đỉnh cao của thơ Tố Hữu và cũng là thành tựu xuất sắc của thơ ca
kháng chiến chống Pháp. Bài thơ là cuộc trò chuyện tâm tình giữa mình và ta, tựa như
một khúc hát giao duyên ngọt ngào, tình tứ để từ đó đặt những vấn đề có ý nghĩa lớn lao
của thời đại, của dân tộc. Trong bài thơ, có một đoạn thơ được nhiều người lưu tâm đến
bởi nó không chỉ thể hiện được tình cảm của những người chiến sĩ cách mạng đã từng
một thời gắn bó với Việt Bắc mà còn tái hiện rất cô đọng vẻ đẹp độc đáo của thiên nhiên
và con người Việt Bắc. Nhiều người khẳng định đây là đoạn thơ tiểu biểu của bài thơ
Việt Bắc, cũng là đoạn thơ thể hiện rõ tài năng của Tố Hữu. Đó là đoạn:
Ta về, mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Ngày xuân hoa nở trắng rừng
Nhớ ngưài đan nón chuốt từng sợi giang.
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trđng rọi hoà bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung
Đoạn thơ là lời giãi bày tâm tình của người ra đi. Thực chất là lời giãi bày nỗi nhớ
nhung về thiên nhiên, con người Việt Bắc của người ra đi. Điệp từ nhớ được lặp lại năm
lần trong đoạn thơ tạo nên giọng điệu nhớ thương, lưu luyến. Nỗi nhớ dường như tràn
ngập cả đoạn thơ, tùng câu chữ.
Đoạn thơ mở đầu bằng lời ướm hỏi của người ra đi với người ở lại: Ta về, mình có
nhớ ta, để từ đó người ra đi trực tiếp giãi bày lòng mình: Ta về ta nhớ những hoa cùng
người. Nỗi nhớ của người ra đi thật nên thơ, nên hoạ. Nhớ những gì tươi đẹp nhất của núi
rừng Tây Bắc: hoa cùng người. Vẻ đẹp của thiên nhiên, vẻ đẹp của con người hoà quyện,
tôn vinh cho nhau.

2 GV: LÊ DUY TÂN – TRƯỜNG THPT GIA ĐỊNH. Điện thoại: 093.97.98.727
TÀI LIỆU NHÓM LUYỆN THI THPTQG MÔN NGỮ VĂN NĂM HỌC
2018 - 2019

Trong nỗi nhớ của người ra đi, thiên nhiên Việt Bắc hiện lên thật tươi tắn, sinh
động với vẻ đẹp đặc trưng của từng mùa. Ngòi bút giàu chất thơ chất hoạ của Tố Hữu đã
khắc hoạ được vẻ đẹp quyến rũ của thiên nhiên núi rừng Việt Bắc.
Nỗi nhớ đầu tiên là nhớ về thiên nhiên trong thời khắc mùa đông với hai gam màu
chủ đạo: xanh và đỏ. Sắc xanh của rừng già gợi lên vẻ mênh mông, vô tận. Trên nền xanh
bạt ngàn ấy, tác giả điểm tô hình ảnh hoa chuối đỏ tươi, căng tràn sức sống. Vì thế, bức
tranh rừng già không hoang lạnh, cô đơn mà ấm nóng sự sống.
Thiên nhiên mùa xuân lại khoác trên mình sắc màu mới. Đó là sắc trắng của rừng
mơ tươi tắn, tinh khiết. Chỉ một từ nở mà câu thơ tràn ngập sức xuân, núi rừng Việt Bắc
bùng lên sức sống. Bức tranh mùa xuân đẹp, trong trẻo đến nhường nào.
Có lẽ độc đáo nhất là bức tranh mùa hè Ve kêu rừng phách đổ vàng đầy sinh động,
náo nức. Tiếng ve râm ran báo hiệu hè sang và rừng phách đổ vàng. Tố Hữu đã lựa chọn
từ ngữ thật độc đáo. Chỉ một từ đổ ông đã miêu tả được sự chuyển biến kì diệu của bức
tranh thiên nhiên: Mùa xuân những nụ hoa còn e ấp, ẩn mình trong kẽ lá, khi hè đến cùng
với tiếng ve ngân, dưới nắng hè, cả rừng phách tràn ngập sắc vàng. Câu thơ vừa miêu tả
được bước chuyển của thời gian, vừa miêu tả được sự luân chuyển sống động của không
gian. Vậy là, từ một cảnh sắc thiên nhiên rất đặc trưng cho núi rừng Việt Bắc, Tố Hữu đã
sáng tạo một câu thơ thuộc vào loại hay nhất của bài Việt Bắc.
Bình yên, thơ mộng là bức tranh nhiên nhiên mùa thu trăng rọi hoà bình. Trăng
dịu dàng, trong sáng giữa cuộc sống chiến đấu gian khổ gợi giấc mộng hoà bình. Có một
điều dễ nhận thấy, Tố Hữu không dụng công trong việc lựa chọn hình ảnh, hay từ ngữ
vậy mà đoạn thơ vẫn có một sức hấp dẫn lạ kì, có lẽ bởi sức nặng của kỉ niệm, của tình
yêu đối với quê hương cách mạng đã chắp cánh hồn thơ. Tình yêu ấy giúp Tố Hữu vẽ bức
tranh tứ bình về thiên nhiên Việt Bắc đẹp, giàu sức sống.
Trong nỗi nhớ của người ra đi, có lẽ sâu đậm nhất là nỗi nhớ con người Việt Bắc:
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người bởi không có gì đẹp hơn con người, cảnh phải có
hồn người mới tràn ngập sức sống. Cho nên, vẻ đẹp của bức tranh Việt Bắc là vẻ đẹp cùa
sự gắn bó, hài hoà giữa con người và thiên nhiên. Cảnh làm nền cho hình ảnh con người
xuất hiện, con người làm cho cảnh thêm sinh động, có hồn và giàu sức sống.
Tám câu thơ, cứ câu trên tả cảnh thì câu dưới tả người. Con người Việt Bắc hiện
lên giản dị, gần gũi mà cao đẹp. Trong nỗi nhớ cua người ra đi, hình ảnh con người gắn
liền với cuộc sống lao động của núi rừng đèo cao nắng ánh, dao gài thắt lưng. Câu thơ
rất thực mà cũng rất đẹp. Xuất phát từ thực tế, con người Việt Bắc gài dao vào thắt lưng
đi rừng, ánh nắng chiếu vào lưỡi dao tạo nên những phản quang lấp lánh. Hình tượng con
người trở nên khoẻ khoắn trong tư thế làm chủ núi rừng.
Nhớ sao dáng hình con người cần cù, khéo léo chuốt từng sợi giang. Có lẽ, Tố
Hữu phải ấn tượng lắm mới có thể miêu tả được đôi bàn tay ai khéo léo, tỉ mẩn đến như
vậy.

3 GV: LÊ DUY TÂN – TRƯỜNG THPT GIA ĐỊNH. Điện thoại: 093.97.98.727
TÀI LIỆU NHÓM LUYỆN THI THPTQG MÔN NGỮ VĂN NĂM HỌC
2018 - 2019

Con người Việt Bắc giữa bạt ngàn núi rừng thầm lặng, chăm chỉ lao động cô em
gái hái măng một mình. Giữa cái mênh mông của rừng già con người đã trở thành chủ
nhân của núi rừng với sự chăm chỉ trong lao động, sự lặng thầm trong tình yêu đối với
cuộc sống.
Nhớ về con người Việt Bắc, Tố Hữu đặc biệt nhớ tới tiếng hát của ai đó vang ngân
giữa đêm trăng. Đó là tiếng hát ân tình, chung thuỷ, đằm thắm. Tiếng hát ấy gợi nhắc con
người ta lòng thuỷ chung, sự nghĩa tình. Tiếng hát đó trở thành tiếng lòng đồng vọng giữa
người ra đi và người ở lại.
Đoạn thơ xinh xắn, chỉ với mười câu thơ, tác giả đã vẽ lên được vẻ đẹp của thiên
nhiên, của con người Việt Bắc trong sự hài hoà, cân đối. Đây là đoạn thơ tiêu biểu cho
bài thơ Việt Bắc và cũng thể hiện một phần đặc trưng thơ Tố Hữu.
(Phan Thanh Hà, Trường THPT Thanh Miện, Hải Dương)

Nhận xét __________________________________________________________


- Người viết đã thể hiện được những hiểu biết sâu sắc về bài thơ, về hoàn cảnh
sáng tác cũng như những nét riêng trong phong cách sáng tác của nhà thơ Tố Hữu. Người
viết đã phân tích và làm rõ được tài năng của Tố Hữu khi tái hiện bức tranh bốn mùa xinh
đẹp, hài hoà giữa con người và thiên nhiên Việt Bắc trong tâm tưởng của những người
chiến sĩ cách mạng giờ phút chia tay với mảnh đất ân tình, nơi đã “nuôi giấu” mình trong
những năm kháng chiến để trở về Thủ đô Hà Nội.
- Hành văn trôi chảy, giàu cảm xúc, có những đoạn bình tốt. Có những câu văn
giàu chất văn chương như câu: Thiên nhiên mùa xuân lại khoác trên mình sắc màu mới.
Đó là sắc trắng của rừng mơ tươi tắn, tinh khiết. Chỉ một từ “nở” mà câu thơ tràn ngập
sức xuân, núi rừng Việt Bắc bừng lên sức sống.
- Phần cuối nên chú ý chỉ rõ những đặc sắc nghệ thuật của đoạn thơ.

4 GV: LÊ DUY TÂN – TRƯỜNG THPT GIA ĐỊNH. Điện thoại: 093.97.98.727

You might also like