You are on page 1of 11

♥ Tài liệu khóa học nhóm “2K3 – LUYỆN VIẾT CHUYÊN SÂU” (cô Trần Thùy Dương) ♥

——————————————————————————————————————————————

Khóa học “2K3 – LUYỆN VIẾT CHUYÊN SÂU”


Livestream lúc 20h30 thứ 3, THỨ 5 và thứ 7 hàng tuần
Tài liệu lưu hành nội bộ
____________________
Cô Trần Thùy Dương
SÔNG HƯƠNG VÙNG ĐỒNG BẰNG CHÂU THỔ
1. Sông Hương vùng thượng nguồn
Đề thi chính thức năm 2019: Trong bút ký “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”, Hoàng Phủ Ngọc Tường viết:
Trong những dòng sông đẹp ở các nước mà tôi thường nghe nói đến, hình như chỉ sông Hương là thuộc về một thành phố duy nhất.
Trước khi về đến vùng châu thổ êm đềm, nó đã là một bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những
ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn, và cũng có lúc nó trở nên dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi
màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng. Giữa lòng Trường Sơn, sông Hương đã sống một nửa cuộc đời của mình như một cô gái Di-gan phóng
khoáng và man dại. Rừng già đã hun đúc cho nó một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng. Nhưng chính rừng già nơi đây, với
cấu trúc đặc biệt có thể lý giải được về mặt khoa học, đã chế ngự sức mạnh bản năng ở người con gái của mình để khi ra khỏi rừng, sông
Hương nhanh chóng mang một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ, trở thành người mẹ phù sa của một vùng văn hoá xứ sở. Nếu chỉ mải mê nhìn
ngắm khuôn mặt kinh thành của nó, tôi nghĩ rằng người ta sẽ không hiểu một cách đầy đủ bản chất của sông Hương với cuộc hành trình
gian truân mà nó đã vượt qua, không hiểu thấu phần tâm hồn sâu thẳm của nó mà dòng sông hình như không muốn bộc lộ, đã đóng kín lại
ở cửa rừng và ném chìa khoá trong những hang đá dưới chân núi Kim Phụng.
(Ai đã đặt tên cho dòng sông? – Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngữ văn 12)
Cảm nhận của anh/chị về hình tượng sông Hương trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét cách nhìn mang tính phát hiện về dòng sông
của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường.
Cảm nhận hình tượng sông Hương trong đoạn trích; nhận xét cách nhìn mang tính phát hiện về dòng sông của nhà văn Hoàng 5.0
Phủ Ngọc Tường
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0.25
Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề; Kết bài khát quát được vấn đề
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0.5
Hình tượng sông Hương và cách nhìn mang tính phát hiện về dòng sông của nhà văn
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

____________________________________________________________________________________________
- Tài liệu lưu hành nội bộ | Trang 1 -
♥ Tài liệu khóa học nhóm “2K3 – LUYỆN VIẾT CHUYÊN SÂU” (cô Trần Thùy Dương) ♥
——————————————————————————————————————————————
Thí sinh có thể tham khảo theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn
chứng; đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:
Giới thiệu khái quát về tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường, tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” và đoạn trích 0.5
Yêu cầu chính: Cảm nhận hình tượng sông Hương 2.0
- Hình tượng sông Hương có vẻ đẹp phong phú:
+ Sông Hương khi chảy giữa Trường Sơn mang vẻ đẹp hoang dại, mãnh liệt, đầy cá tính: bản trường ca của rừng già vừa
rầm rộ, mãnh liệt vừa dịu dàng, say đắm; cô gái Di gan phóng khoáng và man dại, bản lĩnh gan dạ, tâm hồn tự do trong sáng.
+ Sông Hương khi ra khỏi rừng mang vẻ đẹp đằm thắm, sâu lắng của người mẹ: sắc đẹp dịu dàng, trí tuệ; người mẹ phù sa
của một vùng văn hóa xứ sở.
- Hình tượng sông Hương được thể hiện bằng ngôn ngữ tinh tế, giàu chất thơ; lối hành văn hướng nội, mê đắm, tài hoa; nghệ
thuật so sánh, nhân hóa tạo những liên tưởng độc đáo, thú vị.
Yêu cầu phụ: Nhận xét cách nhìn mang tính phát hiện về dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường 1.0
+ Nhà văn nhìn sông Hương không chỉ như một dòng chảy tự nhiên mà còn như một người với vẻ đẹp tâm hồn sâu thẳm, đầy
nữ tính, không chỉ khám phá hành trình đầy biến hóa mà còn khẳng định vai trò sinh thành văn hóa Huế của dòng sông.
+ Cách nhìn độc đáo, mang tính phát hiện về dòng sông cho thấy vốn hiểu biết uyên bác, tình yêu quê hương sâu nặng, phong
cách ký đậm chất trí tuệ và trữ tình của nhà văn
d. Chính và, ngữ pháp 0.25
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt
e. Sáng tạo 0.5
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ
BÀI VIẾT
Phần mở
Mở bài: Nhà thơ Thu Bồn từng có những vần thơ da diết khi viết về sông Hương:
Con sông dùng dằng, con sông không chảy
Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu
Con sông rất thơ ấy đã trở thành bến chở tâm hồn cho những tâm hồn nghệ sĩ được cất cánh và thăng hoa. Hoàng Phủ Ngọc Tường
đã đưa mình thâm nhập vào trong nhịp điệp sâu xa nhất của dòng sông để cất lên những lời ca đầy trìu mến, thân thương để rồi bâng

____________________________________________________________________________________________
- Tài liệu lưu hành nội bộ | Trang 2 -
♥ Tài liệu khóa học nhóm “2K3 – LUYỆN VIẾT CHUYÊN SÂU” (cô Trần Thùy Dương) ♥
——————————————————————————————————————————————
khuâng tự hỏi “Ai đã đặt tên cho dòng sông”? Từ những câu văn mở đầu tác phẩm, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã đem đến cái nhìn mới mẻ,
đầy tính phát hiện của dòng sông này khi ở thượng nguồn.
Tác giả: Hoàng Phủ Ngọc Tường là nhà văn chuyên viết bút ký, nét đặc sắc trong bút ký của Hoàng Phủ Ngọc Tường là sự kết hợp
nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và chất trữ tình, giữa nghị luận sắc bén và tư duy đa chiều với một vốn kiến thức tổng hợp từ nhiều lĩnh
vực và một lối hành văn hướng nội mê đắm và tài hoa. Nhà văn Tô Hoài từng nói: “Nếu có thể so sánh thì tôi nghĩ rằng Sơn Nam thuộc
đến từng ngõ ngách những sự tích xưa sau của Sài Gòn - Bến Nghé. Tôi thì nhớ được ít nhiều tên làng vùng Hà Nội. Hoàng Phủ Ngọc
Tường thì trầm cả tâm hồn, trong khuôn mặt cuộc đời cùng với đất trời, sông nước xứ Huế”. Huế đẹp, Huế thơ, Huế mộng mơ, trữ tình…
tất cả những vẻ đẹp của xứ Huế ấy đã được Hoàng Phủ Ngọc Tường gói gọn trong “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”.
Tác phẩm: “Ai đã đặt tên cho dòng sông” là bút ký được nhà văn sáng tác năm 1981 tại Huế, và được in trong tập bút ký xuất bản
năm 1986. Với một trái tim say đắm, một vốn liếng ngôn từ tinh luyện và một kho tàng tri thức phong phú, đa dạng Hoàng Phủ Ngọc Tường
đã kiến tạo nên những trang văn vừa đẹp, vừa sang vừa lấp lánh trí tuệ vừa chứa chan ân tình. Nhà văn đã thể hiện sự ngưỡng mộ, trân
trọng và say mê tình cảm đằm thắm mà da diết đậm đà dành cho mảnh đất sông Hương xứ Huế. Đọc“Ai đã đặt tên cho dòng sông” của
Hoàng Phủ Ngọc Tường ta đọc được những trang viết về sông Hương với tình cảm da diết, sâu nặng với mảnh đất cố đô đầy lưu luyến. Hình
ảnh sông Hương từ cội nguồn tựa như một “cuộc thám hiểm” thực sự mở ra trên trang giấy.
Phần thân
1. Yêu cầu chính: Cảm nhận hình tượng sông Hương trong đoạn trích.
Đoạn khát quát: Nhà văn “suốt đời đi tìm cái đẹp” như Nguyễn Tuân từng nhận xét: “Ký của Hoàng Phủ Ngọc Tường có rất nhiều
ánh lửa”. Phải chăng dưới ngòi bút tinh tế của một người nghệ sĩ tài hoa, ánh lửa đã được thắp lên nhờ vẻ đẹp man dại, phóng khoáng của
dòng sông Hương ở thượng nguồn. Mỗi câu văn là một nét chấm phá điểm xuyết tinh xảo trên mặt đá quý của ngôn từ, những khắc họa tài
tình ấy lại vô tình tạo nên cái “chất riêng và độc đáo của văn anh”. Dòng Hương nhẹ nhàng kia nay lại mang theo những nét lạ lùng, khiến
bao người phải xuýt xoa, ngẩn ngơ ngắm nhìn, không rời mắt ngay từ những câu văn đầu tiên.
Câu văn đầu Ngược dòng thời gian về với cội nguồn của sông Hương, ta bắt gặp một cái tôi ẩn chứa trong từng chữ: “Trong những
dòng sông ở các nước mà tôi thường nghe nói đến, hình như chỉ sông Hương là thuộc về một thành phố duy nhất”. Nhận xét này của tác giả
đã khẳng định tính sở hữu đầy thương mến mà còn thể hiện niềm tự hào đầy kiêu hãnh khi tác giả đặt sông Hương ngang hàng với các

____________________________________________________________________________________________
- Tài liệu lưu hành nội bộ | Trang 3 -
♥ Tài liệu khóa học nhóm “2K3 – LUYỆN VIẾT CHUYÊN SÂU” (cô Trần Thùy Dương) ♥
——————————————————————————————————————————————
dòng sông đẹp trên thế giới. Cách khẳng định chủ quan ít nhiều mang sắc thái thiên vị là yếu tố dẫn dắt Hoàng Phủ Ngọc Tường trong hành
trình tìm hiểu vẻ đẹp của sông Hương. Nhận xét chủ quan ấy được lí giải bằng cảm xúc rất mãnh liệt: “Tình yêu với con sông quê hương”.
Luận điểm 1. Vẻ đẹp hoang dại, mãnh liệt, đầy cá tính.
Nói tới sông Hương xứ Huế, người ta thường nghĩ tới sự phẳng lặng êm đềm nhưng Hoàng Phủ Ngọc Tường với mong muốn khám
phá đã không ngừng lại để nhìn ngắm “ khuôn mặt kinh thành” của sông Hương mà ngược dòng không gian tìm về cội nguồn của đại ngàn
để khám phá vẻ đẹp bí ẩn, sức mạnh tiềm tàng được đóng kín trong “phần tâm hồn sâu thẳm của dòng sông”.
Ý chính 1: Bản trường ca của rừng già vừa mãnh liệt, rầm rộ vừa dịu dàng, đằm thắm.
Thượng nguồn của sông Hương được ví như “bản trường ca của rừng già”. Chẳng phải ngẫu nhiên mà nhà văn lại dành cho sông
Hương một tên gọi như vậy. Thì ra ở nơi khởi nguồn của dòng chảy gắn với đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ con sông toát lên vẻ đẹp của sức
sống mãnh liệt vừa hùng tráng, vừa trữ tình như bản trường ca bất tận của thiên nhiên. Bản trường ca ấy được miêu tả đầy đủ các sắc thái
lúc “rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn”; lúc “mãnh liệt qua những ghềnh thác”; có khi “cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn” và
cũng có lúc nó trở nên “dịu dàng và say đắm giữa những “dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng”. Câu văn dài chia làm nhiều vế
liên tục như gợi dậy như cái dư vang của trường ca. Thủ pháp điệp cấu trúc với những động từ mạnh tự nó đã tạo nên âm hưởng hùng
tráng, mạnh mẽ của con sông giữa rừng già. Cách miêu tả uyển chuyển tinh tế, tài hoa đã làm nổi bật vẻ đẹp và cả sức mạnh của vẻ đẹp
đối lập mà thống nhất vừa tràn đầy sức mạnh hoang sơ, man dại vừa bí ẩn vừa say mê lại vừa kiêu sa rực rỡ.
Ý chính 2: Cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại.
Không chỉ dừng lại ở cách miêu tả trực tiếp mà nhà văn còn dùng phép so sánh bất ngờ. Nhà văn đã nhân cách hóa con sông Hương
như “Cô gái Di-gan phóng khoáng man dại”. Đây là một hiện tượng thú vị và độc đáo. Những cô gái Bô hê miệng thích sống lang thang, tự
do và yêu ca hát, nhảy múa có vẻ đẹp man dại đầy quyến rũ. Ví sông Hương với những cô gái Di gan Hoàng Phủ Ngọc Tường đã khắc họa
vào tâm trí người đọc một ấn tượng mạnh về vẻ đẹp hoang dại nhưng cũng rất tình tứ của con sông. Chưa hết, nhà văn còn nhân hóa con
sông Hương, khiến nó hiện lên như một con người có cá tính, tâm hồn: rừng già đã hun đúc cho nó có một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự
do trong sáng. Nếu tư duy nghiên cứu chủ yếu cung cấp dữ liệu những tri thức về dòng sông thì tư duy nghệ thuật giúp những tri thức đó
trở nên mềm mại hơi. “Lửa thử vàng, gian nan thử sức” sự hùng vĩ, bí hiểm của rừng già đã thử thách dòng sông này để rồi tôi luyện cho
sông Hương sự dũng cảm gian dạ, yêu tự do và khát khao những điều tốt đẹp trong cuộc đời.
Luận điểm 2. Vẻ đẹp đằm thắm, sâu lắng của người mẹ phù sa.

____________________________________________________________________________________________
- Tài liệu lưu hành nội bộ | Trang 4 -
♥ Tài liệu khóa học nhóm “2K3 – LUYỆN VIẾT CHUYÊN SÂU” (cô Trần Thùy Dương) ♥
——————————————————————————————————————————————
Sông Hương được ví như người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở. Với dòng sông Đà, Nguyễn Tuân cũng thể hiện thành công
vẻ đẹp hoàn chỉnh về nhiều góc độ của nó. Con sông hùng vĩ trải dài trên năm trăm cây số ở nơi thượng nguồn nó mang một vẻ đẹp hào
hùng và thách thức, vậy mà vượt qua đoạn thượng nguồn dòng sông hoàn toàn mang một bộ mặt khác: thơ mộng và trữ tình. Và cũng giống
như sông Đà hung bạo, nó được con người luôn khao khát tìm kiếm cái đẹp kia miêu tả ở nhiều góc độ.
Hơn hết, sông Hương như “người mẹ phù sa của một vùng văn hóa, xứ sở”. Không chỉ giúp cho bạn đọc có thêm một góc nhìn, một
sự hiểu về hùng vĩ, man dại đầy thơ của sông Hương, Hoàng Phủ Ngọc Tường còn muốn đem đến một cái nhìn sâu sắc hơn, muốn ghi công
sông Hương như một điểm sáng đã góp đã góp phần tạo nên, giữ gìn và bảo tồn văn hóa của một vùng thiên nhiên xứ sở. Lâu nay, ta mới
chỉ nhìn sông Hương ở vẻ đẹp của nó mà không biết rằng sông Hương chính là khởi nguồn cho một sự bắt đầu của một không gian văn hóa
Huế. Sẽ không quá nếu cho rằng: không có sông Hương thì khó có văn hóa Huế ngày nay. Chính vì vậy, từng ngày từng giờ sông Hương duy
trì và bồi đắp phù sa cho cả một vùng văn hóa thẩm mỹ đã được hình thành ở trên và hai bên sông. Ấy thế nhưng dòng sông hình như không
muốn bộc lộ cái công lao to lớn ấy. Nó âm thầm chảy và lặng lẽ cống hiến nhiều thế kỉ qua. Và đấy chính là chiều sâu vẻ đẹp và nhân cách
của dòng sông, là nét tính cách đáng trân trọng của Hương Giang mà Hoàng Phủ Ngọc Tường muốn khắc họa. Sử dụng nghệ thuật nhân
hóa, bút pháp tương phản Hoàng Phủ Ngọc Tường còn thấy sông Hương ở hai khúc thượng lưu và hạ lưu mang những đặc điểm khác biệt.
Khi về tới đồng bằng phù sa “mang” sắc đẹp dịu dàng trí tuệ. Những hình ảnh phong phú làm ta liên tưởng tài hoa này đã làm nổi bật sức
sống mãnh liệt, đầy cá tính của dòng sông nơi cội nguồn.
Tiểu kết: Đoạn văn là những trải nghiệm của bản thân nhà văn đã tạo nên những trang viết uyên bác, lôi cuốn, ngôn ngữ phong
phú, uyển chuyển nồng nàn chất thơ, lãng mạn, trữ tình. Phải là sự tương giao đến mức hỏa quyện chặt chẽ mới sinh ra được những áng
văn tài hoa, không dễ một lần thứ hai viết được. “Nhà văn là người làm văn phải coi sóc đến văn khi viết. Huống chi, Huế lại là một đối
tượng rất văn, nên văn. Hoàng Phủ Ngọc Tường bằng những bài viết về Huế đã làm đẹp thêm thành phố của mình. Thành phố của anh
trên trang viết về Huế đã làm đẹp thêm thành trang viết không ai có” (Phạm Xuân Nguyên).
Phần kết
Đoạn đánh giá nghệ thuật: Thành công đáng kể nhất của tác phẩm chính là ở ngôn ngữ ký giàu hình tượng và giàu sức gợi cảm,
cùng một vốn liếng ngôn từ phong phú và tinh luyện điều đó đã làm nên một Hoàng Phủ Ngọc Tường “là một trong những người viết ký
hay nhất” (Nguyên Ngọc). Cùng với đó là việc vận dụng sáng tạo các biện pháp nghệ thuật so sánh, ẩn dụ, nhân hóa tài hoa của người nghệ
sĩ yêu say đắm quê hương xứ sở, dòng sông Hương mãi thủy chung với thành phố và con người nơi mảnh đất đế đô. Ở thế kỉ, người viết có

____________________________________________________________________________________________
- Tài liệu lưu hành nội bộ | Trang 5 -
♥ Tài liệu khóa học nhóm “2K3 – LUYỆN VIẾT CHUYÊN SÂU” (cô Trần Thùy Dương) ♥
——————————————————————————————————————————————
điều kiện phát huy tối đa những liên tưởng phong phú của mình về đối tượng, có những chiêm nghiệm thăng trầm sâu sắc. Hoàng Phủ Ngọc
Tường đã viết nên những câu văn giàu sức gợi hình, gợi tả tỏa chiếu lung linh ánh sáng phù sa của dòng sông Hương đại ngàn.
2. Yêu cầu phụ: Nhận xét cách nhìn mang tính phát hiện về dòng sông của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường.
Nghệ thuật là lĩnh vực của sự sáng tạo, mỗi nhà văn với một chiếc xẻng nghệ thuật của riêng mình đào xới lên mảnh đất hiện thực
cuộc đời và để lại dấu ấn của chính mình. Với Hoàng Phủ Ngọc Tường, sông Hương xứ Huế chính là lâu đài nghệ thuật mà ông đã dày công
vun xới, tôn tạo và xây đắp nên với bút lực tài hoa của mình. Hoàng Phủ Ngọc Tường đã phát hiện và nhìn từ sông Hương từ những điểm
nhìn khác nhau, trên cái thủy trình dòng chảy của nó. Sông Hương êm đềm là thế, dịu dàng tình tứ là thế, ấy vậy mà dưới con mắt xanh
non biếc rờn của tác giả lại trở nên thật đặc biệt. Sông Hương như một sinh thể sống động, lạ thường với những đường nét cuốn hút và hấp
dẫn. Sông Hương như mang một mãnh lực phi thường, phóng khoáng và đường nét khiến bất cứ ai khi đọc những dòng này cũng như một
kẻ mê muội trước vẻ đẹp của dòng sông.
Nghệ thuật chính là cuộc thám hiểm thực sự, đi tìm cái đẹp tiềm tàng trong sự vật. Nói như nhà văn Nguyên Ngọc quan niệm: “Đã
là văn chương thì phải đẹp”. Hoàng Phủ Ngọc Tường đã kết tinh những vẻ đẹp của dòng sông bằng những câu văn vừa uyển chuyển, nhịp
nhàng vừa khoáng đạt. Vẻ đẹp của dòng Hương Giang không chỉ là cái điệu êm đềm chảy trôi mà còn “mang nhiều dấu ấn của chủ thể sáng
tạo là cái riêng, cái độc đáo” (Đoàn Cẩm Thi). I-li-a Ê-ren-bua từng khẳng định: “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm yêu miền quê trở nên lòng
yêu Tổ quốc”. Nếu không có một bầu máu nóng, một trái tim thiết tha yêu cuộc sống thì có lẽ Hoàng Phủ Ngọc Tường không thể viết nên
áng văn chương nghệ thuật đến vậy. Điều đó chỉ có thể đến với một trái tim, một niềm yêu thương luôn khát khao hướng về quê hương, xứ
sở.
Kết bài: “Văn học là người” đọc những dòng văn này ta tưởng như tác giả cũng đang trầm tư, đi qua từng đoạn sông trên con thuyền
nhỏ để lắng mình cảm nhận vẻ đẹp thâm trầm, sâu xa của nó. Hoàng Phủ Ngọc Tường đã lượm nhặt những “hạt đời rơi vãi” để viết nên
trang văn thấm nhuần tư tưởng, mang mang dư vị lạ lùng của cuộc đời, đau đáu một nỗi niềm yêu quê hương tha thiết. Văn học được tỏa
sáng và thăng hoa từ chính những trái tim biết cảm, biết yêu như Hoàng Phủ Ngọc Tường.
2. Sông Hương vùng đồng bằng Châu thổ đầy Nhà văn Nguyễn Tuân từng nhận xét: “Ký của Hoàng Phủ Ngọc Tường có rất nhiều
hoa dại. ánh lửa”. Phải chăng dưới ngòi bút của một người nghệ sĩ tài hoa, tài tử này, “ánh lửa” đã
được thắp lên nhờ vẻ đẹp trữ tình, dịu êm của dòng sông Hương từ thượng nguồn đến khi

____________________________________________________________________________________________
- Tài liệu lưu hành nội bộ | Trang 6 -
♥ Tài liệu khóa học nhóm “2K3 – LUYỆN VIẾT CHUYÊN SÂU” (cô Trần Thùy Dương) ♥
——————————————————————————————————————————————
tạm biệt kinh thành Huế. Bằng những so sánh ví von độc đáo, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã
kiến tạo nên một bức tranh thiên nhiên rực rỡ, lung linh, dòng sông Hương xinh đẹp như
một sinh thể đang trở mình, thức dậy, vẫy vùng êm đềm xuôi chảy giữa những trang văn
thấm đượm chất thơ. Mỗi câu văn, mỗi đoạn văn là một nét chấm phá điểm xuyết và khắc
họa tài tình tạo nên cái chất riêng và độc đáo mang tên Hoàng Phủ Ngọc Tường. Dòng sông
đời thường đi vào văn chương nghệ thuật lại đẹp đến diệu kỳ, đôi khi còn khiến người đọc
phải thảng thốt ngỡ ngàng dưới vẻ đẹp diệu kỳ, xuân sắc và mộng mơ đến lạ của nó.
Nhà văn Nga Paustovsky từng khẳng định: “Niềm vui của nhà văn chân chính là được
Ý chính 1: Diện mạo dòng sông làm người dẫn đường tới xứ sở của cái đẹp”, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã không chỉ hấp dẫn
- Ví như “người tình mong đợi đến đánh thức ta bằng hình ảnh con sông Hương ở thượng nguồn với những vẻ đẹp hoang dại đầy cá tính,
người gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh ông còn miêu tả hình ảnh con sông với một cuộc hành trình đầy khó khăn, thử thách trước
đồng Châu Hóa đầy hoa dại”. khi trở thành người tình dịu dàng, chung thủy của mảnh đất cố đô. Chưa bao giờ con sông
+ Cách liên tưởng so sánh cho thấy sự chủ ngọt ngào và dịu dàng đến thế! Khi chảy qua đồng bằng, nhà văn ví con sông Hương như:
động đánh thức chính mình, để tự làm cuộc “người tình mong đợi đến đánh thức người gái đẹp mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy
hành trình để đi tìm cái thành phố tương lai. hoang dại”. Ý văn gợi cho chúng ta đến nàng công chúa với giấc ngủ trăm năm trong truyện
+ Trong cuộc hành trình đó, nó đã tự biết cổ tích “Người đẹp ngủ trong rừng”. Nhưng điểm khác biệt làm nên sự độc đáo cho bút ký
cách chuyển biến từ dòng chảy (tự nhiên) cho
Hoàng Phủ Ngọc Tường ở chỗ: Nếu trong truyện chàng hoàng tử đến đánh thức nàng công
đến dòng chảy tâm hồn để phù hợp với chàng
chúa, thì ở đây, nàng Hương đã chủ động đánh thức mình, chủ động làm cuộc hành trình
trai Huế của mình.
đầy gian truân để đi tìm đến thành phố tương lai mà nó thuộc về. Và một khi đã ý thức
được sự chủ động ấy, thì sông Hương cũng biết cách lúc nào chuyển dòng, lúc nào chuyển

____________________________________________________________________________________________
- Tài liệu lưu hành nội bộ | Trang 7 -
♥ Tài liệu khóa học nhóm “2K3 – LUYỆN VIẾT CHUYÊN SÂU” (cô Trần Thùy Dương) ♥
——————————————————————————————————————————————
sắc để hợp với cả “chàng trai Huế” - người tình mong đợi của nó. Hoàng Phủ Ngọc Tường
đã khéo léo gợi nhắc khoảng thời gian dài đằng đẵng từ quá khứ đến thực tại “phải nhiều
thế kỉ trôi qua”, mở ra một khoảng không gian mơ màng, yên ắng lạ kỳ. Có lẽ, trong cái
phút giây yên lắng ấy, cũng là lúc nó ngắm lại mình một lần nữa để chuẩn bị tinh thần gặp
thành phố thân yêu!
Khơi sâu vào mạch nguồn của cảm xúc, nương theo những nhịp chảy của dòng nước,
- Dòng chảy tự nhiên được so sánh như tâm Hoàng Phủ Ngọc Tường đã ghi lại thủy trình của sông Hương khi nó bắt đầu về xuôi tựa
trạng của người con gái đang yêu: “như một cuộc tìm kiếm có ý thức”, người tình nhân đích thực của một cô gái đang chìm
a. Dòng chảy tự nhiên đắm trong câu chuyện tình yêu lãng mạn, nhuốm màu cổ tích của chính mình. Sông Hương
+ Liên tục chuyển dòng với những cánh như bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài, nó như được thổi vào một mảnh tình riêng. Sông
cung thật mềm như cuộc tìm kiếm có ý thức Hương mang một vóc dáng mới, sức sống mới đầy khát khao và lãng mạn "Sông Hương đã
để đi đến nơi gặp thành phố tương lai của nó. chuyển dòng một cách liên tục, vòng giữa khúc quanh đột ngột, uốn mình theo những
+ Từ ngã ba Tuần, sông Hương theo hướng đường cong thật mềm". Hành trình đến với người tình mong đợi của người gái đẹp khá gian
Nam Bắc, chuyển hướng sang Tây Bắc, vòng
truân và nhiều thử thách. Nhưng trong quá trình ấy sông Hương lại như có cơ hội phô khoe
qua thềm bãi Nguyệt Biều, Lương Quán rồi
tất cả vẻ đẹp của mình - vẻ đẹp gợi cảm với những đường cong tuyệt mĩ của người gái đẹp
đột ngột vẽ một hình cung thật tròn về phía
bước ra từ cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại.
Đông Bắc, xuôi dần về Huế.
+ Người ta luôn nhìn thấy “dòng sông mềm
như tấm lụa”.
Cái tài hoa để người ta cứ mãi đắm say trong ký của Hoàng Phủ Ngọc Tường là nhà
b. Tâm trạng của người con gái đang yêu:
văn không chỉ tái hiện lại một cách chân thực dòng chảy tự nhiên của con sông mà quan

____________________________________________________________________________________________
- Tài liệu lưu hành nội bộ | Trang 8 -
♥ Tài liệu khóa học nhóm “2K3 – LUYỆN VIẾT CHUYÊN SÂU” (cô Trần Thùy Dương) ♥
——————————————————————————————————————————————
+ Háo hức: chuyển mình liên tục, vòng giữa trọng hơn là biến cái thủy trình ấy thành “hành trình đi tìm người yêu” của một người con
những khúc quanh đột ngột. gái đẹp, duyên dáng và tình tứ. Mô tả cái thủy trình rất tự nhiên của sông Hương, Hoàng
+ Làm duyên làm dáng: uốn mình với những Phủ Ngọc Tường đã cho thấy dòng chảy tâm trạng của người con gái đang háo hức gặp
cánh cung thật mềm. người yêu, nó háo hức đến nỗi phải chuyển dòng liên tục để khỏi lộ ra sự “ngượng ngùng”
+ Bối rối, hấp tấp” vấp Ngọc Trản (tức điện của mình – không dừng lại ở đó, sông Hương còn biết làm duyên làm dáng, nó uốn mình
Hòn Chén) với những đường cong thật mềm – rồi lại bối rối, hấp tấp đến mức vấp Ngọc Trản – nhưng
=> Như vậy, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã cho cũng chẳng giấu nổi sự tin tưởng tuyệt đối khi biết mình đã “tìm đúng đường về” rồi “đột
chúng ta thấy, không chỉ là thủy trình tự ngột vẽ một đường cung thật tròn về phía Đông Bắc, ôm lấy chôn đồi Thiên Mụ, xuôi dần
nhiên của dòng sông theo cấu trúc địa lý. Bởi về Huế”. Hoàng Phủ Ngọc Tường là người am hiểu Huế, nếu ông lái đò thuộc dòng sông Đà
địa hình miền Trung dốc và thoải, bị cắt xẻ từng cái chấm câu, chấm than và cả những đoạn xuống dòng” thì Hoàng Phủ Ngọc Tường
nên hình thành dòng chảy ngắn, dốc phải đổi tường tận địa hình Huế đến từng nhánh sông, ông có thể điểm đủ những khúc quanh của
hướng liên tục. dòng sông này. Cũng chính vì hiểu, nên nhà văn không lạ cấu trúc địa lý của dòng sông
Hương nói riêng mà mảnh đất miền Trung nói chung. Bởi địa hình miền Trung dốc và
thoải, bị cắt xẻ nên hình thành dòng chảy ngắn, dốc phải đổi hướng liên tục. Nhưng cái hay
của Hoàng Phủ Ngọc Tường, cái độc đáo trong lăng kính thẩm mĩ của ông, là cái nhìn nhân
hóa thành tâm trạng yêu của người con gái. Chính điều này đã tạo nên điểm nhìn hội họa
đầy mê hoặc của bút ký “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”
Nhà thơ Tố Hữu nói về mối quan hệ giữa cuộc đời và văn học: “Cuộc đời là nơi xuất
- Ý chính 2. Sắc nước:
phát cũng là đích tới cuối cùng của văn học”. Cuộc đời bao giờ cũng có những khoảng lặng
đã chiều, cũng như con người phải hình thành cho mình nhiều góc nhìn khác nhau. Văn

____________________________________________________________________________________________
- Tài liệu lưu hành nội bộ | Trang 9 -
♥ Tài liệu khóa học nhóm “2K3 – LUYỆN VIẾT CHUYÊN SÂU” (cô Trần Thùy Dương) ♥
——————————————————————————————————————————————
+ “Từ Tuần về đây sông Hương vẫn đi trong chương cũng vậy, nếu chỉ được thể hiện bảo hai gam màu sáng tối, trắng đen thì còn gọi gì
dư vang của Trường Sơn, vượt qua một lòng là “thế giới nghệ thuật”. Nghệ thuật là sự hoà quyện bởi nhiều sắc màu “lục, lam, tràm
vực sâu dưới chân núi Ngọc Trản để sắc nước tím…”. Và với một nhà văn bước vào nghệ thuật từ lối suy tư đa chiều như Hoàng Phủ Ngọc
trở nên xanh thẳm. Tường, ông cũng không ngại miêu tả chân thật sắc nước sông Hương với những gam màu
+ “Những ngọn đồi tạo nên những ánh phản khác nhau. “Từ tuần về đây sông Hương vẫn đi trong dư vang của Trường Sơn,”, vượt qua
quang nhiều màu sắc “sớm xanh, trưa vàng, một lòng vực sâu dưới chân núi Ngọc Trản để sắc nước trở nên xanh thẳm, và từ đó nó trôi
chiều tím”. đi giữa hai dãy đồi sừng sững như thành quách, với những điểm đột ngột như Vọng Cảnh,
+ Chảy qua quãng những rừng thông u tịch Tam Thai, Lựu Bảo”. Hoàng Phủ Ngọc Tường đã thấy những con thuyền trên sông Hương
với những lăng tẩm vua chúa thì mang vẻ đẹp chỉ bé vừa bằng con thoi, còn sông Hương lại như tấm lụa khổng lồ. Đấy là những tấm lụa
trầm mặc như là triết lí, như là cổ thi đầy âm rực rỡ những sắc màu và những sắc màu ấy lại biến đổi theo thời gian: “sớm xanh, trưa
u nhưng rất kiêu hãnh. vàng, chiều tím”. Thật ra, đó chỉ phản quang theo thời gian trong ngày nhưng cũng đủ cho
ta thấy vẻ đẹp kỳ ảo của thiên nhiên một “miền đất hứa”:
Sớm trông mặt đất thương xanh núi
Chiều vọng chân mây nhớ tím trời
(Xuân Diệu)
Sông Hương đã thực sự thuộc về Huế, khi đi giữa thiên nhiên, sông Hương cũng
chuyển mình bên những lăng tẩm, thành quách của vua chúa thời Nguyễn. Con sông hiền
- Ý chính 3. Tâm hồn sông Hương ở quãng này
hòa ở ngoại vi thành phố Huế như đang nép mình bên “giấc ngủ nghìn năm của những vua
đã như thực sự thuộc về Huế.
chúa được phong kín trong lòng những rừng thông u tịch”. Chảy bên những di sản văn hóa
ấy, con sông như bỗng trở nên nghiêm trang hơn, nó như khoác lên mình tấm áo “trầm

____________________________________________________________________________________________
- Tài liệu lưu hành nội bộ | Trang 10 -
♥ Tài liệu khóa học nhóm “2K3 – LUYỆN VIẾT CHUYÊN SÂU” (cô Trần Thùy Dương) ♥
——————————————————————————————————————————————
Từ một người con gái Di-gan phóng khoáng mặc” mang cái vẻ “như triết lí, như cổ thi”. Dòng sông hay chính là dòng chảy của lịch sử
và man dại sông Hương không ngại làm mới vẫn bền bỉ chảy qua năm tháng và đang vọng về trong ngày hôm nay. Sắp đến thành phố
mình, không ngại thay đổi mình từ dòng chảy mến thương, mặt nước sông Hương trở nên mơ màng, phẳng lặng trong tiếng chuông chùa
cho đến màu sắc, từ bề ngoài cho đến tâm Thiên Mụ ngân nga, giữa bạt ngàn tiếng gà của những xóm làng… Vậy là từ một người con
hồn để dâng hiến, tô điểm cho Huế. gái Di-gan phóng khoáng và man dại với những bước chân đầu tiên tìm về với Huế, sông
Hương thực sự đã biến đổi cả vẻ bề ngoài lẫn vẻ đẹp linh hồn của mình để thuộc về Huế
của mình.

____________________________________________________________________________________________
- Tài liệu lưu hành nội bộ | Trang 11 -

You might also like