You are on page 1of 50

MỤC LỤC

ĐỀ CƯƠNG VĂN HỌC NGA.................................................................................................2


I) A. Pushikin: tôi yêu em, con đường mùa đông...................................................................2
II) BLOK” bài thơ Danh vọng, vinh quang bao giá trị...........................................................6
III) B. Pasternak: bài thơ Đêm đông....................................................................................14
IV) CHEKHOV: Người trong bao......................................................................................17
V) Shukshin: Mặt trời ông già và cô gái................................................................................21
VI) BUNIN, Say nắng.........................................................................................................32
VII) Lev Tolstoy : Chiến tranh và hòa bình : Andray Bolconsky, Natasa Rostova..............36

ĐỀ CƯƠNG VĂN HỌC NGA

I) A. Pushikin: tôi yêu em, con đường mùa đông


- Alếcxanđrơ Xecgâyevich Puskin sinh ngày 6.6.1799 (lịch cũ 26.5) tại Maxcơva, trong một
gia đình quý tộc thượng lưu

a) Thời thơ ấu:

- Được học tiếng Pháp từ nhỏ và ngay trong gia đình cũng giao tiếp với nhau chủ yếu bằng
tiếng Pháp.

- “có trí nhớ tốt” và “hay quan sát” : đặc biệt kính trọng và yêu mến các nhà thơ

- Vốn tri thức dân gian:

+ Tiếng Nga và văn hóa Nga đến từ bà ngoại: dạy vỡ lòng tiếng Nga với những câu chuyện
kể về thời vua Piốt Đại đế.

+ đến từ nhũ mẫu Arina Rôđiônôpha (những lời ca dân gian và ngôn ngữ giản dị, phong phú)
và lão nô bộc Nikita Côdơlôp (những cảnh đẹp làng quê trong những tháng hè ở ngoại thành,
những truyền thuyết lịch sử, những giai thoại, những câu chuyện thiếu lâm)

=> Chắp cánh cho trí tưởng tượng thơ ngây bay và thế giới kì ảo.

1
- Vốn văn hóa bác học của ông còn được hình thành từ thư viện riêng của gia đình vốn được
coi là phong phú bậc nhất nước Nga vào lúc đó.

2.2. Thơ trữ tình (>800 bài thơ, nhà thơ xuất sắc nhất trên thi đàn nước Nga): chủ đề đa
dạng, ông có thể làm thơ ca ngợi tự do, mang tính thời sự, làm thơ về triết lí, về tình yêu, về
vẻ đẹp tình cảm của con người, vừa có thể làm thơ về những thứ cao cả: thiên thần, ác quỷ,
cả cuộc đời con người vừa có thể viết về những thứ nhỏ bé: chiếc khăn tay, lá thư tình… =>
Trí tuệ ôm lấy cả thế giới, thế giới nghệ thuật của ông mang tính sáng tạo, có chất riêng

2.2.1. Đặc điểm phong cách nghệ thuật

· Sự hài hoà của chỉnh thể động (không phải sự hài hoà tĩnh tại, sự hài hoà này có được
nhờ dòng vận động tâm tưởng của nhân vật trữ tình, hoá giải sự mâu thuẫn giữa các đối cực
=> Duy nhất Puskin mới xây dựng được, sau Puskin chỉ có khát vọng hài hoà, ông chính là
dấu mốc trong thi ca. Để làm được điều đó, nhờ vào việc tổ chức sự bất ngờ, sự không chờ
đợi, sử dụng kết cấu đối xứng, ông tăng tiến mâu thuẫn giằng xé giữa hai đối cực đột ngột
được hoá giải một cách bất ngờ, như hai đường thẳng song song chợt giao nhau trong chính
sự ngạc nhiên của nhân vật trữ tình…Ông ý thức về thế giới bất cân xứng, cố gắng đạt tới sự
hài hoà trong nghệ thuật để hướng cái thế giới đó trở về trạng thái cân bằng)

· Sự hàm súc, cô đọng (gợi nhiều hơn tả): Đặc trưng của thi ca phương Đông (><
Phương Tây: trào ra, tràn lan) -> Tính phương Đông trong Puskin (chỉ sử dụng mỹ từ khi cần
phong cách hoá, đưa lời thơ lại gần với văn xuôi, với lời ăn tiếng nói bình thường mà vẫn giữ
được tính thi ca)

· Ngôn từ giản dị, trong sáng (bình dân hoá ngôn ngữ thi ca, trong thi ca Nga, Puskin là
người có trình độ bậc thầy, đặt ra bước ngoặt cho văn học Nga)

2.2.2. Đề tài

2 mảng đề tài lớn:

Thơ về đề tài tự do: Tự do là động lực của lịch sử, “Chiều La Mã, vì tự do mà hưng thịnh,
vì nô lệ hoá suy vong”, ông không chấp nhận mọi sự ràng buộc, ông kêu gọi tự do giải phóng
con người -> Chống chính quyền, chống chế độ nông nô, chống lại Sa hoàng… Lúc đầu ông
khẳng định tự do theo lãng mạn chủ nghĩa (thoát li thực tại, đoạn tuyệt với hiện thực nhơ bẩn
này, tương tự với hồn thơ Baidern), tuy nhiên, sau đó ông ấy đã phủ nhận nó, coi đó là biện
pháp vị kỉ -> Ý thức thơ của Pushkin đã thay đổi, vượt lên trên thực tại, nghĩ tới cái cao cả
nhưng không thể quên đi cái trần thế, cái nhân văn của nó. Ông nhìn thẳng vào hiện thực,
ông là một trong số ít những người nhận thức được tầm ảnh hưởng của lời thơ không thể
thay đổi được số phận con người, không còn “tiếng vọng”, sứ mệnh không được thực hiện,
“Sao trời không cho tôi tài hùng biện để làm nên giông tố”, ông còn ý thức được sự thụ động
của nhân dân, ông nhấn mạnh “Người gieo giống tự do trên đồng vắng” (cánh đồng chưa
2
một bóng người) khi người dân cam chịu nhẫn nhục gặm cỏ = sự thụ động của tình yêu
thương và lòng tốt cũng đáng phê phán không khác cái khát vọng tự do bằng bạo lực, quyền
lực -> Hai hướng tìm tự do đều không đáng được ủng hộ. Trong truyện cổ tích Puskin thì
mối quan hệ quyền lực giữa kẻ thống trị và bị trị đã chi phối cả quan hệ vợ chồng (mọi tình
tiết đều liên kết rất chặt chẽ với sự dụng công đặc biệt, yếu tố phép lạ chỉ là phép thử chứ
không phải thưởng thiện phạt ác như truyện cổ tích thông thường) -> Huyền thoại về thân
phận xã hội => Cần tìm đến sự tự do để hài hoà trong các mối quan hệ.

Thơ về vẻ đẹp nội tâm của con người, về khát vọng sống, sáng tạo: Thơ Puskin mang tinh
thần nhân văn (vừa trần thế vừa cao cả), được thể hiện bằng dòng vận động tâm tưởng, kiểu
cấu tứ dòng tâm trạng – đặc trưng cho thi ca Puskin. Nhân vật trữ tình cố gắng tìm ra điểm
tựa tinh thần (ý thức về quy luật vận động của cuộc sống – lấy điểm nhìn về tương lai,
không gian tươi sáng để soi chiếu vào nỗi buồn, sự bất hạnh của thực tại – thể hiện qua cấu
trúc không gian, thời gian tâm tưởng trong mỗi bài thơ của Pushkin; ý thức cội nguồn – dựa
trên hình ảnh con người bình dị, ý niệm về mái ấm, lời ca dân gian; hơi ấm tình người –
tình yêu, tình bạn, tình cảm kết nối người với người, rượu như chất men say cuộc sống kết
nối các mối quan hệ) để có sức mạnh, củng cố dũng khí đối mặt với khó khăn, với thực tại.

2.2.3. Bài thơ “Con đường mùa đông” (sáng tác vào đầu mùa đông 1826)

Nhan đề: “Mùa đông” là biểu tượng của sự lạnh giá, nỗi buồn >< “con đường” thể hiện sự
vận động có hướng

- + gợi ra những chiều kích chuyển động : không gian, thời gian,con đường dài đứng im một
chỗ. một chiều thụ động, một chiều chủ động : sự vận động của con đường : luôn tịnh tiến ;
điểm tựa thời gian nhưng trong không gian khác biệt

- Kết cấu vòng tròn: đầu cuối tương ứng

 sự vận động thời gian:


 khổ đầu: sương, trăng, cánh đồng  nỗi buỗi nhân vật trữu tình đc miêu tả qua hình
ảnh ánh trăng, làn sương
 khổ cuối: cũng vẫn hình ảnh đó, nhưng tg có sự chuyển động từ buổi tối dần chuyển
sang buổi sáng, sương đã che lấp ánh trăng  chuyển động tinh tế,  cách nhìn mới
về hình ảnh ánh trăng và sương , tâm tình nv thay đổi là sự vượt thoát nỗi buồn
 3 khổ thơ đầu: sự tương phản không gian rộng , hẹp ; không gian mặt đất, bầu trời 
kh gian buồn. Âm thanh: tương phản, màu sắc tương phản: màu trắng: tuyết, lạnh, cô
đơn, hiện tượng thiên nhiên pushkin yêu mến  sự cô đơn trong nv trữ tình , âm thanh
của bài hát, bài ca của ng xà ích là chỗ dựa để nv vượt qua nỗi buồn.
- Bài ca của ng xà ích: bắt nguồn từ bài hát dân gian, nv trữ tình đã có sự bám víu vào
bài ca dân gian ấy  đó là cái mình hướng tới làm nền tảng vững bước trong cuộc
sống
3
 Khổ 4: khổ thơ bản lề: rừng, cột cây số, con đường  hiện thực mà nhà thơ đối diện.
Bởi đó kh phải là nỗi buồn ấy nữa mà là hiện thực mà nv trữ tình phải đối diện. Cây
số: sự tịnh tiến của con đg trước mắt, …nhìn vào hiện thực: kh tốt đẹo nh vẫn phải đối
mặt, chuyển từ nỗi buồn để hướng đến tương lai
 3 khổ cuối: Nhi – na: kh chỉ là một cô gái nào đó mà pushik yêu mà đó là tình yêu
giúp chúng ta vượt qua nỗi buồn, hướng tới tương lai . Âm thanh tiếng đồng hồ: thời
gian: không quay trở lại, luôn tịnh tiến về phía trước. Nỗi buồn snags trong ấy xuất
phát từ ý thuewsc và từ ý thức vượt thoát lên tất cả, hướng tới cội nguồn, tình yêu
thương trong cuộc sống.  Nỗi buồn sáng trong
 thơ pushkin luôn gần gũi với ng dân Nga: ngôn từ giản dị, không cầu kì  mệnh
danh: nhà thơ tự do, ca sĩ tự do, mặt trời của thi ca Nga

Khổ 1: Phân tích nỗi buồn trong bài thơ: thể hiện qua ánh trăng: nỗi buồn dội từ trên cao
xuống, khoảng không gian bao phủ bởi sự u uất, bóng tối.

Phân tích sự vận động, đối lập với nỗi buồn, tạo thành đối cực giằng xé: thể hiện qua các
động từ xuyên qua, nhô ra, dội xuống: những hoạt động mạnh mẽ, chỉ chung trường nghĩa
vượt qua sức cản, trở ngại lớn lao, phá tan bầu không khí u tối, có sự nỗ lực vận động bên
trong của nhân vật trữ tình >< nỗi buồn -> tạo ra sự giằng xé

=> Trong sự hài hoà của thơ Pushkin, hai đối cực sẽ đồng thời tăng tiến, mỗi một âm thanh
đều nhấn mạnh cả hai sự vận động của nỗi buồn và tích cực.

Khổ 2: Lần đầu tiên xuất hiện hình ảnh “con đường”: cực nỗ lực vận động nổi lên nhưng
xuất hiện “mùa đông”, “buồn tẻ” -> cực nỗi buồn cũng không hề giảm nhẹ mà đang đấu
tranh. “Xe tam mã lao đi” thể hiện sự mạnh mẽ, nhanh nhẹn, là biểu tượng cho sự vận động
bay lên của văn hoá Nga. Đối với người Nga, ngồi trong xe tam mã là ngồi trong sự vận
động bay lên. Vậy nên, việc ngồi trong xe tam mã -> biểu tượng văn hoá kết hợp với ý thức
riêng tư của nhân vật trữ tình (vận động riêng và vận động chung của dân tộc đồng hành với
nhau). Đây là hình ảnh cỗ xe ngựa nhưng lại so sánh với con chó săn kéo xe ở phương Bắc,
“lao đi” không chỉ tốc độ cao mà còn phải vượt qua trở ngại, chồm lên như con chó săn ->
cực vận động được nhấn mạnh nhưng mà cực nỗi buồn biến thành trở ngại bắt cỗ xe thanh
mảnh phải lao qua, vượt qua nên nó không mất đi. “Tiếng lục lạc trên cổ ngựa” nhấn mạnh
âm thanh buồn “đơn điệu”, “mệt mỏi”, trĩu nặng trong tâm trạng người trữ tình >< lục lạc
“rung” do cỗ xe ngựa liên tục vận động, điểm bước sự chuyển động không ngừng.

Khổ 3: “Khúc ca ngân dài của người xà ích” có sự “thân thuộc”: lời ca dân gian – tiếng hát
của cội nguồn, hồn dân tộc, ý thức về âm thanh có hồn này là ý thức về điểm tựa cội nguồn
dân tộc. Tuy nhiên, “ngân dài” là giai điệu buồn “nỗi buồn tâm tình”. Ở đây có hai vế được
liên kết với nhau bằng điệp từ đồng thời là liên từ “lúc là”, nhấn mạnh hai chiều thái tâm
4
trạng vui – buồn, đồng thời chỉ ra sự luân chuyển trong tâm trạng -> Ý thức về quy luật
vận động của cuộc sống. Chỉ trong một câu thơ mà ở đây ta thấy được 2 điểm tựa tinh thần.

Khổ 4: Bắt đầu bằng sự phủ định, không một ánh lửa, không một mái lều thẫm đen, chỉ có
rừng sâu toàn tuyết, tương phản về màu sắc, tương phản giữa “không có” và “chỉ có” gợi ý
niệm tương phản về ngoại cảnh và tâm cảnh (nhân vật đang nghĩ về mái ấm) -> nói về cái
không có về ngoại cảnh để nói về cái đã có (từ cảnh vật lưỡng phân theo tâm trạng, tả cảnh
tả tình -> tâm cảnh >< ngoại cảnh, tâm cảnh được nhấn mạnh, bắt đầu tách biệt và đối lập).
“Ngược chiều tôi chỉ những cột sọc chỉ đường đơn độc rơi vào tầm mắt” -> nhấn mạnh nỗi
buồn “chỉ”, “đơn độc”; “ngược chiều tôi” = định vị cái tôi, lần đầu xuất hiện trong văn bản,
nó còn được nhấn mạnh về sự chuyển động ngược hướng với bản thân, chạy về sau >< “tôi”
chạy về trước. => Khồ thơ bản lề của bài thơ, tạo kết cấu đối xứng.

Khổ 5: “Buồn tẻ sầu đau” gợi trường liên tưởng, bao quát mọi nỗi buồn trên Trái Đất này.
Lời than như sự chia sẻ, tâm sự, không vô định, có hướng, hướng về Nhina ở điểm đến của
con đường trong không gian, hướng về Nhina ở ngày mai, ở trong thời gian tương lai (có tận
2 từ “ngày mai” được điệp lại) -> Nhân vật trữ tình không còn cô độc, cách thức vượt qua sự
u buồn = kết nối với người yêu thương. Thêm một điểm tựa tinh thần cho mình: trang bị cho
mình hơi ấm tình người – hơi ấm tình yêu, câu thơ tươi sáng bất chấp cả lời than -> câu thơ
có cả nỗi buồn và có sự chiến thắng cái lạnh giá, cái cô độc bằng hơi ấm tình yêu. Nhân vật
trữ tình đã vượt xa cả thực tại, hình dung về tương lai.

Khổ 6: Nỗi buồn vẫn còn ở tương lai: “tiếng kim đồng hồ” – âm thanh đơn điệu, “lũ người tẻ
ngắt” – những người làm phiền mình, nhưng có sự nỗ lực vận động: “sẽ xoay hết vòng quay
của mình” – vận động theo quy luật, điểm bước vận động không ngừng của thời gian = điểm
tựa tinh thần, quy luật của tâm thức sẽ xua đi nỗi buồn nhưng còn đọng lại hạnh phúc, tình
yêu. “Nửa đêm không rẽ chia đôi ta” = kết thúc bằng sự hạnh phúc, chỉ còn lại chúng mình,
thoát ly thực tại, có ý thức về tương lai để củng cố dũng khí trở lại với thực tại.

Khổ 7: Tổng kết lại mọi thứ quan trọng trong bài thơ nhưng mà với một ý thức khác, đã tìm
thấy được những điểm tựa tinh thần quan trọng, ý thức được: mình không còn đơn độc, có đủ
sức để không còn sợ nỗi buồn nữa, không còn lo lắng, có dũng khí để trở lại với thực tại. Lời
than ở khổ thơ này khác với khổ thứ 5: lược đi từ “ngày mai” ngăn cách lời than với đối
tượng sẻ chia, thì bây giờ, đã có Nhina bên cạnh mình, đồng hành với mình, trở thành hành
trang cho nhân vật trữ tình, khiến cho nỗi sầu không còn đáng sợ. Hình ảnh “con đường” =
“buồn tẻ” đều chỉ nỗi buồn, tiếp tục thâu tóm hai sắc thái nỗi buồn nhưng ở đây có thêm từ
“của tôi” (con đường của tôi tẻ ngắt) – dịch thuần Việt là “đường tôi đi”, có ý thức về sứ
mệnh của mình khiến cho sự buồn tẻ không còn đáng e ngại nữa, con đường gắn bó với tôi.
Hình ảnh “bác xà ích” là tín hiệu của ý thức cội nguồn, sự tái diễn hình ảnh bác đã coi ý thức
cội nguồn gắn bó mật thiết, trở thành “của tôi”, hành động “thiu thiu ngủ” của bác tạo cảm
giác bình yên, tuy nhiên “lặng yên” ghi nhận một sự thật là bác không còn hát nữa, khẳng
5
định là tiếng hát vẫn vang lên trong tâm tưởng. Câu thơ cuối có kết cấu đối xứng “khuôn
trăng mờ sương” >< câu đầu tiên: quy luật của vòng quay thời gian, quy luật vận chuyển:
khuôn trăng mờ sương rồi, vòng quay sẽ hiện ra, một vòng quay kết thúc, thời gian sẽ chữa
lành mọi thứ, không còn gì đáng sợ nữa -> có đầy đủ hành trang trong chuyến đi. Tuy nhiên
bài thơ không được kết cấu theo quy luật vòng tròn vì nó không khép kín, nó có sự vận động
hướng về phía trước, kết cấu đối xứng chỉ có tác dụng về thẩm mỹ, hài hoà chứ nó không
giam giữ ý thức của nhân vật trữ tình hay người đọc, nó cấu tứ theo dòng tâm tưởng.

2.2.4. Bài thơ Tôi yêu em

Bài này đọc ở giáo trình trang 29 - 34. Chú ý vào những vấn đề sau:

- Thời gian sáng tác

- Nhan đề

- Bố cục bài thơ:

- Mâu thuẫn giữa lí trí và tình cảm.

- Bài thơ thể hiện một nỗi buồn trong sáng: (đoạn văn cuối cùng ở giáo trình)

II) . BLOK” bài thơ Danh vọng, vinh quang bao giá trị
1. Tác giả (Nhà thơ buổi giao thời - thế kỉ bạc - trường phái thơ tượng trưng)

Đầu thế kỉ XX, bầu trời thi ca Nga bừng sáng lên với những ngôi sao lớn nối tiếp nhau xuất
hiện. Đó là Aleksandr Blok, Anna Akhmatova, Sergej Esenin, trong đó A.Blok - nhà thơ
của buổi giao thời lịch sử - có ảnh hướng vô cùng lớn lao đối với toàn bộ nền thơ ca hiện
đại Nga.

- Blok là nhà thơ hàng đầu của trường phái tượng trưng Nga, cùng với những nhà thơ
lớn khác làm nên một “Thế kỷ bạc” của thơ ca Nga.

- Aleksandr Blok là nhà thơ vĩ đại cuối cùng của nước Nga cũ trước cách mạng. Sáng tác
của Blok là một trong những hiện tượng xuất sắc nhất của nền thơ ca Nga sau Pushkin,
Nekrasov, Tjuttsev.

- Yếu tố ảnh hưởng đến sáng tác:

+ Gia đình: Tuổi thơ cô độc + môi trường gia đình đại trí thức: khi ông mới sinh ra
không lâu thì bố mẹ li hôn. Blok lớn lên nhờ sự nuôi dưỡng của ông bà ngoại. Tuổi thơ đầy
nỗi buồn khi không có được một gia đình trọn vẹn với bố mẹ và ông bà ngoại đã là điểm
tựa tinh thần. Chính thời thơ ấu là điểm nhấn trong thơ Blok để ông theo đuổi một thế
giới hạnh phúc, huyền bí.

6
+ Tình yêu: Khi yêu, quan niệm tình yêu thuần khiết, huyễn hoặc tình yêu ấy nên khi người
đẹp kiều diễm rời xa ông ⇒ để lại cho Blok nhiều đau khổ, trăn trở.

+ Ảnh hưởng của các nhà văn tượng trưng Nga: Blok chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các
nhà văn tượng trưng Nga, trước hết là nhà thơ và nhà triết học duy tâm thần bí Vladimir
Solovyov (1848-1901), người có uy tín rất lớn trong phái trẻ tượng trưng Nga đương thời.

- Phong cách thơ: Phong cách thơ của A. Blok hình thành trong sự phát triển mạnh mẽ của
trường phái thơ tượng trưng, mà Blok là chủ soái.

8.2. Chủ đề tình yêu trong thơ Blok:

Mảng thơ trữ tình Aleksandr Blok chiếm một vị trí nổi bật nhất trong đời sống thơ ca
nước Nga cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, nhất là trong phái trẻ tượng trưng Nga.

Thơ tình yêu của Blok có sức gợi suy nghĩ rất lớn đối với người đọc. Đó là mạch ngầm
không bao giờ cạn trong suối thơ Blok.

8.3. Đặc điểm thơ Block:

8.3.1. Chủ nghĩa thơ tượng trưng:

- Chủ nghĩa tượng trưng quan niệm nghệ thuật không phải phản ánh thế giới thực tại,
thế giới của hiện tượng mà là một thế giới siêu tưởng, một thế giới mơ hồ của sự tương hợp
giữa ánh sáng, sắc màu, âm thanh, mùi hương và nhạc điệu.

- Xem thơ như một thứ siêu cảm giác, không giải thích được. Nghĩa là thơ không cần có
hình tượng rõ nét, và được quan niệm như một bản hoà âm huyền ảo. Mỗi từ trong thơ phải
gắn liền với một nốt nhạc.

- Xem thế giới hữu hình chỉ là hình ảnh, là cái bóng, là tượng trưng cho một thế giới mà
ta không nhìn thấy được. Đây mới chính là bản thể của thế giới. Cho nên, nhà thơ phải đến
với cuộc sống bằng trực giác vì chỉ có trực giác mới tìm ra cái bí ẩn nằm sau thế giới hữu
hình, mới nhìn thấy thế giới đích thực là cái thế giới không nhìn thấy ấy.

8.3.2. Tính nữ vĩnh hằng:

Blok chịu ảnh hưởng và cuốn hút bởi những ý tưởng, triết lý của nhà triết học Vladimir
Slovyo, ông tin vào học thuyết về tính nữ vĩnh hằng.

Tính nữ vĩnh hằng là sự tôn sùng người phụ nữ mà ở đó nhà văn, nhà thơ thể hiện những
cảm xúc và sự coi trọng đối với người phụ nữ mà họ yêu bằng cả trái tim. Đây là hình
tượng đặc trưng và là biểu tượng về tình yêu.

8.4. Bài thơ: Danh vọng, vinh quang bao giá trị

7
Bản dịch 1: Bản dịch 2:

Ta đều quên đi trong cuộc đời Về chiến công, lòng dũng cảm, vinh
quang
Khi mặt em trong cái khung giản dị
Anh đã quên trên mặt đất đau khổ
Trên bàn ta như một tấm gương soi
Khi gương mặt em trong khung ảnh
Nhưng đến lúc em ra đi mãi mãi
nhỏ
Ta ném trong đêm chiếc nhẫn hứa hôn
Trước mặt anh rạng rỡ đặt trên bàn.
Ta không muốn nghĩ đến hình em nữa
Nhưng đến giờ em đi khỏi nhà anh
Một người kia xứng đáng với em hơn
Chiếc nhẫn thề anh vứt vào đêm vắng
Ngày tháng quay cuồng trong vòng
Giờ người khác em gửi trao số phận
hung ác
Anh đã quên rồi gương mặt đẹp xinh.
Ta đắm mình trong cốc rượu truy hoan
Ngày trôi đi, nguyền rủa xoáy thành
Trước bàn thờ ta cầu em trở lại
đàn…
Ta giơ tay kêu gọi tuổi thanh xuân
Rượu và đam mê làm đời anh tàn tạ…
Nhưng vô ích, em đi không trở lại
Trước bàn cưới, về em anh chợt nhớ
Mặc ta cầu xin em chẳng đáp lời gì
Anh gọi em như tuổi trẻ của mình.
Vận chiếc áo choàng xanh em lặng lẽ
Anh gọi em nhưng em chẳng ngoái
Trong đêm sương em lủi thủi ra đi nhìn

Ở nơi nào, nơi nào lý tưởng Nước mắt anh em không thèm đoái tới

Em gửi vào kiêu hãnh của em? Trong chiếc áo choàng màu xanh quấn
lại
Trong giấc chiêm bao ta thấy mãi
Em ra khỏi nhà trong ẩm ướt đêm.
Chiếc áo xanh chìm trong sương đêm
Anh không biết rằng cho kiêu hãnh của
Thế là hết yêu thương – Ta không cần mình
danh vọng
Em đẹp xinh, dễ thương tìm đâu vậy…
Tuổi trẻ đã qua, hết ý nghĩa cuộc đời
Trong giấc ngủ, áo xanh anh mơ thấy
Và đến lúc để không còn hình bóng
Chiếc áo mặc vào em đi khỏi trong

8
Ta cất cái khung có tấm ảnh em cười. đêm…

(Tế Hanh dịch) Giờ không còn mơ về trìu mến, vinh


quang

Tất cả đi qua, tuổi trẻ không còn nữa!

Gương mặt em trong lồng khung ảnh


nhỏ

Bàn tay anh đem cất khỏi chiếc bàn.

Nguyễn Xuân Thư dịch

* Biểu tượng màu sắc: màu xanh

Hình ảnh của khát vọng, của những điều không bao giờ đạt tới, với tới được

* Nhân vật trữ tình có xu hướng đồng nhất tình yêu ra đi với danh vọng, vinh quang,
và tuổi trẻ. Đối với nhân vật trữ tình mà nói, chia tay tình yêu, hay chính là lời tạ từ giã biệt
thanh xuân, tuổi trẻ:

“Thế là hết yêu thương- Ta không cần danh vọng

Tuổi trẻ đã qua, hết ý nghĩa cuộc đời”

Hay:

“Giờ không còn mơ về trìu mến, vinh quang

Tất cả đi qua, tuổi trẻ không còn nữa!”

Như vậy, đối với nhân vật trữ tình , tình yêu, “em” quan trọng hơn hết thảy mọi thứ.

Sự thổ lộ tình cảm mãnh liệt qua ý thức tôn thờ thiên tính nữ một cách rõ ràng trong
thơ tình yêu của Blok. ⇒ Tính nữ vĩnh hằng.

“Em” ra đi, tình yêu ra đi cũng là lúc mọi giá trị tốt đẹp nhất của “anh” cũng lần lượt phai
phôi. Tuổi trẻ, danh vọng, vinh quang là những yếu tố cốt lõi làm nên bộ mặt của một người
đàn ông. Nhưng khi chia tay người yêu thương, nhân vật đồng nhất sự mất mát ấy với lời giã
biệt thanh xuân, hào quang và danh vọng. Từ đó có thế thấy rằng, với nhân vật trữ tình,
người yêu thương quan trọng không kém thậm chí hơn tất cả những giá trị căn cốt mà anh ta
có được. Sự ra đi của “em” đồng nghĩa với tuổi trẻ, niềm tin, hạnh phúc và danh vọng đều
tan biến. Chia tay tình yêu, cũng là lúc nhân vật anh chới với giữa biển đời mênh mông,
không tuổi trẻ, không hoài bão, không danh vọng

9
=> Tóm lại, sự đồng nhất này đã bộc lộ nỗi đau đớn đến cùng cực của nhân vật trữ tình trước
sự ra đi của người yêu thương. Tình yêu mất đi cũng là lúc những giá trị tuổi trẻ, danh vọng,
vinh quang trở nên vô nghĩa lí

* Cấu trúc thời gian trong bài thơ:

* Nhận xét về hình ảnh người yêu thương được miêu tả trong bài thơ:

đây là một người phụ nữ đẹp, kiêu hãnh. Bởi chính nhân vật trữ tình đã khắc hoạ “em” với
gương mặt rạng rỡ. Trong tâm trí “anh”, người yêu thương hiện lên xinh đẹp, dễ thương,
kiều diễm:

“Khi gương mặt em trong khung ảnh nhỏ

Trước mặt anh rạng rỡ đặt trên bàn”

Hay:

“Em đẹp xinh, dễ thương tìm đâu vậy”

+ Xinh đẹp, kiêu hãnh nhưng nhân vật “em” ở đây cũng được khắc hoạ thật dứt khoát, quyết
liệt, phũ phàng khi chia xa người yêu.

“Nhưng vô ích, em đi không trở lại

Mặc ta cầu xin em chẳng đáp lời”

Hay:

“Anh gọi em nhưng em chẳng ngoái nhìn

Nước mắt anh em không thèm đoái tới”

Mặc những lời níu kéo, cầu xin, mặc những giọt nước mắt đau thương của “anh” rơi xuống,
“em” vẫn quyết tâm ra đi. Khi chia ly, “em” không lưu luyến, không bịn rịn. Em ra đi không
ngoái đầu nhìn lại, mặc “anh” ôm bao nỗi đớn đau, mất mát. Đứng trước bao lời van xin của
nhân vật trữ tình, người yêu thương ấy vẫn quyết tâm dứt áo ra đi. Đó là thái độ cự tuyệt, đầy
quyết tâm, dứt khoát, đầy kiêu hãnh của người phụ nữ ấy

*Cấu trúc không gian và đồ vật trong bài thơ:

- Không gian thực: “cuộc đời”, khung ảnh người yêu “trên bàn”. Nhân vật so sánh khung
ảnh như “tấm gương soi” -> soi vào tâm trạng. -> Khung ảnh ảnh trở thành cổng kết nối để
mở ra thế giới tâm lí của nhân vật.

- Không gian thực: đêm khi người yêu đã rời xa -> nhận thức rõ về tình yêu đã mất trong
thực tại. “Chiếc nhẫn hứa hôn” tượng trưng cho sự thủy chung và tình yêu vĩnh hằng. Nhẫn
10
chứng minh cho sự sở hữu, thuộc về nhau của cặp đôi, trao nhẫn tức là trao lời thề tình yêu
chung thủy. Ở câu thơ này, nhẫn đi cùng với động từ “ném” thể hiện sự chủ động từ bỏ, quên
đi tình yêu (nhưng không thực sự quên được mà vẫn tìm kiếm, níu giữ tình yêu trong tiềm
thức.)

- Không gian tâm lí nhân vật:

+ “vòng hung ác” - thương ta sẽ hiểu theo nghĩa cuộc đời như 1 vòng xoay vô thường, không
thể lường trước điều gì. Nhưng có lẽ ở khổ thơ này, “vòng hung ác” để chỉ vòng xoáy trong
tâm trạng người đã đánh mất tình yêu. “Cốc rượu truy hoan” - ở trong hiện thực tìm đến
rượu để như một cách tìm kiếm niềm vui, làm tê mỏi tinh thần, quên đi tình yêu nhưng
không quên được mà càng nhớ về tình yêu đã qua ấy -> càng muốn dứt khỏi đau khổ thì tình
yêu đã rời xa càng hiện hữu trong tâm thức, nhân vật càng trở nên khổ đau, tàn tạ. Và rượu
có lẽ đã trở thành chất xúc tác để mở ra thế giới nội tâm nhân vật.

+ “bàn thờ”: nơi đặt khung hình người yêu đã trở thành chỗ cầu nguyện, kí thác hi vọng tìm
lại được người yêu, tình yêu trở về -> trở thành không gian của niềm tin, tín ngưỡng. “Em”
không đơn thuần là người yêu, tình yêu mà đã trở thành vị thần nắm giữ mọi cảm xúc của
nhân vật trữ tình. Nhân vật trở thành tín đồ của “em”, cầu “em” rủ lòng thương, ban phát ân
huệ, để tình yêu trở lại bên mình. -> Mong muốn tìm lại tình yêu trong thế giới tinh thần
nhưng cuối cùng tất cả mọi nỗ lực cũng trở thành “vô ích”

- Nhân vật nhớ về ngày người yêu ra đi - “đêm sương” thể hiện bóng tối, lạnh lẽo. Chi tiết
“chiếc áo choàng xanh”: xanh là màu sắc tươi sáng nhất trong của bài. Màu xanh tượng
trưng cho hi vọng, cho bầu trời, cho mặt biển - những thứ bao la, rộng lớn. Màu xanh của
nước - người phụ nữ dịu dàng như nước. Màu xanh thường hướng ta đến sự vỗ về, ôn hòa và
đây cũng thuộc loại màu sáng trong bảng màu -> màu xanh hiện tại mang nét buồn. Áo
choàng là thứ che lấp hình hài, hình dạng. Chiếc áo choàng làm mất đi hình dạng cá thể của
con người, biến người yêu trở về với bản chất đơn thuần là tình yêu -> Tình yêu cố trốn chạy
khỏi nhân vật và rời khỏi trong “lặng lẽ, lủi thủi”.

- Không gian tâm lí nhân vật: “giấc chiêm bao” là biểu hiện của tiềm thức. Có lẽ lý tưởng
và kiêu hãnh không chỉ là của “em” mà còn là của “ta”. Chi tiết “chiếc áo choàng xanh”
được lặp lại, không gian được lặp lại “sương đêm” nhưng ở đây, chiếc áo choàng xanh
không còn là biểu tượng cho em, cho tình yêu nữa mà là cái ám ảnh về ý thức tình yêu mãi
xa rời của nhân vật. “Sương đêm” không còn là “đêm sương” của hiện thực mà trở thành
không gian của nỗi đau đớn, cô đơn trong tâm thức nhân vật. -> Tình yêu đã trở thành nỗi
ám ảnh trong tâm thức nhân vật.

- Không gian thực: nhân vật trữ tình trở về với “cuộc đời”. Chi tiết khung hình lặp lại nhưng
tấm ảnh đã có sức sống “tấm ảnh em cười”. Ta thấy ở những câu thơ phía trên hình ảnh “em”
xuất hiện luôn đi kèm với các trạng thái như “lặng lẽ, lủi thủi”. Nhưng ở trong câu thơ cuối,
11
“em cười” - chi tiết thể hiện niềm vui, điểm sáng nổi lên trong cái buồn của bài thơ. Cười
không chỉ là trạng thái của tấm ảnh, của “em” mà có lẽ đó còn là trạng thái của nhân vật trữ
tình. Động từ “cất” đi kèm thể hiện cho sự chấp nhận buông bỏ -> Sau trăn trở, đau đớn cuối
cùng nhân vật trữ tình quyết tâm dứt bỏ, để tình yêu đã rời xa mãi ở lại trong quá khứ.

=> Không gian xuất hiện trong bài thơ có sự xáo trộn giữa không gian hiện thực và không
gian tâm trạng của nhân vật. Hầu hết những đồ vật được nhắc đến trong tác phẩm đều mang
ý nghĩa biểu tượng và đi liền với hành động của nhân vật để thể hiện tâm trạng.

* Biểu tượng trong bài thơ và phong cách tượng trưng chủ nghĩa của Blok:

* So sánh với A. Puskin

Blok Puskin

Tình yêu trong thơ Blok là Tình yêu trong Tôi yêu em là tình yêu cao cả,
tính nữ vĩnh hằng, thể cao thượng, tình yêu thầm đầy khát khao
hiện cái tôi cá nhân tôn nhưng không được đáp lại.
thờ và ngưỡng mộ người
-"Tôi yêu em" không phải là tên chính thức của bài
phụ nữ. Tình yêu của ông
thơ do Pushkin đặt. Tên chính thức được dịch
dành cho người vợ của mình
chính xác là " Tôi đã yêu cô".
không giống như tình yêu
bình thường của các cặp trai - Mâu thuẫn giữa hai đối cực trong tâm trạng
gái yêu nhau mà là tình yêu, nhân vật trữ tình:
sự ngưỡng mộ với người
lí trí (muốn kìm xuống tình yêu biết là vô vọng)
xinh đẹp và vĩ đại. Đó là thứ
>< tình cảm (tình yêu chân thành, đằm thắm, luôn
tình yêu thần thánh, không
day dứt trong tim)
có một sự thô tục nào. Ông
tôn thờ người phụ nữ mình - Trong hai câu đầu:
yêu, ngước mắt lên nhìn
nàng trên cao bằng tất cả sự + Động từ yêu chia ở thì quá khứ: cố gắng đẩy tình
tôn kính, ngưỡng mộ. yêu về thì quá khứ. Thế nhưng nối liền ngay sau
đó lại khẳng định “tình yêu còn”, ngay sau cụm
“trong tâm hồn tôi lụi tắt” thì đi kèm sau đó là
“chưa hoàn toàn”

+ Ở bản dịch nghĩa, câu 1 khá trúc trắc, với giọng


điệu ngập ngừng, như một sự cố gắng kìm nén của
lí trí, nhưng tình cảm vẫn dào lên khi hai từ “tình
yêu” bật ra. Ngọn lửa yêu đương vẫn âm ỉ cháy

12
trong tim.

=> Ở hiện tại, tình yêu vẫn đang tiếp diễn, vẫn day
dứt, dù lí trí cố đẩy tình yêu về quá khứ hoàn thành
nhưng vẫn không cưỡng lại được cảm xúc dâng
trào.

- Câu 3,4 nhấn mạnh vào sự kìm nén của lí trí, dù


đối cực cảm xúc vẫn được tiếp tục triển khai.

+ Quan hệ từ “nhưng” ở đầu câu thể hiện sự trỗi


dậy của lí trí, nhưng mang lại cảm giác về sự gồng
lên.

+ Một loạt các từ “nhưng”, “không làm”, “nữa”,


“bất cứ lẽ gì” khiến giọng thơ thêm quyết liệt,
càng khẳng định sắc thái gồng mình của lí trí
chống lại sự dữ dội trong mạch ngầm xúc cảm.
Những từ ngữ này mang sắc thái phủ định nhưng
lại ngầm khẳng định tình yêu khôn nguôi trong
lòng chủ thể trữ tình.

+ C3 chủ thể là “nó” (tình yêu/xúc cảm vẫn còn),


C4 chủ thể là “Tôi”, sự phát triển từ “ để nó
không” đến “tôi không muốn” có tính chất tăng
tiến về mức độ chủ động, cố gắng kìm giữ cảm
xúc để không làm tổn thương người con gái mình
yêu.

- Câu 6: Đây là một câu thơ rất đặc biệt và khiến


người ta phải suy nghĩ. Từ kết thúc câu thơ cũng
như bài thơ là "bởi một người khác". Một câu
được dùng ở thể bị động đối với một lời cầu phúc
mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho tương lai
người được cầu phúc. Lời cầu chúc đạt đến cảnh
giới của sự cao thượng, nhưng vẫn xót xa vì em
bên người khác, muốn ẩn đi cái tôi mới là điều ông
muốn.

- Theo bản dịch nghĩa, c7 với hai từ “như thể”


đằng sau hai tính từ “chân thành, đằm thắm” thể
hiện tình yêu mở ra logic so sánh. Theo đó c8 đáng
13
nhẽ phải là: “Không ai có thể yêu em như thế”.

Tuy nhiên c8 đã bỏ lửng hàm ý so sánh này và trở


thành một lời cầu chúc. Nhân vật trữ tình đã vượt
lên sự vị kỉ của bản thân để tiếp tục mạch của c3,4
- lựa chọn không làm tổn thương người yêu bằng
tình yêu của bản thân. Ngoài tình yêu vị tha, chân
thành, trong sáng, câu thơ dường như còn mang
theo nỗi niềm chua xót, dư vị đắng cay của một
tình yêu tha thiết không hy vọng.

Nhân vật trong thơ Blok Nhân vật trong thơ Puskin có nguyên mẫu
mang tính tượng trưng. ngoài đời thật

III) B. Pasternak: bài thơ Đêm đông


Bài thơ Đêm Đông nằm ở phần cuối của cuốn tiểu thuyết “ Bác sĩ Zhivago”. Cuốn tiểu
thuyết này được ông bắt tay vào viết sau chiến thắng quân phát xít Đức (1946) và phải đến
năm 1955 mới được hoàn thành nên rất khó có thể xác định chính xác thời điểm sáng tác của
bài thơ Đêm Đông. Một số nhà nghiên cứu cho rằng những dòng thơ bất hủ ra đời trong thời
kỳ chiến tranh mà tác giả của chúng đã trải qua khi di tản, đã sống hơn một năm ở thành phố
Chistopol. Tuy nhiên, với phong cách viết và sự chín chắn trong suy nghĩ, các nhà phê bình
có xu hướng tin rằng bài thơ được tạo ra không lâu trước khi kết thúc tác phẩm của cuốn
tiểu thuyết. Ở một số nghiên cứu khác cũng cho rằng “Đêm đông” (Bão tuyết nổi khắp mặt
đất…) được B. Pasternak sáng tác trong cảm xúc thăng hoa sau cuộc gặp gỡ với Olga
Ivinskaya ở Peredelkino ( Olga Ivinskaya được coi như nguyên mẫu của nhân vật Lara trong
tiểu thuyết “Bác sĩ Dzhivago” )

a. Thể thơ

Thể thơ tự do, bài thơ không tuân theo một quy tắc cố định về số lượng câu, số lượng âm
tiết hay vần điệu. Số lượng các từ trong một dòng thơ thay đổi linh hoạt, có dòng thơ chỉ có
hai chữ, nhưng có dòng có tới tám chữ.Việc sử dụng thể thơ tự do giúp Pasternak thể hiện
một cách chân thực và sinh động những cảm xúc và suy nghĩ của mình về đêm đông.

b. Nghệ thuật ngôn từ

14
Thơ ca là hình thức nghệ thuật ngôn từ, sử dụng ngôn từ chắt lọc, cô đọng và hàm xúc,
sử dụng hình ảnh thơ độc đáo, giàu sức gợi để miêu tả cảnh đêm đông. Pasternak sử dụng
ngôn ngữ thơ giản dị nhưng lại rất tinh tế. Ông sử dụng nhiều từ ngữ đời thường để miêu tả
cảnh đêm đông, nhưng những từ ngữ này lại được kết hợp một cách khéo léo để tạo nên
những hình ảnh thơ giàu sức gợi.

“ Những bông tuyết từng chùm bay phấp phới

Bám vào khung kính”

“Một cây nến trên bàn tỏa sáng rực

Một cây nến cháy”.

Nhịp điệu của bài thơ thay đổi linh hoạt theo cảm xúc và nội dung thể hiện.

Giọng điệu của bài thơ "Đêm đông" da diết. Pasternak sử dụng nhiều câu cảm thán để thể
hiện sự xúc động của mình trước cảnh đêm đông, tạo nên sức lay động mạnh mẽ cho người
đọc.

Pasternak sử dụng nhiều phương tiện biểu đạt trong bài thơ. Điệp từ “ngọn nến đã cháy ”
được lặp lại nhiều lần, nhấn mạnh sự xuất hiện cũng như ý nghĩa của hình ảnh. Các phép so
sánh được sử dụng rất biểu cảm: "như đàn muỗi vằn vào mùa hè” , "như đám phù du lao
mình vào lửa"....

Bài thơ đã trở nên rất phổ biến trong không gian hậu Xô Viết và được phổ nhạc thành
bài hát.

Pasternak đã xây dựng hai cấu trúc không gian mang tính tương phản, đối lập.

- Trước hết, xuất hiện trong tác phẩm chính là không gian lạnh lẽo, cuồng nộ của đêm
mùa đông. Không phải ngẫu nhiên tác giả, chọn màn đêm là không gian nghệ thuật. Phải
chăng màn đêm được Pasternak coi là hình ảnh tượng trưng cho cái chết. Không gian đêm
đông được khắc họa cuồng nộ của bão tuyết:

Bão tuyết trùm mặt đất

Trải trắng tràn muôn nơi.

Hay:

Những bông tuyết ngoài trời

Bay dồn vào khung cửa.

15
Bão tuyết tạc trên kính

Những vòng tròn, mũi tên.

Chỉ với vài nét chấm phá, Pasternak đã miêu tả chân thực sự khắc nghiệt của những đêm bão
tuyết mùa đông tại Nga. Có lẽ, chính những dấu hiệu thời tiết xấu ấy cũng là hình ảnh biểu
tượng cho cái chết cận kề.

- Đối lập với không gian rộng lớn, cuồng nộ ấy là không gian căn phòng với ngọn nến
trên bàn. Không gian mênh mông, lạnh lẽo, rợn ngập của tự nhiên, đối lập với không gian
nhỏ bé mà ấm áp của căn phòng. Sự dữ dội, cuồng nộ của những trận bão tuyết đối lập với
ngọn nến leo lét, hắt hiu. Thật là cuộc đụng độ, đối đầu không cân sức. Nhưng chính điều đó
đã mang lại ý nghĩa triết học sâu sắc.

+ Trước hết, hình ảnh ngọn nến tượng trưng cho sự sống của con người, và thời tiết xấu xung
quanh tượng trưng cho cái chết không thể tránh khỏi. Một ánh sáng run rẩy rất dễ dập tắt khi
di chuyển bất cẩn, nó nhắc nhở con người rằng cái chết có thể đến bất ngờ vào thời điểm
không ngờ nhất.

+ Nhưng nhìn vào kết cấu đầu cuối tương ứng, và sự lặp lại liên tục hình ảnh ngọn nến cháy,
ta có thể nhận thấy rằng bài thơ còn một ý nghĩa khác, sâu sắc và nhân bản hơn cả. Ngọn nến
tuy nhỏ bé, leo lét, hắt hiu nhưng dù đêm đông ngoài kia có cuồng thịnh, hung tợn thế nào,
ngọn nến ấy vẫn cháy sáng, vẫn triền miên như thế, ngọn nến ấy không hề bị tác động bởi
gió, bởi bão tuyết. Ngọn nến ấy đến yếu ớt, nhỏ bé hơn rất nhiều nhưng vẫn kiên cường bám
trụ, kiên cường tiếp tục đấu tranh không cân sức của nó.

=> Ý nghĩa triết học của cuộc chiến đối lập mang tính biểu tượng này muốn nói rằng chúng
ta không bao giờ được từ bỏ mà phải chiến đấu kiêu hãnh đến tận cùng. Ánh sáng cuộc đời
sẽ là nguồn sinh lực to lớn giúp con người vượt qua được mọi chông gai, thử thách.

- Không gian tương phản: KHông gian tự nhiên >< không gian tình người :

+ kh gian tự nhiên gắn với bão tuyết: chính là xã hội nước Nga sau cuộc chiến tranh,

+ kh gian tình người: tình yêu, tình người giúp họ vượt qua số phận,

- hình tượng “ngọn nến cháy”. Hình ảnh trung tâm của bài thơ là ngọn nến đang cháy,
tượng trưng cho ánh sáng cứu rỗi giữa bóng tối bao trùm. Ánh sáng ấy có thể sưởi ấm và xoa
dịu tâm hồn dày vò, đang giằng xé chật vật giữa cái chết và sự sống. Ngọn nến đối với những
người yêu nhau trở thành trung tâm của vũ trụ, kéo họ lại với nhau và là nơi trú ẩn giữa
"sương mù tuyết". Mối quan hệ tình yêu chỉ được phác thảo bằng vài nét hấp dẫn: “tay đan
tay”, “chân đan chân”, “sức nóng cám dỗ - những hình ảnh có đôi có cặp tạo nên sự quấn
quýt, quyến luyến, lưu luyến. Ngọn nến ấy không hề cô độc như đêm đông kia, ánh sáng của
ngọn nến còn xây đắp lên tình cảm mặn nồng cháy bỏng, ngọn nến mang đến tình yêu, hi
16
vọng và niềm tin. Đâu chỉ vậy, ngọn nến ấy còn biểu trưng có sự sống, sự chiến đấu ngoan
cường với cái chết. Dù gió hú, tuyết phủ, sương giá, ngọn nến vẫn bùng cháy triền miên.
Trong môi trường khắc nghiệt ấy, ngọn nến cháy sáng, thắp sáng ngôi nhà, mang đến hơi
ấm, hi vọng và đức tin cứu rỗi nơi tâm linh con người .

+ NgỌn nến gắn với tôn giáo: “ như thiên thần/ đôi cánh hình thập giá”: sự kết nối, niềm tin,
cuộc đời, sinh mệnh của con người  thể hiện sự xám hối : cuộc đời con người luôn trôi
chảy, luôn thắp sáng, ngọn nến chính là cuộc đời con người.

- Rộng hơn: không chỉ là mối tình giữa bác sĩ Zhiva go và Lara: tình yêu bị cả xã hội phản
đối nhưng họ vẫn đến với nhau và tồn tại  họ thấy đó là niềm tin vào cuộc sống , đó là
cuộc đấu tranh kh chỉ giữa sự sống và cái chết mà còn là cuộc đấu tranh giữa xã hội với
cuộc sống riêng tư của con người. Bão tuyết: giống như cơn bão tuyết của cách mạng, chiến
tranh táp vào cuoojv đời con người, nhưng con người vẫn tồn tại “ ngọn nến cháy”,…những
trở ngại xung quanh không làm họ nhục chí, không dập tắt được tình yêu của con người.
Chính ngọn lửa ấy nói tới: ngọn lửa tình yêu, ngọn lửa cuộc sống, ngọn lửa của niềm tin và
sự vĩnh cửu. tình yêu ấy khiến cho bão tuyết chỉ đứng ngoài khung cửa, bên trong tình yêu
ấy vẫn bùng cháy, vẫn thăng hoa. hình ảnh “ ngọn nến cháy, ngọn nến cháy” nó vẫn luôn
luôn tồn tại trước bão giông của cuộc đời, xã hội. Đêm đông nó không còn đáng sợ như
chúng ta vẫn nghĩ, đêm đông ấy nó lại chất chứa những nỗi niềm, tình yêu của con người. 
bài thơ đem đến sự trăn trở trong cuộc đời con người, trước thực tại nghiệt ngã của nướ Nga
lúc bấy giờ khi con người bị cả xã hội ập tới nếu không có niềm tin vào cuộc sống thì chắc
chắn sẽ gặp bi kịch.

Hình tượng tương phản

Bão tuyết >< ngọn nến

Thiêu thân >< bóng hình ( bóng hình ng con gái)

Tất cả đều mất tăm >< sức nóng cám dỗ : khổ 4

- Điệp từ “ ngọn nến cháy”: nhấn mạnh sự bền bỉ , mãnh liệt của tình yêu con người, ngọn
nến của tình yêu vượt qua tất cả thử thách

IV) . CHEKHOV: Người trong bao


1. Tác giả:

- “Ông thánh truyện ngắn” vĩ đại trong lịch sử văn học thế giới, là một trong những người
đặt nền móng cho sân khấu kịch tâm lí hiện đại.

17
- Ông là một bác sĩ người Nga, đồng thời là nhà viết truyện ngắn và nhà viết kịch xuất sắc.

- Hoàn cảnh khó khăn, có một người cha nợ nần và hay đánh đập vợ con, ông đã tự rrang trải
học phí của mình bằng ccash làm nhiều nghề để kiếm tiền.

- Ông là người lạc quan, yêu đời, yêu thiên nhiên, có tài quan sát bẩm sinh cùng với sự hóm
hỉnh, thông minh thiên phú, Chekhov giỏi nắm bắt những nét hài hước trong hành động và
tính cách của con người. Ông là người đại diện cho trào lưu văn học hiện thực của Nga với
nhiều sáng tác trên nhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch. Ông mất vào 15 tháng 7
năm 1904, vì bị lao phổi.

9.2. Đặc điểm truyện ngắn (Người trong bao, )

- Điểm đặc biệt trong các sáng tác: Thấy cái không bình thường trong cuộc sống bình
thường:

+ Miêu tả cuộc sống đời thường trong cái không bình thường: Thế giới của những con
người nhỏ bé, đời thường với những điều quẩn quanh, vặt vãnh ⇒ dẫn đến truyện của ông có
xu hướng thủ tiêu cốt truyện, phi trung tâm hóa nhân vật ⇒ truyện như 1 lát cắt không đầu
không cuối của bản thể, kết truyện gây cảm giác “chưa có chuyện gì xảy ra cả”, tất cả như
trong 1 sự chờ đợi khắc khoải cái tương lai còn chưa đến.

+ Tạo khoảng cách: giọng điệu đời thường, đối thoại với độc giả ⇒ hiểu cuộc sống nước
Nga thời ấy.

+ Xây dựng dòng chảy ngầm: những chi tiết vặt vãnh biết nói ( đáp ứng nhu cầu viết cô
đọng sao cho “lời chật ý rộng” + mạch ngầm có thể bổ sung một lớp nghĩa mới cho văn bản
mà không thay thế hoàn toàn lớp nghĩa trực tiếp vốn thể hiện của tác phẩm). Chính những
điều vặt vãnh, tình cờ là đối tượng miêu tả chủ yếu trong tác phẩm của Chekhov.

Ngoài ra, tính tự sự và trữ tình làm thành “giọng điệu trữ tình - mỉa mai nước đôi” ⇒ ẩn dưới
mạch ngầm văn bản

9.2.1. Người trong bao:

- Hoàn cảnh sáng tác: Truyện ngắn Người trong bao được sáng tác vào năm 1898, nằm
trong “bộ ba tác phẩm nhỏ”. Đây là thời gian nhà văn dưỡng bệnh ở thành phố Italia, trên
bán đảo Crưm, biển Đen. Đó là bối cảnh hẹp, còn về bối cảnh rộng, tác phẩm được viết vào
lúc xã hội Nga đang ngạt thở trong bầu không khí chuyên chế, u ám, nặng nề của nước Nga
cuối thế kỷ XIX.

* Nội dung: Kể về nhân vật Belikov là một thầy giáo kì dị, luôn muốn thu mình trong một
cái bao và sợ hãi trước những điều kì lạ mà người xung quanh ông làm. Qua truyện ngắn nhà
văn không chỉ phản ánh khách quan hiện thực xã hội nước nga lúc bấy giờ mà ông còn khéo
18
léo nhắc nhở mỗi người : hãy nhìn cuộc sống với sự lạc quan vốn có, phải luôn tiếp thu học
hỏi những cái mới, giữ cho tâm yên bình không tính toán hơn thua.

- Tóm tắt: Belikov là một thầy giáo chuyên dạy tiếng Hy lạp. Anh ta có tính cách và lối sống
rất kỳ quái, luôn sống khép mình, bó mình trong một cái bao “ lúc nào cũng có khát vọng
mãnh liệt thu mình vào trong một cái vỏ , tạo cho mình một cái bao có thể ngăn cách bảo vệ
hắn khỏi những ảnh hưởng bên ngoài”. Belikov khác người tiwf những thói quen, lối sống
thu mình, trang phục, nét mặt, cách nói chuyện, buồng ngủ,...Kiểu sống của Belikov cũng
làm ảnh hưởng đến những người xung quanh , khiến họ cũng có thói quen sợ sệt và sống thu
mình như hắn. Khi Belikov có ý định lấy vợ, hắn đã nghĩ đến việc lấy cô gái tên
Varenka.Mọi người đều nhiệt tình ủng hộ hắn và tác động để hai người sớm được bên nhau .
Nhưng hắn thựuc sự bị khủng hoảng tinh thần khi nhìn thấy Varenka đi xe đạp và bị em của
Varenka mắng. Belikov trở về nằm im trong chăn một tháng rồi chết với vẻ mặt rất thanh
thản như thể vui mừng vì đã được hui vào một cái bao vĩnh viễn. Khi Belikov chết đi rồi ,
“cuộc sống lại trở lại như cũ”

- Cốt truyện: Thể hiện rõ khuynh hướng thủ tiêu cốt truyện, “ Truyện không có truyện”: cốt
truyện thường đơn giản, không có biến cố hoặc biến cố giả. – cốt truyện đơn giản, tâm lí
nhân vật phát triển môht chiều. Tiếp đến, các sự kiện tưởng chừng như sẽ xảy ra, trở thành
bước đột phá, tạo sự bất ngờ cho độc giả thì lại không xảy ra, không phát triển thành tình
huống truyện. Điều này được thể hiện qua “câu chuyện tình yêu” của Belikov và Varenka.
Việc bị mọi người gán ghép vô cớ, hay bị học sinh vẽ tranh châm chọc đã làm cho Belikov
phải đau đầu suy nghĩ, lo lắng, thậm chí u uất đạt tới đỉnh điểm, bảo hiệu trước một biến cố
lớn sắp đến, thay đổi cuộc đời của nhân vật. Song, khi ta tưởng chừng như sự kiện quyết
định cưới vợ của anh ta chuẩn bị xảy đến thì cuối cùng nó chỉ là một sự kiện giả, không hề
xảy ra và cuộc đời của Belikov cũng không thay đổi.

- Chủ đề: cuộc sống “trong bao” cùng Khóm phúc bồn tử và Về tình yêu, nằm trong “bộ ba
tác phẩm nhỏ” của Chekhov.

- Kết cấu: Kiểu kết cấu thường gặp trong các sáng tác của Chekhov là kiểu “truyện lồng
trong truyện” – kết cấu truyện có sự đan lồng một hoặc một số truyện thành phần vào trong
một cốt truyện lớn lao bao trùm, thường gọi là truyện khung.

Kết cấu “truyện lồng truyện” của “Người trong bao” được thể hiện ở chỗ nhà văn đã không
trực tiếp kể về cuộc đời của nhân vật Belikov mà thay vào đó, cuộc đời ông được gián tiếp
tái hiện qua cuộc trò chuyện giữa hai nhân vật Burkin và Ivan tại một nhà kho sau chuyến đi
săn về muộn. Bằng việc sử dụng kết cấu này, câu chuyện mà Chekhov đem lại cho độc giả
đã tránh được lối trần thuật đơn điệu. Từ đó đã tạo được sự luân phiên giữa các điểm nhìn,
sự việc và nhân vật như vậy cũng được nhìn đa diện, khách quan hơn. Nhân vật ở đây được

19
bộc lộ tự do tính cách cá nhân đồng thời thế giới nội tâm của nhân vật cũng tự nhiên và chân
thật hơn.

- Nhân vật người kể chuyện: thầy giáo Burkin, bác sĩ thú y Ivanưch.

- Âm hưởng: bi hài hòa trộn với nhau.

- Vấn đề: Con người trong cuộc sống đời thường tẻ nhạt. Liên kết với câu nói rời rạc trên bề
mặt văn bản về con người “antropos” - người đầu ra mà lắm thế ⇒ suy tưởng về con người
nói chung và thái độ cần phải có với nó

⇒ Khơi dậy tâm trạng bức bối về sự trói buộc con người trong đời sống tầm thường tẻ nhạt
và khát vọng tự do đổi thay cuộc sống “Không, không thể sống như thế mãi được”

* Phân tích:

- Mở đầu bằng cuộc trò chuyện giữa Burkin và Ivan Ivanưch sau khi đi săn về muộn và nghỉ
đêm trong gian nhà kho của ông trưởng xóm. Nhân vật nói về vợ ông trưởng xóm, bà Mavra,
liên hệ đến anh thầy giáo dạy tiếng Hi Lạp Belikov luôn sợ hãi cuộc sống và thu mình vào
những cái bao vật chất, cũng như tinh thần và ảnh hưởng tiêu cực đến mọi người xung
quanh.

Tác giả chọn nhân vật Belikov, một giáo viên dạy tiếng Hy Lạp. Dường như tác giả đang
muốn nói đến sự va chạm của hai nền văn hóa. Một nền văn hóa Nga cũ (Chính giáo Đông
phương chi phối) với nền văn hóa Tây Âu mới, mà các bạn đồng nghiệp trẻ trung của
Belikov đang hưởng thụ, làm anh chóng mặt, không biết có đua nổi không. Ngay như tác giả
Chekhov trong câu chuyện cũng không kết luận nên chọn nền văn minh nào. ⇒ Chekhov
đang nói về một sự va chạm giữa văn minh cũ và văn minh mới, mà Belikov là một nạn nhân
của cú va chạm này.

Belikov cũng tính đến chuyện lấy vợ, đó là Varenka, chi gái, còn có em là Kovanlenko, cả
nhóm đều là giáo viên trong trường. Trong buổi đi chơi vào chủ nhật, Belikov ngạc nhiên
đến hốt hoảng khi đã thấy hai chị em Varenka phóng xe đạp vụt qua. Tối hôm đó, Belikov đã
đến nhà Varenka để góp ý hai chị em họ, rằng như vậy chẳng nữ tính chút nào. Hai người họ
cãi nhau, Belikov dọa sẽ báo cáo sự việc này với hiệu trưởng. Kovalenco đã túm áo và xô
mạnh khiến anh rể hụt Belikov ngã nhào xuống cầu thang. (Rất có thể cú xô ngã đó đã làm
cho Belikov chết). Khi Belikov qua đời, mọi người cảm thấy nhẹ nhõm, không lâu sau, cuộc
sống lại diễn ra như cũ

Cuối truyện, nghe tiếng bước chân của bà Marva, Ivan Ivanưch khái quát và liên tưởng đến
những cái bao ngăn trở không cho con người sống một cách chân chính và kết luận: “không,
không thể sống thế mãi được.”

Cái bao: 2 loi:


20
Những cái bao hữu hình Những cái bao vô hình

- Ngoại hình - Bảo thủ, sùng cổ:

+ Đi giày cao su, cầm ô, nhất thiết phải + Ca ngợi quá khứ, ghê tởm hiện tại, sợ
mặc áo bành tô hãi tương lai (nhỡ lại xảy ra chuyện gì,
cần phải cân nhắc một chút...)
+ Đeo kính râm, mặc áo bông chần, lỗ
tai nhét bông + Giáo viên dạy tiếng Hi Lạp - thứ
tiếng cổ, lạc hậu, lỗi thời, không có giá
+ Khuôn mặt luôn giấu sau chiếc cổ áo
trị ở hiện tại.
bành tô bẻ đứng lên
- Sợ hãi với mọi thứ:
=> Một con người kì quái, dị biệt, thu
mình trong bao + Giấu ý nghĩ vào trong bao vì sợ phiền
phức, chỉ “những chỉ thị, thông tư lệnh
- Thói quen sinh hoạt
cấm mới là rõ ràng”...
+ Mọi thứ đều để trong bao: từ vật
+ Sợ sự thay đổi: ép mình vào những
dụng nhỏ (dao, đồng hồ quả quýt) ⇒
khuôn khổ, trật tự của một nhà giáo
lớn (ô, khuôn mặt)
dục: kính trọng đối với chính quyền;
+ Khi ra ngoài: Kín mít từ đầu tới chân, giữ gìn tư thế của một nhà giáo dục
đi xe ngựa thì cho kéo mui lên
+ Sợ dị nghị, sợ nghe những lời đàm
+ Khi ở nhà: Mặc áo khoác ngoài, đội tiếu, gán ghép của người xung quanh
mũ, đóng cửa, cài then, có đủ sự ngăn với Cô - va - len cô
cấm và hạn chế; buồng ngủ chật như
+ Ngại giao tiếp: việc duy trì các mối
cái hộp, giường nằm thì móc màn; lúc
quan hệ được thực hiện như một nghĩa
ngủ: kéo chăn trùm đầu kín mít, trong
vụ: “trường học đông đúc quả là đáng
phòng nóng bức, ngột ngạt...
sợ”; “việc đi cạnh ai đó quả là nặng
nề”, đến nhà đồng nghiệp, người quen
kéo ghế ngồi, không nói gì, mắt nhìn
xung quanh khoảng 1h rồi về.

⇒ Những cái bao chung quy là nỗi sợ cuộc sống, những cái bao đó không những không bảo
vệ mà còn bóp nghẹt cuộc sống. Hội tụ ý nghĩa của tất cả những cái bao “vô hình” cũng như
hữu hình là hình tượng “quan tài” cuối tác phẩm.

Belikov chưa từng sống, nên khi được nằm trong cái bao cuối cùng “mà từ đó không bao giờ
phải thoát ra nữa”, thậm chí “còn có vẻ tươi tỉnh”, mãn nguyện.

Biu tng nhng cái bao:


21
+ Cuộc sống ngột ngạt, bức bối, bó buộc

+ Biểu tượng cho sự che đậy, thu mình

+ Biểu tượng cho tâm lí nô lệ nhỏ bé tha hóa nhân cách đến mức làm cho nó trở thành trống
rỗng

- Belikov vừa dễ bị tổn thương, yếu ớt vừa có khuynh hướng tự hủy diệt.

+ Hình tượng nhân vật phóng đại lên tới mức nghịch dị ⇒ không chỉ nhằm đả kích, gây cười
mà còn để nhấn mạnh bi kịch khủng khiếp của nỗi sợ cuộc sống.

+ Tổng hòa: Belikov quái dị, nhưng nếu nhìn vào biểu hiện đơn lẻ ta thấy những nét tâm lí
đời thường ấy quen thuộc đối với mỗi người đến mức không thấy bất bình thường nữa, vì đó
là những nét tính cách tiềm ẩn ở mỗi người.

⇒ Thủ pháp nghịch dị ⇒ Lạ hóa cái đời thường, chỉ ra sự khủng khiếp, bất bình thường của
nó.

- Câu chuyện tình yêu: thực chất là sự kiện giả không thay đổi cuộc sống Belikov ⇒ thể hiẹn
khuynh hướng thủ tiêu cốt truyện

- Thái độ người kể chuyện: quan trọng ⇒ thái độ người nghe câu chuyện mới là điều được
hướng tới, ở đây tác giả muốn hướng tới thái độ phản kháng.

- Kết cấu vòng tròn: quẩn quanh, bức bối và đầy trăn trở (mở: Burkin nằm trên đống cỏ khô,
trong bóng tối còn Ivan ngồi phía ngoài cửa và ngậm tẩu thuốc lá; kết Burkin kể xong
chuyện, có lúc đã bước chân ra khỏi nhà kho rồi sau đó lại vào ngủ và coi những liên tưởng
của Ivan là lan man sang truyện khác, Ivan sau khi đã vào ngủ nghe tiếng bước chân bà
Marva, liên tưởng đến mình, thở dài và trở mình, ngồi xuống bên cửa, lấy thuốc ra hút)

- Cấu trúc tương phản ⇒ xác định dòng chảy cho mạch ngầm tâm trạng 2 nhân vật Burkin và
Ivan.

Không gian: Chật hẹp >< thoáng rộng, dưới thấp>< trên cao, bóng tối>< ánh sáng, âm thanh
bức bối >< sự tĩnh lặng thanh thản

Thời gian: quá khứ (thời thơ ấu tự do) >< thực tại nhàm tẻ, bức bối, tương lai còn là nghi vấn

- Cách xây dựng người kể chuyện: Các nhà văn trước đó xây dựng người kể chuyện chủ
quan, ngôi 1, xưng “tôi”; Sekhov xây dựng người kể chuyện ngôi 3, người kể chuyện khách
quan, đan xen ngôi 1, 3.

22
V) Shukshin: Mặt trời ông già và cô gái
1.1Tiểu sử

Vasily Shukshin tên đầy đủ là Vasily Makarovich Shukshin (1929 – 1974) là một nhà văn,
nhà biên kịch, diễn viên, đạo diễn điện ảnh tài danh người Liên Xô/Nga. Ông sinh ra trong
một gia đình thuần nông tại làng Srostki, thuộc vùng Altai. Cha ông, Makar Shukshin (1912 -
1933), một thợ cơ khí chất phác nhưng do những éo le của lịch sử đã bị bắt và xử bắn vào
thời kỳ hợp tác hóa nông nghiệp của chính quyền Xô Viết. Mẹ ông, bà Maria Shukshina,
trước khi lấy chồng mang họ là Popova (từ khi cha bị bắt cho đến trước khi nhận hộ chiếu,
V.Shukshin vẫn lấy họ mẹ là Vaxili Popov) đã phải sớm đảm đương vai trò người chủ gia
đình nuôi dạy Vaxili và cô em gái Natalya- lúc đó mới 2 tuổi.

2. Tác phẩm

2.1. Hoàn cảnh sáng tác

Truyện ngắn của Shukshin thường lấy bối cảnh ở nông thôn Nga, khai thác những đề tài về
cuộc sống, số phận của những người dân quê. Ông đã tạo ra một thế giới nhân vật nông dân
Nga chân thực, sinh động, với những ưu điểm và khuyết điểm, những khát vọng và hoài bão.
Truyện ngắn “Mặt trời, ông già và cô gái” của nhà văn Vasily Shukshin được sáng tác vào
năm 1966, khi ông đang là một diễn viên, đạo diễn điện ảnh và một nhà văn trẻ, đầy nhiệt
huyết. Tác phẩm được in lần đầu tiên trên tạp chí “Nông nghiệp” số 10 năm 1966, và sau đó
được đưa vào tuyển tập truyện ngắn “Dân làng” của ông. Hoàn cảnh sáng tác của truyện
ngắn này gắn liền với những trải nghiệm thực tế của chính nhà văn Shukshin. Ông sinh ra và
lớn lên ở vùng Altai, một vùng đất hoang sơ, rộng lớn ở miền trung nước Nga. Ông đã từng
chứng kiến và trải qua cuộc sống lao động vất vả, gian khổ của người nông dân ở vùng quê
này. Chính những trải nghiệm đó đã trở thành nguồn cảm hứng cho ông trong sáng tác.

Trong truyện ngắn “Mặt trời, ông già và cô gái”, nhà văn Shukshin đã khắc họa chân thực
và sinh động hình ảnh của người nông dân Nga trong những năm tháng đầu của thời kỳ đổi
mới. Ông già và cô gái trong truyện là những con người chất phác, hồn nhiên, luôn gắn bó
với thiên nhiên và cuộc sống lao động. Họ là những biểu tượng cho vẻ đẹp và sức sống mãnh
liệt của con người Nga.

2.2. Tóm tắt tác phẩm

Tác phẩm “Mặt trời, ông già và cô gái” được xem là một trong những tác phẩm đặc sắc nhất
của nhà văn Vasily Shukshin. Câu chuyện xoay quanh hai nhân vật chính: Một ông cụ 80
tuổi hàng chiều ra ngồi bên bờ sông Catuni và một nữ họa sỹ trẻ từ thành phố về đây vẽ
tranh. Chiều nào ông cụ cũng ra bờ sông nhìn mặt trời, đó không chỉ là thói quen mà còn là
một niềm say mê đặc biệt của lão. Ông cụ được mô tả là một người đã trải qua biết bao khó
nhọc của cuộc đời, cuộc sống hiện tại cũng đong đầy những khó khăn, thiếu thốn, nhưng tất

23
cả những điều đó đã được ánh mặt trời trong tim lão làm nguội dần đi. Còn cô gái thì đang
tìm kiếm cảm hứng cho bức tranh của mình. Họ đã gặp nhau và trò chuyện với nhau bên bờ
sông, ngắm mặt trời lặn.

Trong những lần trò chuyện, ông lão đã kể cho cô gái nghe về cuộc đời của mình, về những
khó khăn và gian khổ mà ông đã trải qua. Ông cũng nói về tình yêu thương của ông dành cho
gia đình và quê hương. Cô gái đã rất xúc động trước những câu chuyện của ông lão. Tuy
nhiên, khi cô gái đến thăm ông lão lần thứ ba thì ông đã qua đời. Cô gái rất đau buồn và tiếc
nuối vì không thể vẽ được chân dung ông lão. Nhưng cô cũng nhận ra rằng, đằng sau vẻ
ngoài khắc khổ của ông lão, là một tâm hồn cao đẹp và giàu tình yêu thương, những gì cô đã
học được từ ông lão sẽ là một phần quan trọng trong cuộc đời cô. Dù khác tuổi và hoàn cảnh,
họ đã tìm thấy sự đồng cảm và hiểu nhau. Tác phẩm đã góp phần khẳng định tài năng của
nhà văn Shukshin, một trong những nhà văn lớn của văn học Nga hiện đại.

3. Đặc trưng truyện ngắn V.ShukShin.

a. Con người

Bên cạnh văn xuôi viết về đề tài chiến tranh, những tác phẩm tiêu biểu viết về chủ đề
nông thôn cũng đạt được nhiều thành tựu xuất sắc, phản ánh rõ nét xu hướng nghệ thuật mới:
đi sâu khai thác cuộc sống nhân dân, phân tích tâm lí đạo đức con người hiện đại, mối quan
hệ của họ với cuộc sống nhân dân. Ông tập trung miêu tả những người nông dân bình thường
với những nét đặc biệt, ấn tượng, với lối sống truyền thống và chuẩn mực đạo đức nghiêm
túc. Ông biết nắm bắt những khoảnh khắc sáng chói, lấp lánh hương thơm trong tâm hồn
những con người ấy từ đó nâng lên thành giá trị nhân văn cao cả. Cùng với thế giới thiên
nhiên cỏ cây đẹp đẽ, quen thuộc Sucsin đã trở thành nhà văn Xô viết nổi tiếng viết về nông
thôn.

Sucsin đã “tạo dựng thành công hai tuyến nhân vật - nhân vật hiện thực, bình thường
và nhân vật “kì quặc”, “lập dị”. Cả hai loại nhân vật này, với những sắc thái riêng, đều
phản ánh rất chân thực và đậm nét tư tưởng chủ đạo trong sáng tác của Sucsin, tạo nên
những tính cách điển hình, sống động nhất của con người đương đại”

Nhân vật chính diện trong các tác phẩm của Sucsin phải là những “con người đạo đức, có
tâm… đó là những con người lao động bình dị, nhất mực đôn hậu, yêu thương đồng loại,
nhạy cảm với thiên nhiên và con người, vô tư, bộc trực đến dễ mến, yêu lao động và ngay
thẳng, gắn bó máu thịt với đồng ruộng, làng quê, xóm ngõ và cội nguồn cuộc sống nhân dân.

b Thiên nhiên

 Thế giới thiên nhiên cỏ cây đẹp đẽ của nông thôn Nga bình dị, chân thật, tươi đẹp.

24
 Thiên nhiên trong truyện ngắn của Sucsin viết về những thứ xung quanh chúng ta
hằng ngày tạo cảm giác gần gũi thân thuộc. Khung cảnh luôn khiến con người ta cảm
thấy thoải mái, giúp giải tỏa cảm xúc. Bởi những điều bình dị cũng có thể chữa lành
tâm trạng thầm kín bên trong.

c Nghệ thuật

 Nhà văn có biệt tài trong việc xây dựng những tính cách điển hình của con người nông
thôn Xô viết đương đại.

 “Sucsin đã tìm thấy chất thơ qua cái bình thường. Trái tim nhân đạo của nhà văn vui
mừng phấn khởi trước “những tâm hồn trong sáng” và rung động sâu sắc trước nỗi
buồn đau của con người”

 Để xây dựng loại nhân vật văn học độc đáo “người kì quặc”, Sucsin đã sử dụng thành
công nghệ thuật đối lập và nghệ thuật hài hước - ảnh hưởng nghệ thuật hài hước
Sêkhôp nhưng vẫn mang những nét phát triển mới phù hợp với thời đại mới.

 Đằng sau tiếng cười hài hước nhẹ nhàng, mua vui ta nhận ra những bài học cuộc đời.
Chất hài hước trong truyện ngắn Sucsin không mang tính trào phúng mạnh mẽ gay
gắt, mà đôn hậu, thâm trầm “mang nội dung tâm lí, đạo đức, triết lí sâu sắc” , nó cũng
“góp phần đáng kể tạo dựng nên khung cốt và tư tưởng cốt truyện, cũng như tính cách
nhân vật” . Truyện ngắn của ông có cấu trúc cổ điển, ngắn gọn

 Phong cách ngôn ngữ truyện ngắn của nhà văn Sucsin cũng mang sắc thái riêng, giản
dị, ngắn gọn, cô đọng, không có những miêu tả dài hơi, nhiều lời, kể cả chân dung
nhân vật, chủ yếu là những đối thoại sinh động, tự nhiên của các nhân vật với sắc thái
ngôn ngữ nông dân vùng quê Xibiri của ông, pha trộn chất hài hước Nga đôn hậu

4. Đặc trưng nổi bật của truyện ngắn V. Shukshin thể hiện qua truyện ngắn “Mặt
trời, ông già và cô gái”.

a) Con người hiện thực – bình thường, nhỏ bé nhưng mang giá trị lớn lao, sâu sắc.

1.1. Hình tượng Mặt trời

Mặt trời vốn được coi như đại diện của năng lượng, tính dương và bản ngã của con người.
Hình tượng mặt trời trong thi ca cũng tượng trưng cho những điều cao quý, tốt đẹp hay vẻ
đẹp hoàn hảo và vĩnh hằng. Đối với Shukshin quá trình sáng tạo và vun đắp nên hình tượng
mặt trời trong truyện ngắn Mặt trời, ông già và cô gái lại là sự chân thực, gần gũi nhưng
chứa đựng những giá trị lớn lao, sâu sắc về nhân sinh và ý nghĩa cuộc đời con người.

Hình tượng mặt trời trong câu chuyện chính là bức tranh phản chiếu cuộc đời của con người,
với những hình dáng khác nhau trong những khoảnh khắc rực rỡ hay bình dị lúc nắng gắt

25
hay lúc chuẩn bị lặn sau rặng núi… như thể hiện những chặng đường của một đời người vậy.
Cuộc đời con người có những lúc huy hoàng, vinh quang tột cùng và cũng có lúc lặng lẽ đầy
sâu lắng, khi đã kinh qua những giai đoạn thăng trầm con người đúc kết được những kinh
nghiệm sống và ý nghĩa về cuộc đời ứng với quá trình mọc – lặn của mặt trời. Hình tượng
mặt trời trong truyện là cộng hưởng của sự lớn lao và nhỏ bé, đẹp đẽ và dung dị hài hoà, qua
đó truyền tải thông điệp về ý nghĩa cuộc đời luôn chuyển động, phát triển theo thời gian vô
cùng vô tận. Hình ảnh mặt trời và cuộc đời con người cũng được gắn kết đồng điệu, ẩn hiện
thông điệp mở cho con người ngẫm nghĩ về ý nghĩa cuộc sống và cuộc đời như cách mặt trời
mọc rồi lặn tuần hoàn.

1.2. Nhân vật ông già

Đây là nhân vật thể hiện đặc trưng nghệ thuật xây dựng nhân vật của Shukshin – những
người kì quặc, lập dị. Ông già được phác họa một cách bí ẩn, không có tên tuổi cụ thể và chỉ
với chi tiết miêu tả ngoại hình: “Ông lão ngồi bất động. Hai bàn tay nhăn nheo mầu nâu sẫm
đặt trên hai đầu gối. Mặt ông lão cũng nhăn nheo. Đôi mắt lờ đờ và ướt. Chiếc cổ khẳng
khiu. Đầu ông nhỏ, tóc bạc trắng”…đặc biệt, ông là một người bị mù (hoặc chỉ là mắt kém
trong suy nghĩ của nhân vật cô gái) nhưng chiều nào cũng ra ngắm mặt trời. Hành động đó
kỳ quái nhưng không vì thế mà cho rằng đó là điều gàn dở hay ngớ ngẩn. Tuy bị mù nhưng
ông cụ lại có thể cảm nhận được những sự thay đổi của mặt trời, trật tự của khung cảnh quê
nhà và thậm chí là dự báo được thời tiết sắp tới:

(1) “Mặt trời rất to”; “Đỏ như có pha máu ấy”; “Mặt trời lặn rồi”;…

(2) “Mai trở trời đấy”; “Lão thấy nhức nhối xương cốt.”…

(3) “Kia là nhà bác Ivan Côlôcônnhicốp, - ông lão trỏ ngôi nhà ngay trên bờ sông, rồi đến gia
đình Bêđarép, rồi đến nhà anh Đinôviép, rồi đến nhà Vôlôkitin, vào mãi đến trong cái ngõ
kia mới là nhà của lão. Có việc gì cháu cứ đến.”

Ông già không có đôi mắt sáng để nhìn thấy hiện thực cuộc sống nhưng ông đã dùng trái tim
và tâm hồn để nhìn rõ những gì đang được diễn ra. Cảm nhận thế giới phản chiếu qua lăng
kính riêng thông qua những điều mình có, đó là một tâm hồn đầy sắc màu và tình yêu thiết
tha.

Nhân vật ông già chính là hình ảnh mặt trời khi xế bóng. Không còn nhiệt huyết tuổi trẻ như
mặt trời nắng gắt ban trưa, nhưng thay vì sự lo lắng về thời gian vơi cạn thì lặng lẽ chấp nhận
và chậm rãi tận hưởng khoảnh khắc mặt trời dần dần lặn xuống. Ông già với những trải
nghiệm sống khiến con người ông nhận ra ý nghĩa cuộc đời, kinh nghiệm sống cho ông hiểu
rằng trước khi rời khỏi thế giới và chấm dứt hành trình phiêu lưu phải thực hiện những điều
mà bản thân chưa làm được. Hoặc đơn giản là chờ đợi cái chết trong bình lặng và nhẹ nhõm

26
thông qua việc ra ngồi dưới gốc cây khô cằn để ngắm mặt trời lặn, mà trong suy nghĩ của
người khác là hành động kì quặc, lập dị.

1.3. Nhân vật cô gái

Nhân vật cô gái được miêu tả chủ yếu qua những màn đối thoại gần gũi và tự nhiên với ông
lão mù và những câu đối đáp thể hiện sự tò mò đầy hăng hái của cô đối với hành vi ngắm
mặt trời lặn của ông. Qua cuộc trò chuyện và tìm hiểu hoàn cảnh của ông lão, ngoài mục
đích ban đầu là muốn vẽ bức hoạ về ông thì điều mà cô gái nhận được lại giá trị và khiến cô
trưởng thành thêm được rất nhiều.

Những chi tiết trong truyện có thể thấy được cô gái là người lễ phép, tràn đầy nhiệt huyết,
tấm lòng nhân ái và lạc quan.

(1) “Cụ rất đẹp. Cháu nói thật đấy.”

(2) “Cụ bảo mặt trời làm sao ạ?”

(3) “Cô gái hiểu rằng cô cũng chẳng phải tài năng gì nhiều. Nhưng cô vẫn cứ băn khoăn về
cuộc đời vất vả của ông lão này. Trông hai bàn tay của ông đủ rõ... Lại vẽ những nếp nhăn!
"Phải làm việc thôi, phải làm việc thôi...! "”

Những ngày sau, khi đi tìm câu trả lời về nghi vấn trong suy nghĩ và biết được tin ông lão đã
ra đi khiến nội tâm cô như hiểu ra nhiều điều “Ra đến ngoài đường, cô tựa vào một thân cây
và khóc thổn thức. Cô thấy thương tiếc ông lão. Và cũng tiếc vì cô không biết cách kể về ông
cụ. Nhưng lúc này cô cảm thấy được rằng, trong cuộc sống và công lao của con người, có
chứa đựng một ý nghĩa sâu xa và thầm kín nào đó. Và cô không nhận thấy rằng lúc này cô đã
trưởng thành thêm được rất nhiều.”.

Nhân vật cô gái chính là hình ảnh mặt trời khi đang trên cao. Tuổi trẻ khát vọng đầy hiếu kỳ
và nhiều hoài bão nhưng thiếu kinh nghiệm sống và sự sâu sắc của tâm hồn. Thông qua mục
đích ban đầu, cô gái khám phá được nhiều khía cạnh và góc khuất trong cuộc sống để rồi khi
nhận ra kết quả và sự thật khiến cô học được bài học và dần trưởng thành hơn. Nhân vật cô
gái – một hoạ sĩ vô danh và nhỏ bé trong cuộc sống bao la cũng như chính những người trẻ
tuổi đang đi tìm chân lý sống và hành trình tìm kiếm ý nghĩa của cuộc đời. Trải qua thử
thách và hiện thực cuộc sống dần chín chắn, sâu lắng hơn.

b) Thiên nhiên nông thôn Nga bình dị, chân thật, tươi đẹp.

2.1. Mặt trời

Mặt trời trong truyện ngắn là mặt trời lúc hoàng hôn : “ Mặt trời đang lăn xuống sau
những rặng núi. Về chiều , mặt trời nở to và đỏ rực”. Mặt trời được miêu tả với hình dáng rất
27
to và màu sắc đặc trưng đỏ rực. Mặt trời càng xuống thấp thì đường viền của dãy núi Altai
càng rõ nét tạo cảm giác những dãy núi đang nhích lại gần. Nhưng cuối cùng mặt trời ấy
cũng biến mất sau dãy núi Bubuakhan để lại những tia sáng rồi chìm dần vào bóng tối.

Mặt trời mang lại nguồn nhiệt giúp con người sưởi ấm , làm khô ,.... hay mang lại
nguồn ánh sáng giúp cây quang hợp tạo ra oxy cho sự sống của nhân loại. Mặt trời còn là
nguồn năng lượng tự nhiên tạo ra điện nhờ chuyển đổi ánh sáng mặt trời thành điện năng
giúp cho con người có thể loạt động sản xuất. Ngoài ra khi ngắm mặt trời cũng giúp ta giải
tỏa tâm trạng cảm xúc. Mặt trời cũng có vài trò to lớn trong việc cải thiện sức khỏe, thói
quen ăn uống và giấc ngủ.

2.2. Khung cảnh miền quê yên bình, gần gũi, tươi đẹp.

Mở đầu truyện đã được miêu tả với khung cảnh xơ xác, khô cằn: “ Trời nắng gắt, mặt đất
hầm hập, cỏ cây héo khô. Chỉ gần tối trời mới mát mẻ” . Đây là một miền quê rất yên bình
với hình ảnh ông lão ngồi bên bờ sông ngắm mặt trời lặn vào mỗi buổi chiều. Khung cảnh ở
nơi đây đẹp khiến cô gái cũng phải thốt lên: “ Cụ nói đúng . Phong cảnh chỗ này đẹp thật”.
Khung cảnh miền quê yên bình tươi đẹp đã tạo khiến cô dừng ở nơi đây cầm cây bút lên để
ký họa. Với các yếu tố: Cây, cỏ, hoa, lá, bờ sông, mặt trời , những dãy núi,... đã làm nên một
khung cảnh đẹp đến như vậy. Đây cũng là những thứ xung quanh chúng ta hằng ngày tạo
cảm giác gần gũi thân thuộc. Khung cảnh luôn khiến con người ta cảm thấy thoải mái, giúp
giải tỏa cảm xúc. Bởi những điều bình dị cũng có thể chữa lành tâm trạng thầm kín bên
trong.

c) Mối quan hệ giữa con người - con người và con người - thiên nhiên – ý nghĩa nhân
văn, nhân sinh sâu sắc.

3.1. Tình yêu thiên nhiên, gần gũi, giao hòa với thiên nhiên

Sibia nơi ông lão sống qua lời nói của anh người yêu cô gái hoạ sĩ trẻ là một vùng đất có
khí hậu lạnh lẽo và con người ở đó phải lao động rất cực nhọc. Thế nhưng giữa cái lạnh lẽo
ấy vẫn có những ngày nắng gắt khiến mọi vật, cây cối cũng nóng theo.Mỗi chiều khi cái
nắng gắt đi qua, mặt trời dần lặn là ông lão sẽ đến bên bờ sông Catuni chảy xiết và ngồi đó
một mình từ lúc hoàng hôn đến khi mặt trời lặn hẳn thì ông lão mới trở về nhà.

Bên bờ sông Catuni quen thuộc ấy, không biết ông lão đã ngồi đó bao lâu và bên bờ sông ấy
là nơi mà ông lão đến và ngắm cảnh hoàng hôn mỗi chiều. Một địa điểm mà ông có thể nhìn
thấy con sông chảy xiết và dãy núi Altai,nơi ông có thể nghe tiếng sóng dễ chịu, âm thanh
bình dị của con sông vào buổi xế chiều.Có lẽ vì đã quá quen thuộc với cảnh vật hoàng hôn
bên sông Catuni nên ông có thể tả rõ đặc điểm, màu sắc đỏ như pha máu của con sông khi
phản chiếu ánh mặt trời lúc gần lặn.

28
Mặt trời qua lời miêu tả của ông lão: “Mặt trời hay chưa kìa”, “mặt trời rất to”, “mặt trời lặn
rồi”, dù mắt ông lão đã mù nhưng ông lại cho ta thấy được hình ảnh mặt trời vào lúc hoàng
hôn với những trạng thái, khoảnh khắc rất đẹp cho tới khi mặt rất to ấy đã lặn hẳn sau đỉnh
núi Bubukhan, nó chỉ còn những ánh sáng như nan quạt giữa nền trời xanh nhạt và rồi tắt dần
chỉ còn sót lại như đám cháy ở xa.Mặc dù không thể nhìn thấy mặt trời nhưng ông lại có thể
miêu tả rất rõ hình ảnh mặt trời có thể thấy đỏ là những hình ảnh còn hiện trong tâm trí ông
lão khi đôi mắt ông còn nhìn thấy hoàng hôn cho tới thời điểm ông lão 80 tuổi. Cũng chính 3
lần miêu tả mặt trời của ông lão đã cho ta thấy mặt trời lúc hoàng hôn rất gần gũi với ông
lão và ông lão cũng rất hiểu mặt trời.

Với ông lão không khi hoàng hôn mặt trời bên bờ sông Catuni cho ông một cảm giác
riêng của sự yên bình, mát mẻ và có chút ấm áp mà đến lúc mặt trời đã lặn hẳn cũng bên bờ
sông Catuni ấy tiếng chim kêu bên trong khóm cây đã khiến ông lão thốt lên “ dễ chịu quá”.
Có lẽ cũng bởi vì tiếng chim ấy mà ông lão đã nán lại chỉ để thưởng thức cảm giác dễ chịu
cuối cùng ấy trước khi trở về.Khi được cô gái hỏi về những viên đá cuội, ông đã miêu tả chi
tiết những viên đá mà không cần nhìn hay chỉ chính xác những ngôi nhà của hàng xóm cạnh
nhà ông, thậm chí là cả con đường về nhà ông lão, dù đã mù hơn chục năm nhưng ông
không hề vấp váp gì cả.

Cảnh vật từ mặt trời, con sông, tiếng chim hay những màu sắc của mặt trời và ông lão
như giao hoà với nhau, thấu hiểu nhau.Mọi thứ từ bờ sông rồi đến ngôi làng ông lão đều rất
hiểu và rất rõ.

3.2. Mối quan hệ giữa Mặt trời và ông lão.

Mặt trời và ông lão có những điểm tương đồng về hình thức. “Mặt trời- biểu tượng của sự
sống và bất tử. Sự luân phiên sống – chết- tái sinh được tượng trưng bởi chu kỳ mặt trời, chu
kỳ ngày”.Shukshin đã lựa chọn thời điểm hoàng hôn lúc mặt trời dần lặn hẳn và cũng chính
thời điểm để báo hiệu rằng một ngày đã bắt đầu kết thúc để tả ông lão.Mặt trời thì cứ lặn rồi
lại mọc và cứ theo chu kì như vậy, nó là một sự vĩnh hằng và trường tồn lâu dài, nhưng khi
kết thúc chu kì một ngày của mặt trời lại có những thời điểm nhạt dần rồi vụt tắt và nó vẫn
tiếp tục một chu kì vào ngày hôm sau.Ông lão cũng vậy đã ở tuổi xế chiều như mặt trời chỉ
khác là ông không thể tiếp tục một chu kì mới, ở độ tuổi đã trải qua những vui, buồn mất
mát của cuộc đời, giờ đây trên khuôn mặt lão,bàn tay lão đã có dấu hiệu của tuổi xế
chiều.Mặt trời lúc xế chiều là một biểu tượng, tượng trưng cho sự kết thúc và khởi đầu mới
còn ông lão dường như ông lão trong buổi hoàng hôn lần thứ hai khi có cô hoạ sĩ trẻ, ông
như đã biết trước cái chết của mình và nói “ ngày mai trở trời đó” trước khi sự ngạc nhiên
của cô hoạ sĩ và sáng hôm sau ông lão đã không đến bờ sông đó nữa cho đến khi cô hoạ sĩ
đến nhà thì mới biết rằng ông lão đã mất. Ông lão mù nhưng làm sao ông có thể nói trước
thời tiết vào ngày hôm sau và dù hôm sau thời tiết vẫn không hề thay đổi những có lẽ đó
chính là linh cảm của ông về cái chết đang cận kề mà thôi “ Mặt trời và mặt trăng chiếu sáng
29
vào những thời điểm khác nhau,cường độ khác nhau sẽ kéo theo sự cảm nhận về cảnh vật
khác nhau”(1)

Mặt trời với ông lão như một điểm tựa tinh thần, như người bạn thân quen của ông lão, họ
dường như đã rất thấu hiểu nhau, mặt trời như thấu hiểu nỗi lòng tâm trạng của ông lão nên
họ im lặng như cách ông lão và hai vợ chồng con trai của ông lão “ Họ lặng lẽ với lại có
chuyện gì để nói đâu”,ở độ tuổi 80 lời dặn dò con cháu cũng không cần thiết nữa bởi lẽ ông
đã sống và chứng kiến sự trưởng thành của hai đứa con và những đứa cháu của mình nên
ông mới im lặng như vậy chăng.Ông lẳng lặng ngồi đó cho đến khi màn đêm xuống và tiếng
chim kêu cũng chính là lúc ông như nghe được sự an ủi và chút dễ chịu cuối cùng khi một
ngày đã kết thúc hẳn “dễ chịu quá”.Cũng ánh mặt trời đỏ ửng như máu trên mặt sông ấy mà
ta có thể hình dung rằng tâm trạng của lão đang hướng tới những đau thương, sự mất mát và
đổ máu của bốn đứa con trên chiến trường. Bởi ta nói khi chiều xuống cũng chính là lúc
những tâm sự, những nỗi buồn của con người được cất lên dù ông lão không nói ra nhưng ta
đã thấy nỗi buồn ấy hiện lên trong bức vẽ của cô gái.

3.3. Mối quan hệ giữa ông lão và cô gái.

Giữa ông lão và cô gái có sự tương đồng trong cuộc sống, họ đều là những con người phải
chịu những áp lực, khó khăn, những thăng trầm mưu sinh. Là cô gái từ thành phố - nơi cuộc
sống vội vã, xô bồ, chạy theo giá trị vật chất, cô cảm thấy vô cùng mệt mỏi, suy kiệt về cả
thể xác và tinh thần. Có lẽ vì vậy mà cô đã tìm về nông thôn để tìm kiếm sự yên bình, xoa
dịu phần nào nỗi lo cũng như tìm được giá trị nào đó cần thiết cho cuộc sống của cô. Còn
ông lão, có thể nói rằng những gì cô gái trẻ phải chịu đựng chỉ bằng một phần nhỏ của ông.
Bên cạnh nỗi lo tiền bạc, mưu sinh thì ông còn phải chịu nỗi đau lớn hơn – mất những đứa
con ruột của mình trong thời kì chiến tranh. Còn bất hạnh nào lớn hơn nỗi đau mất người
thân. Đến hiện tại, khi đã hòa bình sống cùng gia đình thì ông lão vẫn không thật sự có cuộc
sống như mong muốn. Đứa con trai đang sống với ông lúc nào cũng mệt mỏi và bực nội vì
đủ thứ chuyện và vợ ông cũng vậy. Đứa con còn lại của ông thì sống ở thành phố, mấy đứa
cháu – niềm vui gần như duy nhất cũng ở thành phố và ít khi quay về. Ông còn bị những căn
bệnh xương khớp tuổi già hành hạ, mắt không còn thấy ánh sáng nữa. Cuộc sống của ông lão
có thể nói là vô cùng buồn chán, ngột ngạt, mệt mỏi thậm chí là cô đơn, hiu quạnh. Hai con
người tổn thương, trống vắng trong tâm hồn đều tìm đến hoàng hôn cạnh bờ sông, nhìn ngày
kết thúc và đắm chìm trong sự thanh bình và yên tĩnh ấy.

Cùng cảnh ngộ là vậy nhưng ở ông lão và cô gái, ta thấy rất rõ nhiều điểm khác biệt, thậm
chí là đối lập hoàn toàn. Ta có thể thấy rõ qua bảng so sánh sau:

30
Có thể nói cách đối mặt và nhìn nhận cuộc sống quyết định thái độ và cảm nhận của con
người đối với vấn đề mình gặp phải. Từ sự so sánh trên, ta thấy rõ cả về thể xác lẫn tinh thần,
ông lão đều chịu những nỗi đau lớn hơn cô gái rất nhiều. Thế nhưng, từ những câu hỏi và trả
lời của ông lão, ta thấy rõ ông lão và cô gái có cách nhìn nhận cuộc sống khác nhau. Nếu
giữa ông lão và Mặt trời có mối quan hệ tương đồng nhiều hơn thì giữa ông lão và cô gái thì
mặt đối lập lại biểu hiện rõ hơn. Ông lão dùng từ “an nhàn” để nói về cuộc sống của ông.
Xuyên suốt tác phẩm, cô gái không thể đoán đúng ông lão đang nghĩ gì cũng như hiểu được
một phần nhỏ con người ông. Những gì ông hiểu hiện bên ngoài chỉ cho thấy ông là người có
cuộc sống đầy đủ, vui vẻ, hạnh phúc cùng con cháu. Thậm chí ngay cả việc ông lão bị mù,
ông cũng không để cô gái phát hiện dễ dàng mà chỉ là nghi hoặc mơ hồ. Trái ngược với ông
lão, cô gái lại thể hiện khá rõ suy nghĩ, hoàn cảnh của mình qua lời nói và thái độ: “Có bức
được, bức không cụ ạ!”, “Phải làm việc thôi! Phải làm việc thôi!…” , ứng xử của cô khi vẽ
ông lão: “Cô vội vã, bực tức, chốc chốc lại tẩy xóa”… Cô gái chỉ có thể thấy được biểu hiện
bên ngoài nhưng không thể thấy được bản chất bên trong. Phải chăng do cô chưa thực sự để
ý, chỉ hỏi những câu hỏi vu vơ mang tính chất duy trì cuộc trò chuyện hay do ông lão giữ
thái độ quá điềm tĩnh, không thể đoán được? Từ nhân vật ông lão và cô gái, ta thấy được mối
quan hệ giữa sự sống – cái chết, lạc quan – bi quan, bản chất – hiện tượng.

3.4. Vấn đề về sự sống và cái chết, cách nhìn nhận cuộc sống.

- các tác phẩm của V.Shukshin đều chứa đựng giá trị nhân văn, nhân sinh sâu sắc. Trước hết
ta có thể thấy rõ hai phạm trù “vĩnh cửu - nhất thời ” trong tác phẩm. Mặt trời là sự vật tự
nhiên, trường tồn theo thời gian, đối lập với nó là sự sống có hạn của con người. Nhưng Mặt
trời không có sự sống, vì vậy con người còn có mối quan hệ giữa sự sống và cái chết. Ở cuối
tác phẩm, ông lão đã mất còn cô gái trẻ tiếp tục cuộc sống của mình. Sự ra đi của ông lão vô
cùng bất ngờ và đột ngột. Như vậy ranh giới giữa sự sống và cái chết cũng mong manh,
nhanh chóng mà con người không thể lường trước được.

- Thế nhưng chết có phải là sự kết thúc? Sau sự kết thúc sự sống của ông lão là sự bắt đầu
cuộc sống mới cho cô gái. Cô khóc bởi cô đã không nhận ra những giá trị cao đẹp ẩn đằng
sau ngoại hình nhăn nheo, già nua của ông. Cho tới khi ông mất đi, cô mới phát hiện muộn
màng, tiếc nuối. Ông đã cho cô bài học vô cùng quý giá mà ở thành phố không thể mang lại
cho cô. Sự sống của cô sẽ tiếp diễn một cách tốt đẹp hơn sau khi cô trở lại thành phố. Ông
lão đã mất đi nhưng sợi dây nối giữa giá trị cuộc sống với cô gái sẽ tồn tại mãi theo cô. Chắc
chắn cách sống lạc quan, tích cực của ông sẽ được tiếp diễn trong cô gái. Cái chết
không đồng nghĩa là sự kết thúc mà nó chuyển sang sự sống mới nếu như giá trị tốt đẹp
của người đó được duy trì trong cuộc sống của người khác. Lúc đó nó sẽ tồn tại lâu dài,
vĩnh cửu như mặt trời chứ không nhất thời, giới hạn bởi sự sống của con người.

Bài học quý giá nhất đối với cô gái mà ông lão để lại đó chính là cách nhìn nhận và đối
mặt với cuộc sống. Cùng đối mặt với hoàn cảnh éo le, ngột ngạt thậm chí ông lão còn đau
31
đớn hơn nhiều nhưng ông lão lại đón nhận nó một cách lạc quan, tích cực. Ông nhìn mặt trời
không phải bằng mắt mà bằng tâm, do đó thứ ông thấy được không chỉ là biểu hiện bên
ngoài mà là bản chất bên trong. Mặc dù hiện tại cuộc sống gia đình ông vô cùng mệt mỏi, tẻ
nhạt nhưng ông kể với cô gái lại trái ngược hoàn toàn. Có thể đó là quá khứ trước kia hoặc
chỉ là mơ ước của ông lão nhưng sau khi nghe câu chuyện của ông, không chỉ cô gái mà cả
người đọc đều thấy cuộc sống của ông vô cùng hạnh phúc, đáng ngưỡng mộ. Ông không
phàn nàn hay chán nản trước hiện thực mà ông lựa chọn sự yên bình, an nhàn trong tâm hồn.
Chính vì thế thay vì mệt mỏi, gục ngã trước nghịch cảnh thì cuộc sống của ông lại sáng rực
như ánh sáng mặt trời. Cô gái thì ngược lại, cô luôn suy nghĩ tiêu cực, ngột ngạt trong những
nỗi lo cơm áo gạo tiền. Cô không nhận thấy những giá trị đẹp đẽ khác bên cạnh áp lực cuộc
sống. Nhưng sau khi gặp ông lão, cô đã nhận ra cách để đối diện với khó khăn, áp lực. Cuộc
sống mình an nhàn hay mệt mỏi phụ thuộc vào cách mình nhìn nhận nó, cứ mãi chăm chú
vào sự tiêu cực thì dù những điều tốt đẹp bên cạnh có hiện diện trước mắt thì mình cũng
không thể cảm nhận và tận hưởng. Vì vậy cô sẽ tiếp tục cuộc sống của mình bằng sự trưởng
thành trong nhận thức, bằng bài học quý giá mà ông lão đã để lại. Từ đây cô sẽ như ánh sáng
mặt trời, lặn ở bán cầu này nhưng sẽ chiếu sáng ở bán cầu còn lại, cuộc sống không phải bao
giờ cũng chỉ là sự bế tắc, đau khổ mà cơ hội, điều tốt đẹp nếu như cô biết đối mặt với nó
đúng cách. Và đó cũng là giá trị nhân sinh, nhân văn của tác phẩm mang lại cho bạn đọc,
nhân vật cô gái trong truyện ngắn là nhân vật tiêu biểu đại diện cho cuộc sống mỗi con
người. Lựa chọn cách sống như cô gái hay ông lão là sự lựa chọn của từng người và mỗi
người sẽ có cảm nhận và bài học riêng từ hình ảnh Mặt trời, ông già, cô gái.

4. Nghệ thuật

4.1 Nghệ thuật xây dựng cốt truyện.

Khi đọc “Mặt trời, ông già và cô gái” của Shukshin,ta thấy cốt truyện có điểm tương đồng
với nhà văn Thạch Lam với cốt truyện đơn giản, không chú trọng đến những cao trào trong
tác phẩm và giàu chất thơ nhưng đã để lại cho người đọc những cảm xúc và suy tư nhất định
sau khi đọc xong tác phẩm.Câu chuyện chỉ xoay quanh nhân vật ông lão, mặt trời và cô gái
và những cuộc trò chuyện đơn giản của cô gái và ông lão.Truyện ngắn của Shukshin không
quá tập trung vào cao trào cảm xúc như khi ông lão nói về sự mất mát của bốn đứa
con,người đàn ông bào gỗ - áo quan khi ông lão đã chết hay khi cô gái bật khóc lúc trước cái
chết của ông lão.

4.2 Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật.

Trong truyện ngắn “ Mặt trời, ông lão và cô gái” gồm nhân vật ông lão và cô gái. Các nhân
vật được xây dựng chủ yếu qua lời ngoại hình, lời nói và hành động. Ví dụ hình tượng
nhân vật ông lão - một người có lối sống khá là bình dị và sâu lắng qua cách ông nói chuyện
hay cách ông tâm sự với cô hoạ sĩ. Từ những việc làm của ông lão vào mỗi chiều ngắm

32
hoàng hôn bên bờ sông một cách lặng lẽ và những trang phục ông mặc cho ta thấy được một
nhân vật có lối sống giản dị nơi thôn quê đối lập với cô hoạ sĩ ở thành phố tấp nập.Ông lão
còn là một người sống lạc, vui vẻ khi kể về cuộc sống vất vả trước đây hay tự hào và hạnh
phúc về hai đứa con cùng những người cháu thân yêu của lão.Ngoài ra ta còn thấy sự sâu
lắng trong tính cách của ông lão bởi lúc nói về bốn đứa con trai mất trên chiến trường nhưng
lão lại trầm ngâm đến lạ thường. Ông lão không chỉ được khắc hoạ qua ngoại hình với đôi
bàn tay nhăn nheo mà còn khắc hoạ cả về tính cách trầm lắng.

Nghệ thuật đối lập - tương phản được sử dụng rất thành công trong việc xây dựng
nhân vật. Từ sự phân tích cụ thể ở các nội dung trên, ta có thể thấy rõ ở ông lão, cô gái và
mặt trời vừa có sự tương đồng và khác biệt. Chính sự khác biệt ấy càng làm nổi bật nhiều
khía cạnh của nhân vật, giúp người đọc có góc nhìn đa diện, bao quát hơn về các hình tượng
mà tác giả xây dựng.

4.3. Ngôn ngữ

Ngôn ngữ được sử dụng trong truyện ngắn là ngôn ngữ giản dị, gần gũi quen thuộc
nhưng giàu hình ảnh và sức gợi. Khung cảnh thiên nhiên trong truyện ngắn Mặt trời,
ông lão và cô gái toát lên một vẻ yên bình của làng quê.

VI) . BUNIN, Say nắng


1. Tác giả

- Ông không chỉ là người kế thừa và phát huy những truyền thống của truyện ngắn Nga các
giai đoạn trước như Pushkin,Gô-gôn, L.Tonxtoi, Chê-khốp,… mà còn là người có vai trò to
lớn trong việc cách tân truyện ngắn

1. Phong cách sáng tác

Ivan Bunin “là bậc thầy trong văn xuôi Xô Viết hiện đại”, ông không chỉ kế tục và phát huy
truyền thống văn học Nga từ những tiền bối đi trước, mà còn là người cách tân đối với thể
loại truyện ngắn sau khi Chekhov qua đời. Các sáng tác của ông hầu như viết về đủ mọi thể
loại trong cuộc sống. Nhưng một trong những vấn đề mà trong suốt sự nghiệp sáng tác ông
không đề cập đến là các vấn đề về chính trị. Ông là một người sống rất có lập trường, bình
đẳng và không theo một trường phái nào như suy đồi, tượng trưng, lãng mạn hay tự nhiên
chủ nghĩa. Suốt cuộc đời của ông chủ yếu sống ở nông thôn, chính vì vậy mà trong các tác
phẩm, hầu hết ngòi bút của ông luôn hướng về nông thôn và đậm nét nông thôn, nhất là thực
trạng xã hội Nga và cuộc sống của những người nông dân Nga lúc bấy giờ. Mặc dù ông sinh
sống và sáng tác ở trong những điều kiện khác nhau, ở trong môi trường khác nhau nhưng
toàn bộ tác phẩm văn xuôi của ông nổi bật lên là tình yêu đối với đất nước Nga, con người
Nga và thiên nhiên Nga. Tác phẩm của ông thường tập trung vào những tình cảm sâu sắc và
phản ánh sự mất mát, hoang tưởng và cảnh đẹp của tự nhiên. Ngoài ra, ngòi bút của ông còn
33
hướng tới các vấn đề về lịch sử, kinh tế, đời sống chính trị, văn hoá hay tôn giáo, cùng mối
quan hệ giữa gia đình và xã hội, hiện thực và đời sống tâm lý con người, tất cả những thứ đó
được tác giả thể hiện qua trang văn một cách tài tình.

Khi đọc tác phẩm của ông, đòi hỏi người đọc phải có vốn kiến thức, sự hiểu biết về văn học
Nga khá sâu rộng và khả năng suy nghĩ về nước Nga ở quá khứ, hiện tại và tương lai với
nhiều mối quan hệ phức tạp, những chi tiết cụ thể và tầm quy mô lớn thì mới có thể hiểu
được một đại dương mênh mông trong tác phẩm truyện ngắn của ông. Truyện ngắn của
Bunin mang vẻ đẹp trí tuệ, cảm xúc giàu chất thơ và lời văn sắc sảo, độc đáo, thể hiện sự
khúc chiết. Mỗi truyện ngắn của ông là một áng văn xuôi nhưng lại đậm chất nhạc tính của
một bài ca trữ tình. Nhà văn đã viết chúng bằng cả trí tuệ và trái tim của một nhà tư tưởng,
một nhà triết học và là một nhà thơ đầy tài năng.

2. Tác phẩm

1. Hoàn cảnh sáng tác

Truyện ngắn “Say nắng” được viết vào năm 1925 khi nhà văn đang ở Alpes-Maritimes tức là
giai đoạn thứ hai sau khi đã rời Nga của tác giả. Đặc biệt năm viết truyện ngắn này lại trùng
với thời điểm nhà văn đang thực hiện những truyện dành riêng cho chủ đề tình yêu. Đây là
một trong những yếu tố lý giải chiều sâu tâm lý của tác phẩm.

2. Tóm tắt

Truyện ngắn “Say nắng” xoay quanh câu chuyện tình chóng vánh của chàng sĩ quan và
người đàn bà không tên đã có gia đình: có chồng và một đứa con ba tuổi. Họ tình cờ gặp gỡ
trên tàu. Sau khi trải qua một đêm ân ái, chàng trai muốn đi xa hơn với người đàn bà không
tên ấy. Nhưng ngay lập tức, cô liền gạt ngay ý nghĩ của anh sang một bên rồi sau đó lên
chiếc tàu và biến mất khỏi cuộc đời anh. Bỏ lại anh với căn phòng tràn ngập kỉ niệm, cảm
xúc nhớ nhung tràn về, nhìn mọi thứ xung quanh đều là hình bóng người phụ nữ, anh lang
thang khắp phố và chạy đến nhà thờ, ngắm nhìn mọi người và sự vật xung quanh nhưng vẫn
không thể nào quên được hình bóng người phụ nữ. Anh trở về phòng cùng sự bất lực và trái
tim đầy tổn thương. Đó chính là câu chuyện tình yêu đương chóng vánh, một cuộc tình đến
“bất ngờ” với kết thúc thật bi đát, dang dở.

3. Đặc trưng truyện ngắn Bunin qua “Say nắng”

1. Về nội dung

a. chủ đề tình yêu

 Tình yêu giữa chàng sĩ quan và cô gái là chuyện tình độc đáo nhất của Bunin.
 Không đi theo quy luật thông thường.

34
 Tình yêu trỗi dậy trong khoảnh khắc mà cả hai không ngờ và nó cũng ra đi rất nhanh
khiến hai người không kịp chuẩn bị.
 Chàng trai thấy hụt hẫng và không thể quay trở về cuộc sống như trước.
 Tình yêu thống trị mọi suy nghĩ và trạng thái của con người, vượt lên trên lí trí thông
thường.
 “Tình yêu là nhựa sống của cuộc đời”, là những khoảnh khắc ấn tượng như “say nắng”
(vụt đến vụt tan).
 Tình yêu và sự chia li song hành.

b. Bức tranh xã hội, con người nga

- xã hội

 Hình ảnh huyện lỵ ven bờ sống Volga.

 Phiên chợ nhộn nhịp buổi sáng.

 Tiếng chuông nhà thờ, âm thanh các con chiên đọc kinh.

 Những sạp hàng trên mặt đất, tiếng rao mời của người bán hàng.

Đời sống lao động nhộn nhịp mà rất bình dị.

- con người

 Người lao động: bác xà ích, anh xà ích trẻ, người bán hàng.

 Hình ảnh chàng trai và cô gái luôn gắn với tình yêu say đắm và day dứt.

Giao hòa với thiên nhiên, đậm chất Nga.

Nét đẹp văn hóa, tinh thần của nước Nga trong hoài niệm của Bunin.

2. Nghệ thuật

a. Hình tượng con người

Người phụ nữ :

 Xinh đẹp, quyến rũ và đầy bí ẩn

 Biểu tượng của cái đẹp mong manh, ngắn ngủi.

 Biểu trưng cho một tình yêu lãng mạn, nồng nhiệt và cháy bỏng

 Hiện thân cho sự phóng khoáng, khao khát tự do, hạnh phúc

 Tượng trưng cho những ảo mộng, huyễn tưởng trong tình yêu.
35
 Hiện thân cho “sự cứu rỗi”

Con người cô đơn:

 Con người cô đơn trong chính mối quan hệ của mình


 Con người cô đơn giữa đám đông
 Con người cô đơn không tìm thấy lối thoát

b. Hình tượng thiên nhiên

 Dòng sông Volga

+ tượng trưng cho sự chảy trôi của thời gian - biểu tượng của sự chia ly, mất mát

+ dòng sông Volga trong “Say nắng” gắn liền với bến tàu, với những con tàu

 Mặt trời

+ biểu tượng cho tình yêu nồng nàn, say đắm.

+ biểu tượng cho sự vĩnh cửu, bất diệt.

+ tượng trưng cho sự hòa quyện, gắn bó giữa con người với thiên nhiên

4. Khắc họa tâm lí nhân vật

a. Nhập thân vào nhân vật

Bunin đã nhập thân vào nhân vật để nói lên trạng thái cảm xúc của chàng trung úy với tâm
trạng tăng dần theo cấp độ: từ ngỡ ngàng, ngạc nhiên - đau lòng, hoàng sợ - tuyệt vọng.

Bunin đã xóa nhòa ranh giới giữa người viết và nhân vật để đặt mình vào vị trí của nhân vật.

b. Độc thoại nội tâm

Bunin đã để chàng trung úy sống với chính thế giới nội tâm của mình.

Tác giả đã để cho nhân vật tự độc thoại và tự trả lời:

 Câu hỏi chất chứa nỗi buồn, tâm trạng

 Câu hỏi trong tình trạng tuyệt vọng

c. Thủ pháp đối lập trong miêu tả tâm lí

 Thứ nhất, trạng thđối lập giữa tình yêu, hy vọng với hiện thực cuộc sống

 Thứ hai, trạng thái mâu thuẫn đối lập giữa cảnh vật với tâm trạng con người
36
Bằng thủ pháp đối lập, Bunin đã làm sống dậy cả một thế giới tâm lý vô cùng phong phú,
phức tạp của chàng trung úy trẻ tuổi.

d. Biện pháp lặp:

 Sự lặp lại trong hành động

 Sự lặp lại của tâm trạng.

Thủ pháp lặp được nhà văn Bunin thể hiện thành công trong tác phẩm.

3.2.3. Không gian, thời gian nghệ thuật


- Không gian

 Sông Volga

 Con tàu chạy trên sông Volga

 Phố huyện Nga

 Căn phòng

- Thời gian

 Mở đầu truyện: một đêm mùa hè - mốc thời gian tương đối

 Thời gian đan xen giữa hiện tại và quá khứ

3.2.4. Tính trữ tình

 Thủ pháp gia tăng sức biểu cảm cho lời văn, tăng cường tính nhạc cho câu văn

 Đối thoại giãi bày

 Hình ảnh giản dị mang đậm nét đặc trưng ở Nga

 Các câu văn dài càng làm cho nhịp văn thêm du dương

3.2.5. Cốt truyện

 Đơn giản, không có tình tiết cao trào hay xung đột.

 Chủ yếu đi vào diễn biến tâm lý của chàng trai.


37
 Kết truyện là sự chia li, để lại khoảng trống trong tâm hồn chàng trai và sự thổn thức
trong lòng bạn đọc.

VII) Lev Tolstoy : Chiến tranh và hòa bình : Andray Bolconsky, Natasa Rostova
1. Khái lược chung về tác giả Lev Tolstoy: (Đọc thêm)

1.1. Tiểu sử:

- Lev Tolstoy (1828 - 1910): sinh ra ở một trong những trang trại lớn nhất miền trung nước
Nga, tuổi thơ có những “hồi ức đẹp nhất trong đời”.

- Mẹ mất năm lên 2, cha mất khi ông lên 9, Tolstoy và 3 anh trau, cô em gái chủ yếu được
người cô họ xa chăm sóc và giáo dục. Lep Tônxtôi tự học rất nhiều. Ông không chỉ đọc các
tác phẩm của Hôme, Gớt, Puskin, Lecmôntôp.. .mà còn đọc cả những công trình nghiên cứu
triết học.

- Học tại nhà đến năm 16 tuổi, sau đó thi vào khoa Triết trường Đại học Tổng hợp Kazan
nhưng kết quả không cao, phải thi chuyển tiếp một lần nữa mới đỗ vào Ban Ngôn Ngữ
phương Đông và sau đó 1 năm, ông chuyển sang khoa Luật.

- Quan điểm: lịch sử = sự thực - nhân dân, coi môn lịch sử trong nhà trường là cổ tích
và những con số Lep Tônxtôi không thích công việc học tập ở trường đại học và luôn bị
trượt môn Sử. Ông học ở trường chưa đầy 2 năm. ⇒“Tôi bỏ học chính là tôi tự học”

1.2. Con người:

- Lev Tolstoy là “người khổng lồ” đã “đi đến chỗ tận cùng cả một kỉ nguyên nhận thức của
nhân loại’ (Voguye) - cây bút xuôi lỗi lạc nhất của văn học thế giới

2. Tiểu thuyết chiến tranh và hòa bình

 Hoàn cảnh sáng tác: 1863 – 1869


- Năm 1856 những chiến sĩ tháng chạp mãn hạn đi đày và được trở về Moskva và
Petecbuarg
- Năm 1861 cải cách nông nô
- Mong muốn miêu tả con đường đi tìm chân lí của những chiến sĩ tháng chạp
- Từng phần của tác phẩm được in trên tạp trí Người đưa tin nước Nga với nhan đề
1805
- “ Tất cả đều tốt đẹp khi kết thúc tốt đẹp “ – lời đề từ

* Khái quát về chủ đề tác phẩm:

- Chiến tranh và hoà bình thực sự là tác phẩm có một không hai trong văn học thế giới.
Tolstoy tuyên bố: Ðây không phải là tiểu thuyết, cũng không phải trường ca, càng không
38
phải là biên niên sử . Chiến tranh và hòa bình là điều mà tác giả muốn nói và đã có thể diễn
đạt được trong hình thức diễn đạt của nó.

- Tư tưởng chủ đạo của Chiến tranh và hoà bình được thể hiện tập trung qua biến cố lịch sử
1812 chống quân xâm lược Pháp, thể hiện qua 3 chủ đề:

+ Chủ đề nhân dân và nhân dân tính (chủ đề trung tâm). Nhân dân và nhân dân tính là chủ
đề trung tâm, quán xuyến toàn bộ tác phẩm.

Nhân dân: Nhân vật trung tâm của toàn bộ tiểu thuyết anh hùng ca Chiến tranh và hòa
bình chính là nhân dân. Ở đây, chúng ta chưa thấy Tônxtôi xây dựng được những nhân vật
điển hình xuất thân từ nhân dân. Song hình tượng nhân dân được nhà văn thể hiện một cách
sinh động phong phú ở nhiều cung bật khác nhau. Trong số 559 nhân vật có thể đếm được
trong tác phẩm có đến 200 nhân vật xuất thân từ nhân dân. Hình tượng nhân dân ở đây
hiện lên những con người yêu nước một cách thiết tha nhưng giản dị, bình thường. Họ
không hề nghĩ đến gươm giáo nhưng khi giặc đến thì họ bất chấp tất cả để bảo vệ nơi chôn
nhau cắt rốn, tiêu diệt kẻ thù bằng bất cứ hình thức nào có thể.

Nhân dân trong Chiến tranh và hòa bình đã thật sự trở thành hình tượng cơ sở trong toàn
bộ tác phẩm đồng thời nhân dân cũng là nguồn cảm hứng chủ đạo trong lí tưởng thẩm
mĩ của Tônxtôi. Dưới mắt Tônxtôi, nhân dân chính là thước đo cơ bản nhằm đánh giá
tình cảm, tư tưởng, phẩm chất đạo đức cũng như ngôn ngữ và hành động của mỗi
người trong hệ thống 559 nhân vật. Ðối vơí Tônxtôi, sức mạnh cách mạng là ở nhân dân
chứ không phải ở giai cấp quý tộc.

Tuy nhiên, tính nhân dân ở Chiến tranh và hòa bình thuộc về tính dân tộc chứ không
phải mang tính giai cấp.

+ Chủ đề về giai cấp quý tộc Nga cùng với đời sống sinh hoạt của họ trong thời kì chiến
tranh và hoà bình từ 1805- 1820. Không tách rời chủ đề trung tâm mà bổ sung và là những
khía cạnh biểu hiện chủ đề trung tâm.

+ Cách giải thích và đánh giá lịch sử: ⇒ Phản ảnh lịch sử thông qua số phận cá nhân, miêu
tả lịch sử qua những sự kiện tưởng như tầm thường hàng ngày và đánh giá nó từ quan điểm
“khởi nguồn đạo đức vĩnh viễn”.

* Nhan đề:

- Chiến tranh = “biến cố đi ngược lại lẽ phải và bản chất con người”: 1805 - 1012: 2
cuộc chiến tranh lịch sử, chú ý đến mỗi quan hệ giữa con người với con người: xung đột
giữa con người - con người, quý tộc - nhân dân, quý tộc - quý tộc, con người tiến bộ - con
người vụ lợi

39
Lí gii cho tht bi ca chin tranh 1805: vì đó không phải là chiến tranh của nhân dân,
chỉ là chiến tranh của Nga hoàng.

- Hòa bình: xuất hiện rất ít (cuối tập 1, bắt đầu từ tập 2), khi mọi thứ trở lại bình yên

Theo tiếng Latin, hòa bình = nhân dân - sự thật ông yêu mế
n phm cht con ngi Nga, tính cách con ngi Nga.

⇒ Phản ảnh lịch sử thông qua số phận cá nhân, miêu tả lịch sử qua những sự kiện
tưởng như tầm thường hàng ngày và đánh giá nó từ quan điểm “khởi nguồn đạo đức
vĩnh viễn”.

2.1. Tính sử thi:

- Đặc điểm hình thức:

+ Đồ sộ: hàng ngàn trang sách với 100 cảnh quần chúng, 20 cảnh chiến trận, 559 nhân vật
đếm được - trong đó hơn 70 tính cách được khắc họa rõ nét, trên 200 nhân vật lịch sử cùng
hàng ngàn nhân vật không đếm được.

⇒ Bao quát lịch sử châu Âu và nước Nga từ thành thị đến nông thôn trong 15 năm với 2
cuộc chiến tranh lớn xen vào dòng chảy cuộc sống sinh hoạt thường nhật.

+ Kết cấu: sự luân chuyển (từ địa điểm này sang địa điểm khác, từ tuyến cốt truyện này
sang tuyến cốt truyện khác, từ nội tâm sang ngoại cảnh, từ kể ta sang bình luận, từ sự kiện
đời tư sang sự kiện lịch sử và ngược lại) bị chi phối bởi “tư tưởng nhân dân” triển khai
trong một tình huống chung, gắn liền với tình huống “chiến tranh và hòa bình”

- Nhân vật:

+ Nhân vật chính: cộng đồng nhân dân ⇒ không đếm được nhưng đóng vai trò quan trọng.
(nông dân, thầy dòng, sĩ quan…đặc điểm chung của họ là yêu nước)

+ Nhân vật lịch sử: được đánh giá từ tiêu chí nhân dân

- Chiều sâu bản chất:

+ Chủ đạo: tư tưởng nhân dân quan nim:

● Ý chí của toàn dân là động lực của lịch sử

● Sự kiện lịch sử không chỉ là những trận đánh lớn hay những cuộc chuyển giao thời đại
mà đó có thể là những sự việc nhỏ nhặt hàng ngày thể hiện tinh thần chung của thời đại.

40
● Người làm nên lịch sử không phải là những “nhân vật kiệt xuất” mà là những người
dân bình dị không để lại tên tuổi trong lịch sử.

- Điểm đặc biệt: mô tả đời tư của nhiều nhân vật thuộc về nhiều gia đình khác nhau trong
một thực trạng xã hội “đang diễn ra và chưa hoàn tất” ⇒ vượt ra khỏi sự đông cứng của
nguyên tắc sử thi, quan niệm con người như dòng sông, nước chảy trong sông như nhau ⇒
con người mang đầy đủ thuộc tính của sông, cuối cùng đều đổ ra biển cả (đích đến cuối cùng
là nhân dân). ⇒ sử thi của thời đại mới

Dẫn chứng CM: Sự phát triển của các nhân vật trung tâm trong Chiến tranh và hòa bình
như: Pie Bedukhop, Anđrây Bônkônxki, Natasha Roxtova… mỗi người một vẻ, nhưng cùng
một hướng. Thực chất, đó là những con đường khác nhau của mỗi cá nhân tìm đến chân lí
chung, đến lẽ sống vì mọi người.

⇒ Tất cả nhân vật của Tolstoy không ai hoàn hảo, họ đều có những va vấp để nhận ra, từ đó
sống tốt đẹp hơn; họ cũng có chân dung bên trong và chân dung bên ngoài: đẹp tâm hồn ><
không đẹp tâm hồn ⇒ không có người nào tốt/ xấu hoàn toàn, không có ai là tuyệt đối hoàn
hảo.

Các nhân vật trung tâm trong Chiến tranh và hòa bình đều xuất thân từ tầng lớp quý tộc, trên
con đường tìm chân lí cho những phút giây lầm lỡ, sa ngã, thất vọng trong các thế giới mù
xám của xã hội thượng lưu, của những Elen, Anatôn, Anna Sêre, Vaxili Kuraghin. Nhưng họ
cũng có những phút giây bình tỉnh, hạnh phúc, thấu hiểu ý nghĩa của cuộc sống. Ðặt biệt
trong chiến tranh vệ quốc, các nhân vật qúy tộc đã kề vai sát cánh bên những người lính
nông dân hiện thân cho tất cả chất Nga như Platôn Karataep, như người du kích” hữu ích và
quả cảm nhất” Tikhôn, như những sĩ quan bình dị mà anh hùng Timokhin, Tursin. Họ hiểu ra
rằng cuộc sống con người thật sự có giá trị khi kề vai sát cánh bên nhau, gạt sang một bên
lòng kiêu hãnh, những suy nghĩ ích kỉ.

2.2. Biện chứng tâm hồn

- Thế nào là “phép biện chứng tâm hồn”? Kết hợp tính sử thi và tính tâm lí

+ Quan tâm đến quá trình tâm lí trong quá trình vận động nhận thức để đi đến cuối
cùng, cái đích là hiểu con người trong cuộc sống.

+ Ghi lại những trăn trở, chuyển động, gắn với sự phát triển của từng cá nhân

+ Được miêu tả cụ thể, chi tiết

- Biểu hiện:

41
+ Độc thoại nội tâm: giữ vai trò quan trọng, khai thác những trăn trở + lí lẽ của con người
với cuộc đời: đan quyển giữa ý thức, tiềm thức và vô thức với tất cả những biến động ngẫu
nhiên và bất ngờ nhất.

+ Miêu tả tâm lí: hoạt động tâm lí rất phong phú đôi khi lại diễn ra trong 1 khoảnh khắc mà
Tolstoy gọi đó là “khoảnh khắc kéo dài”

- Sự nhấn mạnh “những quy luật” vận động, kết nối của dòng chảy tâm lí con người ⇒
Nhân vật của Tolstoy trăn trở đi tìm chân lí, cố gắng thâm nhập vào cuộc sống, trăn trở về vị
trí của mình trong thế giới những mong cải biến cả mình, cả thế giới

- Quan niệm về con người: Trong Chiến tranh và hòa bình Tônxtôi đã phát triển phương
thức truyền đạt cái chung, cái “tất cả” thông qua việc miêu tả cái riêng, số phận của mỗi cá
nhân. Ông miêu tả con người như 1 dòng sông, nước chảy trong sông như nhau ⇒ con
người mang đầy đủ thuộc tính của sông, cuối cùng đều đổ ra biển cả.

Biển cả đó là ý niệm về “sự thuần khiết của tình cảm đạo đức” ⇒Sự phát triển của các
nhân vật trung tâm trong Chiến tranh và hòa bình như: Pie Bedukhop, Anđrây Bônkônxki,
Natasha Roxtova… mỗi người một vẻ, nhưng cùng một hướng. Thực chất, đó là những con
đường khác nhau của mỗi cá nhân tìm đến chân lí chung, đến lẽ sống vì mọi người.

⇒ Tất cả nhân vật của Tolstoy không ai hoàn hảo, họ đều có những va vấp để nhận ra, từ đó
sống tốt đẹp hơn; họ cũng có chân dung bên trong và chân dung bên ngoài: đẹp tâm hồn ><
không đẹp tâm hồn ⇒ không có người nào tốt/ xấu hoàn toàn, không có ai là tuyệt đối hoàn
hảo.

Cuộc đời các nhân vật trung tâm của Chiến tranh và hoà bình diễn ra trước mắt người
đọc một cách trọn vẹn, với tất cả những màu sắc phong phú của quá trình “biện chứng của
tâm hồn” họ, những số phận cá nhân ấy liên hệ với nhau một cách hữu cơ và cùng với số
phận của 550 nhân vật khác diễn biến trên dòng sự kiện lịch sử đang lôi cuốn toàn dân tộc.
Ðó là những hình tượng kết tinh những quan sát sâu sắc nhất của Tônxtôi về con người, về
thời đại.

- Nghệ thuật:

+ Trong tác phẩm, không chỉ có nhân vật hư cấu mà còn có nhân vật lịch sử (Napoleon,
Kutuzov…), nhưng nhân vật chính vẫn là nhân dân ⇒ đề cao nhân dân.

+ Sử dụng đa dạng và phong phú những phương thức thể hiện nhằm phản ánh một cách chân
thật, cụ thể, sinh động hình tượng.

Dẫn chứng phân tích: Lấy nguyên mẫu ngoài đời thực để xây dựng hình tượng. Sau khi đã
có nguyên mẫu nhân vật, Tônxtôi đã dùng những phương thức đặt biệt để khắc họa tính cách
nhân vật, ông dùng 4 phương thức phổ biến sau:
42
+ Tả bề ngoài của nhân vật: độc đáo (không miêu tả hoàn thành ngoại hình từ lần gặp đầu
tiên mà qua các chi tiết đặc tả.

Dẫn chứng:

Natasha: đôi mắt: nói lên tất cả tình cảm, tâm trạng của Natasha (được nhắc đến khoảng 80
lần để hình dung thần thái của con người)

Vợ của Anđrây: đôi môi: Tônxtôi miêu tả 5 lần chi tiết “công tước phu nhân nhỏ nhắn có
môi trên hơi ngắn cong lên, phủ lông tơ, để hở hàm răng trắng ngà.

+ Tả tính tình của nhân vật:

● Gián tiếp: để cho các nhận vật khác nhận xét về nhân vật đó, từ đó chúng ta có thể
thấy nhiều khía cạnh của tính cách nhân vật đó. Chẳng hạn, trong Chiến tranh và hoà bình,
Anđrây dưới con mắt của giới quý tộc thì đó có là người khinh khỉnh, còn trong con mắt của
Pie thì đó là một người học rộng, đứng đắn, có lý tưởng.

● NT tương phản: Pierre: Thái độ của Pierre với 2 cuộc chiến tranh, giữa Pierre (tham
gia chiến tranh vì nhân dân) ><những quý tộc khác(tham gia vì lợi ích)

+ Xây dựng không gian, thời gian: lí giải nhận thức

+ Thiên nhiên: Trong các nhân vật hư cấu đều có thiên nhiên, mỗi nhân vật có 1 bầu trời
riêng

Pierre: thiên nhiên gắn với bầu trời có ngôi sao chổi (Với mọi người: báo hiệu điềm không
lành >< Pierre: báo hiệu bước ngoặt quan trọng: Nhận ra hạnh phúc của con người gắn với
hạnh phúc của nhân dân, hiểu ra chân lí
cuc sng cái nhìn tng phn ca Pierre >< nhân dân trong cách nh

2.3. Nhân vật công tước Andrey và Natasha: tất cả nhân vật đều đi đến sự hoàn thiện

2.3.1. Nhân vật công tước Andrey: Con đường tới chân lí của Andrey xuất phát từ cái “tôi”
trí tuệ kiêu hãnh.

- Anđrây Bônkônxki là một người trung thực, thông minh và có nghị lực. Chàng thấy rõ
những sự hèn nhát của bọn thượng lưu, qúy tộc ở thủ đô và không giấu giếm lòng khinh miệt
đối với họ cũng như sự chán nản đối với cuộc đời vô nghĩa mà chàng đang phải sống ở giữa
đám người ngu xuẩn, giả dối, vụ lợi, hám danh.

Anđrây muốn sống cho có ý nghĩa. Chàng muốn tìm cho mình một lý tưởng cao đẹp. Vì vậy
chàng vào quân đội, không phải để có địa vị mà để cùng chiến đấúu bên cạnh binh sĩ. Chàng
mơ ước “một trận Tulông” có thể đem lại vinh quang cho chàng như Napôlêông.

43
Nhưng sau khi bị thương trong trận Aosteclich và thất vọng về những hư vinh quân sự, về
thần tượng Napôlêông, Anđrây trở về điền trang cố tìm cách cải thiện cuộc sống của nông
dân, thực hiện những cải cách tiến bộ. Sau đó chàng làm việc bên cạnh Spêranxki. Nhưng
Anđrây vẫn chưa tìm thấy lối thoát cho tư tưởng của mình.

Những tưởng Anđrây có thể tìm được hạnh phúc trong tình yêu với Natasa, nhưng tên bất
lương của xã hội thượng lưu Anatôn đã phá vỡ hạnh phúc đó. Anđrây đã phải trải qua một
thời gian khủng hoảng tinh thần trầm trọng, để sau đó chàng tìm thấy hạnh phúc trong cuộc
sống và tình yêu của nhân dân trong cuộc đấu tranh cho nhân dân và tổ quốc.

Kết cục, Anđrây chết vì một vết thương trong trận Bôrôđinô, nhưng trong những giờ phút
hấp hối, trong lòng chàng đã lóe lên những niềm vui vĩnh cữu trong tình yêu và cuộc sống
của nhân dân.

Khác với Andray, Pierre Bêdukhôp cũng là một thanh niên quý tộc nhưng lại là một người
trong trắng, nhân hậu, tuy có những nhược điểm, nhưng luôn phục thiện, luôn luôn vươn tới
chân lý, tìm về với ý nghĩa cuộc sống. Pie háo hức hấp thụ những tư tưởng tự do của cách
mạng pháp và vốn có một tâm hồn mơ mộng viển vông. Pie khi thì mơ ước thực hiện chế độ
cộng hòa ở Nga, khi thì muốn làm Napôlêông.

⇒ Pie Bêdukhôp và Ađrây Bônkônxki là hai tính cách điển hình cho tầng lớp quý tộc tiến bộ
trong một giai đoạn lịch sử đầy biến cố trọng đại từ 1805 đến 1825. Ðiều chủ yếu trong họ
là ở chổ, tuy vẫn mang đậm màu sắc quý tộc, nhưng họ luôn luôn muốn vươn lên, muốn
thoát khỏi thế giới thượng lưu. Vừa thể hiện được bản chất giai cấp qúy tộc, vừa thể hiện
được bản sắc dân tộc Nga, tính cách của Anđrây và Pie có nhiều nét đồng điệu và không ít
nét tương phản. Song cả hai đều bổ sung cho nhau, đều là những người thanh niên ưu tú
được nhân dân tiếp sức trong cuộc chiến đấu vĩ đại và họ đã trở thành anh hùng của nhân
dân, trở thành nhân vật trung tâm của tác phẩm.

2.3.2. Nhân vật Natasha: bản chất căn bản của Natasha là tình thương yêu

2.3.2.1. Natasha thời thơ ấu (13 - 15 tuổi)

- Xuất thân: Natasha Rostova là con gái thứ 3 của bá tước Rostov, sinh ra trong gia đình
có nền giáo dục tốt và hiếu khách

Lần đầu xuất hiện, trong ngày lễ thánh, cô chạy ùa vào phòng như một luồng ánh sáng: “Một
cô gái mười ba tuổi vụt chạy vào phòng khách, tay thu thu một vật gì dưới chiếc váy sa ngắn.
Cô bé chạy đến giữa phòng thì dừng phắt lại. Hẳn là cô bé chạy quá đà mà tình cờ đâm bổ
vào phòng khách.” Cô gái này luôn nhí nhảnh và hay chạy nhảy.

- Vẻ bề ngoài:

44
“Cô bé không đẹp, nhưng rất lanh lợi, có đôi mắt đen, cái miệng hơi rộng, đôi vai xinh xinh
để hở hơi trật ra khỏi lồng áo vì vừa chạy nhanh, mớ tóc đen lượn sóng hất ngược ra phía
sau…cô gái đang ở vào cái tuổi đáng yêu khi người thiếu nữ không còn là đứa trẻ nữa,
nhưng đứa trẻ cũng chưa thành người thiếu nữ.”

Tuy đường nét góc cạnh, không có gì nổi bật nhưng cô có đôi mắt đen tỏa sáng trên khuôn
mặt của Natasha. Cô khác biệt về chất với những cô gái khác. tạo nên Sức quyến rũ đặc biệt
của một cô bé “không đẹp nhưng lanh lợi” tràn đầy sinh lực, hồn nhiên, bộc trực “như thuốc
súng” luôn sống hết mình với từng khoảnh khắc cuộc đời.

- Tính cách:

+ Cởi mở, phóng khoáng, tinh tế, luôn nhận được tình cảm, mang tới sự ấm áp cho mọi
người
“Thế nào đấy chú Cô-đắc của tôi? (bà Maria Dmitrievna vẫn thường gọi Natasa là
Cô-đắc). Tôi biết con bé này tệ lắm, nhưng tôi vẫn thích.”

“Cái miệng hơi rộng của Natasa mếu xệch trông xấu hẳn đi và Natasa oà lên khòc nức nở
như đứa con nít, chẳng hiểu tại sao mình khóc, chẳng qua vì thấy Sonya khóc nên cũng khóc
thôi”

+ Dũng cảm và khéo léo:

“Bà Maria Dmitrievna và bá tước phu nhân cười phá lên, và tất cả các khách khứa đều cười
theo. Họ cười không phải vì câu trả lời của bà Maria Dmitrievna mà vì cái khéo léo và cái
cả gan lạ lùng của Natasa, là người biết cách và đã dám ăn nói với bà Maria Dmitrievna
như vậy.”

+ Chủ động, nồng nhiệt trong tình yêu

Vào ngày tên của mình Natasha 13 tuổi, bị bỏ lại một mình với Boris trong phòng hoa và
hôn anh.

“Cô gái nắm lấy tay áo chàng sĩ quan và gương mặt xúc động của cô ta lộ rõ vẻ trang trọng
sợ hãi - Còn tôi thì anh có thích hôn không nào? - Natasa thì thào nói rất khẽ, mắt ngước
nhìn lên Boris, miệng mỉm cười và suýt bật khóc vì xúc động”

“Natasa bỗng nhảy lên một chiếc thùng trồng hoa, thành thử bây giờ cô ta cao hơn hẳn
Boris, rồi dang hai cách tay trần mảnh dẻ ôm lấy cổ chàng trai, hất đầu một cái cho mãi tóc
xoà về phía sau và hôn lên môi Boris”

Sau nụ hôn này, Boris nói với Natasha rằng anh ấy yêu cô ấy và sau 4 năm nữa anh ấy sẽ ngỏ
lời muốn nắm tay cô ấy, Boris sẽ cầu hôn khi Natasha tròn 16 tuổi

45
=> Đây là nụ hôn đầu tiên của Natasha, có lẽ sau khoảnh khắc này cô gái trẻ đã vô cùng sung
sướng và hạnh phúc, tin tưởng vào lời hứa của Boris, trong cô rực cháy khát vọng tình yêu,
hạnh phúc.

Nhưng về sau Boris sớm giải nghệ để xây dựng sự nghiệp quân sự. anh ta đã cưới người phụ
nữ giàu có hơn. Từ đó mối tình giữa cô và anh cũng dần chấm dứt.

Kết luận: Natasha hiện lên như một nốt nhạc trong sáng trong bản nhạc. Cô sống hồn nhiên
và tự do, tinh tế và tình cảm, không bị rằng buộc theo khuôn thước của giáo lý. Cô gái trẻ rạo
rực sức sống - hiện thân cho vẻ đẹp sống động của tâm hồn Nga.

2.3.2.2. Natasha thời trẻ (16 - 20 tuổi)

- Ngoại hình: Không còn là cô bé mới lớn, Natasha dần thành một thiếu nữ có vẻ đẹp
hài hoà, duyên dáng và e thẹn. Càng về phần sau của tiểu thuyết, Natasha dần được tập
trung miêu tả kĩ hơn thay vì chỉ xuất hiện thông qua nhận xét của các nhận vật khác: Khi
Natasha Rostova ở tuổi 20, vẻ đẹp của cô được cộng thêm những sóng gió càng trở nên đằm
thắm hơn.

Cùng năm đó, sau cái chết của Andrey Bolkonskyvà Petya Rostov, Natasha "nhợt nhạt, gầy
gò, với đôi mắt đen và cái miệng kỳ lạ, khuôn mặt của một người bạn đồng hành. - Tài
năng: Cô nhảy đẹp, có khả năng cảm âm tốt, hát hay và chơi được một số loại nhạc cụ:

- Tính cách và phẩm chất

+ Sự trong sáng, hồn nhiên và vui tươi + sự nhạy cảm = điểm đặc biệt của Natasha.

+ Bướng bỉnh, mạnh mẽ. Sự bướng bỉnh, mạnh mẽ này của Natasha cũng có một phần xuất
phát từ sự nhạy cảm, bởi cô cảm nhận được điều gì, cô sẽ nhất định đi theo nó tới cùng. Cô
ấy sẽ không làm điều gì đó nếu nó không xuất phát từ trái tim.

+ Cũng giống như mọi người, Natasha gần như hiểu được vẻ đẹp tuyệt vời của thiên nhiên.

+ Tính cách và phẩm chất của Natasha được bộc lộ, hình thành và phát triển qua cuộc tình
với Andrey.

Antasha hồn nhiên, trong sáng với sự nhạy cảm, cô gặp và yêu Andrey. Tình cảm của họ có
thể gọi là sự thống nhất bất ngờ trong suy nghĩ, họ bất ngờ hiểu nhau, cảm thấy có sự gắn kết
kì lạ. Cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa Natasha Rostova và Andrey Bolkonsky diễn ra tại điền trang
của gia đình Rostov. Tại thời điểm này, Natasha 16-17 tuổi và Andrey 31 tuổi. Andrey đã
góa vợ được 2 năm, anh thất vọng về cuộc sống và không mong đợi điều gì tốt đẹp từ cô.
Ngược lại, Natasha là một thiếu niên vui vẻ và vô tư, tràn đầy sức sống.

Andrey ra nước ngoài trong một năm. Trong hai tuần đầu tiên xa Andrey, Natasha nhớ
nhung người mình yêu, nhưng sau đó trở lại trạng thái bình thường
46
Gần một năm đã trôi qua kể từ ngày chia tay. Đôi khi Natasha rất nhớ Andrey. Cô hối hận vì
đã dành cả năm cuộc đời mình để chờ đợi.

Khi yêu Andrey, Natasha yêu chân thành, say đắm với đúng bản chất của cô gái ngây thơ,
trong sáng. Thêm vào đó là sự nhạy cảm vốn có, cô nhớ nhung, suy nghĩ về Andrie, về
khoảng thời gian xa nhau và chạnh lòng ngay khi bị gia đình chồng tương lai không đón
nhận. Cũng từ đó, cô bất ngờ yêu Anatole Kuragin, thậm chí muốn bỏ trốn cùng anh. Lời
giải thích cho điều này có thể là Natasha là người bình thường nhất, với những điểm yếu của
riêng mình.

⇒ Có thể thấy, Natasha từ cô gái ngây thơ, hồn nhiên, trực cảm yêu thương, nhạy cảm đôi
khi là mù quáng, cảm tính đã dần trở thành người con gái trưởng thành với sự trong sáng,
tình yêu thương, trở thành chỗ dựa tinh thần cho mọi người và trở thành chỗ dựa cho mọi
người.

2.3.2.3. Natasha sau khi lấy chồng:

- Hoàn cảnh

Một năm sau cái chết của Andrey, năm 1813, Natasha Rostova kết hôn với Pierre Bezukhov.

Sau cuộc khủng hoảng tinh thần, một cảm giác vui vẻ và mới mẻ lại đến với Natasha, nó đưa
cô ấy trở lại cuộc sống. Ở đây,người đóng vai quan trọng là Pierre, người có “tâm hồn trẻ
thơ” rất gần gũi với Natasha. Anh là người duy nhất mang lại niềm vui cho ngôi nhà của
Rostov khi cô bị dày vò bởi sự hối hận, đau khổ và căm ghét bản thân vì những gì đã xảy ra.

- Ngoại hình: Sau khi kết hôn cô mang dáng dấp người phụ nữ có gia đình: từ một cô gái
16, 17 tuổi mảnh khảnh, duyên dáng, mơ mộng trở thành một thiếu nữ đầy đặn, tự tin của
một người vợ, một người mẹ bốn con và không còn sự hồi sinh và hứng thú với cuộc sống
trước đây.

- Tính cách: Thay đổi rất nhiều.

+ Không chăm sóc bản thân như trước kia nữa: Natasha không còn quan tâm đến ngoại
hình của mình nữa, cô lựa chọn những bộ đồ đơn giản, giản dị.

+Cô dành toàn bộ thời gian cho gia đình. Cô không dành thời gian trân quý của mình vào
những cuộc ca hát, nhảy múa mà cô dành thời gian vào chăm sóc mái ấm nhỏ bé.

Điều mà Natasha để tâm, chú ý nhất chính là gia đình của mình. Cô luôn bù đắp, toàn tâm
chăm sóc người chồng Pierre và cố gắng giữ anh ta hoàn toàn thuộc về mình. Cô mong muốn
những đứa trẻ được sinh ra và lớn lên trong sự chăm bẵm tình thương của cha mẹ để cảm
nhận được hơi ấm của gia đình. Cô luôn dành những điều tuyệt vời nhất cho chồng con,
nguyện dâng hiến cả cuộc đời mình.

47
Kt lun

Ở chặng này, Natasha không còn là cô gái vui vẻ, ngây thơ ngày nào. Cô ấy là một người vợ
yêu quý, mẹ yêu thương. Natasha là một tấm gương về một phụ nữ thành đạt: Cô ấy trở nên
mập hơn khi sinh con, cô ấy hướng đã sự nhiệt tình và tình cảm của mình vào các trách
nhiệm tổ ấm để phấn đấu gia đình hạnh phúc, bình yên bên cạnh chồng Pierre cùng những
đứa con và sự hòa hợp hoàn toàn trong quan hệ hôn nhân. Và cô ấy đã được đền đáp bằng
một cuộc hôn nhân hạnh phúc với một người đáng tin cậy và yêu thương, người mà mọi khó
khăn đều có thể vượt qua. Qua nhân vật Natasha, nhà văn Lev Nikolayevich Tolstoy cho
chúng ta nhìn thấy được vẻ đẹp của người phụ nữ Nga luôn mang trong mình những phẩm
chất quý giá, đức tính tốt đẹp.

* So sánh Natasha và Tachiana

Điểm giống

Cả Tachiana và Natasha đều mang vẻ đẹp của con người Nga truyền thống: Mang trong
mình vẻ đẹp cả bên ngoài lẫn bên trong tâm hồn của con người nước Nga

Natasa Tachiana

- Có thân hình mảnh dẻ, mắt huyền, - Có vẻ đẹp của người con gái Nga truyền
thống: “ít nói, dáng buồn rầu”
tóc đen, sống tình cảm
- Vẻ đẹp khác những người con gái khác
- Hồn hậu, hồn nhiên, sau biến cố
trong giới thượng lưu: “Nếu là tôi, người tôi
hướng hết tình cảm chăm sóc gia sẽ chọn là.. Chẳng có gì sinh động ở Onga.
Giống như tranh madone của Vandech, Mặt
đình mặc cho nhan sắc không còn cô ta tròn như đồng tiền, Như mặt trăng thật
như xưa vô duyên, ngốc nghếch Trên bầu trời cũng
ngốc nghếch vô duyên”
- Yêu thiên nhiên nước Nga, yếu
- Yêu thiên nhiên, yêu văn học dân gian....
những thứ thân thuộc
- Nhân hậu, chung thủy...
- Có nét khác biệt với con người
- là câu trả lời cho những vấn đề của
cùng tầng lớp thượng lưu: ““Cô Onheghin đang gặp phải.
Roxtova rất dễ thương. Ở cô ta có - Cô chính là tình yêu đích thực mà anh cần.
một thứ gì đó rất tươi mát, đặc - Là hiện thân cho cô gái Nga chân thành và
sống đầy tình cảm

48
biệt, không Petecbua tý nào, làm

cho cô ta khác hẳn những người

khác”

- là một người biết lắng nghe, biết

đồng cảm với người khác, cô đã

toàn tâm toàn ý nghe Pie kể về

cuộc đời anh.

- Cô chính là câu trả lời cho những

trăn trở của Andrey và Pie đang tìm

kiếm

Điểm khác

Natasa Tachiana

- Là con người của “giây phút này” - Là con người cao quý về tâm hồn và có
tinh thần trách nhiệm + vừa sống chân thành
+ Là con người yêu chân thành, đằm
bằng trái tim vừa hướng mình vào lí trí.
thắm và toàn tâm toàn ý với tình yêu
+ chứa đựng sự cao quý về tâm hồn và tinh
+ Là con người bản năng, cảm tính, thần trách nhiệm, không hề tráo trở trong
thường đắm mình trong các ấn tượng tình yêu và tình nghĩa vợ chồng.
trực tiếp, tình cảm bộc trực.
- Mang vẻ đẹp trầm lặng
+ Tâm hồn cô có sự xung đột giữa lí trí
+ là một cô gái sống có nghị lực, trách
tỉnh táo và đam mê nhất thời: thể hiện
nhiệm. Ở cô có một đẹp dịu hiền, kín đáo,
trong mối tình giữa Natasa, Andray và
đằm thắm, cái đẹp chủ yếu ở vẻ đẹp tâm
Anaton
hồn.
- Là cô gái có tính cách sôi nổi
+ Là cô gái giản dị, có nội tâm hơi buồn hay
+ Là cô gái vô tư, hồn nhiên, yêu đời. sống cô đơn, trầm mặc và suy nghĩ nhiều

+ Nhạy cảm đặc biệt cho vẻ đẹp của

49
thiên nhiên, nghệ thuật, con người: “bao
giờ cô cũng thấy và nhận biết được mọi
thứ” + có khả năng cảm hiểu một cách
sâu sắc và tinh tế tâm hồn những người
cô có dịp tiếp xúc, khơi dậy ở họ những
tình cảm chân thành, thuần khiết nhất

50

You might also like