You are on page 1of 18

MỤC LỤC

Chương 1: Một vài nét về tác giả Macxim Gorky (Tuyền)


1.1. Tiểu sử (28/3/1868-18/6/1936)

Macxim Gorky tên thật là Aleksey Maksimovich Peshkov sinh ngày


28/3/1868. Mất cha khi mới lên bốn, mẹ lập gia đình mới, Gorky về sống với
ông bà ngoại ở Nizhny Novgorod, một thành phố cổ kính tọa lạc bên bờ nơi gặp
gỡ của hai con sông lớn Oka và Volga.

Từ thời thơ ấu Gorky đã phải chịu một sự giáo dục nghiệt ngã, hà khắc của ông
ngoại- chủ một xưởng nhuộm nhỏ, là một con người luôn khiến cậu vừa tò mò
vừa kinh hãi. Ông ngoại Gorky là một người rất sùng đạo và tin Chúa theo cách
của mình. Chúa trong ông là vị Chúa Trời gia trưởng khắc nghiệt, bởi vậy ông
không ngần ngại trừng trị đứa cháu nhỏ của mình bằng những trận đòn khủng
khiếp mỗi khi phạm lỗi. Có lần Gorky bị đánh đến bất tỉnh, và trận đòn đó để lại
dấu ấn đến suốt đời: Gorky sau này đã viết: "Trái tim tôi như đã bị lột trần ra,
trở nên hết sức nhạy cảm với mọi sự xúc phạm hay hành hạ dù nhỏ nhặt nhất
mà mình hay bất cứ ai khác phải chịu". Tuy nhiên, giữa những cơn thịnh nộ,
ông ngoại dạy cho Gorky biết đọc, và cuốn hút cậu vào câu chuyện về thời trai
trẻ lao khổ làm nghề kéo thuyền trên sông Volga. Ngay từ thời thơ ấu, Gorky đã
bắt đầu cảm nhận được, rằng con người không hề đơn giản, không có ai chỉ
mang toàn tội lỗi và cũng chẳng người nào thánh thiện hoàn toàn.

May nhờ có bà ngoại nhân hậu, giàu tình thương, tuổi thơ của ông mới được
xoa dịu. Bà ngoại là một phụ nữ với khuôn mặt phúc hậu và đôi mắt luôn trong
sáng, ấm áp, vui tươi. Bà cũng là người sùng đạo, nhưng Chúa của bà là vị Chúa
của lòng nhân từ, hy sinh, luôn luôn tha thứ. Bằng giọng nói trầm ấm đầy huyền
bí, bà kể cho đứa cháu trai nghe những câu chuyện cổ tích…Những câu chuyện
được kể từ trái tim giản dị và nhân hậu của bà đã dạy cho Gorky lòng trắc ẩn
đối với những kẻ bị chà đạp, truyền cho ông niềm ham mê khám phá thế giới
đời thường và tình yêu đối với ngôn ngữ Nga bình dân hết sức sinh động và
phong phú. Đó cũng chính là tài sản duy nhất và quý giá nhất mà Gorky được
thừa kế: "Tình yêu đến quên mình của bà đối với thế giới đã làm tôi trở nên
giàu có và đầy sức mạnh trước cuộc đời gian khổ, khó khăn".

1
Khi nên 10 tuổi, mẹ mất, ông phải chấm dứt việc học ở trường Alexey. Gorky
đã phải lăn vào đời để kiếm sống, làm đủ nghề: đi ở, vẽ tượng thánh, chạy hiệu,
bẫy chim, khuân vác, phụ bếp, bới rác, thậm chí có lúc phải đi ăn xin. Lao động
đã sớm làm cho Gorky trở nên rắn rỏi, bồi đắp nghị lực sống, nhận thức sớm
được nhiều điều.

Tuy phải vất vả lam lũ kiếm sống nhưng Gorky rất ham mê đọc sách, không có
tiền mua thì trích bớt tiền kiếm ăn ít ỏi hàng ngày để thuê, nhưng chủ yếu làm
mượn sách. Thấy Gorky ham học những người tốt bụng đã cho cậu mượn.
Không có thời gian đọc, nên cậu phải tranh thủ, cứ rảnh rỗi là lôi cuốn sách ra
đọc trong ánh sáng nhờ nhờ của gian gác xép áp mái, dưới hầm tàu hoặc dưới
ánh đèn thờ. Khi không có nến thì đánh bóng xoong rồi hứng ánh trăng hắt ra từ
đó mà đọc. Niềm say mê đọc sách đã giúp Gorky bổ sung những kiến thức mà
vì kiếm sống mà cậu không thể tiếp thu trên ghế nhà trường, đã giúp cậu “rửa
sạch tâm hồn”, đem lại niềm vui, niềm tin vào trong cuộc sống. Những cuốn
sách đã mở ra cho cậu một thế giới mới, hướng con đường của cậu đến với văn
chương. May mắn hơn Gorky lại sớm được tiếp xúc với các tác phẩm của các
nhà văn cổ điển Nga và Pháp. Cậu rất yêu mến Puskin, Gogol, Hugo, Balzac…

Năm 1884(16 tuổi), Gorky đến Kazan với hy vọng vào trường Đại học Tổng
hợp, nhưng phải từ bỏ ý định này vì vấn đề sinh nhai. Không bó tay, bất lực
trước hoàn cảnh, không từ bỏ ước vọng học hành cháy bỏng, Gorky quyết định
vừa học vừa làm, học trong sách vở học trong cuộc đời. Ông đã thay việc học
tập ở trường Đại học Tổng hợp Kazan bằng trường học “đại học cuộc đời”

Năm 1884-1898(16-30 tuổi), người thanh niên Gorky đã tiến hành hai cuộc
“hành trình vạn dặm” khắp nước Nga: năm 1884-1890 và năm 1890-1892, vừa
đi vừa kiểm sống, ông đã làm nhiều nghề ở nhiều nơi: ở bến cảng, ở xưởng
bánh mì, làm nghề chài lưới ở biển Caspia, gác đêm, coi hàng ở ga xe lửa,
khuân vác ở Rostov, làm tá điền ở Ukraina, làm muối, hái nho thuê ở
Bessarabia, khuân vác ở Odessa, quai búa lò rèn, làm kế toán tại xưởng sửa
chữa tàu thủy ở Tiflis, đắp đường ở Sukhumi, đập đá ở Kavkaz…Gorky có dịp
tiếp xúc với bao thế giới con người: nông dân, thợ thuyền, sinh viên, trí thức,
chủ xưởng và quý tộc, đặc biệt còn có dịp tiếp xúc với các nhà cách mạng dân

2
túy đến những vùng quê vận động nông dân. Trong Gorky, ý thức đấu tranh xã
hội dần dần trở nên kiên định.

Tuy nhiên, đã có lúc ông hoài nghi, dao động, thậm chí bế tắc đến mức có lần
tìm đến cái chết để thoát khỏi hoàn cảnh sống nặng nề đang vây bủa xung
quanh. Sau những hoang mang và chán nản, ông quyết định kết thúc cuộc đời
bằng một phát súng lục vào ngực. Trong túi của ông, cảnh sát tìm thấy mẩu
giấy: "Hãy để thi sĩ người Đức Heine chịu trách nhiệm về cái chết của tôi: ông
ta đã phát minh ra nỗi đau cắn rứt trong tim... Tôi yêu cầu giải phẫu và khám
nghiệm thi thể tôi để tìm ra con quỷ nào gần đây đã sống trong đó. Tấm hộ
chiếu kèm theo đây sẽ cho các ngài biết tôi là Alexey Peshkov, và tôi hy vọng
rằng điều đó chẳng cho thấy cái gì hết". May thay, viên đạn không xuyên qua
trái tim người thanh niên 19 tuổi, mà chỉ làm tổn thương lá phổi trái. Các bác sĩ
đã mổ để cứu sống ông. Trong bệnh viện, ông còn định tự vẫn lần nữa bằng chất
clohydric, nhưng người ta cũng phát hiện ra và kịp thời súc ruột cho ông. Sau
này mỗi khi nghĩ lại Gorky đã rất xấu hổ vì hành động xuẩn ngốc của mình.

Chính những năm tháng lao động và học tập ở “đại học cuộc đời”, trong Gorky
đã hình thành, nảy sinh cảm hứng và năng lực sáng tạo. Gorky đã tìm ra cho
mình con đường đi vào cuộc đời-con đường văn chương. Nhưng không phải đã
thành công ngay, tác phẩm đầu tay là “Bài ca cây sồi già”-một bài thơ được
viết bằng lối văn xuôi có nhịp điệu đã bị chê ngay từ đầu, thất bại có làm Gorky
choáng váng nhưng ông không nản chí.

Hoạt động văn học của Gorky được bắt đầu bằng truyện ngắn: “Makar Chudra"
đăng trên báo tạp chí địa phương Kavkaz(9/1892), với biệt danh Maxim Gorky,
một cái tên mới mẻ và đầy huyền thoại trong đời sống văn học nước Nga. Trong
tiếng Nga Gorky có nghĩa là “cay đắng”, Gorky là nhà văn trưởng thành từ
“sự cay đắng”, “sự Cay Đắng” của những tầng “lớp người dưới cùng của xã
hội” (Nguyễn Đình Thi). Tiếp sau đó ông viết một loạt truyện ngắn xuất sắc
khác như: Cô gái và thần chết, bà Iderghin, Chelkash. Nhiều tờ báo địa phương
và thủ đô đã mời ông làm cộng tác viên. Gorky trở thành cây bút chuyên nghiệp
từ đó.

Tháng 8 năm 1896 ông lập gia đình, sau đó cùng vợ sống ở nhiều nơi như:

3
Crưm, Poltava,Tver. Năm 1898, gia đình ông trở lại thành phố quê hương
Nigioni Novgorod. Cũng trong năm đó, tuyển tập đầu tiên “Bút Ký và truyện
ngắn” (hai tập gồm 20 tác phẩm) của ông sau mắt công chúng tại Petersburg.
Gorky trở nên nổi tiếng và được giới phê bình văn học đương thời mệnh danh là
“nhà văn của những người chân đất”. Không dừng lại ở đó, Gorky bắt tay vào
viết tiểu thuyết. Trong ba năm, ông cho ra đời hai cuốn tiểu thuyết gây tiếng
vang lớn: Foma Gordeev(1889) và Ba người(1901). Cùng với tiểu thuyết, ông
còn sáng tác một loạt những vở kịch, tổ chức công diễn, thu hút đông đảo người
xem.

Thời gian đầu cầm bút, Maxim Gorky đã gặp Anton Chekhov và Lev Tolstoy để
rồi họ trở thành bạn thân. Về sau ông đã viết những hồi ký rất hay và xúc động
về hai nhà văn đó. Ngoài văn xuôi, ông sáng tác nhiều tác phẩm kịch, trong đó,
vở kịch “Dưới đáy” đã được ông viết trong thời kỳ cộng tác với Nhà hát nghệ
thuật Moskva và được Chekhov rất khen ngợi. Các diễn viên và đạo diễn đã
công diễn vở này thành công ở châu Âu và Mỹ vào năm 1902. Trong tác phẩm
này, Gorky không chỉ mô tả cuộc đời khốn khổ của bao con người ở “dưới
đáy” xã hội nước Nga thuở ấy mà còn vạch rõ cho người ta thấy được những ảo
tưởng vốn đang vây bọc những người bất hạnh.

Gorky tham gia cách mạng rất tích cực. Ông từng bị bắt giam một thời gian vào
năm 1898. Năm 1901 ông hoạt động ở nhiều tỉnh nhằm trợ giúp tổ chức gây
dựng báo chí bí mật. Đích thân Sa hoàng đã phủ quyết quyết nghị bầu Gorky
vào Viện Hàn lâm khoa học Nga năm 1902. Và cũng vì những lời kêu gọi lật đổ
chính phủ Sa hoàng mà ông lại bị tống ngục trong thời kỳ Cách mạng Nga
1905.

Từ năm 1905-1917, là một giai đoạn mới trong cuộc đời hoạt động sáng tạo văn
học của Gorky. Trong không khí lịch sử sôi sục của chiến tranh và cách mạng,
Gorky luôn có mặt trong trung tâm của dòng chảy sự kiện. Ông viết truyền đơn
phản đối chính quyền Sa hoàng đàn áp các cuộc biểu tình của nhân dân, quyên
tiền ủng hộ Đảng xuất bản những tờ báo lớn, tham gia khởi nghĩa vũ trang của
công nhân thủ đô.

Hè năm 1905, ông gia nhập Đảng Bolshevik. Trước nguy cơ ông có thể bị bắt,
Đảng đã cử ông ra nước ngoài làm công tác tuyên truyền ủng hộ cách mạng

4
Nga. Gorky đã đi qua nhiều nước: Phần Lan, Thụy Điển, Đan Mạch, Đức, Thụy
Sĩ, Pháp, Anh, Italia. Ông trở thành nhà hoạt động xã hội Cách mạng xuất sắc.
Cùng với những sáng tác thời kỳ này, Gorky đã trở thành “người đại diện lớn
nhất của nghệ thuật vô sản”. Sáng tác của ông giai đoạn này bộc lộ sự chín
muồi về tài năng cũng như về tư tưởng. Tác phẩm tiêu biểu là: tiểu thuyết
Người mẹ(1906), Bộ ba tự truyện: thời thơ ấu(1912-1913), Kiếm sống (1914-
1915), Những trường đại học của tôi(1922) và truyện ngắn Một con người ra
đời (1912).

Từ năm 1917 cho đến năm cuối đời, năm 1936, gắn liền với sự kiện phức tạp
của thời kỳ đầu xây dựng một chế độ xã hội mới là những trăn trở có phần mâu
thuẫn của Gorky. Nhưng nhờ sự giúp đỡ chí tình của Lênin, ông đã vượt qua và
thực sự trở thành ”thiên tài vĩ đại mang lại nhiều lợi ích cho phong trào vô sản
quốc tế” (Lênin).

Hè năm 1921, do bệnh lao tái phát, ông được nhà nước Xô-Viết cho sang chữa
bệnh ở Đức,Tiệp, Italia. Bệnh tật, lại ở xa Tổ quốc, nhưng Gorky vẫn không
ngừng sáng tạo phục vụ cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội đang diễn ra
sôi nổi trên quê hương.

Mùa hè năm 1928, Gorky trở về thăm lại nhiều nơi trên đất nước mà ông đã
từng qua và viết tập Trên khắp liên bang Xô-Viết, đồng thời bắt tay viết những
tiểu thuyết có quy mô lớn.

Năm 1932, ông được Nhà nước Xô viết tặng huân chương Lênin.

Năm 1934, trong Đại hội các nhà văn Liên bang lần thứ nhất, ông được bầu làm
Chủ tịch Hội nhà văn Liên Xô và đầu tôn vinh là “bậc thầy của chủ nghĩa hiện
thực xã hội chủ nghĩa”.

Gorky lâm bệnh mất ngày 18/6/1936, cho đến ngày cuối cùng của cuộc đời
Gorky vẫn không ngừng sáng tạo, ông vẫn miệt mài hối hả viết nốt bộ tiểu
thuyết sử thi 4 tập “Cuộc đời Klim Xamghin”, nhưng rất tiếc là chưa xong.

5
Lúc sinh thời ông đã được tôn kính và được công chúng say mê đọc, khi mất đi,
ông được tôn vinh là một trong những nhà văn vĩ đại nhất nước Nga thế kỷ XX.
Nhiều con phố, bảo tàng, nhà hát, trường đại học, nhà máy, nông trang…mang
tên Gorky.

Ba mối tình của Macxim Gorky:


Tháng 8 năm 1896 Gorky lập gia đình với Ekaterina Peshkova-người vợ kết hôn
hợp pháp duy nhất của Gorky. Gorky gặp Ekaterina Volzhina-người đẹp quý
tộc, tại tòa soạn Báo Samar. Cả hai đều say mê cách mạng và văn học. Họ có 2
con, con gái Katya mất lúc còn rất nhỏ, còn con trai Maksim (trùng tên với bố)
mất lúc còn trẻ - năm 36 tuổi. Cái chết của đứa con trai cường tráng, tài năng
khiến cả nhà bị sốc. Sống với nhau được 7 năm, Gorky bỏ vợ để đuổi theo
Maria Andreeva, người đẹp-nữ diễn viên Nhà hát nghệ thuật nổi tiếng. Nhưng
ông vẫn giữ tình bạn với vợ suốt đời: “Anh yêu em không phải với tư cách một
người đàn ông, người chồng, anh yêu em như một người bạn, có thể, còn hơn
một người bạn".
Người tình thứ hai của Gorky là nữ nghệ sĩ Maria Andreeva. Noi gương Gorky,
Maria Andreeva cũng say mê cách mạng. Trong thời gian cùng sang Mỹ với
Gorky, bà bị báo chí bôi nhọ và thậm chí cả hai bị đuổi ra khỏi khách sạn vì
sống chung "bất hợp pháp". Bà đã bỏ con cái, sau đó là sân khấu, để hơn 10
năm trời chung sống với Gorky. Và sau đó, năm 52 tuổi, chấp nhận mối tình thứ
ba, cuối cùng của Gorky, Maria Budberg. Bà chịu đựng cả mối tình ngắn ngủi
của Gorky với vợ của một người bạn, nghe đồn đã sinh cho ông một cô con gái.
Tuy nhiên, cuối cùng, Maria Andreeva đã tự nguyện chia tay với Gorky. Quả
thật, sau đó bà viết: "Có những giai đoạn rất dài chúng tôi sống vô cùng hạnh
phúc, gần gũi, hết sức hòa hợp – nhưng tiếp theo là sự bất hòa, cay đắng và
đau khổ.” Gorky gọi bà là "người phụ nữ kiều diễm - người bạn cao thượng".
Nhưng đồng thời, ông cũng thừa nhận rằng: "Tôi chỉ mong muốn một điều – sự
yên tĩnh để làm việc và sẵn sàng trả bất cứ giá nào để có được điều đó".

Người phụ nữ thứ ba và cuối cùng của Gorky là Maria Budberg. Bà được mệnh
danh là "Người đàn bà sắt". Gorky đã đề tặng bà cuốn tiểu thuyết cuối cùng viết
dở của mình “Cuộc đời Klim Samgin”. Trước khi đến với Gorky, Maria
Budberg đã có hai đời chồng. Người đầu tiên là Benkendorf, bố của hai đứa con
của bà, bị những người nông phu giết năm 1919. Budberg là họ người chồng
thứ hai, một nam tước và bà mang tước hiệu này.

Với trí tuệ sắc sảo, cá tính mạnh, Maria Budberg đã thu hút sự chú ý và giành
được sự ngưỡng mộ của nhiều người. Bà không phải là một mỹ nhân, nhưng có

6
lẽ ở bà có một sức cảm hóa không gì lay chuyển, nữ tính kết hợp với sự cứng
rắn, hơn nữa "bà yêu đàn ông và không giấu giếm điều đó". Ở tuổi 50, Gorky
yêu bà ngay từ cái nhìn đầu tiên và chẳng bao lâu Maria Budberg trở thành thư
ký, phiên dịch (bà biết 5 thứ tiếng), nhân viên văn thư của ông. Gorky chịu
đựng sự vắng mặt thường xuyên của bà, khi thì về thăm con, khi thì đến London
gặp nhà văn Gerbert Wellse. Điều thú vị là bà song song yêu nhà văn vô sản
Nga và nhà văn giả tưởng Anh. Đáp lại lời trách móc của Gorky, có lần bà cười:
"Chẳng nhẽ đối với một người phụ nữ đa tình, hai nhà văn nổi tiếng cùng một
lúc là quá nhiều ư". Chia tay với Gorky, suốt 12 năm tiếp theo, Maria Budberg
sống cùng Gerbert Wellse. Sau khi mất, nhà văn để lại cho bà 100.000 USD và
bà sống bằng số tiền đó cho tới cuối đời.

Maria Budberg qua đời năm 82 tuổi, bà biết cách biến cuộc đời mình thành
huyền thoại, bà không để lại nhật ký, hồi ức. Vì vậy, bà bị nghi khi thì gián điệp
Đức, khi thì gián điệp Anh, khi thì nhân viên Dân ủy Nội vụ Nga. Chính Gorky
đã trút hơi thở cuối cùng trên tay bà ở làng Gorky.

1.2. Sự nghiệp sáng tác


Chia làm ba giai đoạn:
Giai đoạn 1892 – 1904: Đây là giai đoạn tìm hướng xác định mục đích sáng
tác. Tác phẩm trong giai đoạn này chủ yếu là truyện ngắn và một số tiểu thuyết.
Những tác phẩm thời kỳ đầu của M.Gorky bao gồm cả hai bút pháp lãng mạn và
hiện thực.
Ngày 12/9/1892 M.Gorky đã bước lên văn đàn với tư cách là nhà văn của quần
chúng lao khổ. Truyện ngắn đầu tiên là “Markar Chudra” (1892) được đăng
trên báo Kafkaz ở thành phố Tiflit, với bút danh Macxim Gorky và nhà văn giữ
bút danh này suốt đời. Truyện ngắn này là một truyện lãng mạn và nó đã mở
đầu cho tuyến những tác phẩm lãng mạn của nhà văn trong thời kỳ đầu như:
“Cô gái và thần chết” (1892), “Bài ca con chim ưng” (1895), “Bài ca chim
báo bão” (1901), “Bà lão Idecghin”, “Vợ chồng Orlôp” (1897), “Tsenkaso”
(1895)… Gorky đã nhanh chóng trở thành một tên tuổi được nhiều độc giả cảm
mến, được nhiều giới phê bình, nghiên cứu chú ý.
Năm 1901-1904 ba vở kịch xuất sắc của Gorky liên tiếp xuất hiện như “Bọn
trưởng giả” (1901), “Dưới đáy” (1902), “Những người đi nghỉ mát” (1904).

7
Sáng tác trong giai đoạn đầu của Gorky phong phú và đa dạng về nội dung tư
tưởng cũng như về hình thức nghệ thuật. Nó thể hiện sự tìm tòi căng thẳng, sự
phấn đấu thường xuyên liên tục của nhà văn nhằm sáng tạo ra những tác phẩm
mới ngày một tốt hơn, phục vụ có hiệu quả hơn cho cuộc đấu tranh của giai cấp
vô sản vì tự do dân chủ và xã hội chủ nghĩa. “Gắn liền cảm hứng trữ tình lãng
mạn của mình với những truyền thống tốt đẹp tiềm tàng trong nhân dân lao
động” – đó là đặc điểm nổi bật của những tác phẩm lãng mạn thời kì đầu của
Gorky. Tình cảm trân trọng nhân dân, trân trọng những truyền thống tốt đẹp của
nhân dân luôn toát ra từ tác phẩm của ông. Sáng tác của nhà văn góp phần
chuẩn bị cho “cơn bão táp” cách mạng mà mở đầu là cách mạng Nga lần thứ
nhất (1905-1907).

Giai đoạn 1905 -1916: Thời gian ông tham gia hoạt động cách mạng sôi nổi và
sáng tác những tác phẩm có giá trị mở đầu cho nền văn học hiện thực xã hội chủ
nghĩa ở Nga. Đây là thời kỳ tài năng chín muồi với nhiều truyện ngắn, bút ký,
tiểu thuyết, kịch. Tiểu thuyết “Người mẹ” (1906) ra đời, thể hiện một ý đồ sáng
tác đã được ấp ủ chín muồi. Đó là kết quả của một quá trình tích lũy vốn sống
phong phú của nhà văn trong thực tiễn đấu tranh cách mạng. Những sáng tác
của Gorky giai đoạn này không chỉ là tấm gương phản chiếu cách mạng vô sản
Nga mà còn là bộ bách khoa toàn thư về cuộc sống Nga thời kì giữa hai cuộc
cách mạng.

Giai đoạn 1917 -1936: Đây là thời gian sáng tác rất sôi nổi của M.Gorky. Ông
viết rất nhiều và ở nhiều thể loại. Đặc biệt phải kể đến hai tiểu thuyết lớn “Sự
nghiệp gia đình Actamônôp” và “Cuộc đời của Klim Xamghin”. Hai tiểu thuyết
này có giá trị tổng kết mấy chục năm lao động của nhà văn. Trong những năm
tháng lao động cật lực cuối đời, M.Gorky còn chỉ đạo xây dựng một số chân
dung văn học như Lênin, Sekhop, Leptonxtoi, Êxênhin,...chỉ đạo xây dựng bộ
sách “cuộc đời của những danh nhân” và “tủ sách nhà thơ”. Nói về đóng góp
của M.Gorky trong lĩnh vực lý luận và phê bình văn học trước hết phải kể đến
bộ “M.Gorky bàn về văn học” và nhiều bài phê bình nghiên cứu đăng trên các
tạp chí…
Trong giai đoạn 1917-1936, bộ ba tự truyện “Thời thơ ấu” (1912-1913), “Kiếm
sống” (1915, in 1916), “Những trường đại học của tôi” (1923) được hoàn
thành. Bộ ba tự truyện đã dựng lại cuộc đời của Aliôsa trong thời gian từ 1872,
lúc chú bé mới bốn tuổi, đến những năm 89-90, khi Aliôsa đã là người thanh
niên Nga sắp thành nhà văn Macxim Gorky, ngòi bút xung kích của nền nghệ
thuật vô sản.

8
Trong cuộc đời hoạt động văn học ngót nửa thế kỷ, Macxim Gorky đã để lại
một sự nghiệp chói lọi, một di sản sáng tác khổng lồ. Nó là niềm tự hào của
nhân dân Liên Xô và của cả loài người tiến bộ. Rômanh Rôlăng, nhà văn lớn
của Pháp, đã nói: "Gorky là nhà văn đầu tiên và vĩ đại nhất thế giới đã dọn
đường cho cách mạng vô sản. Không có một nhà văn nào có vai trò cao như
thế”...

1.3. Đặc trưng truyện ngắn Macxim Gorky


❖ Đặc trưng về nội dung:
Truyện ngắn thời kì đầu của Gorky rất đa dạng về bút pháp, có tác phẩm được
viết với bút pháp lãng mạn, bay bổng; có tác phẩm được viết vừa bút pháp hiện
thực nghiêm ngặt; nhưng có tác phẩm lại được viết với sự kết hợp đan xen cả
hai bút pháp lãng mạn và hiện thực. Mặc dù được viết với nhiều bút pháp khác
nhau nhưng toàn bộ truyện ngắn thời kỳ này của ông đều chịu sự ảnh hưởng chi
phối của một cảm hứng mãnh liệt đó là: khát vọng đấu tranh vì tự do của con
người.

Trong những truyện ngắn hiện thực đối tượng mà Gorky tập trung mô tả là
những con người thuộc tầng lớp đáy cùng xã hội: có thể là một tên ăn cắp, một ả
cái điếm, một cô gái làng chơi, một đứa ăn mày, một tên tù tội, đó cũng có thể
là những người nông dân bị nạn mất mùa, đói kém lùa ra khỏi quê hương, lang
thang, phiêu bạt từng đoàn kiếm sống trên các nẻo đường trong nước Nga. Cũng
có thể là những người làm công nhưng số phận của họ chẳng hơn gì những
người thất nghiệp, bị vắt kiệt sức lực vì một thứ lao động khổ sai…Đói rét, tối
tăm đã đẩy họ vào sự khốn cùng, đã biến họ thành những kẻ du thủ du thực.
Nhưng khác với những bậc thầy đi trước, trong khi đi sâu vào đời sống nội tâm,
mở ra những phẩm chất đạo đức tốt đẹp, Gorky đặc biệt phát hiện nhưng những
mầm mống của một ý thức mới đang nảy sinh; sự phản kháng xã hội dù chỉ ở
mức độ tự phát, âm thầm và mơ ước về một cuộc sống tốt đẹp hơn đang âm ỉ
cháy trong lòng họ. Vì thế, các nhân vật du thủ du thực của Gorky hiện ra không
phải như một đám đông quần chúng nhếch nhác, bệ rạc, mê muội mà là những
con người đang trăn trở suy nghĩ về số phận và cuộc đời của mình.
Họ đau xót âm thầm vì cuộc sống “thiếu ánh mặt trời với nỗi buồn của kẻ nô
lệ” (Hai mươi sáu anh chàng và một cô gái). Họ nhận ra: chính “sự chật chội
của cuộc đời” đã làm chết dần chết mòn những con người khỏe mạnh(Vợ chồng
Orlov). Họ phẫn uất trước tình trạng bất công: những người lao động đói rách
“nhắm mắt nhắm mũi đến nộp mạng cho những kẻ bóc lột, để chúng vui lòng
lột da, xéo thịt” với cái giá 60 côpech một ngày(Làm muối). Nổi bật lên ở họ là

9
niềm khao khát thoát khỏi sự tối tăm để vươn tới ánh sáng, thoát khỏi sự nô lệ
để vươn tới tự do. Qua sự phát hiện của Gorky, hiện tượng của những người du
thử du thực là dấu hiệu của những xung chấn lịch sử, là biểu hiện của sự bất
mãn, không thỏa hiệp với trật tự xã hội hiện hành, là một phản ứng đối với chế
độ hiện tại. Bởi lẽ, với họ “thà đói khổ nhưng tự do còn hơn”. Tuy nhiên,
Gorky không hề lý tưởng hóa loại nhân vật này, trong khi khám phá những
phẩm chất tốt đẹp của người lao động, ông cũng thẳng thắn chỉ ra những hạn
chế của tầng lớp người này. Là những con người: dạn dày, nhưng họ cũng rất
thiếu hiểu biết; rất hào hiệp, trượng nghĩa nhưng cũng rất cục cằn, thô bạo; rất
sợ chúa nhưng lại cũng rất sẵn sàng phạm tội; khao khát tự do thật sự, nhưng lại
rất vô chính phủ trong hoạt động. Không phải ngẫu nhiên người đương thời
mệnh danh Gorky là “nhà văn của những người chân đất”. Qua hình tượng này
ông đã thể hiện một bút pháp hiện thực sâu sắc, một sự am hiểu tường tận, đồng
thời là một cái nhìn nhân đạo mới mẻ tràn đầy niềm tin vào khả năng “tái sinh”,
lớn dậy của con người, ngay cả khi họ rơi xuống đáy cùng xã hội.

So với truyện ngắn hiện thực, số lượng những truyện ngắn lãng mạn của ông
không nhiều, nhưng chúng lại đóng một vai trò quan trọng trong sự thể hiện
những quan điểm của ông: về vấn đề về sứ mệnh của văn học nghệ thuật, về sức
mạnh tinh thần của nhân dân, về tự do, về lẽ sống. Trong hoàn cảnh cụ thể của
xã hội Nga cuối thế kỷ XIX; “Khi bình minh của phong trào công nhân ở buổi
đang lên”. Theo ông văn học miêu tả một cuộc sống như nó “hiện có” không
thôi thì chưa đủ, nếu như thế nhà văn mới chỉ “ngang tầm cuộc sống”. Nhà văn
phải vượt lên trước cuộc sống phải mô tả cuộc sống như nó “cần phải có”, phải
khích lệ tinh thần dũng cảm, ý chí đấu tranh vì cuộc sống tự do của con người.
Các nhân vật lãng mạn của Gorky có tính cách phi thường, vì tự do họ có thể
sẵn sàng hy sinh cả tình yêu, lẫn cuộc sống của mình. Với những truyện ngắn
lãng mạn ông đã bổ sung cho chủ đề cơ bản được đặt trong những truyện ngắn
hiện thực của ông, chủ đề đấu tranh về tự do.

❖ Đặc trưng Nghệ thuật


Mặc dù được viết với những bút pháp khác nhau nhưng truyện ngắn của Gorky
đều có chung một số đặc điểm nổi bật: lời nhân vật (đối thoại/độc thoại) chiếm
tỷ lệ khá lớn. Bên cạnh đó là sự kết hợp đan xen hợp lí lời tác giả(tả cảnh thiên
nhiên, chân dung ngoại hình, môi trường sinh hoạt, lời bình phẩm, trữ tình
ngoài đề). Nhờ đó các nhân vật có thể từ bộc lộ tính cách rất sinh động, đồng
thời đem lại cho truyện của Gorky dáng dấp những “truyện-kịch”. Gorky cũng
tạo ra một hình thức người kể chuyện đặc sắc thông qua nhân vật “tôi”. Với
hình thức này, Gorky đã rút ngắn khoảng cách giữa các nhân vật và độc giả, tạo
cho tác phẩm một chất trữ tình đậm đà, kết hợp với hai yếu tố hiện thực và lãng
mạn trong thế giới nghệ thuật của ông.

10
Ngôn ngữ truyện ngắn của Gorky rất phong phú, vừa gần gũi với ngôn ngữ
quần chúng nhân dân, lại vừa in đậm dấu ấn sáng tạo của tác giả.
Gorky hay dùng những biện pháp ẩn dụ so sánh rất táo bạo có thủ pháp tương
phản cũng hay được vận dụng.

Chương 2: Quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện ngắn “Một
con người ra đời”
2.1. Quan niệm nghệ thuật về con người.
Quan niệm nghệ thuật về con người là một trong những cơ sở quan trọng để
nhìn nhận, đánh giá vấn đề con người được đặt ra trong tác phẩm văn học, làm
sáng tỏ những triết lý nhà văn gửi gắm. Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Quan
niệm nghệ thuật về con người là hình thức bên trong của sự chiếm lĩnh đời
sống, là hệ quy chiếu ẩn chìm trong hình thức nghệ thuật, nó gắn với các phạm
trù phương pháp sáng tác, phong cách nghệ thuật, làm thành thước đo của hình
thức văn học và là cơ sở của tư duy nghệ thuật”. Trên tinh thần đó, quan niệm
nghệ thuật về con người của Gorky chính là sự khám phá, lý giải về con người
trong tác phẩm của ông.

❖ Con người ý thức về bi kịch,


“Vợ chồng Orlov”(1897) là truyện ngắn hiện thực xuất sắc nhất trong
sáng tác thời kỳ đầu của ông. Truyện kể về cuộc sống của hai vợ chồng
người thợ đóng giày Orlov. Họ sống trong một tầng hầm như “một cái hố
tối tăm ẩm thấp tỏa ra mùi mốc, mùi nước sôi và mùi da”. Mặc dù cả hai
đều trẻ tuổi, khỏe mạnh, đẹp đẽ và yêu nhau, nhưng sự tối tăm, nghèo
nàn, đơn điệu về mục đích của cuộc sống đã làm họ “không còn những
cảm xúc, hứng thú”. Buồn chán dẫn đến tức tối, Orlov thường xuyên
uống rượu và đánh vợ để rồi lại hối hận “đau lòng vô hạn, cắn rứt lương
tâm”. Trong thâm tâm, Orlov nhận thấy “sống như thế thật tồi tệ”.
Nhưng anh lại cho rằng “cái số anh nó thế”. Orlov nghĩ nhiều về hoàn
cảnh số phận, về bản tính con người và khắc khoải chờ đợi một điều gì đó
sẽ đến phá tan cuộc sống khốn khổ của mình. Trong khu phố xuất hiện
nạn dịch tả, hai vợ chồng anh xin vào làm trong bệnh viện để thoát khỏi
sự vô nghĩa của cuộc sống tù túng. Nhưng cả việc làm mà anh còn cho là
có ý nghĩa “giải phóng nước Nga khỏi nạn dịch tả”, Orlov cũng cay đắng
nhận ra rằng “người ta chữa bệnh cho người ốm, còn người khỏe thì chết
vì chật chội”. Bế tắc Orlov lại trở về với rượu và thói quen đánh vợ.

11
Truyện ngắn kết thúc là sự chia tay của hai vợ chồng, Orlov rời bệnh viện
sống du đãng. Ít lâu sau, tác giả gặp anh ta trong quán rượu rẻ tiền với
“nỗi lòng day dứt, chán ngán” vì “đi khắp bốn phương mà chẳng tìm
thấy ở đâu một niềm an ủi”. Còn người vợ, được sự giúp đỡ của bác sĩ đã
xin được một công việc trong trường học và chị rất ý thức về công việc
của mình.

Trong truyện ngắn này Gorky không chỉ dừng lại miêu tả những điều kiện
sống khó khăn, cực khổ, sự vất vả của nghề nghiệp mà các nhân vật phải
chịu đựng. Ông đi sâu khám phá những diễn biến tâm lý, những trăn trở
suy nghĩ của họ về số phận, cuộc đời. Họ ý thức được nỗi khổ, vùng vẫy
phản ứng nhưng vẫn bế tắc. Đó không chỉ là tấn bi kịch của riêng vợ
chồng Orlov mà còn là cả một tầng lớp người “dưới đáy” nói chung. Tuy
nhiên thông qua bi kịch đó, Gorky phát hiện ra mầm mống của hiện thực
mới đang nảy sinh-đó là sự thức tỉnh của ý thức nhân dân. Đồng thời
chuyện ngắn cũng mở ra một xu thế-những con người lao động muốn giải
phóng đời mình chỉ có một cách là đứng lên tham gia vào cuộc đấu tranh
xã hội.

❖ Con người đấu tranh vì tự do


Các nhân vật lãng mạn của Gorky có tính cách phi thường, vì tự do họ có
thể sẵn sàng hy sinh cả tình yêu, lẫn cuộc sống của mình. Với những
truyện ngắn lãng mạn ông đã bổ sung cho chủ đề cơ bản được đặt trong
những truyện ngắn hiện thực của ông, chủ đề đấu tranh về tự do.
Makar Chudra(1892), là chuyện ngắn lãng mạn đầu tiên của Gorky được
đăng trên báo, mở đầu loạt truyện lãng mạn và nhanh chóng làm Gorky
trở nổi tiếng. Nội dung chính của tác phẩm là câu chuyện tình bi thảm của
đôi trai tài gái sắc Loiko và Radda mà tác giả được nghe qua lời của ông
già người zigan-Makar Chudra. Loiko là một chàng trai zigan dũng cảm,
tài hoa, đẹp đẽ và kiêu hãnh. Chỉ riêng tiếng đàn và giọng hát của chàng
cũng có thể “làm rung động trái tim của bao cô gái”. Radda cũng nổi
tiếng là một cô gái kiêu hãnh, sắc đẹp của nàng cũng từng “làm khô héo
bao trái tim chàng trai trẻ”. Nhưng cả hai đều không yêu ai vì không
muốn bị ràng buộc bởi tình yêu, cả hai đều yêu tự do tha thiết. Gặp
Loiko, tuy hết sức kiêu hãnh nhưng Radda đã phải thú nhận “không thể
sống nếu thiếu anh”; còn Loiko khi nhìn nhận vào cõi lòng cũng nhận

12
thấy “đã yêu nàng hơn cả tự do của mình”. Tuy nhiên trước thách thức
của Radda phải từ bỏ tự do để muốn nếu muốn có tình yêu của nàng,
Loiko đã không chịu nổi và đã đâm trúng trái tim nàng. Trước khi chết
Radda tự thú nhận rằng nàng đã biết trước thế nào Loiko cũng sẽ làm
như vậy và tuyên bố mình thuộc về chàng. Loiko hết sức đau khổ, chàng
được người lính già Danillo-cha của Radda giúp giải thoát, linh hồn của
chàng đã bay đi cùng với tình yêu của Radda

Gorky khai thác đề tài tình yêu nhưng là để ca ngợi truyền thống yêu tự
do ngàn đời của nhân dân lao động. Các nhân vật của ông vì tự do có thể
từ bỏ cả tình yêu lẫn cuộc sống của mình. Gorky ca ngợi tự do nhưng
không phải là để hạ thấp tình yêu mà là để đối lập với lối sống: nhẫn
nhục, phục tùng, nô lệ…Từ đó kêu gọi con người vươn tới một lối sống
mới: dũng cảm, mạnh mẽ vươn tới tự do.

Bà lão Iderghin(1894), là tác phẩm lãng mạn xuất sắc nhất thời kỳ đầu
của Gorky. Truyện có kết cấu khá độc đáo gồm ba phần lắp ghép lại với
nhau: phần đầu là truyền thuyết về Larra; phần thứ hai là chuyện được về
bà Iderghin và phần thứ ba là chuyện kể về Danko. Cũng như truyện ngắn
Makar Chudra, toàn bộ câu chuyện là do bà lão Iderghin kể lại cho tác giả
nghe vào một đêm hè trên bờ biển.

Larra-tên của nhân vật trong những truyền thuyết (có nghĩa là kẻ bị xua
đuổi, bị ruồng bỏ) vốn là con trai của chim đại bàng và một cô gái bị nó
đánh cắp mang đi 20 năm. Sau khi đại bàng chết, cô gái đưa con trai về
nhận lại bộ lạc. Vì kiêu ngạo và ích kỷ Larra đã giết chết một cô gái khi
cô cưỡng lại ý muốn chiếm đoạt của y. Để trừng phạt, bộ lạc đã từ bỏ xa
lánh Larra. Y sống tự do trong đơn độc nhiều năm đến nỗi chỉ mong chết
để giải thoát sự tự do đơn độc đó, nhưng cái chết vẫn không đến.

Chuyện đời bà Iderghin(phần 2) kể lại cuộc sống sôi nổi, phóng túng và
tình yêu của bà lão Iderghin khi còn trẻ. Theo tiếng gọi của trái tim, từ
khi 15 tuổi Iderghin đã bỏ nhà ra đi, sống lưu lạc nhiều nơi và gặp gỡ
nhiều người. Bà kể về quá khứ của mình một cách tự hào vì cho rằng
mình đã “biết sống” và phê phán thiên hạ “không sống” mà chỉ đắn đo

13
suy tính tiêu phí cả đời mình. Bà cho rằng con người phải sống lập nên
những chiến công, những kỳ tích phi thường.

Truyền thuyết về Danko(phần 3) là một người sống vì mọi người. Anh


dũng cảm nhận nhiệm vụ dẫn đường đầy khó khăn để cứu sống bộ lạc.
Trong lúc nguy kịch nhất, một số người đã giận dữ, oán trách, đổ lỗi cho
anh. Danko rất phẫn nộ, nhưng rồi tình thương yêu của con người đã
chiến thắng. Chàng đã xé toang lồng ngực, rút ra trái tim và giơ cao. Trái
tim cháy rực như bó đuốc lớn, soi đường cho cả đoàn người bộ lạc thoát
chết. Còn Danko “sung sướng nhìn khoảng đất tự do, cất tiếng cười tự
hào rồi gục xuống”.

Trong Bà lão Iderghin, Gorky đã phát triển chủ đề tự do được đặt trong
Makar Chudra: con người phải vươn tới cuộc sống tự do, sống tự do là
sống như thế nào? Ba phần của truyện đưa ra ba lối sống: của Larra, của
Iderghin thời trẻ và của Danko. Thông qua đó, Gorky thể hiện quan niệm
tự do của ông: sống tự do không phải là chỉ sống để sống cho riêng
mình(như Larra); cũng không hẳn như Iderghin, sôi nổi, mãnh liệt nhưng
lại tiêu phí cả đời mình trong những cuộc phiêu lưu tình cảm. Theo
Gorky, Danko mới chính là hiện thân của lối sống tự do chân chính, với
tình thương yêu con người cao cả, Danko đã vượt lên hoàn cảnh, vượt lên
bản thân, lập chiến công phi thường cứu cả bộ lạc.

❖ Những con người mới-con người tích cực


“Những người tiểu thị dân”(1901), là vở kịch đầu tiên của Gorky được
dàn dựng tại nhà hát Nghệ thuật Moskva. Ngay lần công diễn đầu tiên, vở
kịch đã gây một tiếng vang lớn trong công chúng cũng như trong thế giới
sáng tác phê bình, làm chính quyền Sa hoàng lo sợ, hốt hoảng.

Vở kịch gồm bốn hồi, cốt truyện đơn giản, không có những tình tiết bất
ngờ, rắc rối, nhân vật cũng không nhiều. Xung đột lúc đầu xảy ra trong
phạm vi gia đình nhà Bessemenov. lão Bessemenov là một ông bố gia
trưởng, cổ lỗ. Trong khi đó hai con lão: Tachiana-một cô giáo đã 28 tuổi
nhưng chưa lập gia đình và Piotr-là một sinh viên (nhưng do tham gia
một phong trào tiến bộ nào đó đã bị đuổi học) lại có tư tưởng tân tiến.

14
Ông bố mơ con trai sẽ thành luật sư, có địa vị trong xã hội, sẽ lấy cô vợ
có món hồi môn kếch xù và trở lên giàu có. Nhưng giờ đây, mơ ước của
lão ta đã tan tành. Thất vọng, Bessemenov ca cẩm, cằn nhằn, dai dẳng.
Còn Tachiana và Piotr thì luôn miệng nói về những điều cao siêu, tân tiến
để đối lập với tư tưởng thiển cận của bố. Xung đột cha con càng phát
triển lại càng làm rõ bản chất đích thực con người Tachiana và Piotr. Sự
tân tiến của các nhân vật thực ra chỉ là hình thức phù phiếm nhằm che
đậy bản chất “cá nhân chủ nghĩa” trong con người họ, thực chất họ cũng
chẳng đi xa hơn cái đầu óc từ hữu, trưởng giả của ông bố Bessemenov.

Khác với họ anh thợ máy Nil-là con nuôi của gia đình Bessemenov là
“một con người bình tĩnh, tin vào sức mạnh của mình và quyền được cải
tổ lại cuộc sống và tất cả những trật tự của nó theo quan điểm của anh
ta”. Nil xuất hiện không nhiều, nói cũng không nhiều, nhưng anh chính là
trung tâm của tư tưởng, đồng thời là kết cấu toàn bộ vở kịch. Quan điểm
của Nil tiêu biểu cho quan niệm tiến bộ của thời đại, đối lập hoàn toàn
với quan điểm của những người trong nhà Bessemenov. Xung đột cơ bản
của vở kịch chỉ bật mở khi xuất hiện của Nil, như vậy xung đột cha con
nhà Bessemenov chỉ là xung đột giả hỗ trợ cho việc khám phá xung đột
chân thật của Gorky.

Qua vở kịch lần đầu tiên trong văn học Nga đã xuất hiện một kiểu nhân
vật mới. Đó là anh thợ máy Nil-đại diện cho một thế hệ những con người
mới: trung thực, dũng cảm, có tư tưởng, tình cảm cao đẹp. Đặc biệt ở họ
người sáng lên một tư tưởng đấu tranh cách mạng, niềm tin ở sức mạnh
và sứ mệnh lịch sử cải tạo xã hội của giai cấp mình. Anh thợ máy Nil
từng nói: “Tôi biết rằng tôi không phải là một tráng sĩ mà chỉ là một
người trung thực, khỏe mạnh. Nhưng không sao, chúng tôi sẽ thắng! Và
với tất cả tâm hồn mình, tôi sẽ nỗ lực thỏa mãn khát vọng nhập sâu vào
cuộc sống… nhào nặn nó lại, ngăn cản kẻ này, giúp đỡ kẻ khác… Và đó
chính là niềm vui trong cuộc sống!” Gorky đã thể hiện tài nắm bắt những
chớp lửa khát vọng vươn lên cuộc sống mới

“Dưới đáy”(1902) là tác phẩm xuất sắc nhất của Gorky. Trong đó, ông
không miêu tả một tính cách nhân vật trung tâm nào (như thường thấy
trong nhiều vở kịch). Thay vào đó là một nhóm những nhân vật thuộc

15
tầng lớp những người “đáy cùng xã hội”. Đó là Nastia-một cô gái điếm;
Pepel-một tên trộm cắp; Satin-một nhân viên điện báo, có học thức, là
“nghệ sĩ”-diễn viên diễn kịch nghiện rượu, ốm yếu, là “nam tước”-một
quý tộc phá sản. Mỗi người một cảnh ngộ, từ những bậc thang khác nhau
của xã hội bị “dồn xuống đáy”-một quán trọ nghèo nàn, ẩm thấp, nơi tập
trung của “những con người chân đất”. Nhưng ngay cả khi họ ngắc
ngoải dưới đáy, số phận của họ cũng bị chà đạp. Hai vợ chồng lão chủ
quan ra sức bòn rút họ. Giữa lúc đó có một ông già hành hương tên là
Luka xuất hiện. Tốt bụng, cảm thương cho số phận của những con người
đó, ông đã vỗ về, an ủi họ. Lúc đầy, cả đám người “dưới đáy” đó đều
“bám víu” lấy Luka như một người gieo hy vọng sống. Nhưng chẳng bao
lâu, thực tế phũ phàng đã làm họ vỡ mộng: Satin tự tử vì tuyệt vọng;
Pepel trong lúc phẫn uất đã đánh chết tên chủ và bị lưu đày, Anna-vợ anh
ta thì thất nghiệp, ốm nặng rồi qua đời; Nastia kinh hoảng và tuyệt vọng.
Các nhân vật giãy giụa trong cảnh bần cùng thảm hại.

“Dưới đáy” hình như trở lại với đề tài quen thuộc của Gorki trong những
truyện ngắn thời kì đầu: viết về những người du thủ du thực, những kẻ
“chân đất”. Tuy nhiên trở lại không có nghĩa là lặp lại. Thep Gorky,
“Dưới đáy có ý nghĩa là tác phẩm tổng kết sự quan sát của những kẻ đã
từng là con người.”

Trong “Dưới đáy” thông qua số phận bi thảm của các nhân vật, Gorky đã
đưa ra một bản cáo trạng đanh thép sự bất công, phi nhân tính của chế độ
Sa hoàng. Một xã hội trong đó con người luôn phải đối mặt với những
nguy cơ khủng khiếp trượt xuống đáy, bị tước đoạt tất thảy: quyền lao
động, quyền sống, nhân phẩm, danh dự, tình yêu, niềm tin, hy vọng, thì
sự diệt vong của nó là tất yếu.

Không chỉ có thế, trong “Dưới đáy” còn đặt ra và giải quyết vấn đề khẩn
thiết, đó là quyền sống và khả năng ở con người. Tuy nhiên, sự độc đáo
của Gorky là ở chỗ: vấn đề này lại được đặt trong một không gian nghệ
thuật đặc biệt “dưới đáy”. Chính từ nơi đấy, các nhân vật của Gorky
không ngừng suy nghĩ, tranh cãi, tìm hiểu sự thật về cuộc đời, đặc biệt là
sự thật về con người.

16
Con người là gì? Phải chăng là một sinh vật thảm hại. cần được vuốt ve,
an ủi như ông già Luka nhìn nhận? Trọng tâm của vở kịch dồn vào làm rõ
tính chất tiêu cực, tính chất nhân đạo chung chung trừu tượng, đậm màu
sắc tôn giáo trong thuyết giáo của Luka. Có thể thấy sự đối lập giữa thực
tế và thuyết giáo của Luka đã trở thành xung đột chính của vở kịch.
Trước sức mạnh phũ phàng của thực tế, thuyết giáo của Luka chỉ như
“một cái bánh bột mềm cho những người bị rụng răng”. Gorky phê phán
thuyết giáo của Luka nhưng đồng thời ông cũng gửi gắm một quan niệm
của mình về con người: “Con người là gì? Đó là cái gì rất to lớn. Trong
đó mọi điểm khởi đầu và mọi điểm kết thúc…tất cả ở trong khả năng của
con người. Tất cả vì con người…Con người! hai tiếng ấy thật tuyệt diệu!
Hai tiếng ấy vang lên mới kiêu hãnh làm sao. Không được thương hại
con người…thương hại là làm nhục nó…phải kính trọng con người!”

2.2. Vài nét về tác phẩm “Một con người ra đời”.


2.2.1. Tóm tắt tác phẩm
Năm 1892, năm đói kém của nước Nga, thiên nhiên kiệt quệ, những con người
khốn khổ bị cái đói giày xéo nát đi, “nó đã dứt họ ra khỏi mảnh đất quê hương
kiệt quệ không còn chút màu mỡ” để cuốn họ như “gió cuốn mây” đi khắp nơi
tha phương cầu thực. Trong đám người “đói ăn” ấy, có nhân vật “tôi” và cả
một người sản phụ Oren sắp đến kỳ sinh đẻ, chị vừa mới mất người chồng do
“ngốn nhiều trái cây quá lăn ra chết”. Những con người ấy ra đi nhưng vẫn giữ
niềm nhớ thương, hồi tưởng về quê hương “Và họ hồi tưởng cánh đồng cỏ
Ngựa cái, bãi chăn Cạn, dải đất Ướt-những nơi thân thuộc mà mỗi nắm đất đều
là một nắm tro của hài cốt ông cha họ và mọi vật đều quen thuộc, thân yêu, đầy
kỉ niệm, nơi mà mỗi tấc đất đều thấm sâu mồ hôi của họ.”
Trên đường đi, người sản phụ chuyển dạ, cơn đau sinh nở khiến miệng chị “bè
ra”, “méo xệch”, “ đôi môi tím bầm”, đôi mắt khi “trợn ngược lên như người
điên”, khi lại “lồi lên như muốn nổ tung”, khi “dại khờ chạy đầy những tia
máu”. Miệng chị “gầm gừ”, “để lộ hàm nanh vàng như răng chó sói”, “rống
lên”, “quằn quại”. Trước sự đau đớn vật vã của người sản phụ cùng lòng nhân
ái, nhân vật “tôi” đã trở thành người đỡ đẻ bất đắc dĩ :“Tôi thấy thương chị quá
trừng và tôi có cảm giác như nước mắt chị đã bắn lên ướt cả mắt tôi, lòng tôi
đau thất lại”. Họ cùng nhau vượt qua những khốn khó, thiếu thốn cả vật chất
lẫn tinh thần để chào đón một “cư dân mới của đất Nga”. Và rồi đứa trẻ cũng

17
đã ra đời, nó như một sức mạnh kì diệu khơi dậy niềm tin trong họ, người mẹ vô
cùng sung sướng, đôi mắt chị “Xanh biếc, đôi mắt ấy nhìn lên bầu trời xanh
biếc, trong đôi mắt bừng lên và hòa tan một nụ cười hoan hỉ biết ơn; nhấc cánh
tay nặng trĩu, người mẹ chậm rãi làm dấu thánh cho mình và cho con…”. Câu
chuyện kết thúc trong khung cảnh hân hoan “Biển vỗ ì ầm và cuộn sóng lao
xao, phủ toàn những lớp đăngten vỏ bào trắng muốt ; bị cây thì thầm, mặt trời
gần đứng bóng rọi nắng chói lọi.”, họ kề vai nhau đi tới chân trời tương lai.

Hết

18

You might also like