You are on page 1of 9

PHÒNG GD&ĐT BA ĐÌNH KIỂM TRA GIỮA KÌ II MÔN NGỮ VĂN 9

TRƯỜNG THCS THĂNG LONG Năm học 2020-2021


Họ và tên:…………………………….Lớp:..... Thời gian làm bài: 90 phút – ĐỀ 1

Phần I ( 6 điểm): Trong bài thơ “ Nói với con” nhà thơ Y Phương viết:
…Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn…
Câu1 (1 điểm): Chép chính xác 10 câu thơ tiếp theo để hoàn chỉnh đoạn thơ.
Câu 2 (1 điểm): Nêu hoàn cảnh sáng tác và mạch cảm xúc của bài thơ “ Nói với con”
Câu 3 (0,5 điểm): Xác định thành ngữ trong đoạn thơ trên và nêu ý nghĩa của nó.
Câu 4 (3 điểm): Viết một đoạn văn nghị luận khoảng 12 câu theo phép lập luận tổng-
phân - hợp để làm rõ niềm tự hào của người cha về sức sống, phẩm chất cao đẹp của
người đồng mình. Trong đoạn có sử dụng thành phần biệt lập cảm thán và phép lặp để
liên kết câu (gạch chân dưới thành phần cảm thán và từ ngữ dùng làm phép lặp).
Câu 5 (0,5 điểm): Chép lại một câu thơ trong chương trình Ngữ văn 9 có sử dụng thành
ngữ. Nêu rõ tên tác giả, tác phẩm.
Phần II ( 4,0 điểm ) : Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“ Tri thức có sức mạnh to lớn như thế nhưng đáng tiếc là còn không ít người chưa
biết quý trọng tri thức. Họ coi mục đích của việc học chỉ là để có mảnh bằng mong sau
này tìm việc kiếm ăn hoặc thăng quan tiến chức. Họ không biết rằng, muốn biến nước ta
thành một quốc gia giàu mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh, sánh vai cùng các nước
trong khu vực và thế giới cần phải có biết bao nhà trí thức tài năng trên mọi lĩnh vực!”
(Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, trang 35)

Câu 1 (1 điểm) : Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên? Đoạn văn thể
hiện thái độ gì của người viết?
Câu 2 (1 điểm) : Gọi tên và chỉ rõ một phép liên kết trong đoạn trích trên.
Câu 3 (2 điểm) : Từ đoạn trích trên, cùng với những hiểu biết của bản thân, hãy viết một
văn bản khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về vai trò của trí thức trong
đời sống xã hội hiện nay.
PHÒNG GD&ĐT BA ĐÌNH KIỂM TRA GIỮA KÌ II MÔN NGỮ VĂN 9
TRƯỜNG THCS THĂNG LONG Năm học 2020-2021
Họ và tên:…………………………….Lớp:..... Thời gian làm bài: 90 phút – ĐỀ 2

Phần I ( 6 điểm): Y Phương là nhà thơ có hồn thơ chân thật, mạnh mẽ, trong sáng và
cách tư duy của người miền núi. Mở đầu bài thơ “ Nói với con” ông viết:
“Chân phải bước tới cha”
Câu1 (1 điểm): Chép chính xác 10 câu thơ tiếp theo để hoàn chỉnh đoạn thơ.
Câu 2 (0,5 điểm): Nêu nội dung chính đoạn thơ vừa chép
Câu 3 (1 điểm): Trong đoạn thơ trên, tác giả đã sử dụng trường từ vựng chỉ hoạt động
của con người. Hãy chỉ rõ các từ trong trường từ vựng đó và giá trị của chúng trong hai
câu thơ:
“Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát”
Câu 4 (3 điểm): Viết một đoạn văn nghị luận khoảng 12 câu theo phép lập luận tổng-
phân - hợp để làm rõ những điều người cha nói với con trong đoạn thơ vừa chép.Trong
đoạn có sử dụng thành phần biệt lập phụ chú và phép thế để liên kết câu (gạch chân dưới
thành phần phụ chú và từ ngữ dùng làm phép thế).
Câu 5 (0,5 điểm): Một văn bản trong chương trình Ngữ văn THCS cũng ghi lại lời dặn
dò của người cha với con về tình cảm gia đình thiêng liêng. Hãy ghi lại tên và tác giả của
văn bản đó.
Phần II ( 4,0 điểm ) : Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“ Tri thức có sức mạnh to lớn như thế nhưng đáng tiếc là còn không ít người chưa
biết quý trọng tri thức. Họ coi mục đích của việc học chỉ là để có mảnh bằng mong sau
này tìm việc kiếm ăn hoặc thăng quan tiến chức. Họ không biết rằng, muốn biến nước ta
thành một quốc gia giàu mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh, sánh vai cùng các nước
trong khu vực và thế giới cần phải có biết bao nhà trí thức tài năng trên mọi lĩnh vực!”
(Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, trang 35)
Câu 1 (1 điểm) : Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên? Đoạn văn thể
hiện thái độ gì của người viết?
Câu 2 (1 điểm) : Gọi tên và chỉ rõ một phép liên kết trong đoạn trích trên.
Câu 3 (2 điểm) : Từ đoạn trích trên, cùng với những hiểu biết của bản thân, hãy viết một
văn bản khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về vai trò của trí thức trong
đời sống xã hội hiện nay.
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ HỌC KỲ 2
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 9
Đề 1
PHẦN I: ( 6 điểm)
CÂU NỘI DUNG ĐIỂ
M
1 Người đồng mình thương lắm con ơi 1,0
(1,0đ) Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn
Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc
Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục
2 - Hoàn cảnh sáng tác: Năm1980 sau khi đất nước giành hòa bình, thống 0,5
( 1,0đ) nhất được 5 năm nhưng còn nhiều khó khăn. Bài thơ được viết nhân dịp
sinh nhật lần thứ nhất của con gái đầu lòng nhà thơ.
- Mạch cảm xúc:
-Mượn lời nói với con, nhà thơ gửi về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con 0,5
người, gợi về phẩm chất tốt đẹp, sức sống bền bỉ của con người quê
hương.
-Bài thơ đi từ tình cảm gia đình rồi mở rộng thành tình cảm quê hương, từ
kỉ niệm gần gũi mà nâng lên thành lẽ sống cao đẹp.
3 -Thành ngữ: Lên thác xuống ghềnh 0,25
(0,5đ) - Ý nghĩa: nỗi vất vả, khó nhọc trong cuộc sống 0,25
4 a. Hình thức: 0,5
(3đ) - Đúng hình thức đoạn tổng phân hợp, đủ số câu, liên kết chặt chẽ, mạch
lạc… 0,5
b. TV: - Có sử dụng hợp lý thành phần biệt lập cảm thán và phép lặp,
gạch chân, chú thích
c. Nội dung: Khai thác nghệ thuật để làm rõ nội dung: Niềm tự hào của
người cha về sức sống, phẩm chất cao đẹp của người đồng mình.
- Bền gan , vững chí. 2
- Yêu tha thiết và thủy chung với quê hương, dẫu quê hương còn nhiều
khó khăn, cực nhọc.
- Sống khoáng đạt, mạnh mẽ, mộc mạc, tràn đầy niềm vui và lòng lạc
quan.
- Giàu chí khí và niềm tin, có ý chí, tự lực tự cường, luôn có khát vọng
xây dựng quê hương.
* NT: khai thác cách nói mộc mạc, giàu hình ảnh của người miền núi,
phép điệp ngữ, hình ảnh so sánh, ẩn dụ (thông qua sử dụng thành ngữ)…

Đoạn văn tham khảo :


(1) Khổ thơ thứ hai, người cha tự hào nói với con về những phẩm
chất cao đẹp của người đồng mình và mong con hãy kế tục xứng đáng
những truyển thống tốt đẹp ấy. (Câu chủ đề 1)
-(2) Trước hết, người cha nói với con về cuộc sống của “người đồng
mình” “Người đồng mình thương lắm con ơi/Cao đo nỗi buồn/Xa nuôi chí
lớn/.../Không lo cực nhọc”. (3) Ngay ở dòng thơ đầu, nhà thơ trực tiếp bộc
lộ tình cảm qua cụm từ “thương lắm con ơi” : người cha thương cuộc sống
của người đồng mình còn đầy vất vả, gian lao “Sống trên đá gập ghềnh” ,
“Sống trong thung nghèo đói” , “lên thác xuống ghềnh”.(4)Cuộc sống ấy
(phép thế) đầy thử thách bởi thiên nhiên khắc nghiệt, sự sống cằn khô,
khó khăn cực nhọc.
(-)(5) Nhưng trên hết, trong khó khăn thử thách, những phẩm chất cao đẹp
của “người đồng mình” càng hiện lên rõ nét qua tâm tình của người cha
“Cao đo nỗi buồn/Xa nuôi chí lớn”.(6) Nhà thơ đã mượn chiều kích của
không gian để đo độ cao của nỗi buồn, độ xa của chí lớn, câu thơ đăng đối
đã khẳng định ý chí , nghị lực của con người quê hương – biết lo toan,
giàu ước mơ và khát vọng.
(-) (7) “Người đồng mình” , đó còn là những con người có sức sống bền
bỉ, mạnh mẽ, lối sống giản dị, tình nghĩa thủy chung, gắn bó với quê
hương “Sống trên đá không chê đá gập ghềnh/Sống trong thung không
chê thung nghèo đói”. (8) Điệp từ “sống” mở đầu ba câu thơ liên tiếp cùng
cụm từ “không lo” , “không chê” và biện pháp so sánh “sống như sông
như suối” khiến dòng thơ như lời dạy , vừa khẳng định lẽ sống cao đẹp,
một lòng gắn bó thủy chung, nghĩa tình với quê hương, vừa thể hiện sức
sống mạnh mẽ, nghị lực vượt lên khó khăn và tâm hồn phóng khoáng,
rộng mở của người đồng mình.
(-) (9) Phẩm chất của “người đồng mình” còn được người cha ca ngợi qua
kết cấu tương phản “người đồng mình thô sơ da thịt/Chẳng mấy ai nhỏ bé
đâu con” : họ có thể mộc mạc, giản dị, chất phác nhưng tâm hồn lại giàu ý
chí, nghị lực, niềm tin.
(-)(10) Đặc biệt, người đồng mình có lòng tự tôn dân tộc, có ý thức tự lực,
tự cường, xây dựng quê hương, duy trì truyền thống với những tập quán
tốt đẹp, tạo nên bản sắc của cộng đồng “Người đồng mình tự đục đá kê
cao quê hương/Còn quê hương thì làm phong tục”.(11)Y Phương đã tạc
nên một bức tượng đá sừng sững về hình ảnh “người đồng mình” mang
vóc hình, ý chí kiên cường của đá núi với tinh thần tự tôn sâu sắc.
 Như vậy, khổ thơ là niềm tự hào của người cha về sức sống, phẩm
chất cao đẹp của người đồng mình
5 Chép đúng câu thơ 0,25
Nêu đúng tên tác giả, văn bản 0,25
Đề 2PHẦN I: ( 7,0 điểm)
CÂU NỘI DUNG ĐIỂM
1 1,0
(1,0đ)
2 -Nội dung chính: Người cha nói với con về cội nguồn sinh dưỡng của 0,5
(0,5đ) mỗi con người đó là gia đình và quê hương.
3 - Trường từ vựng: “đan”, “cài”, “ken” 0,25
- Tác dụng: 0,75
+ Thể hiện sự khéo léo, tài hoa của người đồng mình.
+ Gợi sự gắn bó keo sơn trong cuộc sống mộc mạc của đồng bào dân
tộc miền núi.
+ Gợi tình cảm yêu mến, gắn bó của tác giả với quê hương.
4 a. Hình thức: 0,5
(3đ) - Đúng hình thức đoạn tổng phân hợp, đủ số câu theo yêu cầu, liên kết
chặt chẽ, mạch lạc…
b. TV:Có sử dụng hợp lý thành phần biệt lập phụ chú và khởi ngữ ( gạch 0,5
chân, chú thích)
c. Nội dung:Khai thác nghệ thuật để làm rõ nội dung cội nguồn sinh
dưỡng là gia đình và quê hương.
- Phân tích 4 câu thơ đầu ( hìnhảnh mộc mạc, cấu trúc đối xứng, điệp
ngữ…)  Con được sinh ra trong hạnh phúc và lớn lên trong tình yêu 2đ
thương, sự mong chờ của cha mẹ. Gia đình là cái nôi nuôi dưỡng con
trưởng thành.
- Các câu thơ tiếp: (phân tích các yếu tố NT thể hiện qua các từ ngữ,
hìnhảnh thơ… ) Con còn lớn lên trong cuộc sống lao động của người
đồng mình, trong sựđùm bọc, che chở của con người và núi rừng quê
hương. Thiên nhiên và con người quê hơng che chở, nuôi dưỡng, bồi đắp
cho con về tâm hồn và lối sống.
Cha muốn nhắc con về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người,
truyền cho con tình yêu và lòng biếtơn, niềm tự hào về gia đình và
quê hương.
Đoạn văn tham khảo :
(1) Khổ thơ đầu, người cha nói với con về cội nguồn sinh dưỡng :
“Chân phải bước tới cha/Chân trái bước tới mẹ/Một bước chạm tiếng
nói/Hai bước tới tiếng cười/Người đồng mình yêu lắm con ơi/Đan lờ
cài nan hoa/Vách nhà ken câu hát/Rừng cho hoa/Con đường cho
những tấm lòng/Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới/Ngày đầu tiên đẹp
nhất trên đời.”
(2)Nói về cội nguồn sinh dưỡng của con, điều đầu tiên người cha muốn
nói là tình cảm gia đình – cái nôi dưỡng con trưởng thành “Chân phải
bước tới cha/Chân trái bước tới mẹ/Một bước chạm tiếng nói/Hai bước
tới tiếng cười”.(3)Bằng một loạt các hình ảnh cụ thể mà giàu sức khái
quát mang đậm tư duy của người miền núi, nhịp thơ 2/3 , cấu trúc đối
xứng “chân phải” – “chân trái” , “Một bước” – “Hai bước”, “Tiếng nói” –
“tiếng cười” , nhiều từ lặp lại ; hình ảnh hoán dụ và ẩn dụ chuyển đổi cảm
giác, bốn câu thơ đã tạo nên âm điệu tươi vui và không khí gia đình đầm
ấm, quấn quít, hạnh phúc.(4) Ở đó, từng bước đi , từng tiếng nói cười của
con đều được cha mẹ chăm chút, vui mừng đón nhận, con lớn lên từng
ngày trong tình yêu thương , trong sự nâng đón, mong chờ của cha mẹ.(5)
Đó là tình cảm ruột thịt , là công lao trời biển mà con phải khắc cốt ghi
xương.
(6)Không chỉ vậy, người cha còn nói với con : con lớn lên trong cuộc
sống lao động, trong tình yêu thương của “người đồng mình” và trong
nghĩa tình quê hương. (7) Thật vậy, cuộc sống lao động cần cù , tươi vui
của “người đồng mình” được nhà thơ gợi lên qua các hình ảnh đẹp
“Người đồng mình yêu lắm con ơi/ Đan lờ cài nan hoa/Vách nhà ken câu
hát”. (8) Bao yêu thương, tự hào của nhà thơ dành cho quê hương, cho
người đồng mình đã kết tụ vào cụm từ “yêu lắm con ơi”: nhà thơ yêu vẻ
đẹp tài hoa của những con người lao động “đan lờ cài nan hoa”, yêu cả sự
đoàn kết, tinh thần lạc quan tràn ngập trong “vách nhà ken câu hát”
+(9)Đâu chỉ đẹp về con người, thiên nhiên núi rừng quê hương cũng đùm
bọc , che chở , nuôi dưỡng con “Rừng cho hoa/Con đường cho những tấm
lòng”. (10)Rừng núi quê hương thơ mộng nghĩa tình hay chính tâm hồn
quê hương rất lãng mạn và nên thơ “Rừng cho hoa” – hoa là vẻ đẹp của
thiên nhiên ban tặng, nghĩa là rừng đã đem lại cho con vẻ đẹp, niềm vui
và hạnh phúc trong cuộc sống.(11)Đặc biệt, hình ảnh “con đường cho
những tấm lòng” gợi nhiều ý nghĩa : con đường thực vào bản lên rẫy,
cũng là con đường ẩn dụ cho những ân tình của quê hương, cho tấm lòng
bao dung của tình người.(12)Vậy là thiên nhiên quê hương che chở, nuôi
dưỡng con cả về tâm hồn và lối sống.
-Như vậy, bằng giọng thơ đầy tự hào, người cha muốn nhắc con về
cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người, truyền cho con tình yêu và
lòng biếtơn, niềm tự hào về gia đình và quê hương. (Câu chủ đề 2 )
5 VB: Mẹ tôi – E. A-mi-xi 0,5

PHẦN II: ( 4,0 đ)


1 - Phươngthứcbiểuđạt:nghịluận 0,5
( 1đ) - Tháiđộcủangườiviết: 0,5
+ Khôngđồngtình( phêphán)vớinhữngngườikhôngbiếtquýtrọng tri thức.
+ Đềcaovaitrògiátrịcủa tri thứctrongsựnghiệppháttriểnđấtnước.
2 - Phépthế:câu 1-2: “Ngườichưabiếtquýtrọng tri thức” - “họ” 0,5
(1đ) - Phéplặp:câu 2-3 : “họ” - “họ” 0,5
- Phépliêntưởng: tri thức- việchọc- nhàtríthức
*Mở đoạn:Dẫndắtvànêukhái quát vai trò quantrọngcủa tri thức đối với đời sống xã 1,5
hội. Tro
* Thân đoạn: - Kháiniệm tri thức: ngđ
+ Tri thứclànhữnghiểubiếtvềkhoahọc, vănhọc, lịchsử ,đờisốngxãhộimà con ó
ngườichiếmlĩnhđược.
+Lànhữnghiểubiếtcủanhânloạiđượcđúckếtquảhàngtrămthếkỷpháttriểntừthờixaxưađ
ếnngày nay. 0,5
- Vai trò của tri thức: ( lílẽ + dẫnchứng)
+ Vềchínhtrị: Tri thứccóvaitròquantrọngđểxâydựngđượcnềnchínhtrịvữngmạnh,
ổnđịnh. Nhữngngườilãnhđạocótàinăng, nănglực, cótầmnhìnxatrôngrộng.
+ Vềkinhtế: Tri thứcgópphầngiữvaitròchínhtrongpháttriểnnềnkinhtế tri
thứcvàđưađấtnướcsánhvaivớicườngquốctrênthếgiớitrongxuthếhộinhậpvàxuthế 4.0 0,5
+Đốivớixãhội,vănhoá,giáodục:Trthứccũnggóptiếngnóicủamìnhvàosựổnđịnhpháttriể
nbềnvữngcủađấtnước.
+ Đốivớiconngười:Tri thứcmanglạicuộcsốngđủđầy, nângcaochấtlượngđờisốngcho
con người. Mangđếnnhữnggiátrịmớicủacuộcsốngthôithúc con ngườikhámphá,
sángtạovàướcmơ…Đồngthời tri thứcgiúpbảnthân con
ngườingàycànghoànthiệnhơnvềnhâncách, biếtyêuthương chia sẻnhiềuhơn.
Từđónângcaogiátrịbảnthân…
-Bànluậnmởrộng:Phêphánnhữngngườikhôngcoitrọng tri thức, khôngcó ý
thứchọctậptraudồikiếnthức, lườihọc,thiếurènluyệnkĩnăng…
-Liênhệ bản thân :
+ Tíchcựcpháthuyvàtraudồicácgiátrịcủa tri thứcbằngcáchhọctập,
nghiêncứuvàsángtạo…
+ Tíchcựctiếpcânvànângcaokhảnăng Tin học, Ngoạingữđểđápứngnhucầuthờiđạisố.
* Kếtđoạn:Khẳngđịnhlạigiátrịcủa tri thứctrongđờisốngxãhội.
0,25

0,25

You might also like