You are on page 1of 7

PHÒNG GD & ĐT HUYỆN CƯMGAR Đ ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG

TRƯỜNG THCS ĐINH TIÊN HOÀNG NĂM HỌC 2017 - 2018


Môn: Ngữ văn lớp 7
Thời gian làm bài: 120 phút

Câu 1: (6 điểm)
Đọc đoạn thơ và trả lời câu hỏi:
Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ
(Tiếng gà trưa, Xuân Quỳnh, Ngữ Văn 7, tập 1)
a. Chỉ ra và nêu đặc điểm của các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ.
b. Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về hiệu quả nghệ thuật của các phép tu
từ đó trong việc thể hiện nội dung.
Câu 2: (2 điểm)
Chép lại nguyên văn phần dịch thơ bài: “ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” của
Lý Bạch
Câu 3: (2 điểm)
Nhận xét ngắn gọn về sự khác nhau của cụm từ ta với ta trong hai bài thơ Qua Đèo
Ngang (Bà Huyện Thanh Quan) và Bạn đến chơi nhà (Nguyễn Khuyến)
Câu 4: (10 điểm)
Phát biểu cảm nghĩ của em về bài ca dao
“ Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ngời ngời biển Đông
Núi cao, biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!”

-------------------HẾT------------------------

HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI


Năm học: 2017 – 2018
Môn: Ngữ Văn 7
Thời gian: 120 phút
Câu 1: (6 điểm)
a. Chỉ ra và nêu đặc điểm của các biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn
thơ: (2 điểm )
- Điệp ngữ: vì. Đặc điểm: điệp ngữ cách quãng
- Liệt kê: Vì lòng yêu Tổ Quốc/ Vì xóm làng thân thuộc/ Bà ơi cũng vì bà/ Vì tiếng
gà cục tác/ Ổ trứng hồng tuổi thơ. Đặc điểm: trình bày từ khái quát đến cụ thể
b. Viết đoạn văn cảm nhận : (4 điểm)
Những ý chính cần thể hiện:
- Xác định được vị trí, nội dung chính của đoạn thơ: Sau những kỉ niệm về bà hiện
lên trong hồi tưởng, người chiến sĩ trở về với hiện tại và bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ
về mục đích chiến đấu
- Điệp ngữ cách quãng “vì” lặp lại bốn lần ở bốn dòng thơ liên tiếp gây chú ý cho
người đọc, nhấn mạnh nguyên nhân chiến đấu của người chiến sĩ.
- Phép liệt kê theo trình tự từ khái quát đến cụ thể đã giúp tác giả đưa ra một loạt
hình ảnh gợi cảm và có hệ thống: Tổ quốc, xóm làng, bà, tiếng gà, ổ trứng. Nhờ
phép liệt kê, tình cảm của tác giả vừa được thể hiện ở diện rộng vừa có chiều sâu.
- Điệp ngữ vì kết hợp phép liệt kê trên đây một cách nhuần nhuyễn không chỉ nhấn
mạnh được mục đích chiến đấu mà còn lí giải một cách cảm động ngọn nguồn của
lòng yêu nước, làm sáng lên một chân lí phổ biến. Liên hệ ….
- Đoạn thơ ngắn, diễn đạt tự nhiên với việc kết hợp hai phép tu từ đã hoàn thiện
mạch cảm xúc của bài thơ, làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước của nhân
vật trữ tình.
Câu 2: (2 điểm)
Chép đúng nguyên văn phần dịch thơ bài: “ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” của
Lý Bạch
Không bắt buộc đúng dấu chấm, phẩy
Đầu giường ánh trăng rọi
Ngỡ mặt đất phủ sương
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,
Cúi đầu nhớ cố hương.
Câu 3: (2điểm)
Nhận xét được sự khác nhau của 2 cụm từ ta với ta trong hai bài thơ:
Trong bài Qua Đèo Ngang:
- Chỉ tác giả với nỗi niềm của chính mình (0,5 điểm)
- Sự cô đơn, bé nhỏ của con người trước non nước bao la (0,5 điểm)
Trong bài Bạn đến chơi nhà:
- Chỉ tác giả với người bạn (0,5 điểm)
- Sự chan hòa, sẻ chia ấm áp của tình bạn bè thắm thiết (0.5 điểm)
Câu 4: (10 điểm)
- Yêu cầu chung: Biết cách làm một bài văn phát biểu cảm nghĩ về bài ca dao đã
được học. Bài viết phải có bố cục chặt chẽ, hành văn trôi chảy mà ít mắc lỗi về
diễn đạt
- Yểu cầu cụ thể về hình thức (3 điểm)
+ Văn phong, diễn đạt (1,5 điểm)
+ Chữ viết, cách trình bày, bố cục, chính tả (1, 5 điểm)
- Nội dung: (7 điểm)
+ Trong đó, mở bài: 2 điểm, kết bài 2 điểm
+ Thí sinh phải dựa trên cơ sở bám sát bài ca dao và phát biểu cảm nghĩ một cách
chân thành các ý cơ bản sau:
 Cha mẹ là người sinh ra, nuôi dưỡng và dạy bảo con cái nên người. Công lao cha
mẹ nuôi con vất vả nhiều bề, nghĩa tình lớn lao sánh như biển rộng, núi cao. Vì thế:
 Con cái phải ghi nhớ công ơn trời biển của cha mẹ
 Biết kình trọng, hiếu thảo với cha mẹ của mình

-----------------------Hết--------------------

You might also like