You are on page 1of 2

ĐỀ SỐ 1.21.

3
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Ta vẫn thường hay nghe những lời đầy ngậm ngùi của những người tuổi xế chiều. Thấm thoát
mà việc ấy đã xảy ra đã gần nửa đời người. Chả mấy mà già, chả mấy mà về với ông bà tổ tiên…
Không chỉ người già mới hay nhạy cảm về thời gian mà cả người trẻ cũng vậy. Nhiều khi giữa những
bộn bề, tất bật lo toan với nhịp sống nhanh, sống vội, họ vẫn dừng lại để suy nghĩ cảm thán, tiếc nuối
thời gian đã qua.
Nói như vậy để thấy rằng người ta ai cũng ý thức được quy luật nghiệt ngã của thời gian, của
tạo hóa nhưng phải đành chấp nhận. Vậy làm thế nào để chiến thắng quy luật ấy? Có lẽ không còn
cách nào khác hơn đó là sống hiện sinh. Sống có ý nghĩa, sống hết mình cho hiện tại để mỗi giây phút
qua đi là những khoảnh khắc đầy giá trị khiến ta không còn phải tiếc nuối, không còn phải "giá như".
Những ai kia đang mười tám đôi mươi ở vào cái độ thanh xuân nhất thì không có lí gì lại không
yêu sống và sống với cường độ mạnh mẽ nhất có thể. Đôi chân muốn đi thì hãy cứ bước tới. Trái tim
muốn rộng mở thì hãy cứ yêu thương. Muốn thành công thì hãy dám ước mơ và thực hiện ước mơ cho
dù đôi khi là dại khờ. Muốn cứng cáp thì mạnh dạn bước lên sỏi đá với tất cả sự dũng cảm cho dù đôi
khi sẽ chảy máu vì sự non nớt, vụng về. Nếu cuộc đời của ai đó đã bước sang thu thì cũng đừng vội giật
mình, hụt hẫng, ta không còn trẻ tuổi thì ta hãy "trẻ lòng". Tìm lại cho mình những đam mê, những sở
thích mà trước kia chưa theo đuổi được. Tự tạo cho mình niềm vui bên gia đình, bên những người ta
yêu mến và hài lòng với những giá trị mình tạo ra.
(Nguồn: Người lao động)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản: nghị luận

Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ trong câu: " Muốn cứng cáp thì mạnh dạn bước
lên sỏi đá với tất cả sự dũng cảm cho dù đôi khi sẽ chảy máu vì sự non nớt, vụng về. "
- biện pháp tu từ: Ẩn dụ "mạnh dạn bước lên sỏi đá"
- tác dụng: Tăng tính gợi hình, gợi tả, gợi cảm cho đoạn văn. Thể hiện những khó khăn, thử
thách mà đường đời đặt ra. Qua đó tác giả khẳng định rằng muốn cứng cáp thì bạn phải mạnh
dạn, tự tin bước đi đối mặt với những khó khăn, gian nan ấy.

Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về câu: người ta ai cũng ý thức được quy luật nghiệt ngã của
thời gian, của tạo hóa nhưng phải đành chấp nhận.
- Dù biết được quy luật của tạo hóa nhưng chúng ta vẫn phải chấp nhận và vượt qua nó.
- Cuộc sống không bao giờ trải đầy hoa hồng mà luôn chứa đựng nhiều gian nan để tôi
luyện bản thân ta. Đây cũng chính là quy luật.
- Bởi đó là quy luật mà ta sẽ không thể thay đổi, ta sẽ phải học cách chấp nhận và vượt
qua nó.

Câu 4. Anh chị có suy nghĩ gì về lời khuyên ta hãy "trẻ lòng" ở trong văn bản.
"Ta hãy trẻ lòng" là một lời khuyên vô cùng quý giá mà tác giả mang lại cho chúng ta. Đó
là hãy luôn mang trong mình một tâm hồn rộng mở, một tấm lòng trẻ trung, nhân
hậu. Thật vậy, trong cuộc sống, ta luôn phải mở rộng tấm lòng mình để hòa vào với những
con người đầy nồng hậu. Bên cạnh đó, chính sự trẻ trung sẽ giúp ta nhận ra được nhiều
giá trị của cuộc sống. Từ đó mà sống hạnh phúc, yêu đời hơn.

ĐỀ SỐ 2.21.3

Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)


“Tư duy bó đũa” là một kiểu tư duy cào bằng, không coi trọng giá trị của từng cá nhân. Thử
hình dung một xã hội mà ai cũng như ai - những chiếc đũa giống hệt nhau từ chất liệu đến màu sắc,
kích thước như chui ra từ một khuôn. Ấy là chưa kể giờ phổ biến loại đũa dùng một lần xong thì vứt bỏ.
Ngay cả đũa ngà đũa bạc mà vua chúa thường dùng cũng chỉ quý vì là đồ dùng của bậc vua chúa, chứ
hẳn không phải vì giá trị “làm đũa” của nó.
“Tư duy bó đũa” biết đâu có thể là sự đánh lừa chính mình. Làm gì có sức mạnh của cả bó
đũa, vì dù đứng chung trong một ống đũa hay được buộc thành một bó, đũa vẫn chỉ là những chiếc đơn
lẻ, dễ dàng bị tách khỏi cả bó.
Một người thần kinh bình thường chẳng ai cầm cả bó đũa mà bẻ, kẻ tà tâm sẽ bẻ từng chiếc,
từng chiếc đến hết cả bó vì những chiếc đũa tự nó không có chất kết dính để tự gắn chặt vào nhau,
hoặc nguy hiểm hơn, quăng cả bó vào đống lửa.
Đũa thì cứ là đũa, đừng cố gắng đua chen làm cột. Nhưng hãy thật cứng cỏi để không ai có thể
dễ dàng bẻ gãy dù chỉ là một chiếc đũa. Mỗi chiếc đũa cứng cỏi sẽ tạo nên sức mạnh của cả “bó đũa”
chứ không phải là ngược lại.
(Nghĩ khác về chiếc đũa, NGUYỄN THỊ HẬU,
https://cuoituan.tuoitre.vn)
Đọc văn bản trên và thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản: nghị luận

Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ trong câu: "Thử hình dung một xã hội mà ai cũng
như ai - những chiếc đũa giống hệt nhau từ chất liệu đến màu sắc, kích thước như chui ra từ một
khuôn. "
- Biện pháp tu từ: So sánh "kích thước như chui ra từ một khuôn".
- Tác dụng:
+ Tăng tính gợi hình, gợi cảm cho câu văn
+ Thể hiện tầm quan trọng của việc nhận thức đúng đắn những sự vật, hiện tượng
trong cuộc sống.

Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về “Đũa thì cứ là đũa, đừng cố gắng đua chen làm cột” của
tác giả?
- Hãy biết nhận thức đúng giá trị của chính bản thân mình.
- Đừng thấy ai hơn mình là bì tị, so sánh. Thay vào đó hãy cố gắng, nỗ lực để hơn họ.
- Đừng đứng núi này trông núi nọ.

Câu 4. Anh chị có đồng tình về “Tư duy bó đũa " ở trong văn bản không? Vì sao?
- Đồng tình, vì:
+ Câu chuyện đã đem đến cho chúng ta một bài học vô cùng ý nghĩa
+ Mỗi người hãy đừng bao giờ suy nghĩ người khác hơn mình, hay mình đang thua
kém, không bằng ai đó.
+ Hãy không ngừng học hỏi, làm việc để vượt qua được những điều tầm thường của
bản thân.

You might also like