You are on page 1of 8

SÓNG

ĐỀ 1:
“Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể

Ôi con sóng ngày xưa


Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ

(Theo Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr.155)
① Cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ trên. Từ đó nhận xét quan niệm mới mẻ và hiện đại về tình yêu
của tác giả Xuân Quỳnh.
② Cảm nhận của anh/chị về hình tượng sóng trong đoạn thơ trên. Từ đó nhận xét về tình cảm của
người con gái khi yêu.
③ Cảm nhận của anh/chị về 2 đoạn thơ trên trong bài Sóng của Xuân Quỳnh. Từ đó, nhận xét về quan
niệm tình yêu của Xuân Quỳnh thể hiện trong bài thơ.
④ Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên. Từ đó nhận xét về cách bày tỏ khát vọng tình yêu của nhà thơ
Xuân Quỳnh.

Cảm nhận đoạn thơ trong bài Sóng. Từ đó nhận xét quan niệm mới mẻ và hiện đại về 5,0
tình yêu của tác giả Xuân Quỳnh.
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,25
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5
Vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu qua đoạn thơ, nhận xét quan niệm mới
mẻ và hiện đại về tình yêu của tác giả Xuân Quỳnh.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết
hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:
* Giới thiệu khái quát về tác giả Xuân Quỳnh, bài thơ Sóngvà vấn đề cần nghị luận. 0,5
* Cảm nhận đoạn thơ: 2,5
- Bài thơ dựa trên sự tương đồng, hòa hợp giữa hai hình tượng sóng và em. Sóng chính là ẩn
dụ của em- người phụ nữ đang yêu. Sóng giống như em và sóng cũng chính là em. Với mỗi
khám phá về sóng, em lại thấy có mình ở trong đó.
- Trong đoạn thơ, sóng được vẽ bằng âm điệu, hiện lên với những diện mạo và trạng thái
khác nhau. Qua đó làm hiện lên hình ảnh người phụ nữ đang yêu đứng trước biển, đối diện
với cái vô biên, cái vĩnh hằng để suy tư, chiêm nghiệm về tình yêu và tự khám phá tâm hồn
mình.
- Khổ 1: Sóng được thể hiện qua những trạng thái trái ngược: dữ dội- dịu êm, ồn ào- lặng lẽ.
Đây là những biểu hiện thường thấy của những con sóng ngoài biển khơi. Cũng như sóng,
người phụ nữ đang yêu tự nhận thức về biến động trong lòng mình, chân thành bộc bạch
những trạng thái tâm lí, tình cảm vừa phong phú vừa phức tạp của một tâm hồn khao khát
yêu đương: lúc giận dữ, hờn ghen; khi dịu dàng, sâu lắng.
-> Sóng - em khát khao tìm hiểu, khám phá chính mình, khám phá tình yêu, tìm kiếm một
tình yêu lớn lao, một tâm hồn đồng điệu để được cảm thông, thấu hiểu và chia sẻ.
- Khổ 2: Hiểu được quy luật: Từ xưa đến nay và mãi mãi về sau, những con sóng ngoài
biển khơi đã, đang và sẽ luôn luôn chuyển động. Sóng mãi bồi hồi, dào dạt, sôi nổi trong
lòng biển cũng như tình yêu mãi mãi là niềm khát khao cháy bỏng, bồi hồi trong trái tim
con người, nhất là tuổi trẻ.
- Khổ 3, 4: Em truy tìm nguồn gốc của sóng, mượn sóng để cắt nghĩa nguồn gốc của tình
yêu nhưng tình yêu mãi mãi vẫn là điều bí ẩn mà em không bao giờ lí giải được.
-Nghệ thuật :
Thể thơ 5 chữ, nhịp điệu tiết tấu dồn dập tạo âm hưởng dạt dào của sóng; xây dựng hình
tượng sóng đôi: sóng và em; ngôn ngữ sinh động, giàu hình ảnh, giàu sức biểu cảm; sử dụng
thành công các biện pháp tu từ : điệp, nhân hoá, đối lập, ẩn dụ... Liên hệ mở rộng với các
bài thơ, nhà thơ khác cùng viết về tình yêu.
* Nhận xét về quan niệm mới mẻ và hiện đại về tình yêu của nữ sĩ qua đoạn thơ.
- Bộc lộ cái tôi tràn đầy khát vọng đắm say, một cái tôi luôn chủ động kiếm tìm trong tình
yêu để vươn lên cái bao la của sự tự do…
- Vượt thoát khỏi những ràng buộc khắc nghiệt mà lễ giáo phong kiến bấy lâu nay kìm hãm
tình yêu tự do trong sáng của con người.
- Đi tìm cội nguồn của con sóng tình yêu, thể hiện quan niệm muốn khám phá đến tận
cùng, khao khát tìm hiểu đến bến bờ vô tận của tình yêu.
* Đánh giá: 0,5
- Mượn hình tượng sóng, Xuân Quỳnh đã diễn tả được sự nồng nàn, mãnh liệt, cháy bỏng
mà đằm thắm, dịu dàng và cũng không ít âu lo, trăn trở của người phụ nữ trong tình yêu.
(Đây là tình cảm mang tính truyền thống nhưng được diễn tả, giãi bày bằng hình thức mới
mẻ, hiện đại)
- Bài thơ là một cách nói đậm chất Xuân Quỳnh về tình yêu của người phụ nữ, trong đó,
sóng là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo và hấp dẫn.
d. Chính tả, ngữ pháp 0,25
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo 0,5
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

ĐỀ 1:
“Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể

Ôi con sóng ngày xưa


Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ
(Sóng – Xuân Quỳnh, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam)
Cảm nhận của anh/chị về hình tượng sóng trong đoạn thơ trên. Từ đó nhận xét về tình cảm của người con gái
khi yêu.
2. Cảm nhận của anh/chị về hình tượng sóng trong đoạn thơ trên. Từ đó nhận xét về 5.0đ
tình cảm của người con gái khi yêu.
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở 0.25đ
bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:Cảm nhận của anh/chị về hình tượng 0.5đ
sóng trong đoạn thơ trên. Từ đó nhận xét về tình cảm của người con gái khi yêu.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện được kĩ năng phân
tích, cảm nhậnmột tác phẩm văn xuôivà vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp
chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng:
* Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, đoạn thơ:
- Tác giả Xuân Quỳnh, bài thơ “Sóng”:
Xuân Quỳnh là nhà thơ nữ tiêu biểu cho những nhà thơ trẻ thời kì chống Mỹ. 0,5 đ
Ngay từ những tác phẩm đầu tay nữ sĩ đã thể hiện một hồn thơ phong phú, hồn
nhiên, tươi tắn của một trái tim phụ nữ hồn hậu, chân thành, nhiều lo âu và luôn da
diết trong khát vọng hạnh phúc bình dị đời thường. “Sóng” được Xuân Quỳnh sáng
tác năm 1967 tại biển Diêm Điền trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ. Bài thơ
được in trong tập “Hoa dọc chiến hào”.
- Khái quát nội dung đoạn thơ: Sóng với những cung bậc cảm xúc trong tình yêu và
khát vọng muốn hiểu về tình yêu của mình.
* Cảm nhận về đoạn thơ:
- Hình tượng sóng gắn liền với khát vọng ra đi và tìm đến tình yêu:
+ Những tính từ mang nghĩa trái ngược: “dữ dội – dịu êm, ồn ào – lặng lẽ”. Đó là
những đặc tính đối nghịch đến bất ngờ của sóng, cũng là những cung bậc cảm xúc 1.75đ
khi yêu của người con gái.
+Điệp từ “và” để thể hiện quan hệ cộng hưởng, nối tiếp của những trạng thái đối
lập trong tình yêu để tạo nên chỉnh thể thống nhất về cảm xúc.
+ Quan điểm hiện đại khi yêu của nhân vật trữ tình: mạnh mẽ dữ dội để đi tìm lời
giải đáp cho tình yêu: Sóng tìm ra tận bể. Đó là một sự mạnh mẽ và hiện đại: dứt
khoát ra đi tìm đến biển, đến những chân trời mới bao la, tự do để thể hiện tình cảm
của mình.
- Tình yêu của sóng, cũng là tình yêu của em, luôn luôn là khát vọng muôn đời:
+ Từ trái nghĩa: ngày xưa, ngày sau cho thấy người con gái dù ở thời đại nào cũng
vẫn khao khát được yêu.
+ “Bồi hồi” là từ ngữ miêu tả trực tiếp cảm xúc của người con gái khi yêu.
- Nhân vật trữ tình nghĩ về tình yêu của mình:
+ Điệp ngữ: Em nghĩ về… là những suy tư, trăn trở của người con gái. Đó là những
rạo rực, mãnh liệt, một lòng nghĩ về tình yêu của mình.
+ Nhân vật trữ tình băn khoăn về nơi tình yêu bắt đầu.
- Những câu hỏi giàu chất suy tưởng: “Từ nơi nào sóng lên?”; “Gió bắt đầu từ
đâu?”, ... đó là nhịp lòng, là những cảm xúc dâng trào của nhân vật.
- “Em cũng không biết nữa, Khi nào ta yêu nhau” Người phụ nữ, nhân vật em
trong bài thơ cũng không thể cắt nghĩa được tình yêu. Một sự bất lực đáng yêu của
một trái tim yêu không chỉ đòi hỏi cảm xúc mà còn đòi hỏi nhận thức mãnh liệt.
* Đánh giá nghệ thuật của tác phẩm: 0.25đ
Sử dụng thể thơ năm chữ, cách ngắt nhịp, phối âm, ngôn ngữ thơ giản dị, tự nhiên,
giàu xúc cảm đã thể hiện một trái tim yêu nồng nàn, say đắm.
* Nhận xét về tình cảm của người con gái khi yêu:
- Người con gái khi yêu luôn xuất hiện cùng lúc nhiều trạng thái cảm xúc, đôi khi
có thể mâu thuẫn nhau. 1.0đ
- Khi yêu, họ sẽ luôn muốn hiểu được người yêu, hiểu mình và hiểu tình yêu của
mình dù biết rằng tất cả những băn khoăn đều không dễ dàng giải đáp.
-Tình yêu của họ luôn nồng nàn, say đắm.
d. Sáng tạo: Có cách diến đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị 0.5 đ
luận
e. Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 0.25đ

Cảm nhận của anh/chị về 2 đoạn thơ trên trong bài Sóng của Xuân Quỳnh. Từ đó, nhận xét về quan niệm
tình yêu của Xuân Quỳnh thể hiện trong bài thơ.
ĐỀ 2
Trong bài thơ Sóng, Xuân Quỳnh viết:
Dẫu xuôi về phương Bắc
Dẫu ngược về phương Nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh một phương

Ở ngoài kia đại dương


Trăm ngàn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn vời cách trở
(Theo Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr.155)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên. Từ đó nhận xét về nét riêng trong cách thể hiện tình yêu của nhà
thơ Xuân Quỳnh.
Cảm nhận đoạn thơ trong bài Sóng. Từ đó nhận xét về nét riêng trong cách thể 5,0
hiện tình yêu của nhà thơ Xuân Quỳnh.
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,25
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn
đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5
Vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu qua đoạn thơ .
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận,
kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:
* Giới thiệu khái quát về tác giả Xuân Quỳnh, bài thơ Sóngvà vấn đề cần nghị luận. 0,5
*Cảm nhận đoạn thơ : 2,5
- Nhân vật trữ tình thể hiện chiều sâu nỗi nhớ thiết tha, mãnh liệt. Nỗi nhớ đi cả vào tâm
thức, len lỏi vào tiềm thức khiến nhân vật trữ tình trăn trở: Con sóng dưới lòng
sâu…Lòng em nhớ đến anh cả trong mơ còn thức.
- Người phụ nữ khẳng định tình yêu thuỷ chung, son sắt dù có đi về nơi nào cũng chỉ
hướng về một phương – đó là phương anh : Dẫu xuôi về phương Bắc…
- Nhân vật trữ tình tiếp tục chiêm nghiệm về những con sóng ngoài khơi xa luôn tìm về
bờ dù xa xôi cách trở cũng như em luôn hướng về anh, anh là bến bờ bình yên của đời
em .Từ những chiêm nghiệm về quy luật của sóng. Con nào...cách trở nhân vật trữ tình
thể hiện niềm tin mãnh liệt vào tình yêu, lòng thủy chung có thể chiến thắng mọi khoảng
cách, trở ngại để cập bến bình yên
- Nghệ thuật :
Thể thơ 5 chữ, nhịp điệu tiết tấu dồn dập tạo âm hưởng dạt dào của sóng; xây dựng
hình tượng sóng đôi: sóng và em; ngôn ngữ sinh động, giàu hình ảnh, giàu sức biểu
cảm; sử dụng thành công các biện pháp tu từ : điệp, nhân hoá, đối lập, ẩn dụ...
* Nét riêng trong cách thể hiện tình yêu của Xuân Quỳnh:
- Xây dựng hai hình tượng sóng đôi: sóng và em, tình yêu bởi thế có lúc được thể hiện
trực tiếp, có lúc thể hiện qua cách nói ẩn dụ.
- Xây dựng hình tượng nhân vật trữ tình – nguời phụ nữ vừa mang chiều sâu của tình
cảm vừa có sự nặng trĩu của lí trí; vừa có sự lo âu, vừa có sự tin tưởng về tình yêu. Tất
cả được thể hiện qua cách nói mộc mạc, dung dị, gần gũi.
* Đánh giá: 0,5
- Đoạn thơ thể hiện hình tượng nhân vật trữ tình – người phụ nữ đang yêu với tình yêu
tha thiết thuỷ chung trọn vẹn trước sau không đổi dù bất kì hoàn cảnh nào.
- Thể hiện phong cách thơ Xuân Quỳnh và đóng góp của tác giả đối với đề tài tình yêu
trong thơ ca.
d. Chính tả, ngữ pháp 0,25
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo 0,5
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

ĐỀ 3:
“Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa

Làm sao được tan ra


Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ”.
(Trích Sóng – Xuân Quỳnh, 
Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dụ– Việt Nam, tr.156)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên. Từ đó nhận xét về cách bày tỏ khát vọng tình yêu của nhà thơ Xuân
Quỳnh.
 
   Cảm nhận 2 khổ thơ cuối trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh.
5.0

1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận:  0.25

2. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Cảm nhận được nội dung của 2 khổ thơ trong bài
0.5
thơ Sóng và nhận xét về cách bày tỏ khát vọng tình yêu của nhà thơ Xuân Quỳnh.

3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết
hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.
0.5
Học sinh có thể trình bày hệ thống các luận điểm theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm
bảo các nội dung sau:

3.1. Cảm nhận đoạn thơ 2.0


a. Nội dung: Nhân vật trữ tình em với những trăn trở về sự hữu hạn của cuộc đời, của tình
yêu và khát vọng được dâng hiến hết mình cho tình yêu.
Đoạn 1: Sự chiêm nghiệm về cái hữu hạn và vô hạn, giữa cái thiên biến và bất biến.
+ Cuộc đời – năm tháng là hoán dụ chỉ thời gian (thời gian của đời người và thời gian của vũ
trụ); biển – mây là hoán dụ chỉ không gian. Cuộc đời con người dẫu có dài đến một trăm năm
hoặc lâu hơn nữa thì so với thời gian vô cũng vô tận của vũ trụ cũng chỉ là khoảnh khắc hữu
hạn. Biển tưởng như rộng lớn vô cùng nhưng vẫn bị giới hạn bởi bờ cõi trong khi đó, áng
mây nhỏ bé lại có thể bay từ bầu trời này qua bầu trời khác, có thể bay trên khắp mặt biển,
đại dương.
+ Năm tháng là dòng thời gian vô thủy vô chung, con đường bay của mây gợi đến không gian
vô cùng vô tận; còn cuộc đời là quỹ thời gian hữu hạn, ngắn ngủi, biển gợi đến cái nhỏ bé.
Đoạn 2: Khát vọng tình yêu vĩnh hằng, vĩnh cửu.
+ Cấu trúc nghi vấn cầu khiến (Làm sao được tan ra) diễn tả nỗi trăn trở và khao khát chân
thành, tha thiết, mãnh liệt của em.
+ Tan ra: khát vọng hi sinh, dâng hiến trọn vẹn cho tình yêu, là sống hết mình, yêu hết mình,
dâng hiến hết mình cho tình yêu. → Giải pháp thể hiện trái tim nhân hậu, vị tha, giàu đức hi
sinh, bao dung vô cùng của người phụ nữ trong tình yêu khi không thể kéo dài năm tháng, khi
bối rối, lo âu trước cái ngắn ngủi của tình yêu.
+ Khi tan ra, khi dâng hiến tận độ cho tình yêu, em dường như đã chiến thắng cái hữu hạn
của cả thời gian và không gian . Do đó, tình yêu của em được vĩnh hằng cùng vô biên năm
tháng.
b. Nghệ thuật: Về nghệ thuật: thể thơ năm chữ với những câu thơ không ngắt nhịp, hình ảnh
hoán dụ giàu sức liên tưởng (cuộc đời, năm tháng, biển, mây); ẩn dụ (sóng, biển lớn tình
yêu…), số từ (trăm, ngàn); giọng điệu thiết tha, chân thành…

3.2. Nhận xét về cách bày tỏ khát vọng tình yêu của nhà thơ Xuân Quỳnh.
- Đoạn thơ nói riêng và bài thơ “Sóng” nói chung bộc lộ cái tôi cá nhân của thi sĩ Xuân
Quỳnh trong tình yêu, đó là cái tôi giàu cảm xúc và khát vọng mãnh liệt .
- Không che dấu, không ngại ngùng, Xuân Quỳnh rất mạnh mẽ, rất hiện đại trong cách bày tỏ
1.0
khát vọng tình yêu: được vượt lên sự hữu hạn của đời người, được hóa thân vào con sóng bất
tử, được hi sinh, dâng hiến, được tan chảy vào bờ cõi không giới hạn.
- Qua cách bày tỏ tình yêu ấy, ta thấy hiện lên một Xuân Quỳnh với một trái tim yêu cháy
bỏng, một tâm hồn yêu nồng nàn, rất mạnh mẽ mà cũng rất chân thật, rất đời, rất “người”.

4.Chính tả, dùng từ, đặt câu:


Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt. 0.25

5.  Sáng tạo 0.5


Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.  

Trình bày cảm nhận của anh/ chị về nỗi nhớ, sự thủy chung trong tình 5.0
yêu thể hiện qua đoạn trích bài thơ Sóng (Xuân Quỳnh); nhận xét về quan
niệm tình yêu của XQ.

a.Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận về đoạn thơ 0.25
Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân
bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.

b.Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (2 vấn đề) 0.25

- Đoạn thơ “Con sóng dưới lòng sâu

Hướng về anh một phương”.

- Quan niệm tình yêu của Xuân Quỳnh.

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu 4.0
sắc vấn đề nghị luận và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ
giữa lí lẽ và dẫn chứng. Cụ thể:

1.Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, đoạn thơ:
0.5
- Tác giả Xuân Quỳnh là nhà thơ nữ tiêu biểu cho những nhà thơ trẻ thời kì
chống Mỹ. Hồn thơ XQ hồn nhiên, tươi tắn của một trái tim phụ nữ hồn hậu,
chân thành, nhiều lo âu và luôn da diết trong khát vọng hạnh phúc bình dị đời
thường.

- “Sóng” được Xuân Quỳnh sáng tác năm 1967 tại biển Diêm Điền trong giai
đoạn kháng chiến chống Mỹ. Bài thơ được in trong tập Hoa dọc chiến
hào(1968).

- Khái quát nội dung 2 đoạn thơ: Nỗi nhớ nhung da diết cùng lòng thủy chung
sắt son.

2. Cảm nhận về 2 đoạn thơ:

a.Đoạn thơ “Con sóng…còn thức”: Hình tượng sóng gắn liền với nỗi nhớ
trong tình yêu

- Hình ảnh đối lập“dưới lòng sâu - trên mặt nước”: con sóng vẫn nhớ về bờ,
thao thức trên đại dương xa thẳm

- Thủ pháp nhân hóa “Ôi con sóng nhớ bờ/ ngày đêm không ngủ được”: nỗi
nhớ đến cồn cào, day dứt.
2.0
-Lòng em cũng luôn hướng về anh, về tình yêu của cuộc đời em: nỗi nhớ đã
vượt qua khuôn khổ của ý thức, tồn tại cả trong vô thức, vì đã in sâu vào cõi vô
thức: “Cả trong mơ còn thức”.

=>Bày tỏ nỗi nhớ một cách trực tiếp, mạnh dạn nhưng đầy chân thành, nỗi
nhớ da diết, nỗi nhớ đi sâu vào tiềm thức.

b. Đoạn thơ “Dẫu xuôi…một phương”: Hình tượng sóng gắn liền với lòng
chung thủy sắt son:

-Hình ảnh đối: xuôi về phương bắc><ngược về phương nam kết hợp với điệp
cấu trúc “Dẫu …” ->Khoảng không gian đặt ra trong khổ thơ nói lên độ dài
cách trở, gian lao của thực tế đối với con người thế nhưng càng xa cách bao
nhiêu thì lòng người lại thể hiện rõ sự chung thủy bấy nhiêu.
- “Hướng về anh một phương” như một lời khẳng định mạnh mẽ, dứt khoát.
Một lời thề thủy chung sắt son.

c.Nghệ thuật: Đoạn thơ với thể thơ 5 chữ, cách ngắt nhịp, phối âm, hình ảnh
giàu sức biểu cảm; vận dụng linh hoạt các biện pháp tu từ: nhân hóa, so sánh,
ẩn dụ, điệp, đối;ngôn ngữ thơ giản dị, tự nhiên,…đã thể hiện nỗi nhớ nhung
da diết của một tình yêu nồng nàn và thủy chung son sắt.

3. Nhận xét về quan niệm tình yêu của Xuân Quỳnh:

- XQ thể hiện 1 quan niệm tình yêu mang tính chất truyền thống. Biểu
hiện cụ thể qua nỗi nhớ của người phụ nữ đang yêu được ẩn dụ kín đáo
qua hình tượng sóng. Tình yêu còn gắn liền với sự chung thủy, với khát
vọng về một mái ấm gia đình hạnh phúc.
- Bên cạnh đó, bài thơ thể hiện quan niệm mới mẻ hiện đại của Xuân
Quỳnh về tình yêu. Đó là một tình yêu với nhiều cung bậc phong phú, đa
dạng: dữ dội, ồn ào, dịu êm, lặng lẽ. Người phụ nữ khi yêu chủ động bày
tỏ những khát khao yêu đương mãnh liệt và rung động rạo rực trong lòng
mình “Sông không hiểu nổi mình/ Sóng tìm ra tận bể”, khao khát kiếm
tìm một tình yêu lớn của cuộc đời, dám sống hết mình cho tình yêu, hòa
nhập tình yêu cá nhân vào tình yêu rộng lớn của cuộc đời, với khát khao
được “tan ra” để hòa vào “biển lớn tình yêu”.
- Hai quan niệm này không đối lập mà bổ sung cho nhau làm nên vẻ đẹp
tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu hiện lên qua hình tượng sóng.

- Quan niệm ấy thể hiện qua thể thơ năm chữ giàu nhịp điệu mang âm
điệu của sóng, hình ảnh ẩn dụ của “sóng” mang tính chất biểu tượng.
=>Quan niệm ấy đã góp phần tạo nên thành công cho thi phẩm, tạo
dấu ấn trong phong cách thơ XQ, qua đó người đọc thấy được khát vọng
tình yêu cao đẹp là khát vọng sống vô cùng nhân văn. 0.5
4. Kết luận:
- Khẳng định lại giá trị của tác phẩm và nét đẹp trong những khát khao,
xúc cảm của người con gái trong tình yêu.

- Mở rộng liên hệ thực tế (hướng đến tình yêu chân chính, thủy chung; biết
sống hết mình với tình yêu đích thực, cao đẹp…).

1.0

d.Sáng tạo 0.25

Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề
nghị luận.

e.Chính tả, dùng từ, đặt câu 0.25

Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu

You might also like