You are on page 1of 12

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 6 NĂM HỌC 2022-2023

A. TIẾNG VIỆT :

I .Các biện pháp tu từ trong câu

1.So sánh

Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi
hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

VD:Mặt trăng tròn như cái đĩa bạc .

- 2 kiểu so sánh

+ So sánh ngang bằng:

( Từ so sánh: như, giống như, tựa, y hệt, y như, như là ,là ,bằng)

+So sánh không ngang bằng.

( Từ so sánh:hơn, kém ,thua, chẳng bằng,chưa bằng,không bằng,khác...)

2.Nhân hóa

Là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật... bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con
người, làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật trở nên gần gũi với con người, biểu thị những suy
nghĩ tình cảm của con người.

VD:Từ trên cao, chị trăng nhìn em mỉm cười.

b. Các kiểu nhân hóa


- Gọi vật bằng những từ vốn dùng để gọi người
- Dùng những từ vốn chỉ hoạt động , tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.
-Trò chuyện và tâm sự với vật như đối với người .
3.Ẩn dụ

Là gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm
tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

VD:Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. ( ăn quả : hưởng thụ; trồng cây : người tạo ra thành quả)

- Có bốn kiểu ẩn dụ thường gặp:


+ Ẩn dụ hình thức
+ Ẩn dụ cách thức
+ Ẩn dụ phẩm chất
+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
5.Điệp ngữ

Điệp ngữ: là phép tu từ lặp đi, lặp lại một từ (đôi khi là một cụm từ, hoặc cả một câu) để làm nổi bật
ý muốn nhấn mạnh.
* Ví dụ:
Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kì lạ.
Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ.
b. Các dạng điệp ngữ:
* Điệp ngữ nối tiếp : các từ ngữ được lặp lại liên tục.
* Điệp ngữ vòng (điệp ngữ chuyển tiếp): lặp từ ngữ cuối câu trước và đầu câu sau.
* Điệp ngữ cách quãng.
II.Cấu tạo từ tiếng Việt

1. Từ đơn

Từ đơn là từ chỉ có một tiếng.

Ví dụ: tôi, đi, chơi,...

2.Từ phức
- Khái niệm: là từ có hai tiếng trở lên.
- Phân loại: Từ phức gồm 2 loại: từ láy và từ ghép
+ Từ ghép: là những từ phức được tạo nên bằng cách ghép các tiếng, giữa các tiếng có quan hệ với
nhau về nghĩa.
Ví dụ: ăn uống, cá chép, cá cờ, sông núi,....

+ Từ láy: là những từ phức mà các tiếng chỉ có quan hệ với nhau về âm (lặp lại âm đầu, vần hoặc lặp
lại cả âm đầu và vần).

- Ví dụ: chăm chỉ, thật thà, lim dim, lủi thủi…

3. Nghĩa của từ:


-Nghĩa của từ là nội dung mà từ biểu thị.
- Để giải thích nghĩa thông thường của từ ngữ, có thể dựa vào từ điển.
- Giải thích nghĩa của từ trong câu, cần dựa vào từ ngữ đứng trước và từ ngữ đứng sau.
Ví dụ:
Hãy giải nghĩa của từ mưa
- Mưa dầm sùi sụt: mưa nhỏ, rả rích, kéo dài không dứt.
4. Đại từ:
Đại từ xưng hô thể hiện ở 3 ngôi:
      +  chỉ ngôi thứ nhất (chỉ người nói): tôi, ta, tớ, chúng tôi, chúng ta,...
      +  chỉ ngôi thứ hai (chỉ người nghe): mày, cậu, các cậu, ...
      + chỉ ngôi thứ ba (người được 2 người ở ngôi thứ nhất và thứ 2 nói tới): họ, nó, hắn, bọn họ,
chúng nó…
5. Dấu ngoặc kép:
- Dấu câu được dùng để đánh dấu lời dẫn trực tiếp của nhân vật là dấu ngoặc kép
B.PHẦN VĂN BẢN
1. Truyện.

Truyện là một loại tác phẩm văn học kể lại một câu chuyện, có cốt truyện, nhân vật, không gian, thời
gian, hoàn cảnh diễn ra các sự việc.

2. Truyện đồng thoại.

- Là truyện viết cho trẻ em,với nhân vật chính thường là loài vật hoặc đồ vật được nhân hóa. Thế giới
trong truyện đồng thoại được tạo dựng không theo quy luật tả thực mà giàu chất tưởng tượng.

-Các truyện đồng thoại đã học

+Bài học đường đời đầu tiên (Tô Hoài)

+Nếu cậu muốn có một người bạn (Xanh –tơ Ê-Xu-pe ri)

3: Thơ
*Khái niệm Thơ: là một hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống với những cảm xúc chất chứa,
cô đọng, với những tâm trạng dạt dào, với những tưởng tượng mạnh mẽ, ngôn ngữ hàm súc, giàu hình
ảnh, giàu nhạc điệu
*Đặc điểm của thơ:

- Mỗi bài thơ thường được sáng tạo theo một thể thơ nhất định (thơ đường luật, thơ tự do, thơ lục bát,
thơ 5 chữ, 7 chữ...)

- Ngôn ngữ thơ cô đọng, giàu nhạc điệu và hình ảnh, sử dụng nhiều biện pháp tu từ (so sánh, ẩn dụ,
điệp ngữ...).
-Nội dung chủ yếu của thơ là tình cảm, cảm xúc của nhà thơ trước cuộc sống. Thơ có thể có yếu tố tự
sự và miêu tả -là phương tiện để nhà thơ bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
4.Các văn bản đã học

STT Tên tác


phẩm Thể loại Nội dung Nghệ thuật
Tác giả

Bài văn miêu tả Dế Mèn có vẻ - Kể chuyện ngôi thứ nhất kết


đẹp cường tráng của tuổi trẻ hợp với miêu tả.
1 Bài học Tô Hoài Truyện nhưng tính nết còn kiêu căng, xốc
đường đời nổi. Do bày trò trêu chị Cốc đã - Xây dựng hình tượng nhân
đầu tiên gây ra cái chết thảm thương cho vật Dế Mèn gần gũi với trẻ
Dế Choắt, Dế Mèn hối hận và rút thơ.
ra bài học đường đời đầu tiên cho - Lựa chọn lời văn giàu hình
mình. ảnh, cảm xúc.
2 Nếu cậu Xanh-tơ Truyện - Giúp người đọc cảm nhận được - Nhân vật con cáo được nhân
muốn có Ê-xu-be- ý nghĩa của tình bạn, ý thức trách hóa như con người thể hiện
một người ri nhiệm với bạn bè, với những gì đặc điểm của truyện đồng
bạn mà mình gắn bó, yêu thương. thoại.

- Ngôn ngữ đối thoại sinh


động, phong phú. Truyện giàu
chất tưởng tượng (hoàng tử bé
đến từ hành tinh khác, con cáo
có thể trò chuyện kết bạn với
con người...

Bắt nạt (Nguyễn Thơ - Bài thơ nói về hiện tượng bắt nạt - Thể thơ 5 chữ
Thế là thói quen xấu xí, đáng chê. Từ
3 - Hình ảnh thơ ngộ nghĩnh.
Hoàng đó giúp mọi người có thái độ
Linh) đúng đắn trước hiện tượng bắt nạt, - Giọng thơ hài hước, dí dỏm,
góp phần xây dựng môi trường tâm tình, gần gũi, tạo không
học đường lành mạnh, an toàn, khí thân thiện, khiến người
hạnh phúc. nghe dễ tiếp nhận, thể hiện
- Tâm hồn thơ trong sáng, cách cách nhìn bao dung
nhìn thân thiện, bao dung của nhà
thơ.

Xuân Thơ - Từ những lí giải về nguồn gốc - Thể thơ 5 chữ, với giọng thơ
Quỳnh loài người, nhà thơ nhắc nhở mọi tâm tình, thủ thỉ, yêu thương.
4
người cần yêu thương, chăm sóc,
chở che, nuôi dưỡng trẻ em cả về - yếu tố tự sự kết hợp miêu tả
Chuyện
thể xác và tâm hồn. trong tác phẩm trữ tình.
cổ tích về
loài người
- Bài thơ thể hiện tình yêu thương - Sử dụng nhiều phép tu từ so
trẻ thơ, tấm lòng nhân hậu yêu sánh, nhân hóa, điệp ngữ đặc
thương con người của nhà thơ. sắc

- Bài thơ ca ngợi tình mẫu tử - Thể thơ văn xuôi, kết hợp các
thiêng liêng, bất diệt. yếu tố tự sự và miêu tả để làm
5 Mây và Ta -go Thơ
nổi bật cảm xúc, tình cảm yêu
sóng - Bài thơ thể hiện tình yêu thương mến của nhà thơ với trẻ thơ.
trẻ thơ, tấm lòng nhân hậu yêu
thương con người của nhà thơ. - Sử dụng nhiều phép tu từ
nhân hóa, điệp ngữ, ẩn dụ đặc
- Bài thơ có ý nghĩa triết lí sâu sắc sắc.

6 Bức tranh Tạ Duy Tình cảm trong sáng, hồn nhiên - Kể chuyện theo ngôi thứ nhất
của em gái Anh và lòng nhân hậu của người em đã
tôi giúp cho người anh nhận ra phần - Nghệ thuật miêu tả tâm lí
hạn chế ở chính mình nhân vật tinh tế.
C.LÀM VĂN

1.Ngôi kể:

Ngôi thứ nhất :người kể xưng tôi khi kể chuyện.

-Ngôi thứ 3:người kể dấu mình, gọi tên các nhân vật khi kể.

2.Nhân vật :

-Tên gọi, miêu tả hình dáng,

-Hành động:cử chỉ,việc làm

-Ngôn ngữ đối thoại, độc thoại.

3.Cốt truyện: gồm các sự kiện chính được sắp xếp theo một trình tự nhất định: có mở đầu, diễn biến
và kết thúc.

4. Các phương thức biểu đạt:

1. Phương thức tự sự: là dùng ngôn ngữ để kể một chuỗi sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối
cùng tạo thành một kết thúc (thường là truyện)
2. Phương thức miêu tả: là dùng ngôn ngữ làm cho người nghe, người đọc có thể hình dung được cụ
thể sự vật, sự việc như đang hiện ra trước mắt hoặc nhận biết được thế giới nội tâm của con người.
3. Phương thức biểu cảm: là dùng ngôn ngữ để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của mình về thế giới xung
quanh. (thường là thơ)
4. Phương thức Nghị luận: là phương thức chủ yếu được dùng để bàn bạc phải trái, đúng sai nhằm bộc
lộ rõ chủ kiến, thái độ của người nói, người viết rồi dẫn dắt, thuyết phục người khác đồng tình với ý
kiến của mình.
5. Phương thức thuyết minh: là cung cấp, giới thiệu, giảng giải,,…những tri thức về một sự vật, hiện
tượng nào đó cho những người cần biết nhưng còn chưa biết.
6. Phương thức hành chính công vụ :Là phương thức dùng để giao tiếp giữa Nhà nước với nhân dân,
giữa nhân dân với cơ quan Nhà nước, giữa cơ quan với cơ quan, giữa nước này và nước khác trên cơ
sở pháp lí [thông tư, nghị định, đơn từ, báo cáo, hóa đơn, hợp đồng…]
5. Các yêu cầu đối với bài văn kể lại một trải nghiệm:

- Được kể từ người kể chuyện ngôi thứ nhất


- Giới thiệu được trải nghiệm đáng nhớ.
- Tập trung vào sự việc đã xảy ra.
- Thể hiện cảm xúc của người viết trước sự việc được kể.
- Sử dụng các yếu tố miêu tả, biểu cảm cho câu chuyện thêm hấp dẫn
6.Dàn bài chung của bài văn kể về một trải nghiệm của bản thân.
1. Mở bài
Dẫn dắt, giới thiệu về trải nghiệm đáng nhớ

2. Thân bài: Kể lại diễn biến của trải nghiệm (câu chuyện).

- Mở đầu câu chuyện: Thời gian, không gian, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện (Chuyện xảy ra khi nào?
Với những ai? Ở đâu?)
- Diễn biến câu chuyện: Các sự việc lần lượt diễn ra như thế nào?
(Kết hợp kể, tả và bộc lộ cảm xúc của người kể gắn với mỗi sự việc xảy ra và nhân vật có liên quan…)
- Kết thúc câu chuyện: Câu chuyện đó kết thúc như thế nào?
3. Kết bài
- Ấn tượng và cảm xúc sau trải nghiệm.
- Lời khuyên hoặc bài học muốn nhắn gửi tới mọi người.

D. Đề văn:

1.Kể lại một trải nghiệm của em với người thân (ông bà,cha,mẹ,anh chị…)

2.Kể lại một trải nghiệm với một người bạn.

3. Kể lại một trải nghiệm với một con vật nuôi.

4. Kể lại một trải nghiệm về một chuyến đi (về quê,tham quan,du lịch…)

5.Kể một trải nghiệm em làm được một việc tốt.

6. Kể lại trải nghiệm một lần em mắc lỗi

I. Phần đọc – hiểu tham khảo


Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi bằng cách chọn và ghi lại đáp án đúng nhất:
Ông bị đau chân
Nó sưng nó tấy
Đi phải chống gậy
Khập khiễng, khập khà
Bước lên thềm nhà
Nhấc chân quá khó
Thấy ông nhăn nhó
Việt chơi ngoài sân
Lon ton lại gần,
Âu yếm, nhanh nhảu:
“Ông vịn vai cháu,
Cháu đỡ ông lên.”
Ông bước lên thềm
Trong lòng sung sướng
Quẳng gậy, cúi xuống
Quên cả đớn đau
Ôm cháu xoa đầu:
“Hoan hô thằng bé!
Bé thế mà khoẻ
Vì nó thương ông.”
(Trích Thương ông, Tú Mỡ)
Câu 1. Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào?
A. Thơ tự do B. Thơ bốn chữ
C. Thơ năm chữ D. Thơ lục bát
Câu 2. Phương thức tự sự được sử dụng trong đoạn thơ thể hiện qua ngôi kể nào?
A. Ngôi kể thứ nhất B. Ngôi kể thứ hai
C. Ngôi kể thứ ba D. Không có ngôi kể
Câu 3. Nhân vật trong đoạn thơ là những ai?
A. Các bạn của Việt B. Ông và các cháu
C. Bé Việt và các bạn D. Ông và bé Việt
Câu 4. Sự việc đáng khen nào được nhắc đến trong đoạn thơ?
A. Ông nhăn nhó vì đau chân B. Ông bước đi khập khiễng khập khà
C. Việt đang chơi ngoài sân D. Việt giúp ông bước lên thềm
Câu 5. Nếu chứng kiến sự việc đáng khen đó, em sẽ làm gì?
A. Đứng xem vì cảm thấy thích thú
B. Cùng tham gia vì đó là việc nên làm
C. Không tham gia vì đó là việc của người khác
D. Chỉ tham gia khi được yêu cầu
Câu 6. Đoạn thơ gợi cho em liên tưởng đến chủ đề nào đã được học?
A. Tôi và các bạn B. Quê hương yêu dấu
C. Yêu thương và chia sẻ D. Những nẻo đường xứ sở
II. Phần viết. (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Dựa vào đoạn thơ ở Phần đọc, em hãy:
a) Tìm mỗi loại 3 từ rồi điền vào bảng theo mẫu

Từ đơn Từ ghép Từ láy

b) Nêu tác dụng của các từ láy được sử dụng trong đoạn thơ in đậm.
Câu 2. (5,0 điểm)
Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của em với một người bạn thân thiết.

ĐỀ SỐ 2
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
SỰ TÍCH HOA CÚC TRẮNG
Ngày xưa, có một gia đình nghèo gồm hai mẹ con sống nương tựa vào nhau, cuộc sống của họ
bình yên trong một ngôi nhà nhỏ. Người mẹ hàng ngày tần tảo làm lụng nuôi con. Người con thì cũng
hiếu thảo, biết vâng lời mẹ và chăm chỉ học hành. Một ngày kia, người mẹ bỗng lâm bệnh nặng, mặc
dù người con rất thương mẹ, chạy chữa biết bao thầy lang giỏi trong vùng cũng không chữa khỏi cho
mẹ. Em buồn lắm, ngày ngày đều cầu phúc cho mẹ. Thương mẹ, người con quyết tâm đi tìm thầy nơi
khác về chữa bệnh. Người con đi mãi, qua bao nhiêu làng mạc, núi sông, ăn đói mặc rách vẫn không
nản lòng.
Đến một hôm, khi đi ngang qua một ngôi chùa, em xin nhà sư trụ trì được vào thắp hương cầu
phúc cho mẹ. Lời cầu xin của em khiến trời nghe cũng phải nhỏ lệ, đất nghe cũng cúi mình. Lời cầu
xin đó đến tai Đức Phật từ bi, Người cảm thương tấm lòng hiếu thảo đó của em nên đã tự mình hóa
thân thành một nhà sư. Nhà sư đi ngang qua chùa và tặng em một bông hoa trắng rồi nói:
- Bông hoa này là biểu tượng của sự sống, là bông hoa chứa đựng niềm hi vọng, là ước mơ của
loài người, là thần dược để chữa bệnh cho mẹ con, con hãy mang nó về chăm sóc. Nhưng phải nhớ
rằng, cứ mỗi năm sẽ có một cánh hoa rụng đi và bông hoa có bao nhiêu cánh thì mẹ con chỉ sống được
bấy nhiêu năm. Nói rồi nhà sư biến mất.
Em nhận bông hoa, cảm tạ Đức Phật, lòng em rất đỗi vui mừng. Nhưng khi đếm những cánh
hoa, lòng em bỗng buồn trở lại khi biết rằng bông hoa chỉ có năm cánh, nghĩa là mẹ em chỉ sống được
thêm với em có năm năm nữa. Thương mẹ quá, em nghĩ ra một cách, em liền liều xé nhỏ những cánh
hoa ra thành nhiều cánh nhỏ, nhiều đến khi không còn đếm được bông hoa có bao nhiêu cánh nữa.
Nhờ đó mà mẹ em đã khỏi bệnh và sống rất lâu bên người con hiếu thảo của mình. Bông hoa trắng với
vô số cánh nhỏ đó đã trở thành biểu tượng của sự sống, là ước mơ trường tồn, là sự hiếu thảo của
người con đối với mẹ, là khát vọng chữa lành mọi bệnh tật cho mẹ của người con. Ngày nay, bông hoa
đó được người đời gọi là hoa cúc trắng.
(Phỏng theo Truyện cổ tích Nhật Bản - Sách Ngựa Gióng)
Lựa chọn đáp án đúng nhất:
Câu 1. Truyện Sự tích hoa cúc trắng thuộc thể loại nào?
A.Truyện cổ tích
B. Truyện đồng thoại
C. Truyền thuyết
D. Thần thoại
Câu 2. Câu chuyện trên được kể theo ngôi thứ mấy?
A.Ngôi thứ nhất
B. Ngôi thứ ba
C. Ngôi thứ hai
D. Cả ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba
Câu 3. Trong câu chuyện, em bé cứu sống được mẹ là nhờ tìm được thầy lang giỏi, theo em đúng hay
sai?
A.Đúng
B. Sai
Câu 4. Theo nhà sư, bông hoa cúc trắng biểu tượng cho điều gì?
A.Biểu tượng cho sự sống và lòng hiếu thảo
B. Biểu tượng cho sự sống và lòng kiên trì
C. Biểu tượng cho sự sống và tình yêu thương
D. Biểu tượng cho sự sống và ước mơ cao đẹp
Câu 5. Vì sao em bé lại xé nhỏ các cánh hoa?
A.Vì em vốn là đứa trẻ hiếu động
B. Vì em nghĩ bông hoa nhiều cánh sẽ đẹp hơn
C. Vì em bé muốn mẹ sống lâu bên mình
D. Vì em thích bông hoa nhiều cánh
Câu 6. Trong câu văn“Người mẹ hàng ngày tần tảo làm lụng nuôi con”, từ láy tần tảo có ý nghĩa là:
A.làm lụng chăm chỉ công việc nhà trong hoàn cảnh khó khăn
B. làm lụng chăm chỉ công việc đồng áng trong hoàn cảnh khó khăn
C. làm lụng chăm chỉ việc nhà và đồng áng trong hoàn cảnh khó khăn
D. làm lụng vất vả, lo toan việc nhà trong hoàn cảnh khó khăn
Câu 7. “Ngày xưa, có một gia đình nghèo gồm hai mẹ con sống nương tựa vào nhau, cuộc sống của
họ bình yên trong một ngôi nhà nhỏ”. Từ in đậm trong câu văn thuộc loại trạng ngữ nào?
A.Trạng ngữ chỉ mục đích
B. Trạng ngữ chỉ nơi chốn
C. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân
D. Trạng ngữ chỉ thời gian
Câu 8. Chủ đề nào sau đây đúng với truyện Sự tích hoa cúc trắng?
A.Ca ngợi ý nghĩa các loài hoa
B. Ca ngợi tình mẫu tử
C. Ca ngợi tình cảm gia đình
D. Ca ngợi tình cha con
Thực hiện yêu cầu:
Câu 9. Hãy rút ra bài học mà em tâm đắc nhất sau khi đọc câu chuyện trên.
Câu 10. Qua câu chuyện, em thấy mình cần phải có trách nhiệm gì với cha mẹ?
II. Tập làm văn: 4 điểm
Kể lại một trải nghiệm của em với thầy cô giáo.
ĐỀ SỐ 3
Phần I. Đọc - hiểu (6.0 điểm)
Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“Gió bấc thổi ào ào qua khu rừng vắng. Những cành cây khẳng khiu chốc chốc run lên bần
bật. Mưa phùn lất phất… Bên gốc đa, một chú Thỏ bước ra, tay cầm một tấm vải dệt bằng rong. Thỏ
tìm cách quấn tấm vải lên người cho đỡ rét, nhưng tấm vải bị gió lật tung, bay đi vun vút. Thỏ đuổi
theo. Tấm vải rơi tròng trành trên ao nước. Thỏ vừa đặt chân xuống nước đã vội co lên. Thỏ cố khều
nhưng đưa chân không tới. Một chú Nhím vừa đi đến. Thỏ thấy Nhím liền nói:
- Tôi đánh rơi tấm vải khoác!
- Thế thì gay go đấy! Trời rét, không có áo khoác thì chịu sao được.
Nhím nhặt chiếc que khều… Tấm vải dạt vào bờ, Nhím nhặt lên, giũ nước, quấn lên người Thỏ:
- Phải may thành một chiếc áo, có thế mới kín được.
- Tôi đã hỏi rồi. Ở đây chẳng có ai may vá gì được.
Nhím ra dáng nghĩ:
- Ừ! Muốn may áo phải có kim. Tôi thiếu gì kim.
Nói xong, Nhím xù lông. Quả nhiên vô số những chiếc kim trên mình Nhím dựng lên nhọn hoắt.
Nhím rút một chiếc lông nhọn, cởi tấm vải trên mình Thỏ để may.
(Trích “Những chiếc áo ấm”, Võ Quảng)
Hãy chọn chữ cái đứng trước đáp án đúng để trả lời cho các câu hỏi từ câu 1 đến câu 8.
(Mỗi câu đúng được 0.5 điểm).
Câu 1: Thể loại của đoạn trích trên là:
A. Truyện cổ tích
B. Truyện đồng thoại
C. Truyện truyền thuyết
D. Truyện ngắn
Câu 2: Đoạn trích trên được kể bằng lời của ai?
A. Lời của người kể chuyện
B. Lời của nhân vật Nhím
C. Lời của nhân vật Thỏ
D. Lời của Nhím và Thỏ
Câu 3: Nhận xét nào nêu lên đặc điểm của nhân vật trong văn bản trên?
A. Nhân vật là loài vật, sự vật được nhân cách hóa như con người.
B. Nhân vật là loài vật, sự vật có liên quan đến lịch sử.
C. Nhân vật là loài vật, sự vật có những đặc điểm kì lạ.
D. Nhân vật là loài vật, sự vật gắn bó thân thiết với con người như bạn.
Câu 4: Em hiểu nghĩa của từ “tròng trành” trong câu “Tấm vải rơi tròng trành trên ao nước.” là
gì?
A. quay tròn, không giữ được thăng bằng.
B. ở trạng thái nghiêng qua nghiêng lại.
C. ở trạng thái nghiêng qua nghiêng lại, không giữ được thăng bằng.
D. ở trạng thái quay tròn, nghiêng qua nghiêng lại.
Câu 5: Thỏ đã gặp sự cố gì trong đoạn trích trên?
A. Bị ngã khi cố với một chiếc khăn.
B. Tấm vải của Thỏ bị gió cuốn đi, rơi trên ao nước.
C. Bị thương khi cố khều tấm vải mắc trên cây.
D. Đi lạc vào một nơi đáng sợ.
Câu 6: Có bao nhiêu từ láy trong đoạn văn sau?
“Gió bấc thổi ào ào qua khu rừng vắng. Những cành cây khẳng khiu chốc chốc run lên bần
bật. Mưa phùn lất phất… Bên gốc đa, một chú Thỏ bước ra, tay cầm một tấm vải dệt bằng rong. Thỏ
tìm cách quấn tấm vải lên người cho đỡ rét, nhưng tấm vải bị gió lật tung, bay đi vun vút.”
A. Bốn từ
B. Năm từ
C. Sáu từ
D. Bảy từ
Câu 7: Từ ghép trong câu văn “Nhím rút một chiếc lông nhọn, cởi tấm vải trên mình Thỏ để
may” là những từ nào?
A. Nhím rút, tấm vải
B. Một chiếc, để may
C. Chiếc lông, tấm vải
D. Lông nhọn, trên mình
Câu 8: Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong lời nhận xét sau để thể hiện đúng nhất thái độ của
Nhím đối với Thỏ qua câu nói “Thế thì gay go đấy! Trời rét, không có áo khoác thì chịu sao
được?”
Nhím……………. cho Thỏ.
A. Lo sợ
B. Lo lắng
C. Lo âu
D. Lo ngại
Câu 9 (1.0 điểm): Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa được sử dụng trong câu
văn sau “Những cành cây khẳng khiu chốc chốc run lên bần bật”.
Câu 10 (2.0 điểm): Từ hành động của các nhân vật trong đoạn trích, em rút ra được những bài học
đáng quý nào?
Bài học:
-Lòng nhân ái, yêu thương, giúp đỡ bạn bè, nhất là trong hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn.
Phần II. Làm văn (4.0 điểm) Kể lại trải nghiệm một lần em làm việc tốt.
ĐỀ SỐ 4
Phần I: Đọc hiểu văn bản
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
Ru cho mềm ngọn gió thu
Ru cho tan đám sương mù lá cây
Ru cho cái khuyết tròn đầy
Cái thương cái nhớ nặng ngày xa nhau.

Bàn tay mang phép nhiệm mầu


Chắt chiu tự những dãi dầu đấy thôi.

Ru cho sóng lặng bãi bồi


Mưa không dột chỗ ngoại ngồi vá khâu
Ru cho đời nín cái đau
À ơi... Mẹ chẳng một câu ru mình.
(Trích “À ơi tay mẹ”- Bình Nguyên)
Câu 1: Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào?
Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ là gì?
Câu 3: Nêu nội dung của đoạn thơ?
Câu 4: Hình ảnh ẩn dụ được nhắc đến trong 2 câu thơ sau là hình ảnh nào? Nêu tác dụng của phép ẩn
dụ đó?
Ru cho cái khuyết tròn đầy
Cái thương cái nhớ nặng ngày xa nhau.
Câu 5: Theo em qua đoạn thơ, tác giả muốn gửi gắm tới người đọc điều gì?

Phần II: Tập làm văn


Kể lại trải nghiệm một lần em được về thăm người thân ở quê nhà.

ĐỀ SỐ 5
PHẦN I: ĐỌC- HIỂU (5 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi.
Mẹ là cơn gió mùa thu
Cho con mát mẻ lời ru năm nào
Mẹ là đêm sáng trăng sao
Soi đường chỉ lối con vào bến mơ
Mẹ luôn mong mỏi đợi chờ
Cho con thành tựu được nhờ tấm thân
Mẹ thường âu yếm ân cần
Bảo ban chỉ dạy những lần con sai
(“ Mẹ là tất cả” - Lăng Kim Thanh)
Câu 1 (1,0 điểm) Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ gì? Và đoạn thơ trên thuộc chủ đề nào mà em
đã học?
Câu 2 (1,0 điểm) Tìm các từ láy được tác giả sử dụng trong đoạn thơ trên.
Câu 3 (1,0 điểm) Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ sau.
Mẹ là cơn gió mùa thu
Cho con mát mẻ lời ru năm nào
Mẹ là đêm sáng trăng sao
Soi đường chỉ lối con vào bến mơ
Câu 4 (1,0 điểm) Hãy nêu nội dung của đoạn thơ trên.
Câu 5 (1,0 điểm) Bài học cuộc sống em rút ra từ đoạn thơ trên là gì?
PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN (5 điểm)
Kể lại trải nghiệm của em với một con vật nuôi.

ĐỀ SỐ 6
I. ĐỌC-HIỂU (5,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
CÂU CHUYỆN CỦA HẠT DẺ GAI
Tôi là đứa con bé nhất của mẹ Dẻ Gai trong rừng già, trên sườn núi cao cheo leo. Mùa xuân
đến, từ trên cánh tay và mớ tóc của mẹ, từng nụ hoa để nhú ra như quả cầu xanh có tua gai nhỏ. Rồi
hoa lớn dần thành những trái dẻ xù xì gai góc. Anh chị em chúng tôi ra đời như thế đó.
Chúng tôi lớn lên trong mùa hè nắng lửa, mưa đông. Những cơn mưa ào đến gội ướt đẫm tóc
mẹ và tắm mát cho chúng tôi. Nắng làm bỏng rát cả làn da và mái tóc của mẹ.
Khi thu về, trái dẻ khô đi, lớp áo gai đã chuyển sang màu vàng cháy. Hạt dẻ căng tròn làm nứt
bung cả tấm áo gai xù đã quá chật chội
Tôi vẫn nằm im trong lớp áo gai xù, nép vào một cánh tay của mẹ. Tôi chẳng muốn chui khỏi
tấm áo ấm áp, an toàn đó chút nào. Nhưng rồi những ngày thu êm ả cũng trôi qua.
Gió lạnh buốt bắt đầu thổi ù ù qua khu rừng. Gió vặn vẹo những cánh tay dẻo dai của mẹ. Gió
lay giật tấm thân vững chãi của mẹ. Nhưng mẹ vẫn bền gan đứng trên sườn núi cheo leo.
Khi mùa đông đến, tôi cứ thu mình mãi trong tấm áo gai xù ấm áp của họ nhà dẻ gai và nép
mỗi vào tay mẹ, tóc mẹ. Tôi sợ phải xa mẹ, sợ phải tự sống một mình. Tôi sợ những gì lạ lắm trong
rừng già. Nhưng tôi nghe tiếng mẹ thì thầm:
- Bé Út của mẹ, con nhỏ nhất nhà so với các anh chị nhưng con cũng đã lớn rồi đấy. Con là
một bé dẻ gai rất khoẻ mạnh. Hãy dũng cảm lên nào, con sẽ bay theo gió và sẽ trở thành một cây dẻ
cường tráng trong cánh rừng này nhé!
Tôi cố quẫy mình... Tấm áo gai dày và ấm bất chợt bung ra. Và tôi nhìn rõ cả cánh rừng già,
cả sườn núi cao, cả bầu trời mây gió lồng lộng ào ạt trôi trên đầu mẹ. Hoá ra tôi là trái dẻ cuối cùng
đang nép trên cánh tay vươn cao nhất của mẹ. Mẹ đưa tay theo chiều gió và thì thầm với riêng tôi:
"Tạm biệt con yêu quý, hạt dẻ bé bỏng nhất của mẹ. Dù thế nào con cũng sẽ lớn lên, hãy dũng cảm và
đón nhận cuộc sống mới nhé!“
Tôi bỗng thấy mình bay nhẹ theo làn gió, tung mình vào khoảng không bao la rồi rơi êm xuống
thềm lá ấm sực của rừng già... “Tạm biệt mẹ! Con yêu mẹ!” - tôi gọi với theo gió trước khi chìm vào
giấc ngủ đông ấm áp. Và tôi mơ....
Câu 1 
Văn bản trên thuộc thể loại truyện nào em đã học? Nêu đặc điểm của thể loại truyện đó ?
Câu 2 
Phương thức biểu đạt chính của truyện là gì? Truyện được kể theo ngôi thứ mấy, qua lời kể của
ai? Tác dụng của ngôi kể đó?
Câu 3 
Vì sao khi mùa đông đến, hạt dẻ gai cứ mãi thu mình trong tấm áo gai xù ấm áp?
Câu 4 :
Lời động viên của mẹ dẻ gai được thể hiện qua những câu nói nào ? Nêu ý nghĩa của lời động
viên đó ?
Câu 5 :
Qua câu chuyện, em rút ra được bài học gì cho bản thân ?
Câu 6 :
Sắp xếp các từ sau vào cột thích hợp : rừng già, xù xì, căng tròn, dẻo dai, thì thầm,
bế bồng, lồng lộng, khỏe mạnh.

Từ ghép Từ láy

II. TẬP LÀM VĂN (5,0 điểm)


Từ văn bản trên, em hãy nhớ và kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của em với mẹ.
ĐỀ SỐ 7

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (5 ĐIỂM)


Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
(Ca dao)
Câu 1 (1.5 điểm). Bài ca dao trên được viết theo thể thơ nào, thuộc chủ đề nào em đã học? Hãy tìm
thêm một bài ca dao có nội dung tương tự mà em biết.
Câu 2 (0.5 điểm). Ghi lại các 2 từ đơn, 2 từ ghép có trong đoạn thơ trên?
Câu 3 (1.0 điểm). Chỉ ra phép tu từ so sánh được sử dụng trong bài ca dao và nêu tác dụng của biện
pháp tư từ ấy.
Câu 4 (1.0 điểm). Em hiểu câu thơ “ Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con” như thế nào? (Trả lời khoảng
2 dòng).
Câu 5(1.0 điểm). Ý kiến của em về vai trò của gia đình đối với mỗi người? (Trả lời khoảng 3 - 4
dòng).
PHẦN II. VIẾT (5 ĐIỂM)
Kể lại một lần em mắc lỗi.

You might also like