You are on page 1of 22

CHUYÊN ĐỀ ĐẤT NƯỚC NĂM 2021- ÔN THI TỐT NGHIỆP\

TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ


A.KIẾN THỨC LÍ LUẬN VĂN HỌC:
1. Thơ Nguyễn Khoa Điềm có sức liên tưởng mạnh.Anh thường dẫn người đọc đi từ quá khứ đến tương lai,từ
khổ đau đến hạnh phúc ,từ sách vở đến đời sống (Nguyễn Xuân Nam).
2.Thơ Nguyễn Khoa Điềm chứa đựng nhiều chất liệu văn học và văn hóa dân gian.Câu thơ dù ở thể thơ truyền
thống hay thơ tự do bao giờ cũng phảng phát phong vị của ca dao,tục ngữ.” (Nguyễn Quang Thiều).
3.Những sợi ngang dọc dệt nên hình tượng thơ Nguyễn Khoa Điềm đều óng ánh một màu sắc đặc biệt của chất
liệu văn hóa dân gian.Đó là 1 lực hút của đoạn thơ Đất Nước,để rồi người đọc lặng đi,xúc động trước một cách
định nghĩa thật bất ngờ của NKĐ.(Nguyễn Quang Trung).
4.Điều may mắn với tôi là được sống trong những tháng năm hào hùng của dân tộc để hiểu nước,hiểu người và
cả hiểu mình hơn. (Nguyễn Khoa Điềm).
B.TÁC GIẢ,TÁC PHẨM.
1.Tác giả: Nguyễn Khoa Điềm là nhà thơ trưởng thành trong phong trào thơ ca kháng chiến chống Mĩ cứu nước
.Thơ ông hấp dẫn người đọc bởi sự kết hợp hài hòa giữa chất chính luận và tính trữ tình,giữa xúc cảm nồng nàn
và suy tư sâu lắng của người trí thức về đất nước,con người Việt Nam.
2.Tác phẩm: Hoàn cảnh sáng tác và vị trí đoạn trích:
Đất nước là đoạn thơ trích trong trường ca “Mặt đường khát vọng”được tác giả hoàn thành ở chiến khu trị thiên
năm 1971.Trường ca viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ đô thị vùng tạm chiến miền Nam về non sông đất nước, về
sứ mệnh của thế hệ mình,xuống đường đấu tranh hòa hợp với cuộc kháng chiến của dân tộc. Trường ca này có 9
chương trong đó đoạn trích Đất nước nằm ở phần đầu của chương V.Đây là một trong những đoạn thơ hay về
đề tài đất nước.
C.CÁC ĐỀ THI QUAN TRỌNG:
1.Đất nước có từ rất lâu đời và rất gần gũi,thân thương với mỗi người.
ĐỀ 1: Cảm nhận về 9 câu đầu của bài Đất Nước.Từ đó nhận xét nét mới trong cách xây
dựng hình tượng Đất Nước của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm:

Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi


Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa...” mẹ thường hay kể
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó...
(Trích Đất Nước – Nguyễn Khoa Điềm – Ngữ văn 12)

HƯỚNG DẪN:
A.MỞ BÀI:
Ai đó đã từng tự hỏi lòng mình rằng “Có mối tình nào nặng sâu hơn mối tình Tổ quốc?.Để trả lời cho câu hỏi
ấy,bao hồn thơ đã lên tiếng bộc bạch lòng mình và qua đó con người nhận thấy tình yêu đất nước được xem xét
và ngắm nhìn qua nhiều bình diện hơn.Với Nguyễn Khoa Điềm,ông đã mang đến cho người đọc một Đất Nước
không hề trừu tượng xa xôi mà vô cùng gần gũi,thân thương và bình dị.Điều ấy được thể hiện rất cụ thể qua
“ Khi ta lớn lên Đất nước đã có rồi [...]Đất Nước có từ ngày đó”.
B.THÂN BÀI:
1. Khái quát:
Nguyễn Khoa Điềm là nhà thơ trưởng thành trong phong trào thơ ca kháng chiến chống Mĩ cứu nước .Thơ ông
hấp dẫn người đọc bởi sự kết hợp hài hòa giữa chất chính luận và tính trữ tình,giữa xúc cảm nồng nàn và suy tư
sâu lắng của người trí thức về đất nước,con người Việt Nam.
Đất nước là đoạn thơ trích trong trường ca “Mặt đường khát vọng”được tác giả hoàn thành ở chiến khu trị thiên
năm 1971.Trường ca viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ đô thị vùng tạm chiến miền Nam về non sông đất nước, về
sứ mệnh của thế hệ mình,xuống đường đấu tranh hòa hợp với cuộc kháng chiến của dân tộc. Trường ca này có 9
chương trong đó đoạn trích Đất nước nằm ở phần đầu của chương V.Đây là một trong những đoạn thơ hay về
đề tài đất nước.
Với Nguyễn Khoa Điềm,đất nước không phải là một khái niệm trừu tượng mà nó ở ngay trong cuộc sống của
mỗi gia đình chúng ta,từ lời kể chuyện của mẹ,miếng trầu của bà ,những phong tục tập quán quen thuộc “Tóc
mẹ thì búi sau đầu”cho đến nghĩa tình thủy chung của cha mẹ,hạt gạo ta ăn hàng ngày,cái kèo cái cột trong
nhà...Tất cả những điều đó làm cho Đất nước trở nên gần gũi,thân thiết,bình dị gắn bó máu thịt với mỗi con
người.
2. Phân tích:
2.1.Đoạn văn mở ra bằng lời khẳng định của tác giả là Đât Nước đã có từ rất lâu đời: “Khi ta lớn lên đất
nước đã có rồi”.
Đất nước có từ bao giờ?Đất nước bắt đầu từ đâu? Đến nay vẫn là một dấu hỏi lớn.Các nhà khoa học,khảo cổ
học ,địa lí,lịch sử... chưa bao giờ đưa ra một câu trả lời chính xác về điểm khởi đầu của đất nước.Tuy nhiên có
một sự thật hiển nhiên là khi ta sinh ra,lớn lên ta đã thấy “Đất Nước đã có rồi”.Theo cách giải thích của
Nguyễn Khoa Điềm thì Đất Nước là một giá trị lâu bền,vĩnh hằng,Đất nước được tạo dựng ,được bồi đắp qua
nhiều thế hệ ,được truyền nối từ đời này sang đời khác cho nên “Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi” .Ba chữ
“đã có rồi”vang lên đầy thiêng liêng và tự hào đồng thời khẳng định sự trường tồn,vĩnh hằng của Đất Nước“Từ
có vũ trụ đã có giang san”( Trương Hán Siêu).Hai từ “Đât Nước”được viết hoa mang đến ý niệm đất nước là
cội nguồn thiêng liêng,là máu thịt trong mỗi con người.Như vậy lời thơ mở đầu thật giản dị, trang trọng,tự hào
biết bao.
2.2.Ba câu thơ tiếp theo nhà thơ diễn tả vẻ đẹp của Đất Nước trong chiều sâu văn hóa,phong tục tập quán
,truyền thống. Điệp ngữ Đất Nước kết hợp với các từ ngữ “có trong” , “bắt đầu”, “lớn lên”đa diễn tả thật
lãng mạn về nguồn gốc Đất Nước:
“Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa...” mẹ thường hay kể
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc”.
Nhà thơ Tố Hữu từng nói rằng “Bài thơ hay là bài thơ đọc lên không còn thấy câu thơ mà chỉ còn thấy tình
người và tôi muốn thơ phải thật gan ruột của mình”.Với quan niệm ấy,Tố Hữu như giao thoa với nhịp rung
trong trái tim nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm,khi ông đưa những biểu hiện cụ thể về sự lâu đời,gần gũi,thân
thương,quen thuộc của Đất Nước.
-Trước hết,là hình ảnh Đất Nước tươi đẹp,sống động trong thế giới “ngày xửa ngày xưa” .Cụm từ “Ngày xửa
ngày xưa” như sự vẫy gọi của kí ức đưa ta xuôi dòng trở về miền thơ ấu,lắng đọng dạt dào trong vầng trăng cổ
tích để lắng nghe tâm hồn cha ông phả vào từng câu chuyện cổ tích.Nhắc tới “ngày xửa ngày xưa”cũng là nhắc
tới cách lí giải hồn nhiên của nhân dân về sự hình thành và phát triển đất nước,về quá trình dựng nước giữ
nước,qua đó thể hiện niềm tự hào về truyền thống cha ông,về bề dày lịch sử,về kho tang văn học,văn hóa dân
gian.Đó là đất nước của những câu chuyện cổ giàu giá trị nhân văn,mang bao khát vọng cao đẹp , bao niềm tin
mãnh liệt như chính lời thơ của Nguyễn Khoa Điềm:
“Ta lớn lên bằng niềm tin rất thật
Biết bao nhiêu hạnh phúc có trên đời
Dẫu phải khi cay đắng dập vùi
Rằng cô Tấm cũng về làm hoàng hậu”.
Đó cũng là câu chuyện giàu nhân ái,nhân văn mang bao giá trị Chân -Thiện -Mĩ như nguồn sữa ngọt ngào nuôi
ta nên người.Nhà thơ Lâm Thị Vỹ Dạ trong bài “Truyện cổ nước mình” đã từng tự hào:

“Tôi yêu truyện cổ nước tôi

Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa

Thương người rồi mới thương ta

Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm”.

-Đất Nước không chỉ có trong “Cái ngày xửa ngày xưa”,Nguyễn Khoa Điềm còn xác định cái buổi ban đầu qua
nét sống giản dị nhưng đậm đà của những người mẹ, người bà Việt Nam đó là phong tục ăn trầu,tục nhuộm răng
đen:”Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn”.

Đất nước lớn lao, kì vĩ sao lại chứa đựng một miếng trầu bé nhỏ?Cách diễn đạt giản đơn bình dị ấy khiến ta dễ
nhầm với sự phi lí .Song có một điều thực tế là tất cả những điều lớn lao đều bắt nguồn từ những điều nhỏ bé.
Ví như không có những hạt cát sao có thể thành sa mạc, không có những con suối sao có thể thành những dòng
sông,không có những dòng sông sao có thể thành biển cả. Cho nên nhắc đến “miếng trầu”hẳn là nhắc đến
những điều sâu thẳm.Câu thơ đã mượn truyện cổ tích trầu cau để lí giải về nguồn gốc của tục ăn trầu.Có ai ngờ
rằng thẩm thấu vào miếng trầu dung dị đó là 4000 năm tuổi ,4000 năm dân ta gìn giữ phong tục ăn trầu.Vì thế
miếng trầu chính là trầm tích văn hóa thiêng liêng.Hai chữ “bây giờ” chỉ thời điểm hiện tại,cũng là cách lí giải
thật bình dị :lịch sử,văn hóa,phong tục ,truyền thống không chỉ hiện diện trong chiều dài lịch sử mà vẫn hiện
diện trong hôm nay,ở đây trong “miếng trầu bây giờ bà ăn”.
Miếng trầu vì thế không chỉ mang giá trị về vật chất mà còn là giá trị tinh thần của người Việt.Đối với tuổi
trẻ,miếng trầu là biểu tượng của tình yêu,với người già đó là biểu tượng của nghĩa tình ,với gia tiên đó là nhịp
cầu giao cảm của cháu con với các bậc tiền nhân thuở trước.Phong tục ăn trầu, nhuộm răng đen còn là cảm
hứng sáng tạo nghệ thuật của thi ca “Những cô hàng xén răng đen/Cười như mùa thu tỏa nắng” ( Hoàng Cầm);
“Miếng trầu là đầu câu chuyện”; “Miếng trầu nên dâu nhà người”.

-Đất Nước còn hiện lên tươi đẹp hào hùng với truyền thống đánh giặc ngoại xâm,kiên cường bất khuất : “ Đất
Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc”. Nhà thơ Chế Lan Viên khi cảm nhận về thơ đã từng
nói“Cái kết tinh của mỗi vần thơ là muối và bể -Muối lắng ở ô nề,thơ đọng ở bề sâu”.Bề sâu trong thơ NKĐ
ngưng đọng trong lòng người là truyền thông đánh giặc bảo vệ quê hương.Qủa đúng không sai,ngay trong ý thơ
này ta nhận thấy rõ điều đó khi ông dùng hai chữ “lớn lên”Hai chữ “lớn lên”là để chỉ sự trưởng thành của Đất
Nước ,đồng thời gợi nhắc đến truyền thuyết Thánh Gióng với kì tích vươn vai hóa thành tráng sĩ.Từ đó,Thánh
Gióng trở thành biểu tượng khỏe khoắn của tuổi trẻ Việt Nam kiên cường bất khuất trong đấu tranh chống giặc
ngoại xâm và cũng là biểu tượng cho sức vươn lên kì vĩ của một dân tộc nhỏ bé nhưng rất đỗi anh hùng. Hồi
tưởng đến quá khứ quật cường của dân tộc và nghĩ tới những con người “chân trần chí thép”, nhà thơ Tố Hữu
cũng có những vần thơ ca ngợi:
“ Ta như thuở xưa thần Phù Đổng
Vụt đứng lên đánh đuổi giặc
Sức nhân dân khỏe như ngựa
Chí căm thù ta rèn sắt thành roi
Lửa chiến đấu ta phun vào mặt
Lũ sát nhân cướp nước hại nòi”.
Vẻ đẹp ấy song hành với cây tre Việt Nam -cây tre hiền hậu ở mỗi làng quê Việt Nam.Nó như sự đồng hiện của
những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam :
Thật thà,chất phác,nhân hậu,thủy chung yêu chuộng hòa bình nhưng cũng kiên cường bất khuất trong tranh
đấu.Tre đứng thẳng hiên ngang,bất khuất ,cùng chia lửa với dân tộc “Một cây chông cũng giặc Mĩ” bởi “Loài
tre đâu chịu mọc cong/ Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường”.
2.3.Bốn dòng thơ tiếp theo là vẻ đẹp tâm hồn,nếp sống,nếp sinh hoạt bình dị của nhân dân.Đồng thời
cũng là vẻ đẹp của không gian văn hóa Việt đậm đà bản sắc dân tộc.
“Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng”.
+Trước hết đó là vẻ đẹp giản dị của người phụ nữ Việt Nam với phong tục bới tóc “Tóc mẹ thì bới sau đây”
Đây là hình ảnh quen thuộc của người mẹ,người phụ nữ Việt Nam với những búi tóC cuộn thành búi sau gáy tạo cho
người phụ nữ một vẻ đẹp mộc mạc,bình dị,nữ tính,thuần hậu,chất phác.Không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Khoa
Điềm lại đưa hình ảnh quen thuộc này vào thơ.Đây có l4 là kí ức của tuổi thơ trong ông bởi ông biết rằng “Thơ vừa
là sự kết tinh trong tâm hồn người viết,vừa là sợi dây truyền sự sống đến người đọc.Ông muốn chân dung những
người bà, người mẹ mang đến cho người đọc những điều kì diệu. Nét đẹp ấy gợi nhớ câu ca dao: “Tóc ngang lưng
vừa chừng em bới / Để chi dài cho rối lòng anh”.
Con người Việt Nam vốn coi trọng nghĩa tình,sống ân nghĩa thủy chung,đó là vẻ đẹp truyền thống từ ngàn đời của
dân tộc .Mượn thành ngữ “gừng cay muối mặn”,Nguyễn Khoa Điềm đã mang đến ý thơ “Cha mẹ thương nhau bằng
gừng cay muối mặn”.Lời thơ mộc mạc,tự nhiên gợi nhớ những câu ca đẹp: “Tay bưng chén muối đĩa gừng/Gừng
cay muối mặn xin đừng quên nhau.”
Thành ngữ “gừng cay muối mặn” được vận dụng một cách đặc sắc trong câu thơ nhẹ nhàng mà thấm đẫm biết bao
ân tình.Sự thật là gừng càng già càng cay,muối càng lâu càng mặn.Mượn quy luật của tự nhiên,tác giả muốn nhấn
mạnh quy luật tình cảm của con người “ con người sống với nhau càng lâu thì tình nghĩa càng nặng,càng dày.Có lẽ
vì vậy mà dấu ấn của cha mẹ để lại qua thời gian là tình cảm nghĩa tình thủy chung.
Ta quên sao được tấm lòng thủy chung của người vợ chờ chồng mà hóa núi Vọng Phu hay từ sự son sắt mà có hòn
trống,hòn mái.Có lẽ vì vậy mà lối sống thủy chung trở thành một đạo lí mà nhân dân luôn tôn quý và trân trọng,là
nguồn gốc của mọi tình yêu thương như suối nguồn chảy qua bao thế hệ.Để rồi ngàn năm sau ta vẫn thấy “Tất cả
những gì tốt đẹp nhất trên đời đều trở thành bất tử.”Đó phải chăng là những hòn Trống Mái, hòn Vọng Phu bất tử,
thách thức mọi bão tố của thời gian.
-Từ cha mẹ thương nhau mới đi đến “ Cái kèo cái cột thành tên”.Câu thơ nhắc cho người đọc nhớ đến tục làm nhà
sử dụng kèo cột giằng giữ vào nhau làm cho ngôi nhà vững chãi ,bền chặt để tránh mưa lũ,thú dữ .Ngôi nhà ấy cũng
là tổ ấm để các gia đình đoàn tụ bên nhau. Từ đó tục đặt tên con bằng tên gọi của những vật dụng quen thuộc trong
gia đình cũng hình thành .Vì thế mà “Cái kèo cái cột cũng thành tên”.
-Đất nước còn là thành quả của công cuộc lao động vất vả để sinh tồn ,để xây dựng nhà cửa: “Hạt gạo phải 1 nắng
hai sương xay giã dần sàng” .Câu thơ gợi nhắc đến bài ca dao:
“Cày đồng đang buổi ban trưa,
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.
Ai ơi, bưng bát cơm đầy,
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần!”
Thành ngữ “một nắng hai sương” gợi lên vẻ đẹp lao động gắn liền với phẩm chất cần cù ,chăm chỉ của nhân dân.Để
làm ra hạt gạo ta ăn hàng ngày,người nông dân phải trải qua bao mưa nắng dãi dầu,phải vất vả cày bừa rồi gieo
cấy,gặt hái,rồi phải “xay, giã,dần ,sàng”mới làm ra hạt gạo .Bởi vậy thấm vào hạt gạo bé nhỏ ấy là mồ hôi,công sức
của người nông dân bao đời nay.Qủa đúng như nhà thơ Sóng Hồng đã nhận định.“Thơ là sự thể hiện con người và
thời đại một cách cao đẹp”,với ý nghĩa đó ta thấy hình ảnh người nông dân không chỉ đẹp đẹp trong lao động mà còn
đẹp trong cả những vần thơ.
2.4.Khép lại đoạn thơ là câu thơ đầy tự hào “Đất nước có từ ngày đó”
“Ngày đó” là ngày nào ta không rõ nhưng chắc chắn ngày đó là ngày ta có truyền thống đánh giặc,có phong tục ăn
trầu,có tập quán làm nhà bằng kèo cột,biết trồng lúa nước,biết sinh ra những câu chuyện cổ...Tất cả đều là những
biểu hiện cao đẹp của bề dày văn hóa mà văn hóa ,mà văn hóa truyền thống là hiện thân của bề dày,của chiều sâu
Đất Nước .Thật đáng yêu,đáng quý,đáng tự hào biết bao lời thơ dung dị,ngọt ngào của Nguyễn Khoa Điềm.
3.Yêu cầu phụ: Nhận xét về cách xây dựng hình tượng Đất Nước.
Khác với các nhà thơ cùng thế hệ thường tạo một khoảng cách khá xa để chiêm ngưỡng và ngợi ca về đất nước với
những ca từ ,hình ảnh kì vĩ,mĩ lệ và mang tính chất biểu tượng.Nguyễn Khoa Điềm đã chọn điểm nhìn Gần gũi để
miêu tả một đất nước tự nhiên,bình dị mà không kém phần thiêng liêng,tươi đẹp.Hình ảnh đất nước hiện lên trong
đoạn đầu muôn màu ,muôn vẻ ,sinh động lạ thường,lắng đọng trong tâm tưởng người đọc qua những nét đẹp về
phong tục,tập quán,văn hóa,truyền thống mang đậm dấu ấn con người Việt.
4.Đánh giá:
-Nội dung:Đoạn thơ đã thể hiện những cảm nghĩ mới mẻ về đất nuóc qua những phát hiện ở chiều sâu trên nhiều
bình diện:lịch sử,địa lí,văn hóa....Đóng góp riêng của đoạn trích là ở sự nhấn mạnh tư tưởng Đất Nước của nhân dân
bằng hình thức biểu đạt giàu suy tư,qua giọng thơ trữ tình chính trị sâu sắc.
-Nghệ huật:
Thành công của đoạn thơ trên là nhờ việc tác giả đã khéo léo vận dụng các chất liệu của văn hóa dân gian như
phong tục ăn trầu,tục búi tóc, truyền thống đánh giặc,truyền thống nông nghiệp. Nhà thơ đã sáng tạo các thành ngữ
dân gian,ca dao,tục ngữ ...Thể thơ tự do phóng khoáng. Sử dụng nhiều biện pháp tu từ như điệp ngữ,điệp cấu
trúc,liệt kê.Đặc biệt nhà htơ luôn viết hoa hai chữ Đất Nước khiến hình tượng Đất Nước trở nên thiêng liêng.Tất cả
làm nên một đoạn thơ đậm đà không gian văn hóa của người Việt.Lời thơ nhẹ nhàng đúng giọng thủ thỉ,tâm tình
mang đậm hồn thơ triết lí.
C.KẾT BÀI:
Qua đoạn thơ,ta cảm nhận được rằng đất nước giàu đẹp bao giờ cũng bắt đầu từ những điều bình dị.Cũng chính vì
thế mà tác phẩm Đất Nước có thể vượt qua được sự băng hoại của thời gian.Hơn thế nữa,nó còn góp phần ý thức và
lòng tự tôn dân tộc trong mỗi con người Việt,để từ đó họ càng ngày càng ý thức hơn về trách nhiệm trong việc xây
dựng đất nước ngày càng phát triển của mình.
2. .Hai mươi câu thơ tiếp theo:NKĐ nêu lên định nghĩa về ĐN.
Đề 2:
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau đây trong bài Đất Nước
“Đất là nơi anh đến trường
……………………………..
Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ.
Từ đó nhận xét về cách xây dựng hình tượng Đất Nước trong đoạn trích.

A.MB: Ai đó đã từng tự hỏi lòng mình rằng “Có mối tình nào nặng sâu hơn mối tình Tổ quốc?.Để trả lời cho
câu hỏi ấy,bao hồn thơ đã lên tiếng bộc bạch lòng mình và qua đó con người nhận thấy tình yêu đất nước được
xem xét và ngắm nhìn qua nhiều bình diện hơn.Với Nguyễn Khoa Điềm,ông đã mang đến cho người đọc một
Đất Nước không hề trừu tượng xa xôi mà vô cùng gần gũi,thân thương và bình dị.Điều ấy được thể hiện rất cụ
thể qua:
“Đất là nơi anh đến trường
……………………………..
Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ.
B.THÂN BÀI:
1. Khái quát:
Nguyễn Khoa Điềm là nhà thơ trưởng thành trong phong trào thơ ca kháng chiến chống Mĩ cứu nước .Thơ ông
hấp dẫn người đọc bởi sự kết hợp hài hòa giữa chất chính luận và tính trữ tình,giữa xúc cảm nồng nàn và suy tư
sâu lắng của người trí thức về đất nước,con người Việt Nam.
Đất nước là đoạn thơ trích trong trường ca “Mặt đường khát vọng”được tác giả hoàn thành ở chiến khu trị thiên
năm 1971.Trường ca viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ đô thị vùng tạm chiến miền Nam về non sông đất nước, về
sứ mệnh của thế hệ mình,xuống đường đấu tranh hòa hợp với cuộc kháng chiến của dân tộc. Trường ca này có 9
chương trong đó đoạn trích Đất nước nằm ở phần đầu của chương V.Đây là một trong những đoạn thơ hay về
đề tài đất nước.
Với Nguyễn Khoa Điềm,đất nước không phải là một khái niệm trừu tượng mà nó ở ngay trong cuộc sống của
mỗi gia đình chúng ta,từ lời kể chuyện của mẹ,miếng trầu của bà ,những phong tục tập quán quen thuộc “Tóc
mẹ thì búi sau đầu”cho đến nghĩa tình thủy chung của cha mẹ,hạt gạo ta ăn hàng ngày,cái kèo cái cột trong
nhà...Tất cả những điều đó làm cho Đất nước trở nên gần gũi,thân thiết,bình dị gắn bó máu thịt với mỗi con
người.Và để làm rõ hơn khái niệm Đất Nước,ở đoạn này NKĐ đã tách “Đất Nước” thành hai thành tố Đất và
Nước,một yếu tố thuộc âm, một yếu tố thuộc dương để giải thích một cách đơn giản nhưng cụ thể về ĐN.

2.1.Sáu dòng thơ đầu, nhà thơ giải thích về ĐN theo lối chiết tự đi từ cái riêng đến cái chung,từ đó
mang đến vẻ đẹp của ĐN trong không gian địa lí mênh mông ,gần gũi, quen thuộc mà thiêng liêng.
- Bốn câu thơ đầu,ĐN là không gian địa lí gần gũi,quen thuộc gắn với nơi ta học tập,nơi để lứa đôi
yêu nhau:
“Đất là nơi anh đến trường
Nước là nơi em tắm
ĐN là nơi ta hò hẹn
ĐN là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm.
Điệp ngữ “Đất là”, “Nước là”như một điệp khúc được lặp lại làm cho hình tượng ĐN trở nên thiêng
liêng,ấm áp.Khi ĐN được tách ra thành hai thành tố Đất và Nước thì ĐN gắn với kỉ niệm than thuộc ,đáng
yêu của một đời người.Đất mạnh mẽ ,vững chãi nên gắn với hình ảnh anh “Đất là nơi anh đến trường”.Đất
không phải là khái niệm gì to lớn mà đất chính là con đường hàng ngày dẫn bước anh đến trường để chinh
phục tri thức, mở ra 1 tương lai tươi sáng không chỉ cho anh mà cho cả dân tộc Việt Nam.Nước dịu
dàng,trong trẻo nên nước gắn với hình ảnh “em”. Nước không phải là cái gì lớn lao vĩ đại mà nước là dòng
sông, nơi mà mỗi buổi chiều hè em cùng với đám trẻ con nô đùa,tắm mát. Cách diễn giải ấy giúp ta hình
dung cụ thể :Đất Nước là nơi ta lớn lên, nơi ta học tập sinh hoạt, nơi ta gần gũi gắn bó mỗi ngày.
-Khi tách riêng hai thành tố Đất – Nước thì Đất Nước gắn với kỉ niệm riêng tư của mỗi người ,còn khi gộp
lại ,Đất Nước lại sống trong cái ta chung. “Khi ta hò hẹn”,ĐN hòa nhập làm một,trở thành không gian hẹn
hò,nâng bước và chứng minh cho tình yêu đôi lứa. Nơi trai gái hẹn hò,gợi nhớ những không gian làng quê
yên ả,thanh bình như mái đình,hang cau,lũy tre làng.. tất cả đều hài hòa và nồng đượm làm sao. Khi hai đứa
yêu nhau thì ĐN như cũng sống trong nỗi nhớ thầm của hai đứa “Đất nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn
trong nỗi nhớ thầm”.Câu thơ đậm đà chất ca dao – đặc trưng của văn hóa Việt với hình ảnh chiếc khăn:
“Khăn thương nhớ ai/Khăn rơi xuống đất/Khăn thương nhớ ai/Khăn vắt lên vai”.
Chiếc khăn nhỏ bé,giản dị mới thật dễ thương và đáng yêu làm sao,nó là vật chứng cho tình yêu đôi
lứa.Đến nhà thơ hiện đại cũng có chung nỗi niềm “Gói một chum hoa/Trong chiếc khăn tay/Cô gái ngập
ngừng sang nhà hang xóm/Bên ấy có người ngày mai đi xa”.(Phan Thị Thanh Nhàn).
Đất nước không phải là cái gì quá kì vĩ,không phải là cái gì đó quá lớn lao , đất nước gắn liền với cuộc
sống đời thường của mỗi người dân Việt Nam.Gắn liền trong cuộc sống “nơi đến trường, nơi em tắm, nơi
ta hò hẹn”đất nước là như thế.Vì vậy nên ta thấy gương mặt đất nước gần gũi ,thân thuộc, riêng tư.
-ĐN còn là không gian tráng lệ,rộng lớn của núi rộng,sông dài,là nơi trở về của những tâm hồn thiết
tha,gắn bó “Đất là nơi con chim phượng hoàng bay về /Nước là con cá ngư ông móng nước biển khơi”.
+Những hình ảnh “con chim ...núi bạc/Con cá... biển khơi”lấy từ điệu hò của vùng bình trị thiên - quê
hương của chính nhà thơ “Con chim phượng hoàng bay ngang hòn núi bạc /Con cá ngư ông móng nước
ngoài khơi/Gặp nhau đây xin phân tỏ đôi lời /Kẻo mai kia con cá về sông vịnh /Con chim nọ đổi dời về
non xanh”.Giong hò ấy được gợi lại trong câu thơ này khiến cho điểm tìm về quê hương trở nên sâu nặng
trong trái tim mỗi người.
+ Nếu ở trên ta thấy đất nước nhỏ bé,dung dị ,đời thường thì đến đây đất nước lại trở nên kì vĩ và lớn lao
khi nó được đo bằng sải cánh của con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc, được đo bằng không gian
của biển khơi. “Hòn núi bạc” là dãy Trường Sơn hùng vĩ,còn “biển khơi” là biển đông rộng lớn .Từ đó giúp
ta hình dung Đất nước kì vĩ ,lớn lao vô cùng, là điểm tìm về cuối cùng của tất cả những người dân khi phải
tha phương, lưu lạc ở xứ người.
-ĐN gắn với không gian sinh tồn thiêng liêng của DT,với chiều dài thời đằng đẵng với bao thế hệ
cha anh thay nhau nằm xuống để gìn giữ và bảo vệ TQ:
“Thời gian đằng đẵng/Không gian mênh mông/ĐN là nơi dân mình đoàn tụ”
“Không gian mênh mông”ở đây có thể hiểu là núi sông,bờ cõi, là ba miền Bắc -Trung -Nam một dải. Hai
từ láy “đằng đẵng”, “mênh mông”cùng với cụm từ “nơi dân mình đoàn tụ”đã lột tả được 1 ĐN có truyền
thống lâu đời.Câu thơ ngầm ca ngợi dân mình đã gắn bó, đã đoàn kết dựng nước và giữ nước,bảo vệ từng
tấc đất quê hương qua bốn nghìn năm lịch sử.Trải qua 4000 năm lịch sử,có lúc ĐN bị chia tách thì cuối
cùng ĐN, nhân dân mình cũng đoàn tụ thành 1 quần thể thống nhất.
=>Như vậy,ĐN là không gian gần gũi thân thuộc trong mỗi người; là không gian riêng tư thầm kín của tình
yêu lứa đôi;là nơi trở về của những tâm hồn thiết tha với quê hương;là không gian sinh tồn thiêng liêng của
DT,với chiều dài thời gian đằng đẵng.
2.2.Đất nước không chỉ gắn với biên cương,lãnh thổ,địa lí mà ĐN còn gắn với cội nguồn lịch
sử ,không gian truyền thống của DT,là sự tiếp nối các thế hệ từ quá khứ,hiện tại đến tương lai.
-Trước hết, ĐN được cảm nhận bằng chiều sâu “Thời gian đằng đẵng”.NKĐ với cảm xúc tự hào,nhà thơ đã
gợi lại huyền sử thiêng liêng về dòng dõi con cháu rồng tiên
“Đất là nơi chim về
Nước là nơi rồng ở
Lạc Long Quân và Âu Cơ
Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng”.
Câu thơ gợi nhắc đến truyền thuyết “Con rồng cháu tiên” nhằm giải thích nguồn gốc của người Việt.ĐN
này đã trở thành ĐN rồng tiên.Mẹ Âu Cơ lấy cha Lạc Long Quân đẻ ra bọc trứng,tram trứng nở thành tram
người con. Sự nghiệp mở mang bờ cõi được bắt đầu từ cuộc chia li lịch sử đầu tiên của dân tộc,mẹ Âu Cơ
mang 50 con lên núi, cha Lạc Long Quân mang 50 con xuống biển.Chia li mà vẫn gắn bó thủy chung vì
bổn phận với non sông ĐN.Kể từ đó tất các DT đều là anh em trong quan hệ máu mủ. Hai chữ “đồng bào”
gợi ra ý niệm thiêng liêng con dân Việt đều có chung nguồn gốc,tiếng nói,màu da,là anh em 1 nhà .Tư
tưởng nước VN là 1,dân tộc VN là 1 được gợi ra từ chính tình yêu nguyên thủy ấy cho nên ý thơ này như 1
lời thầm thì ,tự hào về cội nguồn truyền thống của cha ông. Từ truyền thuyết này mà mỗi người dân VN rất
tự hào về giống nòi cao quý của mình, con rồng cháu tiên.
-Sáu câu còn lại là vẻ đẹp của sự tiếp nối các thế hệ,cùng nhau xây dựng nên nền văn hóa,phong
tục ,tập quán,cùng nhau bảo vệ ĐN: “Những ai đã khuất/Những ai bây giờ”/Yêu nhau và sinh con đẻ
cái/Gánh vác phần người đi trước để lại/Dặn dò con cháu chuyện mai sau”.“Những ai đã khuất” là những
người trong quá khứ - những con người sống giản dị, chết bình tâm,những con người có công dựng nước
và phát triển ĐN. “Những ai bây giờ” là những người ở hiện tại,đang sống và chiến đấu.Họ có sứ mệnh và
trách nhiệm vô cùng thiêng liêng đó là“Yêu nhau và sinh con đẻ cái” để duy trì nòi giống tiên rồng cao
quý của mình.Họ còn có trách nhiệm“Gánh vác phần người để lại”. “Người đi trước” là cha ông ta từ ngàn
đời,họ đã có công dựng nên nước Đại Việt thì hôm nay và ngàn năm sau chúng ta phải tiếp tục xây dựng
đất nước ấy to đẹp hơn ,giàu mạnh hơn, vững bền hơn.Đó là nhiệm vụ cụ thể xác định cho mỗi công dân.
Nhà thơ còn khéo léo dặn dò thế hệ sau về truyền thống đạo lí “uống nước nhớ nguồn” “Hàng năm ăn đâu
làm dâu/Cũng nhớ ngày giỗ Tổ”.Ngày 10/3 là ngày giỗ quốc tổ của dân tộc ta.Chúng ta nhớ ngày quốc tổ
ấy cũng chính là chúng ta đang phát huy truyền thống đạo lí cao quý của dân tộc.Hai chữ “cúi đầu”thể
hiện sự thành kính thiêng liêng mà rất đỗi tự hào của cháu con khi hướng về cội nguồn .Người Việt dù có đi
khắp muôn phương nhưng trong tâm linh của họ vẫn luôn hướng về quê cha đất tổ.Đây là những lời dặn dò
đầy tâm huyết,không chỉ có ý nghĩa với hôm qua mà còn có ý nghĩa với hôm nay và mãi mãi về sau.
3.Yêu cần phụ/Đánh giá tổng hợp (Nhận xét về cách xây dựng hình tượng ĐN).
-Khác với các nhà thơ cùng thế hệ ,thường tạo một khoảng cách khá xa để chiêm ngưỡng và ngợi ca về ĐN
với những ca từ,hình ảnh kì vĩ,mĩ lệ và mang tính chất biểu tượng,Nguyễn Khoa Điềm chọn một điểm nhìn
gần gũi để miêu tả một Đất Nước bình dị, tự nhiên mà không kém phần thiêng liêng,tươi đẹp.Hình ảnh ĐN
trong đoạn thơ hiện lên với vẻ đẹp muôn màu,muôn vẻ,sinh động lạ thường,lắng đọng trong tâm tưởng
người đọc qua những nét đẹp về phong tục tập quán,văn hóa, truyền thống.Đoạn thơ thể hiện cảm nghĩ mới
mẻ của tác giả về ĐN qua những vẻ đẹp được phát hiện ở chiều sâu không gian địa lí và lịch sử.
Thành công của đoạn thơ trên là nhờ tác giả sử dụng thể thơ tự do phóng khoáng.Sử dụng nhiều biện pháp
tu từ điệp từ,điệp cú pháp: “Đất là”, “Nước là”.Ngôn ngữ mộc mạc,giản dị,lối chiết tự độc đáo.Sử dụng
nhuần nhuyễn,linh hoạt,sáng tạo các chất liệu của văn hóa,văn học dân gian,chất trữ tình hòa quyện với chất
chính luận đặc sắc.Giong thơ nhẹ nhàng,thủ thỉ tâm tình nhưng vẫn mang đậm chất triết lí .Tất cả làm nên
một hồn thơ đậm đà văn hóa người Việt.
C.KẾT BÀI: (Tự làm).
3.Trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với Đất Nước.
ĐỀ SỐ 3:
Cảm nhận của anh/chị về đoạn trích sau đây trong bài Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm.Từ đó liên
hệ với trách nhiệm của tuổi trẻ ngày hôm nay đối với đất nước:
“Trong anh và em hôm nay
Đều có một phần Đất Nước
Khi hai đứa cầm tay
Đất Nước trong ta hài hoà nồng thắm
Khi chúng ta cầm tay mọi người
Đất nước vẹn tròn, to lớn

Mai này con ta lớn lên


Con sẽ mang đất nước đi xa
Đến những tháng ngày mơ mộng
Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó san sẻ
Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời...”
( Trích Đất Nước – Nguyễn Khoa Điềm -Ngữ văn 12)

HƯỚNG DẪN:
A.MỞ BÀI:
Ai đó đã từng tự hỏi lòng mình rằng “Có mối tình nào nặng sâu hơn mối tình Tổ quốc?”.Để trả lời cho câu hỏi
ấy,bao hồn thơ đã lên tiếng bộc bạch lòng mình và qua đó con người nhận thấy tình yêu đất nước được xem xét và
ngắm nhìn qua nhiều bình diện hơn.Với Nguyễn Khoa Điềm,ông không chỉ mang đến cho người đọc hình ảnh một
Đất Nước gần gũi,thân thương bình dị mà còn mang đến cho người đọc bao suy tư,về trách nhiệm của cá nhân đối
với Đất Nước,về mối quan hệ riêng -chung tiếp nối các thế hệ cha anh.Đoạn trích sau đây là một minh chứng rõ ràng
:“ Trong anh và em hôm nay [...]Làm nên Đất Nước muôn đời”
B.THÂN BÀI:
1. Khái quát:
Nguyễn Khoa Điềm là nhà thơ trưởng thành trong phong trào thơ ca kháng chiến chống Mĩ cứu nước .Thơ ông
hấp dẫn người đọc bởi sự kết hợp hài hòa giữa chất chính luận và tính trữ tình,giữa xúc cảm nồng nàn và suy tư
sâu lắng của người trí thức về đất nước,con người Việt Nam.
Đất nước là đoạn thơ trích trong trường ca “Mặt đường khát vọng”được tác giả hoàn thành ở chiến khu trị thiên
năm 1971.Trường ca viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ đô thị vùng tạm chiến miền Nam về non sông đất nước, về
sứ mệnh của thế hệ mình,xuống đường đấu tranh hòa hợp với cuộc kháng chiến của dân tộc. Trường ca này có 9
chương trong đó đoạn trích Đất nước nằm ở phần đầu của chương V.Đây là một trong những đoạn thơ hay về
đề tài đất nước.
-Ở đoạn trước đó nhà thơ Nguyễn Kho Điềm đã đưa ta đến với không gian văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc và
không gian địa lí mênh mông,thời gian lịch sử đằng đẵng với huyền thoại đẹp về Cha rồng,mẹ Tiên.Ở đoạn này
bằng chất giọng trữ tình chính luận,,Nguyễn Khoa Điềm đã dẫn độc giả trở về với hiện thực của cuộc kháng
chiến chống Mĩ,nói lên tiếng nói đầy trách nhiệm của cả một thế hệ với vận mệnh của đất nước .
2. Phân tích:
2.1. Sáu câu đầu,nhà thơ diễn giải về mối quan hệ gắn kết giữa con người và đất nước,giữa cá nhân và
cộng đồng,giữa cộng đồng và đất nước – đó là mối quan hệ gắn bó hữu cơ không thể tách rời.
-Trước hết tác giả khẳng định một sự thật thiêng liêng là Đất Nước có trong mỗi con người: “Trong anh
và em hôm nay /Đều có một phần Đất Nước”.
Vì sao trong anh và em hôm nay “Đều có một phần Đất Nước”?Bởi vì hôm nay là kết tinh của ngày hôm qua
mà em và anh là một phần giá trị đó. Hôm qua là quá khứ của dân tộc,quá khứ của cha anh đã dùng máu xương
của mình để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc,quá khứ của bề dày văn hóa,lịch sử mà bốn nghìn thế hệ con người đã
dày công bồi đắp.Bởi vậy sự sống của mỗi cá nhân luôn là sự thể hiện sinh động,cụ thể hình ảnh của đất nước
trong cả quá khứ và hiện tại.
Đất là nơi ta sinh ra, nơi ta lớn lên,nơi ta sinh hoạt và học tập.Đất nước là chủ quyền,lãnh thổ,núi sông bờ cõi do
biết bao con người dựng nên.Đất nước là hơi thở, là máu thịt thiêng liêng của mỗi con người và không một ai
sống đất nước của mình mà không được thừa hưởng những giá trị văn hóa,phong tục,truyền thống cũng như
những giá trị tinh thần,vật chất mà ông cha để lại.Khi chúng ta thừa hưởng những giá trị ấy thì hiển nhiên đất
nước là một phần máu thịt trong ta.
Chẳng hạn,với một người xa xứ thì một miếng ăn dân dã cũng trở thành máu thịt quê nhà “Anh đi anh nhớ quê
nhà/Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương”.Một tiếng nói,một hơi thở cũng là đất nước “Mỗi sớm dậy nghe
bốn bề thân thiết/ Người qua đường chung tiếng Việt cùng tôi/Như vị muối chung lòng biển mặn/ Như dòng
sông thương mến chảy muôn đời”. (Lưu Quang Vũ).Như vậy,đất nước có trong mỗi cá nhân, đất nước kết
tinh trong mỗi con người “trong anh”, “trong em”.Lời thơ như một lời khẳng định đầy tự hào của thế hệ trẻ về
đất nước .
-Tiếp đến nhà thơ nói về mối quan hệ giữa tình yêu lứa đôi và tình yêu đất nước,giữa cá nhân với cộng
đồng:.
“Khi hai đứa cầm tay
Đất Nước trong ta hài hòa nồng thắm.
Khi chúng ta cầm tay mọi người
Đất Nước hài hòa nồng thắm”.
+Hình ảnh “hai đứa cầm tay”là biểu hiện cụ thể của mối quan hệ gắn bó giữa cá nhân với cá nhân. “Khi hai
đứa cầm tay” đó là phút giây hai tâm hồn gặp gỡ nhau, hiểu nhau và trao gửi yêu thương cho nhau.Trong phút
giây ấy, Đất Nước đã trở thành không gian hẹn hò,điểm tô cho tình yêu thêm hài hòa,nồng thắm.Phút giây lãng
mạn ấy cũng là phút giây “Đất Nước” trở nên “hài hòa nồng thắm”để hòa quyện vào tình yêu ngọt ngào của lứa
đôi.Bởi vậy, Nguyễn Đình Thi mới có ý thơ đẹp “ Anh yêu em như yêu Đất Nước/Vất vả đau thương nhưng
tươi thắm vô ngần”.
+Cách sắp xếp từ ngữ rất hợp lí :lúc đầu là “em” và “anh”, rồi đến “hai đứa”, “chúng ta”,rồi “mọi người”...Cách sắp
xếp từ ngữ từ riêng lẻ đến cái chung,từ cá nhân riêng tư đến cộng đồng rộng lớn.Từ thế giới bé nhỏ của “anh và
em”, “chúng ta” đã vượt qua cái tôi bé nhỏ của mình để đến với cái ta chung.Khi vòng tay của “anh và em”rộng mở
để “cầm tay mọi người” cũng là lúc tâm hồn ta rộng mở để mở rộng tình đoàn kết,tình hữu ái. Đặt trong hoàn cảnh
ra đời của tác phẩm ta mới hiểu hết ý thơ này.Nguyễn Khoa Điềm viết bài thơ trong hoàn cảnh khốc liệt của những
năm đánh Mĩ cứu nước,đất nước bị chia cắt làm hai miền Nam Bắc.Các hình ảnh “hai đứa cầm tay”, “cầm tay mọi
người”, “hài hòa nồng thắm, “vẹn tròn to lớn”là những hình ảnh ẩn dụ gợi ra suy nghĩ: có tinh thần đoàn kết toàn
dân tộc sẽ có một đất nước toàn vẹn,vững mạnh,sức mạnh được nhân lên không gì có thể phá vỡ nổi.Như vậy sự gắn
bó của số phận cá nhân với vận mệnh của cộng đồng là một tư tưởng chung của thời đại.
+Cấu trúc “Khi – “Đất Nước” tạo ra mối quan hệ gắn bó khăng khiết.Từ “khi” như nêu ra điều kiện và “Đất
Nước”là hệ quả của điều kiện ấy.Nếu trong hai câu đầu điều kiện là tình yêu,và kết quả của tình yêu sẽ tạo nên một
đất nước hài hòa nồng thắm thì đến hai câu sau điều kiện là mối quan hệ gắn kết với cộng đồng,là đoàn kết thì kết
quả của đoàn kết sẽ tạo nên một đất nước “vẹn tròn to lớn”.
2.2. Ba dòng thơ tiếp theo là niềm tin sắt đá và khát vọng cao đẹp của nhà thơ vào thế hệ tương lai của đất
nước:
“Mai này con ta lớn lên
Con sẽ mang Đất Nước đi xa
Đến những tháng ngày mơ mộng.
“Con ta” là cách gọi thiết tha trìu mến để chỉ thế hệ tiếp nối thế hệ cha anh hôm nay ,đó là thế hệ của ngày mai.Các
từ “mai này”, “đi xa”, “tháng ngày”gợi ra không gian và thời gian rộng lớn.Đó là thế giới đối lập với hoàn cảnh
chiến tranh thực tại.Lời thơ là lời nhắn nhủ thiết tha như một khát vọng cháy bỏng của nhà thơ: khi lớn lên con sẽ
làm nên những điều kì diệu không phải cho cá nhân con mà cho tập thể,cho cộng đồng mình. “ Con sẽ mang đất
nước đi xa” nghĩa là con sẽ đưa đất nước tiến về phía trước,đến với “ những tháng ngày mơ mộng”.Hai chữ “mơ
mộng”đã gợi lên thế giới của tương lai là những tháng ngày hòa bình,tự do,hạnh phúc đang đón chờ phía trước. Đó
không chỉ là mong mỏi của Nguyễn Khoa Điềm mà còn là niềm mong mỏi của hàng chục triệu trái tim Việt Nam
đang ngày đêm mong ngóng hòa bình.Chứng tỏ rằng mưa bom ,bão đạn của kẻ thù có thể vùi lấp được “ngôi nhà”,
“ngọn núi”, “con sông nhưng không thể dập tắt được khát vọng và niềm tin mãnh liệt của con người Việt Nam.
2.3.Với lời thơ nhắn nhủ tâm tình thấm thía,nhà thơ nhắc nhở thế hệ trẻ:
“Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời”.

-Giọng thơ từ đối thoại đã chuyển sang độc thoại.Ba tiếng “em ơi em”vang lên thật ấm áp như khúc dạo đầu cho lời
nhắn nhủ ân tình.Nguyễn Khoa Điềm cũng từng tâm sự rằng “Nhân vật trữ tình Em ở đây chính là người yêu của tôi
mà cũng chính là tuổi trẻ của tôi.Trò chuyện với người mình yêu tôi như đang trò chuyện với chính mình”.Có lẽ vì
vậy mà giọng thơ không khô khan mà trở nên rất trữ tình,giống như một lời thủ thỉ tâm tình dễ đi vào lòng người.
-Sau rất nhiều suy nghĩ cụ thể về Đất Nước, đến đây nhà thơ khẳng định“Đất Nước là máu xương của mình” .“Máu
xương” là những bộ phận cấu thành nên cơ thể sống.Rất ít khi người ta ví một điều gì đó với “máu xương”bởi nó
biểu trưng cho những gì thiêng liêng nhất.Ở đây Đất Nước là máu xương có nghĩa là Đất Nước tồn tại như một sự
sống và để có sự sống ấy hẳn phải trả bằng rất nhiều những hi sinh, mất mát.Qủa đúng như thế, có biết bao thế hệ
cha anh đã ngã xuống trong các cuộc chiến tranh vệ quốc, họ đã đem máu xương của mình để đánh đổi lấy sự sống
còn của Đất Nước.Cho nên Đất Nuớc chính là máu xương của đồng bào mình,cũng là máu xương của mình.Lời thơ
giản dị mà rất đỗi thiêng liêng.Nhà thơ Giang Nam trong bài Quê hương cũng có cảm nhận tương tự: “Xưa yêu quê
hương vì có chim có bướm/ Có những lần trốn học bị đòn roi/Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất/Có một
phần xương thịt của em tôi”
- Từ chỗ nhận thức đất nước là “máu xương” , tác giả đi đến kết luận vang lên như một mệnh lệnh qua điệp từ
“phải biết”.Nó không chỉ là mệnh lệnh của trái tim mà nó là mệnh lệnh của lí trí “Phải biết gắn bó và san sẻ/phải
biết hóa thân cho dáng hình xứ sở /Làm nên đất nước muôn đời”. Cái mệnh lệnh này đã xác định trách nhiệm cho
mỗi người , yêu nước không phải là khái niệm chung chung, không phải là 1 tư tưởng trừu tượng mà yêu nước là
phải thực hiện bằng hành động. Hành động cụ thể ở đây là mỗi người cần phải biết “gắn bó” và “san sẻ” và đặc biệt
cần phải “biết hóa thân”. “Gắn bó” tức là chúng ta phải biết yêu thương đoàn kết.Từ sự “gắn bó” ấy mới có thể san
sẻ,san sẻ trách nhiệm,san sẻ niềm vui,niềm hạnh phúc cho nhau.“Hóa thân” là sự dâng hiến tuyệt đối cho đất
nước.Thời chiến người ta dâng hiến cả sự sống của mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc ,còn thời bình người ta
dâng hiến mồ hôi,công sức để xây dựng Tổ quốc.Sự dâng hiến ấy theo suy ngẫm của nhà thơ là một cuộc hóa
thân.Bóng dáng của mỗi người đã làm nên bóng dáng của quê hương,xứ sở,đất nước.Không có sự “hóa thân” kia
làm sao có thể có được Đất Nước muôn đời.Đó là một lí tưởng hào hùng mang tầm vóc sử thi.Lí tưởng này ta đã
từng bắt gặp trong thơ Chế Lan Viên “Ôi tổ quốc ta yêu như máu thịt/Như mẹ cha ta, như mẹ như chồng /Ôi tổ
quốc nếu cần ta chết /Cho mỗi ngôi nhà ngọn núi con sông”.
Với nhà thơ Thanh Thảo “Chúng tôi đi chẳng tiếc đời mình/Tuổi hai mươi làm sao không khỏi tiếc/Nhưng ai
cũng tiếc tuổi hai mươi/Thì còn chi Tổ quốc”. Đó là tinh thần quyết tử cho tổ quốc quyết sinh.
3. Yêu cầu phụ :trách nhiệm của công dân với đất nước:
-Ngày nay Đất Nước đã hoàn toàn sạch bóng quân thù nhưng mỗi công dân Việt Nam luôn luôn phải đề cao cảnh
giác trước mọi âm mưu của kẻ thù.Chúng ta luôn phải biết gắn bó,san sẻ và cần phải biết hóa thân,cần phải biết
dâng hiến sự sống của mình khi cần để bảo vệ sinh mạng của tổ quốc vì sinh mạng tổ quốc quý hơn sinh mạng của
mỗi người. Có biết gắn bó, biết san sẻ, có biết hóa thân thì chúng ta mới có thể làm nên đất nước muôn đời.Có như
vậy chúng ta mới tạo dựng được 1 đất nước trường tồn cùng năm tháng....
“Nếu là chim,tôi sẽ là loài bồ câu trắng
Nếu là hoa, tôi sẽ là một đóa hướng dương
Nếu là mây,tôi sẽ là một vầng mây ấm
Nếu là người,tôi sẽ chết cho quê hương”.
(Tự nguyện - Trương Quốc Khánh)
4.Đánh giá:
-Nội dung: Đoạn thơ là tiếng nói đầy trách nhiệm của cả một thế hệ đối với vận mệnh của non sông đất nước.Đất
Nước là sự kết tinh,hóa thân trong mỗi con người,con người phải có tinh thần cống hiến,có trách nhiệm với sự
trường tồn của quê hương xứ sở.
-Nghệ thuật:Làm nên thành công của đoạn thơ là nhờ các yêu tố nghệ thuật như thể thơ tự do phóng khoáng.Các
điệp từ,điệp ngữ có tính chất biểu tượng như “cầm tay”, “phải biết”.Ngôn ngữ thơ mộc mạc giản dị.Giọng thơ chính
luận cất lên từ tiếng gọi của trái tim vì thế nó thiết tha,thúc giục lòng người.
C.KẾT BÀI:( TỰ LÀM)
4.Tư tưởng Đất Nước của nhân dân.
ĐỀ SỐ 4 : Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau đây. Từ đó, nhận xét cách sử dụng các
chất liệu của văn hoá dân gian của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm.
Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu
Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái
Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại
Chín mươi chín con voi góp mình dựng Đất tổ Hùng Vương
Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm
Người học trò nghèo giúp cho Đất Nước mình núi Bút non Nghiên.
Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh
Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm
Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi
Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha
Ôi Đất Nước sau bốn ngàn năm đi đâu ta cũng thấy
Những cuộc đời đã hóa núi sông ta...
( Trích Đất Nước, Nguyễn Khoa Điềm)

HƯỚNG DẪN:
A.MỞ BÀI:Ai đó đã từng tự hỏi lòng mình rằng “Có mối tình nào nặng sâu hơn mối tình Tổ quốc?.Để trả lời cho
câu hỏi ấy,bao hồn thơ đã lên tiếng bộc bạch lòng mình và qua đó con người nhận thấy tình yêu đất nước được xem
xét và ngắm nhìn qua nhiều bình diện hơn.Với Nguyễn Khoa Điềm,ông đã mang đến cho người đọc một Đất Nước
không hề trừu tượng xa xôi mà vô cùng gần gũi,thân thương và bình dị.Điều ấy được thể hiện rất cụ thể qua đoạn
trích
“Những người vợ nhớ chồng [...] Những cuộc đời đã hóa núi sông ta...”
B.THÂN BÀI:
1. Khái quát:
-Nguyễn Khoa Điềm là nhà thơ trưởng thành trong phong trào thơ ca kháng chiến chống Mĩ cứu nước .Thơ ông
hấp dẫn người đọc bởi sự kết hợp hài hòa giữa chất chính luận và tính trữ tình,giữa xúc cảm nồng nàn và suy tư
sâu lắng của người trí thức về đất nước,con người Việt Nam.
-Đất nước là đoạn thơ trích trong trường ca “Mặt đường khát vọng”được tác giả hoàn thành ở chiến khu trị thiên
năm 1971.Trường ca viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ đô thị vùng tạm chiến miền Nam về non sông đất nước, về
sứ mệnh của thế hệ mình,xuống đường đấu tranh hòa hợp với cuộc kháng chiến của dân tộc. Trường ca này có 9
chương trong đó đoạn trích Đất nước nằm ở phần đầu của chương V.Đây là một trong những đoạn thơ hay về
đề tài đất nước.
-Đoạn thơ sắp phân tích nằm ở phần hai của đoạn trích Đất Nước. Nội dung bao trùm cả đoạn thơ là tư tưởng
Đất Nước của nhân dân với cái nhìn có chiều sâu và phát hiện mới mẻ.Đó là phát hiện mới về không gian địa
lí ;Thiên nhiên đất nước trở nên thiêng liêng và gần gũi hơn khi có sự hóa thân của nhân dân.
- Trong quan niệm của thơ ca trung đại,Đât Nước thuộc về các triều đại vua chúa “Nam quốc sơn hà nam đế
cư”.Trong Bình Ngô đại cáo , Nguyễn Trãi viết “Từ Triệu, Đinh ,Lí,Trần bao đời gây nền độc lập”.Đến khi
cách mạng tháng Tám thành công,rồi kháng chiến toàn quốc bùng nổ,khi người ta nhìn thấy được sức mạnh của
nhân dân “Vùng lên như nước vỡ bờ”,thấy được sự đóng góp máu xương của nhân dân đã làm nên Đất Nước thì
từ đây Đất Nước phải thuộc về nhân dân,do dân làm chủ.
2.Phân tích:
2.1.Tư tưởng Đất Nước của nhân dân trước hết được thể hiện qua sự biết ơn sâu nặng của nhà thơ với
nhân dân đã góp cuộc đời mình, tên tuổi của mình,số phận của mình để hóa thân thành những địa danh
và thắng cảnh .Những địa danh, thắng cảnh ấy gắn với cuộc sống,số phận và tính cách của nhân dân.
Thực ra tư tưởng Đất Nước của nhân dân đã được Nguyễn Khoa Điềm thể hiện từ những đoạn trước .Đó là hình
ảnh Đất Nước trong không gian văn hóa thuần Việt. Đất Nước gắn với những phong tục tập quán như búi tóc
sau đầu của người phụ nữ,phong tục ăn trầu , câu chuyện mẹ kể,truyền thuyết Thánh Gióng,nghĩa vợ chồng gắn
bó keo sơn gừng cay muối mặn ...Nhưng cao điểm của tư tưởng cốt lõi ấy là đoạn trích trên đây.
Đoạn trích sử dụng nghệ thuật liệt kê,phép điệp động từ góp (góp cho,góp nên,góp mình,cùng góp) đã nhấn
mạnh nhân dân là những người hi sinh thầm lặng ,cống hiến.Chủ thể của những sự đóng góp ấy là “những
người vợ”, “cặp vợ chồng”, “người học trò nghèo”, “người dân nào”...Tất cả đều là những con người vô
danh ,họ là nhân dân ,qua năm tháng họ lặng lẽ, bền bỉ,kiên cường tạo dựng,đặt tên,ghi dấu ấn sâu đậm trên
dáng hình quê hương xứ sở.
-Bóng dáng nhân dân in hình trong tình yêu chung thủy,trong lối sống nghĩa tình . Đó là vẻ đẹp của núi Vọng
Phu,của hòn Trống Mái – biểu tượng cho phẩm giá của nhân dân.
“Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu
Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái”.
Hòn Vọng Phu là biểu tượng cho tình yêu,lòng chung thủy của những người vợ nhớ chồng.Nếu không có những
người vợ mòn mỏi chờ chồng trở về từ những cuộc chiến tranh thì làm sao có núi Vọng Phu?Hòn Vọng Phu
nay vẫn còn ở Lạng Sơn và ở một số nơi khác gắn liền với tích người vợ bồng con lên núi chờ chồng.Nhà thơ
Chế Lan Viên rung rung khi viết về hòn vọng phu:
“Không hóa thạch kẻ ra đi mà hóa thạch kẻ đợi chờ
Xói mòn những non cao không xói mòn lòng chung thủy
Đá đứng đấy giữa mưa nguồn chớpbể
Chờ đợi một bóng hình trở lại giữa cô đơn”.
-Hòn Trống Mái ở Thanh Hóa cũng là biểu tượng cho vẻ đẹp của tình vợ chồng. “Những người vợ”, “những cặp
vợ chồng”là những chủ thể in mình lên núi đá,in cả dáng hình,cả tâm hồn,nhân phẩm vào sự bất tử thách thức
mọi quy luật nghiệt ngã của thời gian.
-Nhân dân là những con người đã góp công cho sự nghiệp xây dựng bảo vệ đất nước,nhân dân với kinh
nghiệm chống ngoại xâm đã làm nên truyền thống đánh giặc hào hùng.
Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại
Chín mươi chín con voi góp mình dựng Đất tổ Hùng Vương
Ngựa và voi là những linh vật đã cùng với dân tộc Việt Nam song hành trong các cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ
đại.Dẹp yên giặc giã ngựa để lại “hàng trăm ao đầm”,voi tạo nên quần thể núi non hùng vĩ bao núi Hi Cương
Phú Thọ -nơi đền thơ các vua Hùng ngự trị.Hai hình ảnh ấy gắn liền với truyền thuyết Thánh Gióng và Vua
Hùng nhằm nhắc nhở chúng ta nhớ đến truyền thống đánh giặc và công lao to lớn của cha ông.
Danh thắng miền Bắc còn có “Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh”.Vẻ đẹp
của Hạ Long có được là nhờ có “con gà”, “con cóc” hóa thân mà thành .Đó là những con vật quen thuộc đã gắn
với người nông dân bao đời,đã đi vào nền văn học dân gian với bao huyền thoại,bao cổ tích gắn liền với tâm
hồn nhân dân.Tất cả nhắc nhở ta về truyền thống đánh giặc giữ nước và công cuộc xây dựng,kiến thiết đất nước
của cha ông.
-Ở miền Trung, nhà thơ đưa ta trở về với mảnh đất Quảng Ngãi để chiêm ngưỡng “Núi Bút , non nghiên
– biểu tượng cho truyền thống hiếu học:
“Người học trò nghèo giúp cho Đất Nước mình núi Bút non Nghiên.”
“Núi Bút , non nghiên”tương truyền là do công sức của những cậu học trò nghèo đã góp mình dựng nên.Đó là
biểu tượng truyền thống hiếu học của nhân dân đã góp cho đất nước bao tên tuổi.Phải chăng đó là những Lê
Qúy Đôn,Mạc Đỉnh Chi,Lương Thế Vinh ...đã làm rạng danh nước nhà trong thời kì phong kiến xa xưa của dân
tộc và còn lưu tiếng thơm đến hôm nay và mai sau.Đó cũng là đất nước “Lưng đeo gươm và tay mềm mại bút
hoa” trong thơ Huy Cận. Núi Bút,non nghiên là do công sức,mồ hôi của những cậu học trò nghèo.Không có tinh
thần vượt khó,hiếu học thì không thể có được núi Bút,non Nghiên.
-Ở miền Nam , đất nước hiền hòa gắn với những địa danh mang tên gọi mộc mạc thân thương:
“Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm”
“Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm”.
Hình ảnh “Những con rồng nằm im”gợi bóng dáng của dòng sông Cửu Long hiền hòa, “xanh thẳm”bao la tươi
đẹp. Những người dân hiền lành,chăm chỉ đã góp nên “Tên xã tên làng trong những chuyến di dân”. Ông Đốc là
tích đô đốc Vàng chiến đấu với quân Tây Sơn bảo vệ Nguyễn Ánh. Sự hi sinh của ông được nhân dân Nam Bộ
vô cùng ngưỡng mộ và tôn kính. Tên tuổi của ông cũng đã hóa thân thành dòng sông ông Đốc nổi tiếng ở Cà
Mau. Ông Trang là tên khu du lịch sinh thái ở Cà Mau,đó cũng chính là tên người đã khám phá ra vùng đất này.
Nam Bộ còn nổi tiếng với núi Bà Đen ở Tây Ninh,tương truyền do một người con gái hóa thân thành.Như vậy,
mỗi một con người với tên gọi mộc mạc của mình đã góp cho tên đất,tên làng với bao tiếng gọi mộc mạc,thân
thương.
=>Vậy là mỗi danh lam thắng cảnh trên dải đất hình chữ S này đều là sự hóa thân kì diệu của bao thé hệ người
dân lao động.Mỗi hình sông,dáng núi,bóng đèo đều in dấu dáng hình,tâm tư tình cảm, ao ước,khát vọng,tính
cách,phẩm chất của những con người đất Việt. Mỗi danh lam thắng cảnh là một bức tượng đài bất tử về vẻ đẹp
tâm hồn người Việt. Ngợi ca sông núi hùng vĩ thực chất là ngợi ca ,tôn vinh vẻ đẹp tâm hồn của nhân
dân.Không có nhân dân bao đời với khát vọng và tâm hồn cao quý,khát vọng lãng mạn thì không có những
thắng cảnh kì thú để con cháu đời đời chiêm ngưỡng.
2.2.Bốn câu cuối nâng ý thơ lên tầm khái quát :sự hóa thân của nhân dân vào bóng hình Đất Nước. Nhân
dân là người tạo dựng,là người đặt tên,ghi dấu ấn cuộc đời mình lên mỗi ngọn núi, dòng sông,khắp mảnh
đất hình chữ S này.
“ Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi
Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha
Ôi Đất Nước sau bốn ngàn năm đi đâu ta cũng thấy
Những cuộc đời đã hóa núi sông ta...”
-Hai câu đầu là lời khẳng định lại những đóng góp của nhân dân.
Cách nói “ở đâu”- “trên khắp”gợi hình ảnh không gian bao la của núi sông.Điệp từ “một” cùng phép liệt kê
“một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha”mang đến sự phong phú sinh động về vẻ đẹp tâm hồn,
nhân phẩm của nhân dân.Mỗi một danh thắng không phải là một dòng tên vô nghĩa mà là hơi thở của nhân
dân,tâm hồn của nhân dân đã in hình,soi bóng Bóng dáng ấy của nhân dân không làm cho đất nước thêm phần
tươi đẹp vì danh lam thắng cảnh mà còn mang “một ao ước,một lối sống ông cha”.Nhân dân không chỉ góp
những danh thắng tươi đẹp mà còn góp vào đó những giá trị tinh thần,phong tục,tập quán truyền thống văn hóa
truyền mãi đến muôn đời sau.
-Đoạn thơ kết thúc bằng hai câu thơ đầy trí tuệ:
“ Ôi Đất Nước sau bốn ngàn năm đi đâu ta cũng thấy
Những cuộc đời đã hóa núi sông ta...”
Thán từ “ôi” như tiếng thét tự hào,biết ơn ...đó cũng chính là cảm hứng tự hào, ngợi ca biết ơn...đó cũng chính
là cảm hứng ngợi ca nhân dân.Không chỉ “góp” nhân dân ta còn “hóa thân” vào “núi sông ta” để trường tồn
cùng sự bất tử của đất nước. Núi sông của ta sở dĩ có được là nhờ những cuộc đời đã hóa thân để góp nên. Nhân
dân không chỉ góp tuổi,góp tên mà còn góp cả cuộc đời,số phận của mình.Ý thơ giản dị mà sâu lắng khiến ta
hình dung đất nước thật gần gũi và thân thuộc.Với cách cảm nhận ấy mỗi ngọn núi, dòng sông,ruộng đồng,gò
bãi mỗi một danh lam thắng cảnh trên mọi nẻo đường của đất nước không còn vô tri,vô giác mà đều là linh hồn
-linh hồn của nhân dân.
3.Yêu cầu phụ: Nhận xét về cách xây dựng hình tượng Đất Nước:
Khác với các nhà thơ cùng thế hệ thường tạo một khoảng cách khá xa để chiêm ngưỡng và ngợi ca về đất nước
với những ca từ ,hình ảnh kì vĩ,mĩ lệ và mang tính chất biểu tượng.Nguyễn Khoa Điềm đã chọn điểm nhìn Gần
gũi để miêu tả một đất nước tự nhiên,bình dị mà không kém phần thiêng liêng,tươi đẹp.Hình ảnh đất nước hiện
lên trong đoạn đầu muôn màu ,muôn vẻ ,sinh động lạ thường,lắng đọng trong tâm tưởng người đọc qua những
nét đẹp về phong tục,tập quán,văn hóa,truyền thống mang đậm dấu ấn con người Việt.Đoạn thơ đã thể hiện
những cảm nghĩ mới mẻ của tác giả về đất nước qua những vẻ đẹp được phát hiện trên phương diện địa lí. Nhân
dân ta trong quá trình di dân,phát kiến địa lí,mở mang bờ cõi ,đã hóa thân thành những địa danh,soi bóng cuộc
đời mình lên hình sông thế núi mà tạo nên truyền thống văn hóa,phong tục tập quán. Đóng góp riêng của đoạn
trích là ở sự nhấn mạnh tư tưởng đất nước của nhân dân bằng hình thức biểu đạt giàu suy tư,qua giọng thơ trữ
tình,chính trị sâu lắng.
4.Đánh giá:
-Nội dung:
-Nghệ thuật: Đoạn thơ có kết cấu chặt chẽ,tự nhiên và được viết theo thể thơ tự do.Câu thơ mở rộng kéo dài
nhưng không nặng nề mà biến hóa linh hoạt làm cho đoạn thơ giàu sức biểu hiện và có sức khái quát cao. Thủ
pháp nghệ thuật liệt kê địa danh, và hai chữ Đất Nước luôn viết hoa thể hiện sự thành kính thiêng liêng.Động từ
“góp” được nhắc lại nhiều lần .Tất cả đã làm nên đoạn thơ hay về Đất Nước.Đó là hình ảnh Đất Nước của nhân
dân – nhân dân đã hóa thành Đất Nước.Trên khắp các ruộng đồng,gò bãi,núi sông đâu đâu cũng là hình ảnh văn
hóa của đời sống tâm hồn,cốt cách VN.
III.KẾT BÀI:
Với nghệ thuật đặc sắc, từ ngữ giàu hình ảnh gợi cảm ,Nguyễn Khoa Điềm đã mang đến những thước phim sinh
động,giàu sức khái quát.Từ hình sông,thế núi, từ truyền thống,tác giả đã tạo nên những liên tưởng thú vị,độc
đáo giúp người đọc cảm nhận được công lao to lớn của nhân dân trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Từ đó giúp cho ta thêm yêu quý con người và đất nước Việt Nam.
5.Đất nước của nhân dân vô danh anh hùng.ĐN được nhìn từ chiều sâu lịch sử(câu 55 -72).
Đề 5:Phân tích tư tưởng Đất Nước của nhân dân được thể hiện trong đoạn thơ sau đây:
“Em ơi em
………….
Đi trả thù mà không sợ dài lâu”.
(Ngữ văn 12 -Tập 1)
HƯỚNG DẪN:
A.MB:Hiếm có một giai đoạn văn học nào mà hình ảnh Tổ quốc,dân tộc,đất nước lại tập trung cao độ như trong
giai đoạn kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Tố Hữu với “Ôi Việt Nam! Yêu suốt một đời/Nay mới được ôm
người trọn vẹn,Người ơi”(Vui thế hôm nay);Chế Lan Viên với “Sao chiến thắng”…Và Nguyễn Khoa Điềm gắn
liền với Tổ quốc thông qua hình tượng Đất Nước – một chương trong “Trường ca mặt đường khát
vọng”.Chương thơ đã thể hiện sâu sắc vẻ đẹp của Đất Nước và tư tưởng Đất Nước của nhân dân.Tư tưởng ấy
được thể hiện sâu sắc qua đoạn trích sau đây: “Em ơi em
………….
Đi trả thù mà không sợ dài lâu”.
B.THÂN BÀI:
1.Khái quát.Nguyễn Khoa Điềm là nhà thơ trưởng thành trong phong trào thơ ca kháng chiến chống Mĩ cứu
nước .Thơ ông hấp dẫn người đọc bởi sự kết hợp hài hòa giữa chất chính luận và tính trữ tình,giữa xúc cảm
nồng nàn và suy tư sâu lắng của người trí thức về đất nước,con người Việt Nam.Đất nước là đoạn thơ trích
trong trường ca “Mặt đường khát vọng”được tác giả hoàn thành ở chiến khu trị thiên năm 1971.Trường ca viết
về sự thức tỉnh của tuổi trẻ đô thị vùng tạm chiến miền Nam về non sông đất nước, về sứ mệnh của thế hệ
mình,xuống đường đấu tranh hòa hợp với cuộc kháng chiến của dân tộc. Đoạn trích trên đây nằm ở phần hai
của đoạn trích,nội dung bao trùm là tư tưởng Đất Nước của nhân dân.
2.Phân tích.
2.1.Khi nhìn vào “bốn nghìn năm Đất Nước”,NKĐ không điểm lại các triều đại,không kể tên các vĩ nhân
hay anh hùng nổi tiếng mà nhấn mạnh đến vô vàn những con người vô danh,bình dị.Nhân dân là những con
người xây dựng,bảo về và làm ra ĐN:
- “Em ơi em
Hãy nhìn vào rất xa
Vào bốn ngàn năm ĐN
Năm tháng nào cũng người người lớp lớp”
Đoạn thơ mở ra bằng tiếng gọi trìu mến ,than thương “Em ơi em”.Vẫn là lời gọi tha thiết với giọng thủ thỉ tâm
tình của 1 chàng trai nói với 1cô gái nhưng họ nói về chuyện đất nước, họ nhắn nhủ , nhắc nhở nhau hã y
nhìn vào lịch sử 4000 năm của dân tộc để thấy nhân dân chính là người đã tạo ra,viết nên những trang lịch
sử hào hùng của dân tộc.Tính từ “xa” cùng câu mệnh lệnh “hay nhìn vào rất xa”đã gợi ra 1 chiều dài lịch
sử vô tận từ quá khứ đến hiện tại.Nhìn vào sự dài rộng của bốn nghìn năm ĐN, anh và em đều thấy nhân
dân là đội ngũ đông đảo “người người lớp lớp”. Trong những cuộc chiến tranh vệ quốc, nhân dân đã lớp
lớp thay nhau làm nên lịch sử ,lớp người này ngã xuống,lớp người khác đứng lên kiên cường bất khuất tạo
thành những thành lũy vững vàng,kiên cố trước những làn sóng ngoại xâm hết phương Bắc rồi lại phương
Tây :
“Ta lại viết bài thơ trên báng sung
Con lớn lên đang viết tiếp thay cha
Người đứng dậy viết tiếp người ngã xuống
Người hôm nay viết tiếp người hôm qua”
(Hoàng Trung Thông).
-Trong đội ngũ trùng trùng điệp điệp ấy,nhà thơ nhấn mạnh sự đông đảo của thế hệ trẻ -những người bằng
tuổi chúng ta:
“Con gái con trai bằng tuổi chúng ta
Cần cù làm lụng
Khi có giặc thì người con trai ra trận
Người con gái ở nhà nuôi cái cùng con
Ngày giặc đến nhà đàn bà cũng đánh
Nhiều người đã trở thành anh hung
Nhiều anh hung cả em và anh đều nhớ”.
+Điệp ngữ “con gái”, “con trai”được lặp lại nhiều lần tạo đoạn thơ giàu nhịp điệu,giàu tính nhạc,qua đó
nhấn mạnh vẻ đẹp của thế hệ trẻ bằng tuổi chúng ta.Khi ĐN hòa bình họ là những chàng trai cô siêng
năng,chăm chỉ“gái cần cù làm lụng”. Họ rất yêu lao động, yêu hòa bình.Cả cuộc đời họ giấu mình sau lũy
tre làng ,sống hiền hòa,bình yên chăm chỉ giữa làng quê.Ý thơ này của NKĐ có sự gặp gỡ với Nguyễn Đình
Chiểu trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuoc ,đó là vẻ đẹp của những người nông dân hiền hậu cả cuộc đời
chỉ biết “cui cút làm ăn,toan lo nghèo khó”,chỉ biết đến “ruộng trâu ở trong làng bộ”.Nhưng khi đất nước
có chiến tranh thì họ lại sẵn sàng xông trận với khí thế ngút trời “Nào đợi ai đòi ai bắt,phen này xin ra sức
đoạn kình,chẳng them trốn ngược trốn xuôi chuyến này dốc ra tay bộ hổ”.Khi ĐN có chiến tranh chàng
trai theo tiếng gọi của non sông đã vươn mình trở thành những Thạch Sanh,Thánh Giong lên đường “ra
trận”,còn người con gái ở nhà tang gia sản xuất,tạo thành hậu phương vững chắc để người con trai yên tâm
ra trận:
“ Người con gái ở nhà nuôi cái cùng con
Ngày giặc đến nhà đàn bà cũng đánh
Nhiều người đã trở thành anh hung
Nhiều anh hung cả em và anh đều nhớ”.
Cách nói “nuôi cái cùng con”gợi ra sự vất vả của người ở lại.Khi có giặc, những người phụ nữ chân yếu tay
mềm cũng đứng lên đánh giặc “Ngày gặc đến nhà đàn bà cũng đánh”. Lịch sử đã ghi danh biết bao nữ
anh hùng mà cả anh và em đều nhớ :Bà Trưng,Bà Triệu ,Võ Thị Sáu,Trần Thị Lí …Họ đã làm nên vẻ đẹp
của người phụ nữ VN trung hậu đảm đang.
2.2.Ở đoạn thơ tiếp theo NKĐ đã nhấn mạnh nhân dân là những con người vô danh với tâm hồn cao
đẹp.
“Nhưng em biết không
Có biết bao người con gái con trai
Trong bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổi
Họ đã sống và chết
Giản dị và bình tâm
Không ai nhớ mặt đặt tên
Nhưng họ đã làm ra Đất Nước.”
Nhân dân ấy là những người con gái con trai trong điệp trùng vô tận của “bốn nghìn lớp người giống ta
lứa tuổi.Họ là những người có quan niệm về lẽ sống chết thật bình dị :
“Họ đã sống và chết
Giản dị và bình tâm”
“Giản dị”là hai từ gợi tả cuộc sống đơn giản ,không cầu kì,xa hoa,sống nghĩa tình, còn “bình tâm”là bình
tĩnh trong lòng,làm chủ được lí trí,không nao núng tinh thần. Họ đã sống hết mình cho tất cả,sống hiến
dâng và ngẩng cao đầu nên chết cũng thật bình tâm:
“Sống vững chãi bốn nghìn năm sừng sững
Lưng đeo gươm tay mềm mại bút hoa
Trong và thực sáng hai bờ suy tưởng
Sống hiên ngang mà nhân ái ,chan hòa”
(Huy Cận)
Trong bốn nghìn lớp người ấy có vô số những con người không ai nhớ mặt đặt tên -là nhân dân vô danh
nhưng công lao và sự nghiệp của họ để lại chính là ĐN do họ làm ra,đã hóa thân thành.
2.3.Những con người vô danh ,bình dị ấy đã sáng tạo, gìn giữ và phát huy,truyền lại cho thế hệ sau
bao giá trị văn hóa, văn minh tinh thần.
“Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng
Họ chuyền lửa cho mỗi nhà từ hòn than qua con cúi
Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói
Họ gánh theo tên xã tên làng trong mỗi chuyến di dân
Họ đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái trái”. - Điệp
từ “họ”cùng cách nói “họ giữ”, “họ truyền”, “họ chuyền”, “họ gánh”, “họ đắp đập be bờ”cho thấy sự
đóng góp tích cực của nhân dân vì sự phát triển của ĐN.Chính nhân dân là những người đã giữ và truyền
lại cho con cháu biết bao giá trị vật chất : Trước hết ,họ đã “Giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng”.Câu
thơ nói đến việc cày cấy thông thường nhưng ý nghĩa của nó lớn lao vô cùng.Thông qua việc cày cấy ấy,
thế hệ trước đã truyền lại cho thế hệ sau “hạt lúa ta trồng”- nền văn minh nông nghiệp lúa nước.Từ nền văn
minh nông nghiệp này mà thế hệ cháu con có được một cuộc sống vật chất ổn định. Nhân dân còn là người
tạo ra ngọn lửa,mở ra thời kì văn minh ánh sáng.Trải qua thời gian,ngọn lửa ấy đã được gìn giữ và truyền
lại cho con cháu, cũng chính là truyền lại cuộc sống tốt đẹp hơn “Họ truyền lửa qua mỗi nhà từ hòn than
qua con cúi”. Nhân dân còn là người “đắp đập, be bờ”để tạo nên hệ thống đê điều để phòng chống lũ
lụt,thiên tai.Cũng nhờ đó nền nông nghiệp nước ta phát triển mạnh,đồng ruộng phì nhiêu,màu mỡ để đến
hôm nay con cháu là người hưởng thụ, hái những quả ngọt mà ông cha ta đã tạo dựng.Các động từ
“giữ,truyền,chuyền,đắp,be”cho thấy nhân dân là những người đã chắt chiu,tạo dựng.Họ hiểu được sứ mệnh
thiêng liêng của thế hệ mình nên đã hiến dâng mồ hôi,công sức để truyền lại cho thế hệ sau.Tấm lòng của
nhân dân thật đáng quý biết bao!
Không những vậy,nhân dân còn mang đến cho ta những giá trị tinh thần quý báu.Họ bảo vệ tiếng nói của
mình khi “truyền giọng điệu mình cho con tập nói”.Họ để lại phong tục,tập quán qua những chuyến di dân
“Họ gánh theo tên xã tên làng trong mỗi chuyến di dân” .”Gánh” là động từ thường gắn với những vật
hữu hình hay gánh vật chất.Ở đây “tên xã, tên làng”là giá trị tinh thần.Vậy mà họ đã gánh theo, gánh lên
vai, chữ “gánh”ấy mới cảm động làm sao. Nhân dân trong quá trình di dân đã mang theo văn hóa vùng
miền trên những bước di dân.Họ mang theo bao mơ ước,bao khát vọng lên đường,mang theo bao mơ ước,
khát vọng lên đường,mang theo cả phong tục tập quán,văn hóa quê hương trênn mỗi bước đường.Vì vậy mà
chữ “gánh” trở nên trĩu nặng nỗi nhớ,niềm thương.
2.4.Nhân dân là những người không tiếc máu xương,sẵn sàng đứng lên bảo vệ ĐN trước những biến
động lịch sử và hiểm họa xâm lăng.
“Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm
Có nội thù thì vùng lên đánh bại”.
Cấu trúc hô ứng “có thì”điệp lại trong hai dòng thơ và hang loạt các động từ mạn“chống”, “vùng lên”,
“đánh bại” làm cho giọng thơ trở nên rắn rỏi,cương quyết thể hiện tinh thần tự nguyện, sẵn sàng lên
đường cứu nước không phút đắn đo,suy tính.
Khi Đất Nước có giặc ngoại xâm,n hân dân đã tự nguyện đứng lên đánh giặc mà không đợi ai đòi ai
bắt ,hết giặc Tàu 1000 năm lại đến giặc Tây hàng trăm năm; rồi phát xít Nhật,lật đổ chế độ phong kiến
để đưa đất VN đến độc lập,thống nhất, và hôm nay ta đang chống lại kẻ thù đế quốc xâm lược.Khi có
nội thù thì nhân dân đã đứng lên dẹp loạn để bảo vệ cuộc sống bình yên cho nhân dân.Những việc làm
ấy có ý nghĩa cực kì lớn lao “Để đất nước này là đất nước của nhân dân” .Nhờ Nhân dân đóng góp
cho nên ĐN của chúng ta quả thực là đất nước của nhân dân.
3.Đánh giá:
-Nội dung: Đoạn trích tiêu biểu cho tư tưởng ĐN của nhân dân,cho tinh thần chung của trường ca
“Mặt đường khát vọng”.Nhà thơ đã góp vào kho tang văn học nước nhà THÊMmột ĐN rất bình dị,đời
thường nhưng thật đáng trân quý.Qua đây ta càng thêm tự hào về nhân dân, về thế hệ anh hùng để rồi
gắn bó và nỗ lực học tập,rèn luyện vì quê hương,vì đất nước.
-Nghệ thuật: Đoạn thơ đã để lại dấu ấn phong cách sâu đậm của Nguyễn Khoa Điềm:cảm xúc thơ
chân thành ,tha thiết,giọng điệu tâm tình có sự hòa quyện giữa chất trữ tình và chính luận.Thể thơ tự
do, ngôn từ,hình ảnh vừa gần gũi quen thuộc vừa mang tính khái quát.Các biện pháp tu từ được sử
dụng linh hoạt.
C.KẾT BÀI:
***********************************************
6.Đất Nước của Nhân dân,Đất nước của ca dao thần thoại (10 câu cuối)(ĐN của nhân dân hiện
lên từ góc nhìn văn hóa.
6.1.Đoạn thơ mở đầu bằng 1 lời khẳng định “Nhân dân là chủ nhân của ĐN”
“Để Đất Nước này là Đất Nước của nhân dân
Đất Nước của Nhân dân,Đất Nước của ca dao thần thoại”.
-Lời khẳng định “ ĐN này là ĐN của nhân dân” đó là 1 lời khẳng định chắc nịch
Lời khẳng định ấy thể hiện tình cảm chân thành của nhà thơ đối với ĐN.Nhà thơ hiểu rằng để có được
ĐN trường tồn,vững mạnh như ngày hôm nay thì Nhân Dân là những người đã trực tiếp đổ máu xương
của mình để làm nên hình hài ĐN.Vì thế ĐN không phải của riêng ai mà là của chung,của nhân dân và
mãi thuộc về Nhân dân.
-Ở câu thơ thứ hai nhà thơ lại 1 lần nữa khẳng định “Đất Nước của nhân dân,Đất Nước của ca dao
thần thoại”.Bằng cách điệp cụm từ “Đất Nước của Nhân dân”,nhà thơ một lần nữa nhấn mạnh sứ
mệnh thiêng liêng của Nhân dân đối với ĐN.Vế thứ 2 nhà thơ nhấn mạnh “Đất Nước của ca dao thần
thoại”.Nhắc đến ca dao thần thoại ta càng nhớ đến nhân dân vì hơn ai hết Nhân dân là người tạo ra văn
hóa,tạo ra ca dao thần thoại.Mà Đất Nước cả ca dao,thần thoại tức là Đất Nước đẹp như vầng trăng cổ
tích,ngọt ngào như lời ru ấm áp của mẹ,như dòng sữa thơm mát nuôi dưỡng ta khôn lớn thành
người.Không phải ngẫu nhiên mà tác giả lại nhắc tới hait hể loại tiêu biểu của văn học dân gian.Thần
thoại qua trí tưởng tượng bay bỗng của nhân dân còn ca dao bộc lộ thế giới tâm hồn của nhân còn ca
dao bộc lộ thế giới tâm hồn của nhân dân dân với tình yêu thương,lãng mạn,lạc quan. Đó là những tác
phẩm do nhân dân sáng tác,lưu truyền và có khả năng phản chiếu tâm hồn,bản sắc dân tộc một cách
đậm nét.
6.2.Vẻ đẹp của phong phú của văn hóa,văn học dân gian,tinh thần của nhân dân trong ca dao,cổ
tích.
“Dạy anh biết yêu em từ thuở trong nôi
Biết quý công cầm vàng những ngày lặn lội
Biết trồng tre đợi ngày thành gậy
Đi trả thù mà không sợ dài lâu”.
Chức năng của ca dao nói như Nguyễn Khoa Điềm là “dạy”.Chức năng ấy cùng với ý nghĩa của nó
được thể hiện qua ba phương diện.
Phương diện thứ nhất là tình cảm yêu thủy chung son sắt trong tình yêu thương giữa con người với
con người,trong tình máu mủ ruột thịt,trong tình yêu lứa đôi…
Từ ý ca dao “ Yêu em từ thuở trong nôi/Em nằm em khóc,anh ngồi anh ru”, nhà thơ đã
Viết nên lời thơ chân tình “Dạy anh biết yêu em từ thuở trong nôi”.Ý thơ khẳng định một tình yêu thủy
chung bền vững ,gắn bó,thủy chung son sắt trong tình yêu.Đó cũng chính là lời dạy của nhân dân với
chúng ta:con người phải biết yêu thương,thủy chung son sắt với tình yêu của mình.
Phương diện thứ hai là quan niệm sống:sống trên đời phải quý trọng tình nghĩa,công sức của người
khác.Ý thơ “Biết quý công cầm vàng những ngày lặn lội”được lấy từ ý của bài ca dao: “Cầm vàng mà
lội qua song/Vàng rơi không tiếc tiếc công cầm vàng”.Nhân dân đã dạy rằng:Ở đời còn có thứ quý hơn
vàng bạc,châu báu đó là tình nghĩa giữa con người với con người.Bởi vậy nghĩa tình còn nặng hơn rất
nhiều lần so với giá trị vật chất.
Ở phương diện thứ ba là tinh thần yêu nước,yêu Tổ quốc, truyền thống kiên cường,bất khuất
trong quá trình đấu tranh chống giặc ngoại xâm:
“Biết trồng tre đợi ngày thành gậy
Đi trả thù mà không sợ dài lâu”.
Câu thơ này cũng lấy ý từ câu ca dao rất quen thuộc “Thù này ắt hẳn còn lâu / Trồng tre thành gậy gặp
đâu đánh què.”Hai câu thơ đã gợi biết bao cuộc kháng chiến oanh liệt ,trường kì của nhân dân trong
biết bao cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại. Từ thuở lập nước,ông cha ta luôn phải đương đầu với nạn
ngoại xâm.Cuộc chiến đấu giành độc lập ,tự do nào cũng kéo dài hang chục năm thậm chí hang tram
năm.Thử hỏi không có sự kiên trì, bền bỉ và khát vọng tự do ,mãnh liệt,dân tộc bé nhỏ này làm sao có
thể vượt qua khó khan gian khổ,mất mát hi sinh đến ngày toàn thắng.
6.3.Bốn câu cuối khép lại đoạn thơ bằng cảm hứng ngợi ca .Hình ảnh người chèo đò,kéo thuyền
vượt thác cất cao tiếng hát là 1 biểu tượng nói lên sức mạnh của Nhân dân,chiến thắng mọi thử
thách,lạc quan tin tưởng đưa ĐN đến một ngày mai tươi sáng:
Khép lại đoạn trích đất nước của trường ca mặt đường khát vọng tác giả đã nêu lên những cảm nhận
tinh tế về vẻ đẹp của quê hương đất nước mình:
“ Ôi những dòng sông bắt nước từ đâu
Mà khi về Đất Nước mình thì bắt lên câu hát
Người đến hát khi chèo đò,kéo thuyền vượt thác
Gợi trăm màu trên tram dáng sông xuôi”
“Dòng sông” là nơi khởi nguồn của những nền văn minh, nơi bắt đầu bồi tụ của 1 nền văn hóa,xứ
sở.Trong bài “Ai đã đặt tên cho dòng sông” của Hoàng Phủ Ngọc Tường,tác giả gọi dòng sông Hương
của quê hương mình là “người mẹ phù sa của 1 vùng văn hóa xứ sở” tức là đây là nơi khởi nguồn.Dòng
sông hằng ngày chảy ra biển nó đang lặng lẽ bồi đắp phù sa hai bên bờ cũng đồng thời hình thành và
bồi đắp nên nền văn hóa cho vùng dân sinh sống xung quanh.Trong câu thơ này, tác giả khẳng định
những dòng sông ở quê hương mình thường bắt nguồn từ những nơi khác, đất nước láng giềng và dù có
bắt nguồn từ đâu thì khi đến đất nước mình nó cũng cất lên câu hát riêng của dân tộc Việt Nam. Cho
nên dòng sông dù bắt nguồn từ đâu thì đến đất nước mình cũng bắt lên một bản sắc văn hóa riêng Đó là
bản sắc văn hóa của dân tộc Việt.
-“Người đến hát khi chèo đò vượt thác/Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi”.Người đến hát chính
là nhân dân. Người đến hát trong những công việc đời thường “chèo đò”, “vượt thác”, kéo thuyền
trong công việc lao động của mình trên dòng sông này là cách ứng xử với dòng sông tùy theo đặc điểm
của dòng chảy.Khi người ta đến với dòng sông này người ta cũng đã dần dần hình thành nên nền văn
hóa của mình.Tức là qua cách ứng xử với dòng sông ấy, qua cách ứng xử với dòng chảy ấy đã tự hình
thành nên nền văn hóa của mình. “Người đến hát khi chèo đò vượt thác” người đến hát tức là mình
đang tạo dựng nên nền văn hóa của mình bằng những công việc lao động thường nhật. “Gợi trăm màu
trên trăm dáng sông xuôi” mỗi 1 dòng sông trên quê hương VN lại có 1 nét văn hóa vùng miền
riêng.Tất cả những nét văn hóa vùng miền riêng ấy hội tụ nên 1 nền văn hóa tổng thể của đất nước
mình. Ca ngợi nền văn hóa riêng của chúng ta, đó là 1 nền văn hóa đẹp đẽ “Gợi trăm màu” – bản sắc
đa dạng nhưng nằm trong sự thống nhất đó là cái đẹp, yêu nước, sẵn sàng xả thân cho sự nghiệp cứu
nước.
--- HẾT---

You might also like