You are on page 1of 4

I.

Tác giả, tác phẩm:


1. Tác giả:
- Ivan Bunin sinh ngày 22/10/1870 tại Voronezh, tốt nghiệp trường Đại học
Moskva.
- Ông là người kế tục sự nghiệp văn học hiện thực truyền thống, do các nhà văn
vĩ đại của Nga là Anton Chekhov, và Ivan Turgenev gây dựng lên.
2. Tác phẩm:
Năm 1916, Ivan Alekseevich Bunin đã viết tác phẩm “Hơi thở nhẹ”. 
- Về nội dung: “Hơi thở nhẹ” là bài ca bất tận về vẻ đẹp trong sáng, tươi mát, trẻ
trung, đầy tin cậy của cô bé Ôlia là bản án tử hình với những gì thô bạo, thực dụng mà
hiện thân là viên sĩ quan Kazac trác táng tham lam. Ôlia là vẻ đẹp chỉ tồn tại trong một
thế giới hoàn toàn trong lành, nơi mà cái ác không còn chỗ đứng. 
- Về nghệ thuật: Nghệ thuật miêu tả nhân vật Bao trùm lên toàn bộ tác phẩm là
chất thơ trữ tình đằm thắm. Sự thống nhất giữa cái đẹp của đời sống hiện thực và cái
đẹp của tâm hồn nhà văn trên cơ sở trí tưởng tượng phong phú của người nghệ sĩ là
biểu hiện của chất thơ trong văn xuôi của tác giả.
Ngôn ngữ ngắn gọn, súc tích và mượt mà uyển chuyển trong từng câu văn của
truyện cũng tạo nên chất thơ trữ tình. Nghệ thuật khắc hoạ chân dung, miêu tả tâm lý
nhân vật và tính tạo hình cũng là một nét độc đáo trong văn xuôi I. Bunin.
II. Nội dung biểu tượng “hơi thở nhẹ”
1. Tóm tắt truyện.
Cốt truyện “Hơi thở nhẹ” của Bunin xoay quanh câu chuyện kể về cô gái tên
Olia. Olia là một cô gái vui vẻ, hồn nhiên, vô tư. Càng lớn Olia càng xinh đẹp và được
tác giả sử dụng rất nhiều tính từ để miêu tả vẻ đẹp của cô: hình dáng thon thả, đôi chân
thẳng, ngực tròn căng, vẻ yêu kiều, đỏm dáng, uyển chuyển khoan thai và ánh mắt
sáng long lanh,… Tuy nhiên bản thân Olia không quan tâm đến vẻ ngoài của mình, cô
mặc cho các vết mực dính trên ngón tay hay không sợ má cô ửng đỏ, đầu tóc rối tung...
Song, với vẻ tươi trẻ và sức hút tự nhiên của mình Olia đã phải lòng ông Alexei
Mikhailovich Mailiuchin một người đàn ông 56 tuổi. Sau mối tình Mailiuchin cô lại
phải lòng viên sĩ quan Cossack và hứa rằng sẽ yêu và làm vợ anh ta. Mạch truyện lại
trở về kí ức của Olia lúc cô bị hiệu trưởng lên nói chuyện về mái tóc của cô về hình
ảnh không phù hợp đối với một nữ sinh trung học. Tuy nhiên Olia lại đáp lại bà bằng
thái độ không kiên nhẫn và rất thản nhiên. Olia nói rằng cô đã trở thành phụ nữ và
người khiến cô trở thành phụ nữ chính là em trai của bà- ông Alexei Mailiuchin. Đến
với mối tình viên sĩ quan Cossack, trong buổi tiễn ông ra sân ga Olia đã thú thật lời
hứa với ông chỉ là lời nói dối và cho Cossack xem nhật kí của Olia viết về Mailiuchin.
Sau khi đọc nhật kí Olia đưa, ông đã biết Mailiuchin là tình đầu của Olia và rồi cô bị

1
viên sĩ quan bắn chết tại sân ga. Sau khi Olia mất, vẻ hồn nhiên và vô tư của cô trở
thành lẽ sống của bà hiệu trưởng. Mạch truyện kết thúc trong hồi tưởng của bà hiệu
trưởng khi nhớ về đoạn hội thoại của Olia và cô bạn thân về vẻ đẹp của người phụ nữ
cần có “hơi thở nhẹ”. Câu chuyện kết thúc với hơi thở nhẹ lan tỏa trên thế giới trong
bầu trời đầy mây gợi nên bao suy nghĩ, trăn trở cho các độc giả.
2. Hình tượng hơi thở nhẹ 
-Hình tượng “hơi thở nhẹ” được xuất hiện ở gần cuối tác phẩm trong lần hồi tưởng của
bà giáo chủ nhiệm lớp Olia, rằng trong một lần đi dạo trong vườn trường, bà đã nghe
lỏm được cuộc trò chuyện của Olia và cô bạn thân Xupbochina của mình “Tớ đọc
trong một cuốn sách của ba tớ. Ba tớ nhiều sách cổ buồn cười lắm cơ, - phụ nữ phải
có vẻ đẹp thế nào. Cậu biết không trong sách ấy nói nhiều điều đến nỗi không nhớ hết
được đâu: này nhé tất nhiên là cặp mắt phải đen, sôi lên như nhựa- có trời mới biết
trong sách viết lên như thế: Sôi lên như nhựa! Lông mi phải đen như trời đêm, má mịn
màng phơn phớt hồng, eo lưng thon thỏ, cánh tay dài hơn bình thường! Chân nhỏ
nhắn, ngực đầy đặn vừa phải, bắp chân tròn đểu, đầu gối màu vỏ hến, vai hơi xuôi, tớ
gần như thuộc lòng nhiều điều lắm nhé, điều nào cũng đúng cả! - Nhưng cái chính
cậu biết là gì không? - Là phải có hơi thở nhẹ, tớ cũng có cái đấy, cậu nghe xem tớ
thở như thế nào nhé, - đúng là tớ có phải không?”. Vẻ đẹp của cô thậm chí còn được
toát ra từ chính những trò đùa ngỗ nghịch của cô mà theo lời hiệu trưởng nói rằng cô
sẽ bỏ ngoài tai những lời mà bà nói. Vẻ đẹp của cô đúng như lời mà cô nói với bạn ở
cuối truyện, đó không chỉ là mỗi vẻ đẹp về ngoại hình: cặp mắt, đôi má hay cánh tay
mà quan trọng nhất còn phải có hơi thở nhẹ.
- “Nhưng giờ đây hơi thở nhẹ ấy lại lan toả đi trong thế giới này, dưới bầu trời đầy
mây và trong gió xuân lành lạnh” dường như tất cả mọi người đều không thể tin rằng,
một cô bé như thế, một cô bé với đôi mắt bất tử sáng long lanh từ tấm ảnh trong chiếc
mêđaigông bằng sứ gắn vào cây thánh giá? Làm sao có thể nhập hoà làm một ánh mắt
trong sáng ấy với cái điều khủng khiếp giờ đã gắn với cái tên Olia. Cô đã bị bắn chết
bởi một tình yêu mù quáng, ghen tuông của sĩ quan Kazac, với lí do rằng cô đã hứa sẽ
chung sống với y, sẽ làm vợ y vậy mà khi đưa tiễn hắn, lời hứa của Olia chỉ là giễu cợt
và hơn hết là lời tự thú của Olia khi đưa trang nhật kí cho Kazac đọc. Trong trang nhật
kí Kazac biết Maliuchin là người khiến Olia trở thành đàn bà, quá phẫn nộ khi bị lừa
dối, hắn ta đã bắn chết cô ngay tại sân ga. Sau khi Olia chết, cô đã trở thành đối tượng
cho những ý nghĩ và tình cảm triền miên không dứt của chủ nhiệm, đôi mắt long lanh
trong sáng và vẻ đẹp đó đã khiến bà không thể nào quên, ngày nào bà cũng ra thăm mộ
cô.
- Mặc dù là nói về cái chết nhưng truyện của Bunin lại mang đậm tính trữ tình, đặc
trưng cho những sáng tác của ông. Ngôn ngữ trong những tác phẩm của ông vô cùng
mượt mà, thấm dần từ từ vào trong tâm trí của độc giả.
Olia đẹp cả ngoại hình và tâm hồn – một tâm hồn tự do, trong sáng. Olia là nạn nhân
của tình yêu mù quáng, non nớt Tình yêu và hạnh phúc của con người phụ nữ trong
truyện ngắn của I. Bunhin không bao giờ được tròn đầy. Nó luôn bị “vơi” đi và “khiếm
khuyết”, thậm chí chỉ còn là hoài niệm, hay rơi vào bi kịch. Nhưng điều mà nhà văn
2
nói đến không phải nhất thiết là một kết thúc có hậu mà lại là những “khoảnh khắc
thần tiên”, những giây phút hạnh phúc, là vẻ đẹp về hình thức và tâm hồn của những
người con gái Nga
- “Hơi thở nhẹ” không chỉ nói về vẻ đẹp tươi trẻ của Olia mà nó còn nói về một vẻ đẹp
vượt thoát ra ngoài giới hạn của tuổi tác và đạo đức. Olia vì có hơi thở nhẹ nên cô sống
rất hồn nhiên, vô tư không bị gò bó bởi đạo đức hay định kiến. Cô không vì những lời
đánh giá của người ngoài mà bỏ đi những sở thích cá nhân hay những trò nghịch ngợm
của mình. Có thể thấy hơi thở nhẹ là một biểu tượng cho tâm hồn mạnh mẽ nhưng
cũng đôi chút bồng bột của cô gái trẻ này
- Sau khi mất “hơi thở nhẹ” ấy sau khi mất đã trở thành bất tử, lan toả đi trong thế giới
này, dưới bầu trời đầy mây, trong gió xuân lành lạnh. Như vậy “hơi thở nhẹ” không
chỉ biểu tượng cho vẻ đẹp hồn nhiên, tươi mới của mà nó còn biểu tượng cho sự bất tử.
Hơi thở nhẹ biểu thị cho cái đẹp vẫn luôn hiện hữu mặc cho cái xấu, cái ác vẫn hiện
hữu xung quanh, hơi thở nhẹ ấy vẫn lan ra thế giới. Nó đại diện cho cho khát khao
được lan toả, vượt qua cái chết, được hoá vào mây, vào gió để giữ mãi tuổi xuân
-> Bunin đã hoà nhập hình tượng “hơi thở nhẹ” vào toàn bộ thế giới, và nêu lên sợ hoà
nhập giữa con người và thiên nhiên, giữa tinh thần và thể xác, giữa cái đẹp và cái ác.
Hình tượng “hơi thở nhẹ” biểu tượng cho vẻ đẹp của Olia, và vẻ đẹp ấy như hoà làm
một với thế giới.
- Ngay nhan đề cũng đã nêu lên chủ đề của tác phẩm. “Hơi thở nhẹ” là một vẻ đẹp có
sức lan toả, vẻ đẹp không trau chuốt nhưng có sức hút lớn để lại dư âm cho cuộc đời 
Đọc “Hơi thở nhẹ”, người đọc có thể mường tượng ra sự trẻ trung, tươi mát đáng yêu
của Olia như đóa hoa hồng sắc thắm trong buổi sớm mai.
Nghệ thuật miêu tả nhân vật Bao trùm lên toàn bộ tác phẩm là chất thơ trữ tình đằm
thắm. Sự thống nhất giữa cái đẹp của đời sống hiện thực và cái đẹp của tâm hồn nhà
văn trên cơ sở trí tưởng tượng phong phú của người nghệ sĩ là biểu hiện của chất thơ
trong văn xuôi Bunhin. Sự giao hòa giữa tâm hồn nhạy cảm của tác giả với vẻ đẹp của
con người và thiên nhiên cũng là một nhân tố tạo nên chất trữ tình sâu lắng. Từ hàng
cây trơ cành trụi lá; một mùa đông lạnh giá, tuyết rơi nhiều, mà chói chang ánh nắng
cho đến vẻ đẹp của Olia, cũng được nhà văn cảm nhận và mô tả bằng tất cả tâm hồn
trân trọng và yêu thương vô bờ của mình.
Ngôn ngữ ngắn gọn, súc tích và mượt mà uyển chuyển trong từng câu văn của truyện
cũng tạo nên chất thơ trữ tình. Các từ ngữ của Bunhin như những bông hoa nở lấp
lánh, dậy hương từ chất men say của cuộc đời. Và đâu đây trong không gian có thể
lắng nghe được “hơi thở nhẹ tỏa ra trên khắp chốn dương gian này trong bầu trời đầy
mây này, trong giờ xuân lạnh lẽo này”
- Nghệ thuật khắc hoạ chân dung, miêu tả tâm lý nhân vật và tính tạo hình cũng là một
nét độc đáo trong văn xuôi I.Bunhin. Chân dung các nhân vật được tác giả mô tả
không nhiều nhưng chỉ qua vài dòng đã xuất hiện một bộ mặt nhân vật khá hoàn chỉnh.
Hình ảnh của Olia hiện lên đậm nét qua những phác thảo ngoại hình đầy tài hoa của
nhà văn. Một hình tượng người con gái nhỏ bé nhưng tràn đầy sức sống như tên tác

3
phẩm "hơi thở nhẹ". Tuy nhỏ bé mỏng manh như sương như khói nhưng Olia đã sống
một cuộc đời không hối tiếc.
III. Ý nghĩa biểu tượng “hơi thở nhẹ”
Hơi thở nhẹ có thở hiểu là một biểu tượng của sự thuần khiết tâm linh. Olia là
một nữ sinh xinh đẹp, được trời phú cho nhiều điều. Từ quan điểm về hình thức, câu
chuyện thú vị bởi vì ý nghĩa của tên của nó chỉ được tiết lộ cho người đọc vào cuối
cùng, sau cái chết của cô.
Mở đầu câu chuyện, thở nhẹ có thể được giải thích là ý thức về bản thân không
phụ thuộc vào ý kiến của thế giới xung quanh. Olya không quan tâm họ nghĩ gì về cô
ấy - đối với cô ấy, chỉ những gì cô ấy muốn là quan trọng. Vì vậy, cô ấy không chú ý
đến bất kỳ vết mực trên ngón tay, cũng không phải trên quần áo lộn xộn, cũng không
phải trên những thứ nhỏ bé khác hấp dẫn người lạ. Hiệu trưởng của phòng tập thể dục,
người có những lời nhận xét có thẩm quyền mà cô phải lắng nghe với sự kiên định
đáng ghen tị, là một trong số họ. Tuy nhiên, do sức ì của bản thân, Olia trực giác khinh
thường, cô không thể khiến cậu học trò cố chấp xấu hổ và buộc cô phải thay đổi niềm
tin vào bản thân. Chính sự độc lập bên trong này đã tạo nên sự nhẹ nhàng của cô.
Ở cuối tác phẩm hơi thở nhẹ là hiện thân của cái chết; hơi thở tự nó bị phân
tán, và không rõ khi nào nó sẽ hóa thân trở lại. Cái chết của Olya là không công bằng,
một mất mát to lớn, và do đó cây thánh giá bằng gỗ sồi nặng và nhẵn trên mộ của cô
ấy trông đặc biệt mang tính biểu tượng. Và bao nhiêu người còn lại trên thế giới, hoàn
toàn phụ thế giới bên ngoài và hoàn toàn không có sự nhẹ nhàng và chân thành bên
trong?
=> Đối với những người như Olia mặc dù nghe có vẻ kiêu căng. Thở nhẹ không
chỉ mang lại sức mạnh cho họ, mà còn hỗ trợ toàn bộ cuộc sống xung quanh, buộc
người khác phải ngang bằng với tiêu chuẩn mới. Tuy nhiên, hơi thở nhẹ không có khả
năng tự vệ, và nếu nguồn cảm hứng của nó tự giết chết nó, sẽ chẳng còn lại gì ngoài
cây thánh giá và một cơn gió lạnh thê thảm.

Kết luận: Hơi thở nhẹ có thể nói là một biểu tượng cho vẻ đẹp xuân sắc, tươi mới, trẻ
trung của Olia. Nó còn là biểu tượng cho vẻ đẹp mạnh mẽ, dám sống là chính mình,
dám thoát ra khỏi định kiến và đạo đức. Và cuối cùng, nó chính là biểu tượng cho vẻ
đẹp có sức lan toả, nó sẽ sống mãi, trường tồn và bất tử. Hình tượng này cũng thể hiện
được quan điểm của Bunin về vẻ đẹp phụ nữ.

You might also like