You are on page 1of 29

GIAO CẢM VỚI

THIÊN NHIÊN
Đọc hiểu văn bản thơ

Thực hành tiếng Việt: Lỗi dùng từ và cách sửa

Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ

Giới thiệu, đánh già về nội dung, nghệ thuật một bài thơ
ĐỌC HIỂU VĂN
BẢN THƠ
TRI THỨC ĐỌC
HIỂU VĂN BẢN
THƠ
TRI THỨC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN THƠ

Chủ thể Vần và


trữ tình nhịp

Từ ngữ và
hình ảnh thơ
+ Chủ thể trữ tình:
- Người thể hiện thái độ, cảm xúc, tư tưởng của mình trong suốt văn bản thơ.
- Thường xuất hiện trực tiếp với các đại từ nhân xưng “tôi”, “ta”, “em”, “anh”… hoặc
nhập vai vào một nhân vật nào đó, cũng có thể là “chủ thể ẩn”
+ Vần và nhịp”
- Vần tạo nên sự kết nối, cộng hưởng âm thanh giữa các dòng thơ, làm cho thơ dễ nhớ,
dễ thuộc.
. Xét về vị trí xuất hiện: vần chân, vần lưng
. Xét về mô hình gieo vần: vần liên tiếp, vần gián cách, vần ôm..
. Xét về thanh điệu: vần bằng (thanh huyền, thanh ngang), vần trắc (thanh sắc, hỏi, ngã,
nặng)
- Nhịp cách tổ chức sắp xếp sự vận động của lời thơ, thể hiện qua các chỗ dừng, chỗ
nghỉ khi đọc bài thơ
+ Từ ngữ, hình ảnh trong thơ: mang lại sức gợi cảm lớn, có khả năng chứa đựng nhiều
tầng ý nghĩa.
ĐỌC VĂN BẢN
HƯƠNG SƠN PHONG CẢNH CA
Chu Mạnh Trinh
VỀ CHU MẠNH TRINH VÀ TÁC PHẨM HƯƠNG SƠN PHONG CẢNH CA

+ Tác giả Chu Mạnh Trinh:


- Sinh năm 1862; mất năm 1905.
- Tự là Cán Thần, hiệu là Trúc Vân.
- Quê quán: Hưng Yên.
- Là người thạo cầm, kì, thi, họa; am hiểu nghệ thuật kiến trúc, là người vẽ kiểu chùa Thiên Trù.
- Nổi tiếng với thơ Nôm, được xem là đại diện cho khuynh hướng lãng mạn thoát li cuối thế kỉ XIX.
Ngôn ngữ thơ ca tiếng Việt đạt đến độ thuần thục, diễn đạt tinh tế những sắc thái đa dạng của cảm xúc
con người.
+ Tác phẩm Hương Sơn phong cảnh ca:
- Đề tài: vẻ đẹp của non nước Hương Sơn – một quần thể thiên nhiên – kiến trúc, gồm suối Yến, động
Hương Tích, động Tuyết Quynh, chùa Thiên Trù…, thuộc Hà Tây (nay là Hà Nội)
- Thể loại: hát nói – một thể loại thơ ca dân tộc.
Hát nói là một điệu của ca trù.
Một bài hát nói thông thường gồm 11 câu, chia làm ba khổ: khổ đầu (4 câu), khổ giữa (4 câu) và khổ xếp
(3 câu)
TRƯỚC KHI ĐỌC:
BẠN ĐÃ TỪNG ĐƯỢC ĐẾN NHỮNG
DANH THẮNG NÀO CỦA VIỆT NAM, HÃY
CHIA SẺ CẢM NHẬN CỦA MÌNH?
BẠN ĐÃ ĐẾN CHÙA HƯƠNG? BẠN BIẾT
GÌ VỀ CHÙA HƯƠNG? HÃY CHIA SẺ
NHỮNG HIỂU BIẾT CỦA MÌNH
MỘT VÀI HÌNH ẢNH VỀ HƯƠNG SƠN
TRONG KHI ĐỌC:
TÌM NHỮNG TỪ NGỮ DIỄN TẢ
CẢM XÚC CỦA CHỦ THỂ TRỮ
TÌNH KHI ĐẾN HƯƠNG SƠN
CHÚ Ý SỐ TIẾNG TRONG MỖI
DÒNG, CÁCH GIEO VẦN, NGẮT
NHỊP VÀ CÁCH KẾT THÚC BÀI
THƠ
SUY NGẪM VÀ PHẢN HỒI SAU KHI ĐỌC
1. Tìm hiểu bố cục
Bố chục bài hát nói thông Bố cục bài Hương sơn phong Nội dung
thường cảnh ca

Khổ đầu: Mở lời Khổ đầu: 4 câu đầu Cái nhìn bao quát về cảnh vật Hương
Từ câu 1 đến câu 4 Sơn

Khổ giữa: Nội dung chính của Khổ giữa: câu 5 - 16 Miêu tả cụ thể phong cảnh Hương Sơn
bài hát nói theo bước chân du khách
Câu 5 - 8
Khổ xếp: phần kết Khổ xếp: còn lại Tư tưởng từ bi, bác ái gợi lên từ cảnh vật
Câu 9 - 11 và tình yêu phong cảnh đất nước
2. Tìm hiểu vẻ đẹp của phong cảnh Hương Sơn được gợi tả qua các đoạn thơ:
Mỗi bạn thực hiện nhiệm vụ sau, sau đó ghi lại trong bảng nhóm những chia sẻ chung:
- Đọc bài thơ, bạn có cảm nhận gì về cảnh vật Hương Sơn?
- Hãy tìm những từ ngữ, hình ảnh trong bài thơ mang đến cho bạn cảm nhận đó
Từ ngữ, hình ảnh thể hiện Vẻ đẹp Hương Sơn

2. Vẻ đẹp phong cảnh Hương Sơn


Từ ngữ, hình ảnh thể hiện Vẻ đẹp Hương Sơn

Cảnh Bụt, Vẻ đẹp thoát tục


chim cúng trái,
cá nghe kinh
tiếng chày kình…

Đá ngũ sắc long lanh như gấm dệt Vẻ đẹp diễm lệ, thơ mộng
Gập ghềnh mấy lối uốn thang mây
Thăm thẳm một hang lồng bóng nguyệt

Đệ nhất động Vẻ đẹp hùng vĩ, diệu kì
Non non, nước nước, mây mây
Ai khéo họa hình

3. Tìm hiểu chủ thể trữ tình trong văn bản
a. Xác định chủ thể trữ tình:
- Chủ thể ẩn: không xuất hiện trực tiếp
- Chủ thể nhập vai: “khách tang hải” => giúp bộc lộ cái nhìn tươi mới, cảm
xúc ngạc nhiên, sửng sốt, choáng ngợp trước vẻ đẹp kì thú của Hương Sơn
3. Tìm hiểu chủ thể trữ tình trong văn bản
b. Diễn biến cảm xúc của chủ thể trữ tình:

Dựa vào bố cục bài thơ, các nhóm tìm hiểu diễn biến cảm xúc của chủ thể trữ tình, đền vào
bảng, đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận
Vị trí Từ ngữ, hình ảnh thể hiện Cảm xúc của chủ thể trữ tình

Khổ đầu

Khổ giữa

Khổ xếp
Vị trí Từ ngữ, hình ảnh thể hiện Cảm xúc của chủ thể trữ tình

Khổ đầu Từ cảm thán “Kìa”, câu hỏi tu từ Thành kính, ngỡ ngàng, xúc động trước vẻ
“Đệ nhất động hỏi rằng đây có đẹp của “cảnh Bụt” Hương Sơn
phải?”
Khổ giữa Hình ảnh nhân hóa “chim cúng Quan sát từng chi tiết, cảnh quan Hương
trái”, “cá nghe kinh”, hình ảnh so Sơn, “khách tang hải” say mê vẻ đẹp thanh
sánh “đá ngũ sắc long lanh như khiết, yên bình, thoát tục của cảnh vật, ngỡ
gấm dệt”, hình ảnh ẩn dụ “thang ngàng, sửng sốt trước sự hòa quyện giữa
mây”… thiên nhiên và những công trình kiến trúc tài
hoa, khóe léo của con người
Khổ xếp “Càng trông phong cảnh càng Bộc lộ trực tiếp tình yêu và niềm tự hào về
yêu” cảnh vật:
4. Tìm hiểu về cảm hứng chủ đạo của bài thơ:
- Cá nhân trả lời câu hỏi: thế nào là cảm hứng chủ đạo?
- Các nhóm:
Xác định cảm hứng chủ đạo của bài thơ
Tìm và nêu tác dụng của những từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ thể hiện cảm hứng chủ đạo
của bài thơ
Yếu tố Ví dụ Tác dụng biểu đạt

Từ ngữ, hình ảnh

Biện pháp tu từ
Yếu tố Ví dụ Tác dụng biểu đạt

Từ ngữ, hình Thú Hương Sơn ao ước bấy Trực tiếp thể hiện khao khát mãnh liệt, cảm
ảnh lâu nay; Khách tang hải giật xúc chân thành, cảm giác sững sờ, ngỡ ngàng
mình trong giấc mộng; ai trước vẻ đẹp của thiên nhiên
khéo họa hình…

Đệ nhất động Mượn lời khen của vua chúa để bày tỏ tình
cảm, khẳng định vị thế đặc biệt của cảnh vật
Thỏ thẻ, lững lờ, long lanh, Hương Sơn
thăm thẳm, gập ghềnh… Những từ láy tượng thanh, tượng hình gợi tả
âm thanh, màu sắc, hình ảnh, đường nét kì ảo,
Càng trông… càng yêu… diễm lệ đến mê hoặc của cảnh vật
Cặp từ hô ứng nhấn mạnh tình yêu dành cho
cảnh vật mỗi lúc một tăng tiến
Yếu tố Ví dụ Tác dụng biểu đạt

Biện pháp tu từ non non, nước nước, mây Điệp từ nhấn mạnh vẻ đẹp kì vĩ, hài hòa, muôn
mây hình muôn vẻ
Này…này…
Này… này…
Đá ngũ sắc long lanh như So sánh, ẩn dụ: gợi lên cảnh tượng diễm lệ, kì
gấm dệt ảo
Gập ghềnh mấy lối uốn thang
mây Nhân hóa: các sinh vật như cũng hòa cùng
Chim cúng trái/cá nghe kinh “cảnh Bụt”, như là một Phật tử
Câu hỏi tu từ: cho thấy tâm trạng bân khuâng,
Đệ nhất động hỏi rằng đây có mơ màng
phải?
=> Tận dụng sức gợi tả, gợi cảm của từ ngữ (từ láy tượng hình, tượng thanh,
từ ngữ trực tiếp bộc lộ cảm xúc); sử dụng nhiều hình ảnh sinh động và vận
dụng một cách đa dạng, nhuần nhị các biện pháp tu từ; nhà thơ không chỉ
khắc họa được bức tranh Hương Sơn thơ mộng, hùng vĩ, diễm lệ, đậm chất
Phật giáo mà còn thể hiện được tình cảm, cảm xúc mãnh liệt thiết tha của
chủ thể trữ tình và cảm hứng chủ đạo của tác phẩm.
5. Tìm hiểu vai trò của vần nhịp trong bài thơ:
a.
- Tìm những từ có chức năng gieo vần, cho biết đó là vần chân hay vần lưng;
vần liền hay vần cách.
- Nêu vai trò của vần trong bài thơ này.
b.
- Thử ngắt nhịp cho mỗi dòng trong bài thơ
- Nhận xét về nhịp thơ
- Nêu vai trò của nhịp
a. Vần:
- Tạo nên sự liên kết về mặt âm thanh theo chiều dọc của bài thơ với vần chân (nay – mây;
phải – trái; kinh – kình), vần lưng (mây – đây; kình – mình…)
- Những cặp câu gieo vần liền tạo âm hưởng trầm bổng, réo rắt, thể hiện cảm xúc thiết tha,
bay bổng
b. Nhịp:
Ngắt nhịp đa dạng với sự đan xen câu dài – câu ngắn; nhịp khi nhanh, khi chậm; khi khoan
thai, khi gấp rút…như bước chân du khách thưởng lãm phong cảnh non nước Hương Sơn
tươi đạp, thoát tục; gợi cảm xúc bay bổng nửa hư, nửa thực.

You might also like