You are on page 1of 5

HÀN MẶC TỬ

I. Tiểu sử và con người


1. Quê hương và gia đình
- Quê ở Lệ Mỹ, Đồng Hới, Quảng Bình
- Quê hương và các không gian sống: miền Trung: quê gốc: Thanh Hóa (Bắc miền Trung), cụ HMT họ Phạm,
bị triều đình truy bức, phải rời quê hương bản quán, và cải họ theo triều đình nên đã đổi sang họ Nguyễn, đổi từ
Thanh Hóa đến sống ở Thừa Thiên Huế
- Hồi nhỏ sống ở Quy Nhơn, từ khi 5 tuổi đến khi tiểu học (1920 – do công việc cha phải di chuyển nhiều nơi
nên mãi đến 1920 khi ca dừng lại ở Sa Kỳ - Quãng Ngãi, HMT mới học tiểu học) HMT sống ở gần Động Cát,
chợ Chua Me, Quảng Ngãi (Động Cát là một dạng sa mạc thu nhỏ, khi có ánh sáng rực rỡ, khi ahs sáng tắt thì
ma quái, như một cõi liêu trai ở không gian này vừa hấp dẫn, vừa dễ sợ, vừa thần tiên, vừa mai quái, ảnh hưởng
đến cảm quan thiên nhiên của HMT sau này)
- Gia đình: sinh ra trong một gia đình Nho giáo và Thiên Chúa giáo
+ Ảnh hưởng của chị Lễ với HMT, cũng như ảnh hưởng của chị Thế với Thạch Lam (nguyên mẫu để Thạch
Lam viết Hai đứa trẻ)
- Việc học chữ Nho ảnh hưởng đến chất lượng tượng trưng trong thơ Hàn Mặc Tử, dấu ấn của Thiên Chúa giáo
cũng in dấu đậm nét trong thơ Hàn, hình thành nên khao khát luôn hướng đến đức tin và những giá trị tuyệt đối
- Thế hệ nhà văn như HMT được giới nhân văn Sài Gòn cũ gọi là thế hệ 32, đặc điểm:

+ Học vấn nhà trường ít, nhưng tài năng văn chương cao

+ Tuy học vấn xuất phát điểm thấp, nhưng có tinh thần tự học cao

+ HMT học vấn nhà trường không cao, lúc học thành chung được giới thiệu học bổng du học Pháp, nhưng bị
gạch tên vì bị coi là đối tượng nguy hiểm (do có liên hệ với PBC – Hàn Mạng Tử). Nhưng HMT làm thơ được
bằng tiếng Pháp, làm thơ tài hoa (làm được thơ theo lối thuận nghịch độc, lục chuyển hồi văn) à HMT không
cao nhưng vốn học vấn rất chắc chắn

- Đường đời: điển hình cho kiếp tài hoa bạc mệnh: long đong đời sống, lận đận tình trường, ngắn ngủi sinh
mệnh

+ Mất sớm: HMT: 23 tuổi

+ Chết vì bệnh phong: người mắc bệnh phong phải trải qua 3 lần chết

+ Chết vì đau đớn: vi trùng hanxen, ưa thích dây thần kinh ngoại biên, thường đau khi ngày chuyển sang âm
(đêm về sáng)  gắn với ánh trăng. Trăng trong HMT gắn với đau đớn, vừa là sự cứu rỗi

+ Chết trong cô đơn: vì bị ghẻ lạnh, xa lánh, HMT chủ động tuyệt giao với thế giới, nhưng càng tuyệt giao lại
càng tha thiết Họ đã xa rồi khôn níu lại/ Lòng thương chưa đã mến chưa bưa/ Người đi một nửa hồn tôi mất/
Một nửa hồn tôi hóa dại khờ

+ Chết sinh mệnh

+ HMT chết ở Quy Nhơn khi không có người thân bên cạnh

- Đường tình:

+ Phần lớn là tình yêu đơn phương, 1 tình cảm sâu sắc nhất với Mộng Cầm, 1 tình cảm thuần túy tinh thần
Thương Thương. Chỉ có một mối tình được đền đáp với Mai Đình

+ Con người HMT nhạy cảm với những mất mát, hẫng hụt: thường gặp những trạng thái hụt hẫng trong tinh
thần và thể chất, luôn có cảm giác đang rơi, không đi tới đây; có những cảm nhận khác người: “Tôi luôn có
cảm giác có một thế lực vô hình chụp lấy tôi…luôn có cảm giác rơi mà thấy mình chưa chạm đáy”

- Là người mộ đạo:
+ Có đức tin: HMT sống với đức tin

+ Có đời sống tâm linh: khao khát hướng tới cái thiêng liêng

→ Ảnh hưởng đến cảm giác đau thương dùng cảm giác đau đớn về thân xác để diễn tả nỗi đau thương về tinh
thần

→ Cuộc đời bất hạnh hiếm có là cội nguồn của cảm xúc đau thương trong thơ HMT

II. SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC


- Trong 10 năm, 6 tập thơ và 2 vở kịch thơ
- Mỗi một tác giả chỉ có thể thành công trên một thể loại nhất định, ví dụ như Nam Cao – thời gian đầu viết
truyện ngắn trào phúng như Ng Công Hoan nhưng không thành công. Hay Vũ Trọng Phụng không thể lãng mạn
được.
- Tập Gái quê (1936) – tập thơ duy nhất được xuất bản lúc thi sĩ sinh thời, đậm chất lãng mạn từ hình tượng
nghệ thuật đến các thủ pháp thơ ca
- Sau đó đến tập “Đau thương” đã có sự chuyển hướng (1938) – tập thơ quan trọng nhất của HMT – tập thơ
đánh dấu bước đầu của yếu tố tượng trưng, sáng tác chủ yếu bằng cảm hứng đau thương. Chất lãng mạn trong
Gái quê nhạt dần, thay vào đó là yếu tố tượng trưng siêu thực.
- Xuân như ý, Thượng thanh khí, Cẩm châu duyên (1939): có sự hòa trộn giữa các yếu tố tượng trưng siêu thực,
tôn giáo nhưng đậm hơn cả là tôn giáo (tôn giáo là một phạm vi, là một yếu tố)
- Hành trình thơ HMT đi từ thơ Đường luật ở Lệ Thanh thi tập đến thơ lãng mạn ở Gái quê rồi chuyển từ lãng
mạn đến tượng trưng, siêu thực ở Đau thương. Sau đó, Xuân như ý, Thượng thanh khí, Cẩm châu duyên cũng
đậm chất tượng trưng, siêu thưc nhưng trội nhất là tôn giáo và cuối cùng trở về với lãng mạn trong hai kịch thơ
Duyên kì ngộ và Quần tiên hội
 Quá trình ấy cho thấy sự đổi thay nhanh chóng của tư duy thơ gắn với một cảnh ngộ, thân phận đặc biệt
chứng tỏ nội lực sáng tạo dồi dào của thi sĩ. Mỗi sáng tạo là một khám phá mới về bản thân (tác phẩm sau
không lặp lại tác phẩm cũ)  tạo ra phong cách (vì phong cách đòi hỏi cái mới, diệt trừ cái nhàm chán, đơn
điệu)
- Quan niệm thơ ca khác biệt (cách tiếp cận phong cách)
+ Cội nguồn sáng tạo, yếu tố biểu hiện của phong cách = quan niệm/ quan điểm nghệ thuật  chi phối sáng tác
- Quan điểm của HMT chủ yếu được thể hiện trong những bài thơ văn xuôi, quan niệm của ông xoay quanh bản
thể sáng tạo, phẩm chất, bản chất tâm lí nhà thơ,…
- HMT tự đặt mình trong câu hỏi: Thơ là gì? Đâu là bản thể của thơ – không tìm thấy sự đồng điệu với Thế Lữ
Với HMT thơ là cái hạt của huyền diệu, của những thứ thần bí cao siêu mà ông gọi đó là nguồn trong trẻo
Tiêu biểu nhất trong chặng đầu của ptrao thơ mới 1932 – 1935 tập Mấy vần thơ mở đầu với Nhớ rừng  xuất
hiện HMT xuất hiện một trang mới của thơ mới
HMT cho rằng thế giới như một quá tình chứ kh phải là một bản thể tĩnh và thi sĩ bằng thính giác để hình dung
ra được sự chuẩn hóa diệu kì này từ sự thực đến ảo ảnh – từ ảo ảnh đến huyền diệu – từ huyền diệu đến chiêm
bao
1. Quan niệm coi nhà thơ là những kẻ khác thường
Tất yếu cho rằng trạng thái sáng tạo là trạng thái tâm lí bất thường: tâm lí bất thường trong sáng tạo
- Muốn sáng tạo nhà thơ phải vượt lên sự bình thường, tỉnh táo có sự suy xét của lí trí  HMT cho rằng: “Tôi
làm thơ?
Nghĩa là tôi yếu đuối quá! Tôi bị cám dỗ, tôi phản lại tất cả, những gì mà lòng tôi, máu tôi, hồn tôi đều hết sức
giữ bí mật.
Và cũng nghĩa là tôi đã mất trí, tôi phát điên”
Nàng đánh tôi đau quá, tôi bật ra tiếng khóc, tiếng gào, tiếng rú. Có ai ngăn cản được tiếng lòng tôi?  không
nói baừng tiếng nói của đồng loại, thơ được đẩy lên mức độ cao hơn. Với HMT, tâm lí sáng tạo có những đổi
thay đặc biệt. Đó là trạng thái: “điên – mơ – say”, trạng thái nằm ngoài hành lang của những sự kiểm duyệt,
khác hẳn với các nhà thơ lãng mạn trước đây, cái mơ của lãng mạn vẫn thuộc lãnh địa của cảm xúc, vẫn nằm
trong sự điều khiển của ý thức.
- Còn đối với HMT, điên – mơ – say thuộc về cõi vô thức, trạng thái sáng tạo nằm ngoài tầm kiểm soát của ý
thức nên không thể giải nghĩa được bằng thơ, chỉ có thể đến với nó bằng con đường trực giác, linh giác (lý giải
khó, nhưng vẫn nằm trong quy luật chung của thơ) – “khả giải thì bất khả giải”.
- HMT cho rằng thi sĩ rơi xuống cõi đời bơ vơ, ngỡ ngàng và lạ lùng k có lấy 1 người hiểu mình và thi sĩ cứ kêu
rên thảm thiết để tìm một người tri kỉ như vậy  quan niệm nghệ thuật này chi phối trực tiếp cách nhìn thế
giới, cái tôi trữ tình, kh gian tgian nghệ thuật, cách tổ chức văn bản của ông  yếu tố chi phối cái phong cách
nghệ thuật của tác giả. Phong cách nghệ thuật chi phối trực tiếp đến cách nhìn thế giới, yếu tố cốt tử, cốt lõi cảu
phong cách nghệ thuật của nhà thơ  phong cách của nhà thơ được thể hiện sâu nhất trong cách nhìn nghệ
thuật
Chế Lan Viên về thơ: Thơ là say, là điên, là khác thường  cái nhìn lãng mạn = bình thường
Chủ nghĩa tượng trưng phức tạp hơn, đa nghĩa : là mơ, là điên
2. Cái nhìn thế giới siêu thực
- Cái nhìn tgioi kh chỉ bằng con mắt lãng mạn mà còn bằng con mắt tượng trưng, siêu thực. Thơ HMT tạo ra
một thế giới kì dị, đậm chất siêu thực. Hình tượng thơ được bộc ra từ một trạng thái tinh thần đầy hoảng loạn,
một tinh thần giằng xé nỗi buồn
VD: Trong Đây thôn Vĩ Dạ, “Gió theo lối gió, mây đường mây” – cảnh vật được nhìn bằng tâm trạng, cái ấn
tượng chia lìa chia li đã sâu đậm. Bị chi phối bởi mối tình đơn phương, mối tình chia lìa .
+ Hình ảnh “dòng nước”, “hoa bắp lay”: không làm cho cảnh vui lên mà tạo nên một nỗi buồn
 khẳng định giá trị tồn tại của HMT: “Tôi xin hứa hẹn với các người rằng, mai sau, những cái tầm thường,
mực thước kia sẽ tan biến đi và còn lại của cái thời kỳ này chút gì đáng kể đó là Hàn Mặc Tử”
3. Cái tôi đi từ yêu đời đến đau thương chia lìa
- đau thương đến chia lìa, một phần được cắt nghĩa bằng con người và tiểu sử của Hàn và đồng thời cũng được
cắt nghĩa bằng cái sáng tạo
- thơ HMT đầy mặc cảm
- Cái tôi điên loạn, so sánh với Chế Lan Viên: nhóm thơ điên HMT, Bích Khê, Chế Lan Viên
+ CLV: thiên về kĩ thuật kĩ xảo
+ HMT: thơ Điên như một sự thực hành sáng tác đặc biệt, sáng tác trong trạn thái đau đớn cuồng loạn. (gắn với
tiểu sử, căn bệnh, mặc cảm, nỗi niềm của HMT mà k xuất hiện ở CLV)
- Cái đau đớn của thân xác + cái đau đớn của tinh thần  chuyển hóa thành những khoái cảm sáng tạo
- Cái tôi điên loạn thể hiện trên nhiều mức độ
- Hành động điên loạn
- Ngôn ngữ điên loạn  khiến cho HMT không thể nói những biểu hiện thông thường mà thay vào đó là tiếng
gào, tiếng rút, tiếng hét,…  biểu hiện trạng thái bình thường bởi nhân vật trữ tình đang trong trạng thái hoảng
loạn
- Siêu thực, tượng trưng xuất hiện trên nền của lãng mạn
- Cái tôi trữ tình trong thơ HMT đã đi từ cái tôi với những xúc cả khao khát yêu thương đến cái tôi chất đầy
mặc cảm, đau thương, mà sự điên loạn, đớn đau là biểu hiện khác của lòng yêu đời, khát sống
- ở HMT, những vần thơ viết kh thể xác bị giày vò đau đớn đã trở thành những sáng tạo nghệ thuật đích thực.
- Đau đớn vừa là định mênh, vừa là cội nguồn
3. Không gian – thời gian nghệ thuật
a. Không gian: không gian đầy ánh sáng và không gian ảo mờ, u tối
* Không gian đầy ánh sáng: nắng, trăng, cõi tâm linh tôn giáo
- Nắng: HMT hầu như k viết về mưa. Nhiều câu thơ tả nắng: “Ánh nắng lao xao trên đọt tre/ Tiếng ca lanh lanh
trong vườn me” (Quả dưa)
- nắng tượng trưng cho những vẻ đẹp tươi mới, tnh khôi của đất trời: “Trong làn nắng ửng khói mơ tan/ Đôi mái
nhà tranh lấm tấm vàng”, “Ta mới thấy xuân vờn trong ánh sáng” (Thi sĩ Chàm”. “Sao anh không về chơi thôn
Vĩ/ Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên. “Vườn chói lọi thì tình yêu phải ngợp” (dấu tích)
* Không gian hoài niệm (hoài niệm đã lafmc ho không gian trở nên rực rỡ, tinh khôi hơn)
+ HMT tự cho rằng mình không bao giờ có thể trở lại được “ngày xưa” tươi đẹp nữa, không gian của hoài niệm
đã biến thành không gian của khát khao
+ Nhưng hình ảnh tươi đẹp phút chốc trượt từ hiện tại về hoài niệm, tạo nên cảm giác hẫng hụt, mất mát:
“khách xa gặp lúc mùa xuân chín/ Lòng tri bâng khuâng sực nhớ làng/ chị ấy năm nay còn gánh thóc/ Dọc bờ
sông trắng nắng chang chang”
- Trăng: những đêm trăng sáng đầy hương hoa: “vui thay cảnh sáng trăng/ Ái tình bắt đầu căng (sáng trăng), Tôi
yêu trời nguyệt bạch/ tôi say màu thanh nhiên (Cao hứng
- Tôn giáo: nơi cứu rỗi đức tin
 Kh gian đầy ánh sáng nhằm xác lập một thế giới tràn ngập sức sống, thể hện cái nhìn lạc quan của
nhân vật trũ tnhf: thế gới của hạnh phúc, lí tưởng, ước mơ, sanngs sáng gắn với màu sắc, hương
thơm và nhạc điệu
* Kh gian mờ ảo, u tối:
- Cõi trời sầu: “tôi đang còn đây hay ở đâu/ a đem tôi bỏ dưới sâu/ sao bông phượng nở trong màu huyết/
Nhỏ xuống lòng tôi những giọt châu” (Những giọt lệ)
- Màu máu xuất hiện đã khiến cho kh gian u tối trở thành kh gian ma quái, hoảng loạn, kh gian của sự đau
đớn chuyển từ đau đớn thể xác thành đau đớn tinh thần
+ máu gợi những hoangr loạn tinh thần, về sự sống mất dần trong đau đớn: kìa ai gánh máu đi trên tuyết
(Cuối thu), Bao giờ mặt nhật tan thành máu (những giọt lệ); cả niềm yêu, ý nhớ cả một vùng/ hó thành
vũng máu đào trong ác lặn (Trường tương tư)
VD: Lòng giếng lạnh, lòng giếng lạnh/ sao chẳng một ai hay/ nghe nói mùa thu mau
+ trong thế giới âm u gắn với cái lạnh và sương khói:
“Tôi đi trong ánh sương mờ/ tìm con trăng lạc ngoài bờ bến kia” (Chơi lên trăng)
“Ở đây sương khói…đậm đà”
“bỗng người thục nữ…bụi mờ”
“ô hay người ngọc biến ra hơi”
- Khoảng cách giữa hai không gian
- Khoảng cách của cõi thực và cõi mộng, thế giới bên này và thế giới bên kia: “Nhưng xa xôi quá biết làm
sao”, “Lệ Kiều ơi! Em còn giữ ý thơ/ Trong đôi mắt mùa thu trong leo lẻo/ Ở xa xôi lặng nhìn anh khô
héo/ Bên kia trời hãy chụp cả hồn anh”
- Thậm chí, hai không gian ấy đều là KG của cõi mộng: “Anh nằm ngoài thực sự/ Em ngồi trong chiêm
bao/Cách xa nhau biết mấy/ Nhớ thương quá thì làm sao” (Anh điên)
- Nguyên nhân: mặc cảm về bệnh tật, tha thiết với cuộc đời nhưng lại chọn cách đứng xa cuộc đời. Thế
giới trần gian rất gần nhưng không còn là thế giới thuộc về mình mà là một thiên đường ngoài tầm với.
4. Kết cấu, ngôn ngữ
1. Kết cấu
- Siêu logic, xóa đi những logic dễ nhìn thấy
- Cái tôi mang khao khát được chiếm lĩnh tất cả những gì của thực tại
VD: Đây thôn Vĩ Dạ
Mỗi khổ thơ là một bài thơ riêng biệt
- Khổ 1: Thôn Vĩ trong hoài niệm
- Khổ 2: Hoài vọng (niềm hi vọng khắc khoải, phấp phỏng): nỗi đau u uẩn của nhà thơ “Thuyền ai đậu
bến sông trăng đó/ Có chở trăng về kịp tối nay”. Chữ kịp chứa đựng bi kịch thân phận của HMT, thể
hiện sự nỗ lực kết nối với thế giới tươi đẹp.
- Khổ 3: Hoài nghi về thế giới quanh mình, về người mà mình đã từng thân thiết. Hình ảnh hiện lên trong
sự ảo mờ:
+ Chữ “mơ”: cõi vô thức
+ “Khách đường xa” + “áo trắng”: không thể với tới, lý giải
 Hoài nghi về tình người có đậm đà, chân thành hay không?
2. Ngôn ngữ
- Xu hướng cực tả những cảm xúc, cảm giác, đẩy lên đến tột cực “chết rồi xiêm áo trắng như tinh”  lạ
hóa
- Phi logic, siêu logic
- Tượng trưng, siêu thực:
VD: Sao bông phượng nở trong màu huyết

You might also like