You are on page 1of 15

Mẹ tôi

Bố cục:
- Đoạn 1 (Từ đầu … xúc động vô cùng): lời tự bộc lộ của đứa con.
- Đoạn 2 (còn lại): tình cảm, thái độ người cha khi con mắc lỗi và gợi tình mẫu tử.
Câu 1 (trang 11 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Đây là bức thư người bố gửi cho con nhưng tác giả lại lấy nhan đề là “Mẹ tôi” vì nội dung chủ yếu của tác phẩm là viết
về người mẹ, mục đích của bức thư là nhắc nhở, giáo dục con cần lễ độ và kính yêu mẹ.
Câu 2 (trang 12 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Thái độ của người bố với En-ri-cô : buồn bã, giận dữ và nghiêm khắc. Thể hiện qua giọng văn, câu từ, hình ảnh (thà
rằng bố không có con, bố không nén được cơn tức giận, …). Lí do là bởi En-ri-cô đã thiếu lễ độ với mẹ khi cô giáo đến
thăm.
Câu 3 (trang 12 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Người mẹ của En-ri-cô : Thương con sâu sắc, mãnh liệt; giàu đức hi sinh, hết lòng tận tụy vì con; dịu dàn và hiền hậu :
mẹ phải thức suốt đêm … nghĩ rằng có thể mất con ; sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc … để cứu sống con ; …
Câu 4 (trang 12 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Lí do khiến En-ri-cô “xúc động vô cùng” : a, c, d, e và còn bởi En-ri-cô là một cậu bé ngoan biết hối lỗi, vì sự kính
trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả.
Câu 5* (trang 12 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Người bố không nói trực tiếp với En-ri-cô mà lại viết thư bởi vì : bày tỏ được thái độ nghiêm khắc, tình phụ tử sâu sắc,
lại là một cách giáo dục kín đáo tinh tế mà không làm ảnh hưởng đến lòng tự trọng của En-ri-cô.

Cuộc chia tay của những con búp bê


Bố cục :
- Đoạn 1 (Từ đầu ... hiếu thảo như vậy) : Cảnh hai anh em chia đồ chơi.
- Đoạn 2 (tiếp ... trùm lên cảnh vật) : Thủy chia tay lớp học.
- Đoạn 3 (còn lại) : cảnh hai anh em chia tay.
Tóm tắt
Câu chuyện kể về cuộc chia tay đầy xúc động giữa hai anh em Thành và Thủy vì bố mẹ ly hôn mà mỗi người một ngả :
Thành ở lại thành phố với bố, Thủy về quê cùng mẹ.
Câu 1 (trang 26 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Truyện viết về cuộc chia tay của hai anh em Thành và Thủy. Nhân vật chính là Thành và Thủy.
Câu 2 (trang 27 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
a. Câu chuyện được kể theo ngôi thứ nhất (nhân vật xưng tôi là Thành). Việc lựa chọn ngôi thứ nhất, tác giả thể hiện
được những ý nghĩ, cảm xúc, tâm trạng nhân vật trực tiếp và làm tăng tính chân thực.
b. Nhan đề : "búp bê" gợi lên sự ngây thơ trong sáng trẻ thơ, gợi liên tưởng đến hai anh em Thành, Thủy trong sáng và
đáng yêu. Tiêu đề thể hiện tình huống truyện đau lòng.
Câu 3 (trang 27 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Các chi tiết thể hiện tình cảm hai anh em :
- Chia sẻ giúp đỡ : Thủy đem kim chỉ ra sân vận động vá áo cho anh ; Thành giúp em học bài, luôn đón em học về.
- Gần gũi, yêu thương : Vừa đi vừa trò chuyện, nắm tay thân mật ; Khi chia đồ chơi, muốn nhường hết cho người kia ;
Khi chia tay bật khóc.
Câu 4* (trang 27 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
- Sự mâu thuẫn :
+ Tru tréo lên khi anh đặt hai con búp bê xa nhau.
+ Khi anh đặt lại chúng cạnh nhau thì Thủy cũng kêu lên "Lấy ai gác đêm cho anh".
- Cách giải quyết : gia đình tái hợp, không có ly hôn, chia xa.
- Cách lựa chọn của Thủy : Đặt con Em Nhỏ quàng vào tay con Vệ Sĩ, để con búp bê ở lại gác cho anh.
+ Ý nghĩa : Lòng vị tha, nhân hậu của Thủy. Thể hiện niềm mong ước, khát khao hạnh phúc, không muốn chia lìa.
Câu 5 (trang 27 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Chi tiết gây bàng hoàng trong cuộc chia tay lớp học : Cô tặng Thủy quyển sổ và chiếc bút máy nắp vàng nhưng Thủy
không dám nhận vì Thủy không được đi học nữa, mà có thể sẽ đi bán hàng cho mẹ.
- Ý nghĩa : Sự mất mát, đau xót quá lớn, phải chịu cảnh thất học, phải kiếm sống từ lúc còn nhỏ. Một kết quả đau lòng
của hôn nhân đổ vỡ.
Câu 6 (trang 27 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Dắt Thủy ra khỏi trường, Thành kinh ngạc vì trong khi hai anh em đang chịu đựng sự mất mát to lớn như thế thì xung
quanh không hề có gì là đồng cảm. Điều này làm tăng nỗi bơ vơ, nỗi đau không được chia sẻ.
Câu 7 (trang 27 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Lời nhắn gửi của tác giả : mái ấm gia đình vô cùng quý giá và quan trọng. Hãy trân trọng và gìn giữ nó.

Ca dao, dân ca những câu hát về tình cảm gia đình


Câu 1 (trang 36 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Bài Lời của ai, nói với ai ? Cơ sở
(1) lời mẹ hát ru con “ghi lòng con ơi”
(2) lời người con gái lấy chồng xa quê với mẹ “trông về quê mẹ”
(3) con cháu với ông bà dựa vào nghĩa và câu “nhớ ông bà bấy nhiêu”
(4) - ông bà, cô bác nói với cháu dựa trên nội dung
- cha mẹ dặn dò con cái
- anh em một nhà
Câu 2 (trang 36 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1): Phân tích Bài 1 :
- Tình cảm muốn diễn tả : tình cảm cha mẹ với con cái, nhắn nhủ con phải ghi nhớ công lao trời biển của cha mẹ.
- Cái hay : phép so sánh (công cha - núi ngất trời; nghĩa mẹ - nước biển Đông), đối xứng (cha-mẹ; núi-biển), thể lục bát
dân gian, âm điệu sâu lắng đi vào lòng người.
- Một số câu ca dao tương tự :
+ "Lên non mới biết non cao
Nuôi on mới biết công lao mẫu tử"
+ "Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con"
+ "Nuôi con mẹ héo vóc hình
Cạn bầu sữa ngọt mà tình không vơi"
Câu 3 (trang 36 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1): Phân tích Bài 2 - Tâm trạng người phụ nữ lấy chồng xa quê :
- Thời gian : "chiều chiều" - từ láy gợi buồn và thời gian tuần hoàn, lặp lại.
- Không gian : "ngõ sau " - vắng lặng, không gian rộng, gợi sự cô đơn.
- Hành động : "đứng " - sự hướng vọng, không yên lòng.
- Nỗi niềm : "ruột đau chín chiều " - "chín bề", nhiều bề : nỗi cô đơn làm dâu xứ lạ, nhớ thương cha mẹ, tê tái, đau buồn
không giúp đỡ được cha mẹ.
Câu 4 (trang 36 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1): Phân tích Bài 3 - nỗi nhớ và sự yêu kính với ông bà :
- "Ngó lên " : thể hiện sự tôn kính.

- Hình ảnh "nuộc lạt " : có hai ý nghĩa là "rất nhiều" và "tình cảm gắn bó".
- Cặp từ so sánh "Bao nhiêu ... bấy nhiêu " : nỗi nhớ trùng điệp nhiều vô kể
Câu 5 (trang 36 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1): Phân tích Bài 4 - tình cảm anh em thân thương :
- Điệp từ "cùng chung - cùng thân " : tình thiêng liêng, quan trọng.
- So sánh : ví anh-em với tay-chân, những bộ phận gắn bó khăng khít trên một thể thống nhất, nói lên sự gắn bó anh em.
→ Nhắc nhở : anh em phải hòa thuận, đoàn kết, thương yêu nhau để cha mẹ vui lòng cũng là lẽ sống đúng đắn.
Câu 6 (trang 36 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1): Những biện pháp nghệ thuật được cả bốn bài ca dao sử dụng :
- Thể thơ lục bát
- Lối ví von, so sánh.
- Hình ảnh gần gũi, quen thuộc trong đời sống.
- Ngôn ngữ vẫn mang tính chất hướng ngoại nhưng không theo hình thức đối đáp mà chỉ là lời nhắn nhủ, tâm tình.
Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người

Câu 1 (trang 39 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):


Ý kiến đúng là ý b và c.
Câu 2 (trang 39 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Chàng trai, cô gái dùng những địa danh với những đặc điểm để hỏi – đáp là vì muốn thử tài hiểu biết kiến thức lịch sử,
địa lí. Cách hỏi – đáp vừa để chia sẻ dự hiểu biết vừa thể hiện niềm tự hào và tình yêu với quê hương đất nước. Đây cũng
là một cách bày tỏ tình cảm.
Câu 3 (trang 40 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
- Cụm từ “Rủ nhau” : thể hiện quan hệ gần gũi, thân thiết và cùng chung mối quan tâm. Mang tính cộng đồng của ca
dao.
- Cách tả cảnh của bài 2 : Không tả cụ thể mà liệt kê sự phong phú của cảnh.
- Địa danh và cảnh trí trong bài gợi lên vẻ đẹp thủ đô, gợi tình yêu, niềm tự hào về cảnh đẹp, về truyền thống lịch sử,
văn hóa của đất nước.
- Câu hỏi tu từ cuối bài “Hỏi ai gây dựng nên non nước này ? ” : nhắc nhở công lao dựng nước của ông cha, cũng nhắc
nhở thế hệ sau về việc trân trọng, giữ gìn, tiếp nối truyền thống đó.
Câu 4 (trang 40 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
- Cảnh trí xứ Huế : nên thơ, trữ tình, làm ngơ ngẩn hồn người, tựa bức tranh sơn thủy thơ mộng.
- Cách tả cảnh : dung phép so sánh chủ đạo, từ tả màu sắc tươi tắn, nên thơ.
- Đại từ “Ai” : từ phiếm chỉ, chỉ người quen, người chưa quen, có thể là mọi người.
- Tình cảm ẩn chứa trong lời mời, lời nhắn “Ai vô xứ nghê thì vô …” : tự hào và muốn chia sẻ nó với tất cả mọi người.
Câu 5 (trang 40 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
- Nét đặc biệt trong hai dòng thơ đầu bài 4 : dòng thơ 12 tiếng thay vì lục, bát; phép điệp từ, đảo ngữ.
- Tác dụng, ý nghĩa : gợi sự to lớn, rộng rãi, trần đầy sự sống.
Câu 6 (trang 40 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Hình ảnh cô gái trong hai dòng cuối bài 4 : “như chẽn lúa đòng đòng” – sự trẻ trung, đầy sức sống, tinh khôi thanh khiết.
Cô gái là biểu tượng cho sự hòa hợp con người với thiên nhiên.
Câu 7 (trang 40 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
- Bài 4 là lời của chàng trai đang ngắm cô gái trên cánh đồng, chàng trai yêu mến và cảm thấy sự hồn nhiên thanh khiết
của cô gái và vẻ đẹp thiên nhiên.
- Cách hiểu khác của bài 4 : lời của cô gái đứng trước cánh đồng “bát ngát mênh mông”, cô gái cất lên tiếng nhỏ bé giữa
thiên nhiên.

Những câu hát than thân

Câu 1 (trang 49 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):


Sưu tầm một số bài ca dao mượn hình ảnh con cò diễn tả cuộc đời, thân phận :
- Cái cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non
Nàng về nuôi cái cùng con
Để anh đi trẩy nước non Cao Bằng
- Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao…
Câu 2 (trang 49 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
- Cách diễn tả cuộc đời lận đận, vất vả của con cò :
+ Từ láy “lận đận” và thành ngữ “lên thác xuống ghềnh” tăng sức biểu cảm.
+ Đối lập : nước non >< một mình, thân cò >< thác ghềnh, lên >< xuống, bể kia đầy >< ao kia cạn. Chúng tô đậm nỗi
vất vả, đơn độc thân cò.
+ Câu hỏi tu từ: Cho ao kia cạn, cho gầy cò con? - lời than, câu hỏi không lời đáp.
- Ngoài nội dung than thân, bài ca này còn là lời tố cáo xã hội phong kiến bất công, là nỗi bất bình phản kháng của kẻ bị
áp bức.
Câu 3 (trang 49 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
- “Thương thay” : tiếng than biểu hiện sự đồng cảm, thương xót.
- Ý nghĩa của sự lặp lại : cuộc đời con vật nhỏ bé nào cũng đáng thương, tô đậm nỗi thương cảm, xót xa, đặc biệt kết nối
và mở ra những nỗi thương khác.
Câu 4 (trang 49 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
- Thương con tằm : thân phận bị bòn rút sức lực.
- Thương lũ kiến li ti : những người lao động làm việc suốt đời mà vẫn túng thiếu.
- Thương hạc : cuộc đời phiêu bạt, khốn khó, không có tương lai.
- Thương con cuốc : thấp cổ bé họng, không được thương xót.
⇒ những nỗi thương thân phận bé nhỏ, bị ức hiếp trong xã hội.
Câu 5* (trang 49 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1): Sưu tầm :
- Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày
- Thân em như hạt mưa rào
Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa
- Thân em như miếng cau khô
Kẻ thanh tham mỏng, người thô tham dày
- Thân em như giếng giữa đàng
Người khôn rửa mặt, người phàn rửa chân.
- Các bài ca dao trên nói về thân phận bấp bênh, vấp vả của người phụ nữ xưa.
- Nghệ thuật : Cấu trúc “Thân em…” so sánh với những hình ảnh trôi nổi, vô định gợi lên hình ảnh, thân phận người
phụ nữ.
Câu 6 (trang 49 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Hình ảnh so sánh “trái bần trôi” – loại quả vừa chua vừa chát đã bị rụng lại bị “gió dập sóng dồi”. Qua đây có thể thấy
cuộc đời người phụ nữ thời phong kiến nghèo hèn lắm khổ đau, lại bị vùi dập trôi nổi.

Những câu hát châm biến

Câu 1 (trang 52 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):


- Hình ảnh “chú tôi” ở bài 1 : nghiện rượu, nghiện chè, nghiện ngủ, lười biếng.
- Ý nghĩa hai dòng đầu : Thể hiện một hình ảnh đối lập với nhân vật “chú tôi” được giới thiệu sau đó : một cô gái đẹp
(cô yếm đào), hay lam hay làm.
- Bài châm biếm hạng người ham chơi lười làm.
Câu 2 (trang 52 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
- Bài 2 nhại lời của thầy tướng số nói với cô gái đi xem bói.
- Lời của thầy bói hoàn toàn là những điều hiển nhiên mà ai cũng biết
- Đối tượng phê phán : những kẻ hành nghề mê tín dị đoan lừa lọc người khác để kiếm tiền, cũng phê phán những người
ít hiểu biết, nhẹ dạ cả tin, tin vào những điều phản khoa học.
- Một số bài ca dao tương tự :
+ Nhà bà có con chó đen
Người lạ nó cắn, người quen nó mừng
+ Số cậu là số đào hoa
Vợ cậu con gái, đàn bà mà thôi
Câu 3 (trang 52 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
- Ý nghĩa tượng trưng của các con vật :
+ con cò : người có thân phận nhỏ bé – nông dân.
+ Cà cuống : những kẻ có vai vế, địa vị - lí trưởng, xã trưởng.
+ Chim ri : kẻ có kiếm chác chia phần – cai lệ, lính.
+ chào mào : người phục vụ tang lễ (kèn, trống).
+ chim chích : mõ làng rao tin.
- Việc chọn các con vật để miêu tả, “đóng vai” khiến cho cảnh tượng trở nên sinh động, lí thú, mọi hành động, đối tượng
chỉ thấp thoáng chứ không cụ thể. Việc châm biếm trở nên kín đáo.
- Bài phê phán hủ tục ma chay chọn ngày, ăn uống, chia phần ồn ào ở xã hội cũ.
Câu 4 (trang 52 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
- Chân dung “cậu cai” : tưởng là quyền lực (“nón dấu lông gà”), tưởng là giàu có (“ngón tay đeo nhẫn”), nhưng thực
chất ba năm mới được sai làm việc một lần, mà quần áo còn phải đi mượn đi thuê. Vậy có lẽ chiếc nhẫn kia cũng chỉ là đồ
mượn.
- Nghệ thuật châm biếm : xưng hô “cậu cai” (nịnh bợ, châm biếm), sự phóng đại và đối lập tạo nên hình ảnh châm biếm
sâu sắc.

Sông núi nước Nam


Câu 1 (trang 64 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Bài thơ Nam quốc sơn hà thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt : 4 câu, mỗi câu 7 tiếng; hiệp vần cuối câu.
Câu 2 (trang 64 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
- Tuyên ngôn độc lập là lời tuyên bố về chủ quyền đất nước, khẳng định chủ quyền quốc gia.
- Nội dung Tuyên ngôn độc lập trong bài thơ này :
+ Nước Nam thuộc chủ quyền người Nam, có vị vua riêng, nước Nam độc lập đã là phận định sẵn
+ Khi ngoại bang xâm chiếm nhất định sẽ gánh lấy thất bại
Câu 3 (trang 64 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
- Bố cục thể hiện nội dung biểu ý :
+ Hai câu đầu : nước Nam là của người Nam, điều đó đã được định ở sách trời.
+ Kẻ thù không được phép xâm phạm nếu không sẽ chuốc lấy bại vong.
- Nhận xét : bố cục lô-gic và chặt chẽ, nêu chủ quyền trước, sau biểu ý quyết tâm bảo vệ chủ quyền.
Câu 4 (trang 64 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Ngoài biểu ý, Sông núi nước Nam còn biểu cảm. Điều đó được bộc lộ trực tiếp mà kín đáo qua lời khẳng định, ngôn từ
đanh thép, mãnh liệt, quyết tâm
Câu 5 (trang 64 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Giọng điệu bài thơ qua ngôn ngữ : dõng dạc, đanh thép, mang đầy tinh thần hào hùng dân tộc.

Phò giá về kinh


Câu 1 (trang 68 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Bài thơ viết theo thể ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật : gồm 4 câu, mỗi câu 5 tiếng, hiệp vần cuối các dòng 2, 4 (vần bằng).
Câu 2 (trang 68 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1): Về nội dung :
- Hai câu đầu : hào khí chiến thắng.
- Hai câu sau : khát vọng hòa bình.
Cách biểu ý : trước tiên tái hiện những chiến công chống ngoại xâm, sau thể hiện khát vọng hòa bình, lời động viên xây
dựng, phát triển đất nước.
Cách biểu cảm : bài thơ tràn ngập cảm hứng hào sảng, tự hào, kiêu hãnh trước những chiến công vang dội; niềm tin,
thương yêu cho đất nước.
Câu 3 (trang 68 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Điểm giống và khác ở cách biểu ý và biểu cảm của bài Phò giá về kinh và Sông núi nước Nam :
- Điểm giống :
+ Thể hiện khí phách kiên cường, tinh thần độc lập tự chủ, ý chí quyết tâm chống giặc ngoại xâm của dân tộc.
+ Ngắn gọn, súc tích mà mạnh mẽ, cô đúc mà thâm trầm. Cảm xúc hoà trong ý tưởng, được thể hiện qua ý tưởng.
- Điểm khác : thể thơ.

Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra


Câu 1 (trang 76 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Về thể thơ : thất ngôn tứ tuyệt giống với bài Sông núi nước Nam đã học (4 câu, mỗi câu 7 tiếng, hiệp vần chân câu 1-2-
4).
Câu 2 (trang 77 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Cụm từ “nửa như có nửa như không” (bán vô bán hữu) có nghĩa là phong cảnh mờ ảo, nửa có nửa không, nửa thực nửa
ảo. Quang cảnh gợi lên : làng xóm đang chìm, mờ trong sương khói. Cái thực, ảo tạo sự mơ màng, nên thơ.
Câu 3 (trang 77 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1)
Cảnh vật miêu tả lúc hoàng hôn, ánh mặt trời đã tắt nhưng vẫn trông được, có tiếng sáo, thấy cánh cò trắng đáp xuống
ruộng. Thôn xóm đã mờ ảo trong sương khói.
Câu 4 (trang 77 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
- Cảm nhận về cảnh tượng: thanh bình và thơ mộng - xóm làng, thôn quê vừa ảo vừa thực, tiếng sáo vọng, cánh cò
trắng, buổi chiều muộn.
- Tâm trạng tác giả : chìm đắm vào cảnh, ngắm nhìn, thưởng thức thiên nhiên.
Câu 5* (trang 77 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Mọi cảnh vật miêu tả chân thực, chất phác. Một vị vua có tâm hồn thi sĩ, gần dân, thương dân, gắn bó với cuộc sống
bình dị thôn dã.
Thời nhà Trần trong lịch sử nước ta là một thời đại thịnh trị, oai hùng với chiến thắng ba lần chống đội quân lớn mạnh
thời bấy giờ - quân Nguyên-Mông, và được nhân dân yêu mến và ủng hộ.

Bài ca Côn Sơn


Câu 1 (trang 80 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Bài thơ viết theo thể lục bát : tối thiểu có một cặp câu 6(lục)-8(bát). Cách hiệp vần: tiếng cuối của câu sáu vần với tiếng
thứ sáu của câu tám, tiếng cuối của câu tám lại vần với tiếng cuối của câu sáu.
Câu 2 (trang 80 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Đoạn thơ có năm từ ta :
a. Nhân vật ta là nhà thơ.
b. Hình ảnh và tâm hồn nhân vật ta : người yêu và hòa hợp với thiên nhiên, một thi sĩ có tâm hồn phóng khoáng, nhân
cách thanh cao.
c. Cách ví von cho thấy tâm hồn yêu thiên nhiên của nhân vật ta. Đồng thời thể hiện sự tinh tế, óc tưởng tượng của
người thi sĩ.
Câu 3 (trang 80 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Cảnh tượng Côn Sơn rất đẹp tựa tranh, nên thơ, khoáng đạt, êm đềm, thanh tĩnh qua các chi tiết “suối chảy rì rầm”, “đá
rêu phơi”, “thông mọc như nêm”, “trúc bóng râm”, đặc biệt là có người thi sĩ “ngâm thơ nhàn”.
Câu 4* (trang 80 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Hình ảnh ta ngâm thơ nhàn trong màu xanh mát của trúc bóng râm cũng chính là chân dung thi sĩ Nguyễn Trãi ở Côn
Sơn. Hình ảnh của những bậc thánh nhân quân tử thường thấy trong thơ văn xưa, an nhàn hòa hợp với thiên nhiên, như
người tiên cõi phàm trần.
Câu 5 (trang 81 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
- Hiện tượng điệp nhiều lần điệp từ trong đoạn thơ : Côn Sơn – 2 lần, ta – 5 lần, như – 3 lần, có – 2 lần.
- Tác dụng điệp từ với việc tạo nên giọng điệu đoạn thơ : nổi bật nhân vật và vẻ đẹp thiên nhiên, tạo giọng điệu êm ái,
du dương và uyển chuyển cho câu thơ.

Sau phút chia li


* Bố cục: 12 câu chia làm 3 khổ thơ.
- khổ 1 (4 câu đầu): nỗi trống trải của lòng người trước cuộc chia ly.
- khổ 2 (4 câu tiếp): nót xót xa khi cách mấy nghìn trùng.
- khổ 3 (câu còn lại): nỗi sầu trước cảnh vật.
Câu 1 (trang 92 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Thể thơ song thất lục bát là sự sáng tạo của người Việt.
- Bốn câu hợp thành một khổ: hai câu 7 chữ (song thất), hai câu 6- 8 (lục bát)
- Không hạn định về độ dài bài thơ
Hiệp vần: chữ cuối của câu 7 trên vần dưới với chữ thứ 5 câu 7 phía dưới
+ Chữ cuối của câu 6 hiệp vần với chữ thứ 6 của câu 8
+ Chữ cuối của câu 8 vần với chữ thứ 5 câu 7 khổ tiếp theo
Câu 2 (Trang 92 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Bốn câu thơ đầu: Cảnh chia ly của chinh phu và chinh phụ
+ Người phụ nữ đưa tiễn chồng với nỗi buồn vạn dặm
+ Sử dụng phép đối: chàng đi- thiếp về
→Sự chia lìa trở thành hiện thực khắc nghiệt không thể níu kéo, thay đổi
+ Hình ảnh: mây biếc, núi xanh – sự chia cắt, khoảng cách ngàn trùng vời vợi giữa hai người
Câu 3 (Trang 92 sgk ngữ văn 7 tập 1
Các địa danh như Hàm Dương, Tiêu Dương trong bài đều mang tính ước lệ
+ Người chinh phụ hoang mang trong câu hỏi “Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng”
→Khoảng cách trở nên mơ hồ, không đong đo đếm được
- Các phép đối, lặp từ, đảo từ đều mang ý nghĩa diễn tả nỗi đau chia ly của người chinh phụ khi ngóng chồng
+ Nối nhớ mong đau đáu của người chinh phụ chỉ gom lại bởi hai địa danh Hàm Dương- Tiêu Tươn
+ Người chinh phụ yêu chồng nên hình dung rõ rệt về sự mong ngóng của chồng về mình: chàng ngoảnh lại – thiếp
trông sang
→Sự xa cách về không gian vật lý càng làm cho tình cảnh chia ly thêm sầu thảm
Câu 4 (trang 93 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Bốn câu thơ cuối: Diễn tả khoảng cách giữa hai người (một ngàn dâu thăm thẳm)
- Hình ảnh ngàn dâu được lặp đi lặp lại trong bài là cách diễn đạt, sử dụng tài tình
Xanh xanh… ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt
- Hình ảnh người chinh phu với khoảng cách vô tận, tới khi trông lại chỉ thấy “xanh mấy ngàn dâu”
- Chàng ngoảnh lại, thiếp trông sang chỉ còn thấy một màu xanh, mơ hồ, huyền ảo
Nỗi sầu muộn của người chinh phụ, nỗi xót xa dâng đầy “Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai”
→Hình ảnh người chinh phụ đau đáu trông theo, màu xanh xanh trở thành xanh ngắt choán hết không gian và tâm trí
Câu 5 (trang 93 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Điệp ngữ trong đoạn thơ: Tiêu Tương- Hàm Dương, ngàn dâu – ngàn dâu, xanh xanh – xanh ngắt – Diễn tả khoảng cách
nghìn trùng giữa hai người
- Tạo âm điệu trầm buồn, phù hợp với nỗi sầu ly biệt của người chinh phụ
- Diễn tả nỗi xót xa, nỗi mong ngóng khắc khoải giữa hai người
Câu 6 (trang 93 sgk ngữ văn 7 tập 1
Đoạn thơ có cách sử dụng ngôn từ điêu luyện- đặc biệt cách dùng từ ngữ
→Diễn tả tài tình, sinh động và tinh tế tâm trạng nhớ thương da diết, đau xót tột cùng của người chinh phụ khi xa chồng
- Lên án, tố cáo chiến tranh phi nghĩa đẩy người dân vào cảnh lầm than, khổ cực
- Thể hiện niềm khao khát hạnh phúc của người phụ nữ xưa.

Bánh trôi nước


* Bố cục: 2 phần
- Phần 1 (2 câu đầu): Hình ảnh chiếc bánh trôi nước.
- Phần 2 (2 câu cuối): Thân phận, phẩm chất người phụ nữ qua hình ảnh bánh trôi nước
Câu 1 (trang 95 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Bánh trôi nước thuộc thể loại thất ngôn tứ tuyệt
+ Bốn câu, mỗi câu 7 chữ, ngắt nhịp 4/3
+ Gieo vần: vần được gieo cuối câu 1, câu 2 và câu 4
Câu 2 (Trang 95 sgk ngữ văn 7 tập 1)
a, Nghĩa đen: Hồ Xuân Hương tả chiếc bánh trôi nước trong trạng thái được luộc chín:
- Vừa trắng lại vừa tròn
- Bảy nổi ba chìm
- Tùy sự khéo léo của người nặn bánh
- Lòng son: nhân đường bên trong chiếc bánh
b, Tác giả thể hiện tài tình phẩm chất và thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ
- Từ “thân em” – cách nói phổ biến trong dân gian- gợi lên hình ảnh thân phận bảy nổi ba chìm của người phụ nữ trong xã
hội phong kiến
- Thái độ ngợi ca, trân trọng vẻ đẹp về phẩm chất của người phụ nữ
- Tình thương, sự thông cảm, thái độ khẳng định, ngợi ca
⇒ Hình ảnh bánh trôi nước tượng trưng cho thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến dù bị xô đẩy vẫn trong trắng,
chung thủy, son sắt
c, Hồ Xuân Hương có những bài thơ tả cảnh, tả vật khác như Cái quạt, Qủa mít, mời trầu
- Điểm chung: Mượn hình ảnh của sự vật để cất lên tiếng nói thương cảm, bênh vực và nâng đỡ người phụ nữ
- Nghĩa bóng, tả người con gái mới quyết định giá trị của bài thơ.

Qua đèo ngang


* Bố cục : đề - thực - luận - kết
- 2 câu đề : cái nhìn chung về cảnh vật
- 2 câu thực : miêu tả cuộc sống con người
- 2 câu luận : tâm trạng tác giả
- 2 câu kết : nỗi cô đơn lên cao
Câu 1 (trang 103 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Qua Đèo Ngang thuộc thể loại
Thất ngôn bát cú
+ Tám câu, mỗi câu 7 chữ
+ Cách gieo vần: cuối các câu 1, 2, 4, 6, 8
+ Câu 3 và 4 đối nhau, câu 5 và câu 6 đối nhau
Câu 2 (trang 105 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Cảnh tượng Đèo Ngang được nêu trong bài: thời điểm chiều tà
→ Thời điểm chiều tà gợi lên những nỗi buồn, nhất là người phụ nữ xa nhà
Câu 3 (trang 105 sgk ngữ văn 7 tập 1)
- Cảnh vật gồm có: cỏ, cây, hoa, lá, dãy núi, con sông, cái chợ, mấy túp nhà, có tiếng chim cuốc và chim đa đa, có vài chú
tiều phu
- Cảnh Đèo Ngang rậm rạp, um tùm, hoang vắng: cỏ cây chen đá
- Con người xuất hiện thưa thớt, ít ỏi: lác đác chợ mấy nhà, tiều vài chú
- Tiếng kêu quốc quốc, gia gia khắc khoải càng gợi lên cảm giác buồn giữa không gian hoang vắng
Câu 4 (Trang 105 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Cảnh tượng ở Đèo Ngang: um tùm cỏ cây, hoang vắng, thưa thớt con người
- Tiếng chim quốc quốc kêu trong bi thiết càng làm tăng thêm nỗi buồn, sự hoang vắng
→ Cảnh vật hoang sơ, thưa thớt càng làm nỗi nhớ quê hương dâng lên và làm nỗi buồn, nỗi cô đơn, âm thầm của mình khi
đối diện với thiên nhiê
Câu 5 (trang 87 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan khi Đèo Ngang là tâm trạng cô đơn, nhớ nhà, nhớ nước
- Tác giả mượn cảnh vật để giãi bày tâm trạng
- Mượn tiếng chim để gợi nhớ quá khứ nước nhà
- Câu thơ cuối biểu cảm trực nỗi buồn, nỗi cô đơn thầm kín, hướng nội của tác giả
⇒ Tâm trạng của tác giả: buồn, cô đơn, hoài cổ
Câu 6 (trang 87 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Một mảnh tình riêng với ta giữa cảnh trời, non, nước bao la ở Đèo Ngang khác với những không gian khác
- Tác giả đối diện với không gian hoang vắng, hiu quạnh → cảm thấy cô đơn và nỗi buồn nhân lên gấp bội

Bạn đến chơi nhà


Bố cục: 3 phần
- Câu đầu : cảm xúc khi bạn đến
- 6 câu tiếp : hoàn cảnh nhà thơ khi bạn đến chơi
- Câu cuối : tình cảm thắm thiết với bạn
Câu 1 (trang 105 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Bạn đến chơi nhà thuộc thể Đường luật thất ngôn bát cú:
+ 8 câu, mỗi câu 7 tiếng
+ Gieo vần: gieo vần chân 1, 2, 4, 6, 8
+ Nhịp điệu: hài hòa,
Câu 2 (trang 105 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Bài thơ xây dựng tình huống không có gì để tiếp bạn vẫn làm nổi bật được tình bạn thắm thiết, sâu đậm
- Theo nội dung của câu thứ nhất, rất lâu rồi bạn mới đến chơi. Nguyễn Khuyến phải tiếp bạn thật chu đáo, tử t
- Nhưng sáu câu thơ tiếp theo cho thấy hoàn cảnh đặc biệt
+ Muốn ra chợ thì chợ xa
+ Muốn sai bảo trẻ thì trẻ lại vắng nhà
+ Muốn bắt cá thì ao sâu
+ Muốn bắt gà vườn rộng, rào thưa
+ Những thực phẩm như thịt, cá, rau đậu của vườn lại chưa ăn được
+ Miếng trầu cũng không có
→ Tạo ra tình huống có sẵn mọi thứ nhưng hóa ra lại không có gì, từ đó làm nổi bật tình cảm mang ra tiếp bạn.
- Tình huống được tạo ra có tính bông đùa, có sẵn nhưng hóa ra lại không có gì, nhấn mạnh sự chân tình có thể bù đắp sự
thiếu thốn vật chất
c, Câu thơ thứ 8 với cụm từ ta với ta ý nghĩa: không cần vật chất đầy đủ mà chỉ cần cái tình đủ làm cho tình bạn thắm
thiết.
+ Thương quý nhau ở cái tình, ăn ở đối xử với nhau.
→ Chỉ những người bạn thương quý nhau, cảm thông cho nhau thì gặp nhau cũng đã vui rồi
d, Bạn đến chơi nhà, sau câu chào hỏi, tác giả đã nghĩ ngay tới việc lo vật chất để tiếp bạn cho xứng với tình cảm của hai
người:
+ Nhà thơ rất quan tâm đến bạn, muốn tiếp bạn chu đáo nhất
+ Sự coi trọng, quý mến bạn của nhà thơ

Xa ngắm thác núi lư


Bố cục (2 phần) :
- Câu đầu : Tả núi Hương Lô
- 3 câu sau : Tả thác nước núi Lư
Câu 1 ( trang 111 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Từ “vọng” với ý nghĩa là trông “xa”, dao là “xa
- Tác giả đứng từ xa để nhìn thác nước núi Lư
- Vị trí này không thể quan sát chi tiết, cụ thể nhưng có thể nhìn bao quát, tổng thể
→ Cái đẹp của thác nước là cái đẹp được quan sát và miêu tả từ xa
Câu 2 (Trang 111 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Nhà thơ Lí Bạch đã miêu tả thác nước vào lúc có mặt trời chiếu rọi:
+ Thác nước bọt tung, nước tỏa ra sương khói, mặt trời chiếu xuống tạo ra những tia khói huyền ảo
+ Thác nước trở nên đẹp hơn nhờ ánh nắng mặt trời, giống như lư hương khổng lồ tỏa lên bầu trời
- Ý nghĩa: Khi tả núi Hương Lô có tác dụng làm nổi bật thác nước lung linh, huyền ảo của tạo hóa
Câu 3 (trang 111 sgk ngữ văn 7 tập 1)
- Câu thơ thứ hai:
+ Nhà thơ đứng từ xa quan sát thấy thác nước tuôn xuống ầm ầm biến thành dải lụa trắng rủ xuống yên ắng
+ Chữ “quải” biến cái động thành tĩnh, thống nhất với cảm nhận của tác giả
- Câu thứ ba: cảnh vật từ tĩnh chuyển thành động bởi chữ “treo”
+ Hình ảnh dòng thác mờ nhạt và ảo giác về dải ngân hà ở cuối câu trở nên thiếu cơ sở
+ Thế núi cao và sườn núi dốc đứng, tạo ra dòng chảy mạnh, huyền ả
+ Miêu tả sự hùng vĩ của thác nước trong trạng thái động ở tốc độ chảy nhanh, mạnh
→ Một dòng thác mạnh, nhanh, dốc
- Câu thơ thứ tư:
+ Nhà thơ đứng giữa ranh giới giữa hư với thực
+ Tưởng tượng ra con thác giống như dải ngân hà giống như hàng ngàn ngôi sao lạc khỏi vũ trụ để rơi xuống
+ Tác giả gợi lên cảm xúc kì diệu trong lòng bạn đọc khi chiêm ngưỡng vẻ đẹp hiếm có
Câu 4 (Trang 112 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Lí Bạch là một trong số những nhà thơ nổi tiếng đời Đường được mệnh danh là thi tiên
+ Tâm hồn ông luôn rộng mở, phóng khoáng, tự do
+ Ông yêu và trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp của tự nhiên, quê hương đất nước
+ Những câu thơ của ông thể hiện sự tài hoa và tình cảm tha thiết với tự nhiên
Câu 5 (trang 112 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Trong hai cách giải thích thì em thích cách dịch trong phần dịch nghĩa vì:
- Nêu được điểm vẻ đẹp của dòng thác giống như dòng sông treo lơ lửng trên không trung tạo ra vẻ đẹp hùng vĩ

Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh

* Bố cục: 2 phần
- Phần 1 (hai câu đầu): Cảnh đêm thanh tĩnh
- Phần 2 (hai câu tiếp): Cảm nghĩ của tác giả
Câu 1 (trang 124 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Hai câu thơ đầu thiên về tả cảnh, hai câu sau thiên về tả tình
     + Hình ảnh ánh trăng suốt hiện ở “sàng tiền” thể hiện sự thao thức, trăn trở không ngủ được của nhà thơ: Lí Bạch yêu
trăng, nhớ quê
     + Câu thơ thứ 2: Ánh trăng tràn ngập không gian đồng nghĩa với việc vị trí ngắm trăng thay đổi từ sàng tiền tới song
tiền: tâm trạng bâng khuâng, xao xuyến
⇒ Hai câu thơ đầu, từ cảnh nhận ra tình
- Hai câu thơ sau: nỗi niềm nhớ cố hương hiện hữu rõ nét
     + Ngẩng đầu nhìn trăng sáng: Vầng trăng thanh tĩnh, sáng dịu hiền hiện ra, đây là đêm trăng đẹp nhưng yên tĩnh
→ Mối quan hệ nhân quả giữa cảnh và tình tác động qua lại: Vì trăng sáng nên không ngủ được, không ngủ được càng
thấy trăng sáng hơn, đẹp hơn
Câu 2 (trang 124 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Hai câu thơ cuối giống hệt nhau về: cấu trúc ngữ pháp, từ vựng, số lượng chữ
Động từ Danh từ Động từ Tình từ Danh từ

Câu 3 Cử đầu vọng minh nguyệt

Câu 4 Đê đầu tư cố hương

- Tác dụng phép đối: Làm nổi bật hình ảnh, sự vật, giúp tác giả thể hiện rõ dụng ý của mình
Câu 3 (trang 124 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Các động từ được sử dụng trong bài Tĩnh dạ tứ: nghi (ngỡ), vọng (nhìn), đê (cúi), tư (nhớ)
Từ các động từ này ta có thể nắm được mạch cảm xúc của bài thơ. Bốn động từ đều bị lược đi chủ thể hành động, nhưng
có thể khẳng định rõ chủ thể trữ tình và chủ thể hành động
     + Nhân vật trữ tình tỉnh dậy thì nhận thấy ánh sáng lọt qua khe cửa, ngỡ ngàng không rõ sương hay trăng, nhà thơ
ngẩng lên như thể xác nhận
     + Khoảnh khắc ngẩng đầu gợi lên trong lòng tác giả niềm nhớ thương quê cũ
     + Hành động cúi đầu như cố nén đi nguồn cảm xúc đang trào dâng
→ Các động từ được sử dụng trong bài là ngọn nguồn của mạch cảm xúc của nhà thơ.
Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê

* Bố cục: 2 phần
- Phần 1 (hai câu đầu): những thay đổi và không thay đổi của con người
- Phần 2 (2 câu cuối): tâm trạng nhà thơ khi bị coi là khách ở quê
Câu 1 (trang 127 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Nhân vật trữ tình- tác giả trở thành khách trên chính mảnh đất quê hương mình ngay trong ngày đầu tiên trở về
→ Đây là lý do chính để tác giả sáng tác bài thơ
- Khác với Lý Bạch, xa quê, thương nhớ quê cũ nên tức cảnh sinh tình
Câu 2 (trang 127 sgk ngữ văn 7 tập 1)
- Trong bài có sử dụng hình thức tiểu đối:
     + Thiếu tiểu li gia >< Lão đại hồi
     + Hương âm vô cải >< Mấn mao tồi
→ Đối giữa các vế trong một câu, mỗi vế nhỏ có hai bộ phận đối nhau rất chỉnh, hài hòa
- Thông qua hình thức tiểu đối này nhà thơ tổng quát được sự thật ngậm ngùi, suốt cuộc đời tha hương, ra đi từ khi còn
trẻ trở về thì đã già. Tuy vậy giọng quê vẫn không thay đổi, vẫn nguyên vẹn
- Hương âm vô cải: Giọng quê không đổi nói tới tấm lòng không thay đổi, nói tới phần tinh tế sâu thẳm trong con người
không thay đổi.
→ Hồn quê, tình yêu quê hương tồn tại vĩnh cửu trong tâm trí nhà thơ.
Câu 3 (trang 127 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Phương thức biểu đạt Tự sự Miêu tả Biểu cảm Biểu cảm qua miêu tả Biểu cảm qua tự sự

Câu 1 X X X

Câu 2 X X

Câu 4 (trang 127 sgk ngữ văn 7 tập 1)


- Sự khác nhau cơ bản về giọng điệu biểu đạt ở câu thơ đầu và cuối
     + Hai câu thơ đầu: giọng tự sự xen lẫn chút ngậm ngùi, chua xót của người con xa quê lâu ngày trở lại: “ Trẻ đi, già
trở lại nhà/ Giọng quê không đổi sương pha mái đầu.
     + Hai câu dưới: giọng bi hài, hóm hỉnh: sự hồn nhiên ngây thơ của trẻ tạo ra hoàn cảnh trớ trêu (khách ngay trên
chính quê hương của mình)
→ Cảm giác xa lạ, lạc lõng ngay trên chính mảnh đất quê hương không còn người thân thích, quen biết khiến nhân vật
trữ tình ngậm ngùi, chua xót

Bài ca nhà tranh bị gió thu phá


Câu 1 (trang 133 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Bài thơ chia làm 4 phần:
     + Phần 1 (khổ thứ nhất): tác giả miêu tả cảnh nhà tranh bị gió thu thổi bay lớp tranh
     + Phần 2 (khổ 2): Những đứa trẻ lấy nốt những lớp tranh bị thổi tung
     + Phần 3 (khổ 3): Nỗi khổ mà gia đình tác giả đối mặt trong đêm mưa
     + Phần 4 (khổ 4) Ước mơ cao cả của tác giả
b, Bài thơ có 3 khổ thơ 5 câu: khổ 1, 2 và 4
- Khổ thơ 1,2, 3 đa phần có 7 chữ trong mỗi câu thơ
- Khổ thơ 4 số chữ là 9, 10 chữ trong mỗi dòng
- Cách gieo vần:
     + Khổ thơ 2 và 3 gieo vần trắc: thể hiện sự khốn cùng đến đau xót, dằn vặt của tác giả
     + Khổ thơ cuối chủ yếu là vần bằng thể hiện mơ ước của tác giả về cuộc sống ấm no hơn.
Câu 2 (trang 134 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Phương thức Miêu tả Biểu cảm trực tiếp Miêu tả kết Tự sự kết
biểu đạt Tự sự Miêu tả kết hợp tự hợp với biểu hợp với biểu
sự cảm cảm

Phần đầu (3 X X X X
khổ thơ đầu)

Phần sau
( khổ thơ
cuối)

Câu 3 (trang 134 sgk ngữ văn 7 tập 1)


Nỗi khổ khi ngôi nhà bị gió thu phá: cái bay sang sông, trên ngọn cây, rơi xuống lòng mương tơi tả
→Cảnh tượng điêu tàn
- Đỗ Phủ rất nghèo, để có được căn nhà đó phải nhờ vào sự trợ giúp của những người thân thích và bạn bè nay đã bị gió
cuốn
- Nỗi khổ của sự bất lực: Hình ảnh lũ trẻ đua nhau cướp những tấm tranh chạy đi, đối diện với hình ảnh ông già chống
gậy yếu ớt, bất lực
- Tình cảnh khổ cực khi phải đối mặt với cảnh mưa lạnh: chăn mền ướt rách nát, con thơ đạp lên rách nát thêm, cả nhà
run rẩy
- Nỗi khổ trong chiến tranh loạn lạc: Chiến tranh là căn nguyên chính của những nỗi khổ thường nhật kia
     + Vì chiến tranh mà gia đình phải lang bạt, nhà thơ phải từ quan, những đứa trẻ phải đi cướp giật từ người khác
→Thông qua cách miêu tả sinh động, chân thực và hàm súc hiện lên cảnh khốn cùng của tác giả cũng chính là bức tranh
chung của xã hội những ngày đen tối
Câu 4 (trang 134 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Nếu không có đoạn cuối của bài thơ thì giá trị biểu cảm của bài thơ giảm đáng kể khi chỉ có giá trị hiện thực:
     + Người đọc sẽ chỉ nhìn thấy hoàn cảnh khốn khó của nhà thơ mà không nhìn thấy được tấm lòng nhân hậu của nhà
thơ
     + Không thấy được vẻ đẹp của giấc mơ và tấm lòng nhân ái, vị tha của tác giả
→ Nhờ vào 5 câu thơ cuối nỗi đau của người trở thành tấm gương phản chiếu mạnh mẽ nhất nỗi đau chung của muôn
người, muôn nhà
Cảnh khuya, rằm tháng riêng
* Bố cục
Cảnh khuya
- Phần 1 (hai câu đầu): Cảnh khuya tại chiến khu Việt Bắc
- Phần 2 (hai câu cuối): tâm trạng nhà thơ
Rằm tháng riêng
- Phần 1 (hai câu đầu): cảnh đêm trăng tròn
- Phần 2 (hai câu cuối): hoạt động cách mạng trong đêm trăng.
Hướng dẫn soạn bài
Câu 1 (trang 142 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Hai bài phiên âm được làm theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt : gồm 4 câu, mỗi câu 7 tiếng, gieo vần chân ở câu 1-2-4. Với
Cảnh khuya ngắt nhịp 3/4 (câu 1), 4/3 (câu 2 và 3), 2/5 (câu 4); còn Rằm tháng giêng ngắt nhịp 4/3 toàn bài.
Câu 2 (trang 142 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Hai câu thơ đầu bài Cảnh khuya miêu tả cảnh trăng sáng về khuya với cách so sánh thể hiện sự tinh tế tạo sự trẻ trung,
gần gũi. Hình ảnh “trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”, một không gian lung linh, huyền ảo, sống động ánh trăng.
Câu 3 (trang 142 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
- Hai câu cuối của bài Cảnh khuya biểu hiện sự say mê vẻ đẹp thiên nhiên của tác giả. Bác chưa ngủ không chỉ vì thiên
nhiên mà còn vì tấm lòng lo dân lo nước.
- Trong hai câu ấy có từ “chưa ngủ” được lặp lại, đó là nỗi băn khoăn về vận nước, đó là tấm lòng thiết tha vì dân vì
nước.
Câu 4 (trang 142 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Rằm tháng giêng miêu tả một không gian rộng lớn với bầu trời, mặt nước, dòng sông như nối liền, trải rộng được miêu
tả khái quát từ gần tới xa, từ thấp lên cao.
- Câu thơ thứ hai lặp lại ba lần chữ “xuân” thể hiện sự tràn đầy sắc xuân, sức xuân, sức sống ùn ùn trỗi dậy, mùa xuân
chuyển động lớn dần, lớn dần.
Câu 5 (trang 142 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Bài Nguyên tiêu gợi nhớ đến bài thơ Phong kiều dạ bạc của Trương Kế trong thơ cổ Trung Quốc : Dạ bán chung thanh
đáo khách thuyền (trong Phong kiều dạ bạc) với câu thơ Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền (trong Nguyên tiêu) đều nói về
lúc đêm khuya, về thuyền, về sông nước.
Câu 6 (trang 142 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Hai bài thơ biểu hiện tâm hồn thơ mộng, yêu thiên nhiên, say đắm, hòa mình vào ánh trăng núi rừng. Thể hiện phong
thái ung dung, tinh thần lạc quan của Bác.
Câu 7* (trang 142 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
- Trăng trong Cảnh khuya : cảnh trăng ngàn gió núi, cảnh lung linh huyền ảo quấn quýt hòa quyện.
- Trăng trong Rằm tháng giêng : là trăng xuân, cảnh trăng trên sông, con thuyền nhỏ, không gian bát ngát tràn sức xuân.
2
Tiếng gà trưa
Bố cục:
- Phần 1 (Khổ 1): tiếng gà khơi dậy tình kí ức tuổi thơ.
- Phần 2 (Khổ 2 – khổ 6): những kỉ niệm thơ ấu và người bà.
- Phần 3 (khổ 7, 8): những suy nghĩ, giấc mơ người lính.
Câu 1 (trang 151 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Cảm hứng của tác giả được khơi gợi từ tiếng gà trưa nhảy ổ trên đường hành quân xa. Mạch cảm xúc tự nhiên mà đầy
sức gợi. Từ tiếng gà cục tác đến những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ, hình ảnh người bà tần tảo, khắc sâu hình ảnh quê hương.
Câu 2 (trang 151 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Những hình ảnh và kỉ niệm đã được gợi lại từ tiếng gà trưa :
- Con gà mái mơ với ổ trứng.
- Lần bị bà mắng vì nhìn gà đẻ.
- Người bà chắt chiu từng quả trứng, chăm lo quần áo mới cho cháu.
⇒ Thể hiện sự trong sáng hồn nhiên của một đứa trẻ, cũng như tình cảm yêu quý, trân trọng của người cháu với bà.
Câu 3 (trang 151 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Hình ảnh người bà chịu thương chịu khó, chắt chiu từng niềm vui nho nhỏ trong cuộc sống nhiều vất vả, lo toan.
- Tình cảm bà cháu sâu nặng, thắm thiết. Bà tần tảo, chắt chiu lo cho cháu, cháu yêu thương, quý trọng, biết ơn bà.
Câu 4 (trang 151 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Bài thơ viết theo thể 5 chữ linh hoạt, cách gieo vần cũng linh hoạt. Phần lớn là vần cách, có khi chỉ cần giữ âm điệu.
- Câu thơ “Tiếng gà trưa” được lặp lại nhiều lần ở câu mở đầu các khổ 2, 3, 4, 7. Điều này tạo nên điểm nhấn về cảm
xúc, tạo sự liền mạch khiến hình ảnh thơ luôn da diết và nồng nàn.

Một thứ quà của lúa non: Cốm


Bố cục:
- Phần 1 (2 đoạn đầu): hương thơm lúa non gợi nhớ đến cốm và sự hình thành cốm.
- Phần 2 (đoạn thứ 3): phát hiện và ca ngợi giá trị của cốm.
- Phần 3 (đoạn cuối): bàn về cách thưởng thức cốm
Câu 1 (trang 162 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Bài tùy bút nói về cốm làng Vòng của Hà Nội. Tác giả đã sử dụng nhiều phương thức nhưng chủ yếu là biểu cảm.
Câu 2 (trang 162 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1): Từ đầu … sự trong sạch của Trời :
- Tác giả mở đầu bằng những hình ảnh, chi tiết :
+ Hương thơm lá sen trong làn gió nhẹ mùa hè.
+ Hương thơm bông lúa trên cánh đồng xanh.
- Tác giả tạo nên tính biểu cảm của đoạn văn qua cảm giác về hương thơm lá sen, mùi lúa non, cảm nhận tinh tế về “giọt
sữa” đông lại trong cái vỏ xanh xanh.
Câu 3 (trang 162 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Tác giả nhận xét tục dùng hồng và cốm làm đồ sêu tết là rất phù hợp. Màu sắc, hương vị hòa hợp, nâng đỡ lẫn nhau :
xanh tươi + đỏ thắm, thanh đạm + ngọt sắc.
Câu 4 (trang 163 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
“Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước … nội cỏ An Nam”. Nhận xét của tác giả thật tinh tế, chính xác. Cốm được
làm từ lúa non, một đặc trưng của đồng nội, mang trong mình hương vị mộc mạc, thanh khiết. Nó đã trở thành một món
quà, thành lễ phẩm rất độc đáo. Hơn thế, nó còn gắn với phong tục văn hóa của dân tộc.
Câu 5 (trang 163 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Đoạn cuối bàn về sự thưởng thức cốm. Tác giả vô cùng tinh tế và trân trọng cốm. Ăn cốm là thưởng thức, vừa ăn thong
thả, vừa ngẫm nghĩ thì mới cảm hết hương thơm, vị ngọt, sự tươi mát của lúa non, cái dịu dàng, thanh đạm của thảo mộc.
Mua cốm là nâng đỡ, vuốt ve, kính trọng lộc trời, công sức con người.
Câu 6* (trang 163 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Ngòi bút Thạch Lam thiên về cảm giác tinh tế, nhẹ nhàng mà sâu sắc. Khi miêu tả dòng sữa đông cứng hình thành hạt
lúa non, làm nên hạt cốm; khi nhận định về sự hài hòa hồng và cốm; đặc biệt khi thưởng thức cốm.

Sài gòn tôi yêu


Bố cục:
- Phần 1 (Từ đầu … tông chi họ hàng): ấn tượng chung và tình yêu với Sài Gòn.
- Phần 2 (tiếp … hơn trăm triệu): cảm nhận, bình luận phong cách người Sài Gòn.
- Phần 3 (còn lại): Khẳng định tình yêu tác giả với Sài Gòn.
Câu 1 (trang 172 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Tác giả đã cảm nhận Sài Gòn về phương diện thiên nhiên, khí hậu, thời tiết, cuộc sống sinh hoạt, cư dân, phong cách
người Sài Gòn.
Câu 2 (trang 172 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1): Trong đoạn 1 :
a. Nét riêng của thiên nhiên, khí hậu Sài Gòn:
- Nắng sớm, chiều gió lộng, cơn mưa nhiệt đới mau tạnh; thời tiết thay đổi bất ngờ.
- Cuộc sống sôi động lúc cao điểm và tĩnh lặng lúc về khuya và sáng sớm.
b. Tác giả thể hiện tình yêu nồng nhiệt sâu sắc, và niềm tự hào về thành phố mến yêu, trẻ hoài, đang độ “nõn nà”.
Biện pháp nghệ thuật được sử dụng: biểu cảm trực tiếp và gián tiếp.
Câu 3 (trang 173 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1): Trong đoạn 2 :
- Nét đặc trưng của phong cách người Sài Gòn: nơi hội tụ của cư dân tứ xứ nhưng đều là người Sài Gòn, con người chân
thành, bộc trực, cởi mở, các cô gái có vẻ đẹp tự nhiên, đôn hậu, bất khuất, kiên cường.
- Thái độ, tình cảm của tác giả: qua cách kể, cách tả có thể nhận thấy tình yêu, lòng quý trọng và biết ơn với mảnh đất,
với con người Sài Gòn.
Câu 4 (trang 173 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Đoạn cuối là kết luận tác giả bày tỏ chân thành tình yêu da diết, sâu đậm với đất, người Sài Gòn, mong ước về tình yêu
các bạn trẻ dành cho Sài Gòn. Tất cả những điều kể, tả ở trên đều được kết lại trong những câu ngắn gọn ở đoạn cuối.
Câu 5 (trang 173 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Đặc sắc nghệ thuật biểu cảm của bài văn nằm ở sự chân thật, am hiểu tường tận, cảm nhận tinh tế khi gắn bó lâu ở Sài
Gòn. Có kể, có tả nhưng cốt yếu vẫn ở cảm xúc. Giọng văn lúc như bày tỏ, lúc như khoe khoang, lại có lời bình, nhận xét.

Mùa xuân của tôi


Bố cục:
- Phần 1 (từ đầu … mê luyến mùa xuân): cảm nhận về quy luật tình cảm con người.
- Phần 2 (tiếp … mở hội liên hoan): cảnh sắc, không khí mùa xuân Hà Nội
- Phần 3 (còn lại): cảnh sắc, không khí mùa xuân sau ngày rằm tháng giêng.
Câu 1 (trang 177 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Bài văn viết về cảnh sắc, không khí mùa xuân ở miền Bắc (Hà Nội). Bài được viết khi tác giả ở Sài Gòn trước 1975
trong sự kiểm soát của Mĩ ngụy, tâm trạng nhớ thương da diết.
Câu 2 (trang 177 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Bố cục bài văn được chia như ở trên. Các đoạn được liên kết với nhau bằng mạch cảm xúc chặt chẽ.
Câu 3 (trang 177 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1): “Tôi yêu sông xanh … mở hội liên hoan” :
a. Cảnh sắc mùa xuân Hà Nội và miền Bắc được gợi tả: cảnh sắc đất trời (sông xanh núi tím, mưa riêu, gió, đường
không lầy lội, tiếng nhạn trong đêm, tiếng trống chèo, tiếng hát huê tình) và con người (nghi lễ đón xuân, không khí gia
đình êm đềm, ấm áp).
b. Mùa xuân khơi gợi sức sống thiên nhiên và con người: thời tiết, khí hậu đặc trưng, âm thanh…nhang trầm, đèn nến,
gia đình. Xuân đến, trong lòng tác giả trỗi dậy sức sống mới “nhựa sống trong người căng lên như…” và “tim người ta
như cũng trẻ hơn ra, và đập mạnh hơn trong những ngày đông tháng giá”, suy nghĩ cũng tích cực hơn “cái rét ngọt ngào”.
c. Giọng điệu trữ tình vừa sôi nổi vừa tha thiết, ngôn ngữ thiên về gợi cảm.
Câu 4 (trang 177 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1): Đoạn văn “Đẹp quá đi” … hết.
a. Không khí, cảnh sắc thiên nhiên sau ngày rằm tháng giêng :
- Tết hết mà chưa hết hẳn, đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong.
- Cỏ không mướt xanh nhưng nức một mùi hương man mác.
- Trời hết nồm, mưa xuân thay thế mưa phùn.
- Con người trở về bữa cơm giản dị.
- Các trò vui ngày tết tạm kết thúc nhường chỗ cho cuộc sống thường nhật.
b. Qua việc tái hiện cảnh sắc, không khí thiên nhiên, ta thấy tác giả vô cùng tinh tế, nhạy cảm, rất am hiểu phong tục tập
quán người Việt và rất yêu thiên nhiên.
Câu 5* (trang 178 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Cảnh sắc mùa xuân miền Bắc qua ngòi bút Vũ Bằng thật đẹp, là sự giao hòa đất trời, xuân xây mộng ước mơ, đầy sức
sống, đằm thắm yêu thương, đoàn tụ sum vầy, đậm bản sắc dân tộc.

You might also like