You are on page 1of 4

Đề 1: Khổ đầu - cuối bài thơ Sóng.

Bình luận về khát vọng tình yêu và hạnh phúc của
người phụ nữ
I.MB

II.TB
-Khái quát
-Xuất xứ, hoàn cảnh ra đời
-Kết cấu nghệ thuật đặc biệt của tác phẩm: Xuyên suốt tác phẩm là sự song hành và đan
cài giữa hai hình tượng sóng và em. Bài thơ được kết cấu theo hành trình nhận thức, sự
tương đồng, hòa hợp và đôi khi cả sự khác biệt. Người phụ nữ đang yêu phiêu lưu cùng
con sóng đại dương để nhận ra chính mình trong tình yêu và khát vọng
-Vị trí 2 khổ thơ: 2 khổ thơ trên nằm ở phần mở đầu và kết thúc tác phẩm, đóng vai trò
quan trọng trong việc hình thành kết cấu, tứ thơ và mạch cảm xúc của tác phẩm. 
-Phân tích
 Khổ 1:
Nội dung: diễn tả những đặc tính và hành trình của con sóng đại dương. Khổ thơ mở đầu
gợi liên tưởng đến những trạng thái cảm xúc phong phú, phức tạp và những khao khát trong
tâm hồn ngưòi phụ nữ khi yêu.

2 câu thơ đầu là những khám phá của nhà thơ về:
Trạng thái đối lập mà hài hòa của những con sóng đại dương. Soi mình vào sóng, người
phụ nữ thấy những trạng thái bất thường trong tâm hồn và nhận ra tình yêu đã đến (cặp tính
từ sóng đôi mang ý nghũa tương phản, liên từ 'và' chứ không phải 'mà', cách ngắt nhịp)

Con sóng đại dương mang vẻ đẹp nữ tính hay bản chất trái tim tình yêu của người phụ nữ
là sự lặng lẽ, dịu dàng, sự vị tha

2 câu sau là quy luật  tự nhiên. Trăm con sóng đều đổ về biển lớn. Xuân Quỳnh mượn quy
luật của sông, của sóng để biểu đạt khát vọng của lòng người, đó là khát khao vươn tới cái
vô cùng vô tận, cái khoáng đạt cao cả của một tình yêu đẹp. 

Nghệ thuật: mở đầu cho một áng thơ dạt dào cảm xúc về tình yêu, khổ 1 đã sử dụng thành
công khổ thơ 5 chữ, hình ảnh ẩn dụ sóng, nghệ thuật nhân hóa, những cặp tính từ đối xứng
tương phản => tất cả góp phần làm nên khổ thơ mở đầu diễn tả khát vọng tình yêu thật giản
dị, tự nhiên mà sâu sắc của người phụ nữ

 Khổ kết
Nội dung: phiêu lưu cùng con sóng đại dương, người đọc nhận ra được những cung bậc
tâm trạng của người phụ nữ trong tình yêu, có cái băn khoăn trăn trở, có sự nhớ nhung
chung thủy, có cả dự cảm âu lo, để cuối cùng thi phẩm Sóng được khép lại trong một lời
ước nguyện, một khát khao chân thành tha thiết

Xuân Quỳnh ước muốn được hòa nhập, dâng hiến đến tận cùng cho tình yêu vĩnh cửu.
(Thán ngữ 'làm sao đc', động từ mạnh 'tan ra', hình ảnh đối lập sóng nhỏ và biển lớn để làm
nổi bật cái tôu nữ sĩ Xuân Quỳnh)

Con sóng nhỏ Xuân Quỳnh muốn hòa chan vào biển lớn tình yêu để ngàn năm còn vỗ, đó là
ước nguyện dâng hiến tình yêu lứa đôi vào tình yêu cuộc đời để bất tử hóa tình yêu, để
cuộc đời vang mãi điệp khúc tình yêu bất tận. Đến đây khát vọng tình yêu của người phụ nữ
đã hóa thành khát vọng tình đời, tình người cao cả, thể hiện một triết lí của Xuân Quỳnh
(liên hệ: ôi tình yêu muôn thuở, có bao giờ đứng yên)
Nghệ thuật: khổ thơ cuối có những nét đặc sắc riêng: ẩn dụ, đối lập sóng nhỏ, biển lớn, số
từ mang tính ước lệ trăm ngàn, thán ngữ => biểu đạt quan niệm đẹp về tình yêu của xuân
Quỳnh, tình yêu ấy là sự hóa thân và dâng hiến. Con người sống trong tình yêu phải có ý
thức xây đắp để tình yêu được bền chặt.

-Đánh giá, bình luận


Nếu khổ 1 Xuân Quỳnh mượn hình tượng sóng để gián tiếp bày tỏ khát vọng tình yêu của
em thì ở khổ cuối nhân vật trữ tình em lại trực tiếp bày tỏ khát vọng tình yêu của mình qua
sự hóa thân vào sóng

Nếu mở đầu bài thơ là khát vọng của người phụ nữ phiêu lưu cùng con sóng để đi tìm tình
yêu đích thực thì khổ thơ kết thúc là khát vọng được hào nhập dâng hiến đến tận cùng cho
tình yêu được bất tử

Nếu khổ 1, các tín hiệu không gian được sử dụng: sóng, sông, biển thì khổ cuối có sự xuất
hiện của cả tín hiệu không gian và thời gian: trăm con sóng nhỏ, biển lớn, ngàn năm để biểu
đạt sự vận động mở rộng của khát vọng tình yêu và hạnh phúc. Từ khát vọng tình yêu lứa
đôi tha thiết đến tình đời lớn lao cao cả. Đặt trong chỉnh thể tác phẩm, bài thơ này gồm 9
khổ thơ. Khổ thơ mở đầu và kết thúc đã góp phần không nhỏ tạo nên mạch vận động thi tứ
của cảm xúc làm hoàn chỉnh khát vọng tình yêu và hạnh phúc của người phụ nữ. Nếu coi
khổ thơ mở đầu là điểm khởi nguồn thì khổ kết thúc là cái đích hướng tới của khát vọng tình
yêu, tình đời đẹp đẽ cao cả.
III. KB
Đề 2: 
I.MB:
-Sự thành công khi thể hiện sự phong phú bất ngờ trong liên hệ đối sánh với nhân vật trữ
tình em.
II.TB:
1.Khái quát đầu:
-Biểu đạt sự đa dạng, phong phú về cung bậc, cảm xúc của người phụ nữ trong tình yêu
=>Khái quát các cung bậc cảm xúc.
2.Phân tích:
a)Khổ 1:
-Hai câu đầu là những đối cực của sóng biểu đạt những xúc cảm ít đường trong trái tim em
khi tình yêu đến. Ở đây người ta thấy sự tương đồng gần gũi trong khí chất của sóng và
những xúc cảm của em (tín hiệu nghệ thuật: dùng để một khai thác cấu trúc của câu thơ)
-Hai câu cuối: em khao khát vươn tới một tình yêu đích thực không giới hạn => sóng là hiện
thân cho khát khao ước vọng của em (tín hiệu nghệ thuật)
b)Khổ 2:
-Phiêu lưu cùng con sóng đại dương để vui cùng khát vọng tình yêu cháy bỏng trong em,
khát vọng ngày xưa và ngày sau cuộc sống cũng là khát vọng tình yêu của tuổi trẻ (tín hiệu
nghệ thuật: thán từ ôi, cụm từ vẫn thế, từ láy bồi hồi, nhịp điệu của sóng biển, sóng lòng)
c)Khổ 3,4:
-Nhân vật trữ tình em muốn truy tìm nguồn gốc của tình yêu đẹp thật lộ một tình yêu nồng
nàn cháy bỏng. Sống khó biết khỏi nguồn từ đâu cũng như em khó biết tình ta khởi nguồn
từ khi nào (sự xuất hiện trực tiếp của em đối diện với biển cả, cảm xúc trực cảm của phụ
nữ, câu hỏi tu từ, câu thơ có điệp ngữ điệp vòng mang tính chất móc xích => càng hỏi càng
rối và bế tắc)
d)Bình luận đánh giá sự phong phú bất ngờ
-Trong thi ái này, Xuân Quỳnh đã xây dựng thành công hình tượng sống với sức khỏe con
người độc đáo đã làm nên thành công của thi phẩm: hay ở cách cấu tứ, thể thơ ngũ ngôn
truyền thống nhưng đã được mới mẻ và hiện đại hóa dưới ngòi bút Xuân Quỳnh: cách ngắt
nhịp linh hoạt, sự luân phiên đắc đổi bằng trắc tạo nên giọng thơ nồng nhiệt đắm say, ngọt
ngào sâu lắng. Ngôn ngữ thơ sâu lắng giản dị tựa như Xuân Quỳnh không phải làm thơ mà
đang trải lòng trên bề mặt từng câu chữ, đạt được hiệu quả cao, có khả năng lay động lòng
người. Đặc biệt là hiện tượng sống ý nghĩa ẩn dụ. Bài thơ dồi dào nhạc tính, nhạc cảm)
*) sự gợi cảm phong phú:
-sóng có nhiều đối cực cũng như em có nhiều xúc cảm bất thường khi tình yêu đến. Sóng
xưa nay vẫn thế cũng như tình em bồi hồi thao thức, khó biết khởi nguồn từ đâu, luôn thao
thức nhớ bờ như em luôn thao thức nhớ anh. Sóng chỉ thức trong cõi thực thực nhưng em
thích cả trong mơ. Người phụ nước có sự nồng nàn đắm say, mãnh liệt táo bạo đầy chủ
động => vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ.
*) sự bất ngờ độc đáo: 
-sóng là hình tượng ẩn dụ quen thuộc trong thi đề tình yêu xưa nay. Người con gái thường
là biểu tượng tĩnh nhưng ở đây Xuân Quỳnh đã mượn biểu tượng động cho người phụ nữ.
Vì thế em có cái tự tin chủ động nồng nàn cháy bỏng mãnh liệt táo bạo đầy hiện đại trong
tình yêu đôi lứa bên cạnh những phẩm chất truyền thống. Xuân Quỳnh đã là mới mẻ, lạ hóa
cho một hình tượng sống tưởng như đã quá quen thuộc, cũ mòn, làm mới mẻ cho một đề
tài đã xưa cũ như trái đất. Người nghệ sĩ tài năng không nhất thiết phải tìm ra mảnh đất mới
mà cần có góc nhìn mới trên những mảnh đất cũ. Khẳng định quy luật bất biến của thơ ca:
làm thơ là cách hồn nhiên, chân thực nhất trong việc thể hiện cảm xúc của người làm thơ.
Sóng là thi phẩm đặc sắc thể hiện cách nhìn, cách khám phá mới mẻ riêng biệt của nữ sĩ
Xuân Quỳnh về vẻ đẹp người phụ nữ trong tình yêu.
Đề 3: “ thơ Xuân Quỳnh thể hiện một trái tim phụ nữ hồn hậu chân thành, nhiều âu lo
và luôn da diết trong khát vọng hạnh phúc đời thường”
I.Giới thiệu chung:
-Giới thiệu tác giả tác phẩm => Bài thơ hội tụ đủ tâm hồn Xuân Quỳnh trong tình yêu.
-Khái quát đầu: xác định vị trí, nội dung
-Giải thích ý kiến: +Khái quát chung về thơ, đặc trưng nhiều thể loại thơ gắn với đề tài tình
yêu sự hiện diện của cái tôi trữ tình là rất rõ, nhất là trong thơ trữ tình hiện đại.
+Ý kiến có ý nghĩa khái quát về thu và con người nữ sĩ Xuân Quỳnh, biểu hiện mối quan hệ
giữa người và thơ.=> Một tâm hồn luôn hướng tới đi yêu, coi tình yêu là cái đẹp, cái cao cả,
tình yêu là sự hoàn thiện con người.
=> Thơ Xuân Quỳnh thể hiện các cung bậc cảm xúc khác trong tình yêu của người phụ nữ:
có cái hồn hậu, chân thành, có cái âu lo, khắc khoải và hơn hết, tình yêu người phụ nữ luôn
da diết trong khát vọng hạnh phúc đời thường: khát vọng được sống, được yêu, khát vọng
làm mẹ, làm vợ, làm người tình chung thủy => Nhận định đã chỉ ra vẻ đẹp bản sắc thơ ca.
II. Phân tích:

Đề 4: Cảm nhận về hình tượng sóng


I.Khái quát đầu:
-Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- giới thiệu vấn đề nghị luận: hình tượng sóng
 Khái quát chung về hình tượng sóng trong văn học: sóng là một biểu tượng tự nhiên
của thiên nhiên nhưng bước vào các tác phẩm thơ văn thì sóng thường mang ý
nghĩa ẩn dụ chỉ cảm xúc tâm trạng con người. Mượn hình tượng sóng các tác giả
giãi bày những cung bậc cảm xúc của tâm hồn mình.
 Trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh Hình tượng sóng là hình tượng nổi bật trung
tâm xuyên suốt bài thơ Sóng và em là hình tượng sóng đôi song hành cùng nhau.
Sóng chính là ẩn dụ của em, với mỗi khám phá về sóng em lại thấy có mình ở trong
đó
 Trong bài thơ sóng hiện lên những diện mạo và trạng thái khác nhau. Qua đó làm
hiện lên hình ảnh người phụ nữ đang yêu đứng trước biển, đối diện với cái vô biên
vĩnh hằng để suy tư chiêm nghiệm về tình yêu và tự khám phá vẻ đẹp tâm hồn mình.
II. Cụ thể
 Lđ1:  Hình tượng sóng được thể hiện qua những trạng thái trái ngược nhau 
(Khổ 1: 2 câu đầu)
 Lđ2: Hình tượng sóng với Khát Vọng vươn ra biển lớn, hướng tới cái rộng dài bao la
vĩnh hằng (khổ 1: 2 câu cuối)
 Lđ3: hình tượng sóng trong sự truy tìm nguồn gốc tình yêu mãnh liệt (Khổ 2,3,4 =>
lúc này hình tượng sóng và em luôn song hành với nhau. sóng luôn hướng về bờ
cát, luôn nhớ bờ và trái tim em luôn thao thức khát vọng tình yêu.
 Lđ 4: Sóng là biểu tượng cho nỗi nhớ và tình yêu chung thủy (Khổ 5,6,7)
 Lđ5: Sóng là biểu tượng cho Khát Vọng Tình Yêu Trường Tồn mãnh liệt (2 khổ kết)
=> Con sóng hòa mình vào đại dương để Ngàn Năm Còn vỗ, để sống mãi với thời gian, để
nhịp bước cùng năm tháng. Còn em ước hóa thân thành sóng để sống hết mình, cháy hết
mình trong tình yêu 
 Nghệ thuật miêu tả:  thể thơ, cách ngắt nhịp, hình ảnh, ngôn ngữ, giọng điệu
=>  Qua hình tượng Sóng, Xuân Quỳnh đã diễn tả được sự nồng nàn mãnh liệt, sự đằm
thắm dịu dàng mà không ít âu Lo, trăn trở của người phụ nữ trong tình yêu
=> khẳng định Hình tượng sóng là sáng tạo nghệ thuật độc đáo hấp dẫn 

You might also like