You are on page 1of 3

3.3.

Phương pháp thể hiện


- Thơ ngũ ngôn tứ tuyệt: “ý tại ngôn ngoại”
Thơ Đường gợi chứ không tả. Từ những khoảng trống, khoảng trăng, nốt lặng vô hình
trong kết cấu, trong các tương quan, trong các nhãn tự, người đọc tự khám phá về thế giới
tâm hồn của nhà thơ được dồn nén vào trong đó.
- Thơ Haiku:
Tượng trưng và một khoảnh khắc của cảnh vật, đỉnh điểm của cảm xúc. Vì từ ngữ hạn
chế nên thơ Haiku đã lựa chọn phương pháp biểu hiện tượng trưng. Chỉ với 17 âm tiết
nên phải lựa chọn nhưng chi tiết, những nét đặc sắc nhất của sự vật để biểu hiện, sử dụng
thủ pháp của tranh thuỷ mặc (chỉ bằng vài nét vẽ mà biểu hiện được sự vật, lại không chỉ
bề ngoài mà cả thần thái của nó. Hàm súc trong thơ Haiku là hàm hàm súc của nghệ
thuật, miêu tả một khoảnh khắc của cảnh vât và đỉnh điểm của cảm xúc.
3.4. Cảm nhận về thẩm mĩ
- Thơ ngũ ngôn tứ tuyệt:
Con người: những tình cảm tốt đẹp, lành mạnh, tích cực hướng về cái thiện, cái mỹ.
Thiên nhiên: bình dị, gần gũi, thông qua đó toát lên vẻ đẹp của cỏ cây hoa lá.
Thanh nhạc trong thơ đường: người nghe phải lắng nghe cái âm vang của nó, tưởng
tượng ra những đường nét và màu sắc của nó, để có thể cảm nhận hình tượng chung của
bài thơ như kiểu nghe một bản nhạc trữ tình mà không cần dựa vào những chi tiết ngôn
ngữ cụ thể cùa bài thơ.
Hàm súc trong thơ Đường: ít lời nhiều ý, ý ở ngoài lời. Kết cấu hết sức chạt chẻ. Đúc kết
những khái niệm quá khứ nâng lên thành luật bằng trắc đối xứng.
- Thơ Haiku: Thơ Haiku nhất là Haiku của Basho có những nét thẩm mỹ rât tiêng, rất cao
và rất tinh tế:
Cái vắng lặng (Sabi)
Cái đơn sơ (Wabi)
Cái u huyền (Yugen)
Cái mềm mại (Shiori), nhẹ nhàng (Karumi)
Thơ Haiku không thích sự ồn ào náo nhiệt, không thích vẻ phồn tạp, sặc sở, hoa lệ, uỷ mị,
ướt át hay cứng cõi, lên gân.
3.5. Về ND
- Thơ ngũ ngôn tứ tuyệt: Thơ Đường là thể loại có thể nói sống đúng nghĩa với hai chữ
"trữ tình". Tình cảm, cảm xúc trở thành mạch mạch nối vô hình để hàn kết các hình ảnh,
ý tưởng, nhạc điệu tạo nên sự vận động của ý thơ trên con đường tạo nên cấu tứ.
+ Lựa chọn và miêu tả những khoảnh khắc dồn nén trong tâm hồn, đó cũng chính là bản
chất của quá trình đời sống con người.
Trong bài Trúc Lý Quán của Vương Duy:
“Độc tọa u hoàng lí,
Đàn cầm phục trường khiếu,
Thâm lâm nhân bất tri,
Minh nguyệt lai tương chiếu.”
Ngồi một mình trong đám tre rậm,
Gảy đàn cầm, lại huýt sáo,
Rừng sâu không ai biết,
Chỉ có vầng trăng sáng soi.
(Giản Chi dịch xuôi)
+ Dồn nén biểu cảm để đạt tới sự tập trung cao độ và trở thành tính khái quát, triết lí nhân
sinh. Những quan điểm này thường được biểu hiện thông qua các cặp phạm trù đối lập:
quá khứ- hiện tại, tình- cảnh, sống- chết, thực - mộng, động-tĩnh...
Thiếu tiểu ly gia lão đại hồi
Hương âm vô cải mấn mao tồi
Nhi đồng tương kiến bất tương thức
Tiếu vấn khách tòng hà xứ lai (Hồi hương ngẫu thư – Vương Duy)
- Thơ Haiku: Thơ Haiku hàm chứa triết lý nhân sinh sâu sắc, gần gũi, tinh thần từ ái và
lạc quan của Phật giáo Thiền tông
Những cảnh vật bình dị, những vật nhỏ bé, tầm thường, dễ bị lãng quên lại được miêu tả
trong thơ Haihu và thơ Haiku cố gắng đi tìm cái đẹp từ trong cái bình thường ấy. Thể
hiện tình yêu với thiên nhiên, quay lưng lại với những giá trị mà người đời hằng theo
đuổi như quyền lực, của cải, danh vọng,...
Một nhành bìm bìm hoa tía
Quấn quanh chiếc gàu
Ta sang nhà hàng xóm xin nước thôi !
(Chiyo - Thanh Châu dịch)
Sự tương giao và hoà hợp của con người và vạn vật thông qua việc tiếp thu quan niệm
hoà hợp của Thiền.
Từ bốn phương trời
Cánh hoa đào lả tả
Gợn sóng hồ Niho
(Basho - Đoàn Lê Giang dịch)
3.6. Thời gian nghệ thuật
- Thơ ngũ ngôn tứ tuyệt: cảm thức bao trùm của các thi nhân đời Đường là sự sùng bái
cái cao cả của thời gian vô tận vốn đã hoá thân vào không gian bất biến “trường không
đạm đạm”, “thảo liên không”, “xuyên đồ vô hạn”,…
- Thơ Haiku: “quỹ ngữ” (từ chỉ mùa). Hình ảnh được gọi tên trong thơ thuộc về khoảnh
khắc thực tại chợt hiện ra trước mắt nhà thơ, không phải là hình ảnh quá khứ trong ký ức
hay hình ảnh tương lai trong mộng tưởng.
3.7. Không gian nghệ thuật
- Thơ ngũ ngôn tứ tuyệt: “không gian vũ trụ bao trùm, lấn át không gian gia tộc, nhà cửa,
quê hương, thân xác, trở thành phạm vi hầu như duy nhất và cuối cùng để con người cảm
thụ nhân sinh”
- Thơ Haiku: “Hãy vượt qua man rợ mà đón nhận thiên nhiên và quay về với thiên
nhiên”. Không gian nghệ thuật trong thơ haiku hết sức phong phú, đa dạng ôm trùm vẻ
đẹp của xứ sở Phù Tang tạo nên một đặc điểm nghệ thuật của haiku cổ điển là bao giờ
cũng có quý đề (季題 kidai - tức đề tài thiên nhiên).

You might also like