You are on page 1of 14

NỘI DUNG ÔN THI HẾT HỌC PHẦN

VĂN HỌC NGA – SLAV (PHIL 403 N)

1. Giới thiệu được 4 thể loại nổi bật của văn học Nga thế kỷ XIX (thơ; kịch; tiểu thuyết;
truyện ngắn), mỗi thể loại nêu tên được 3 tác gia; mỗi tác gia nêu được một tác
phẩm tiêu biểu.

Bài làm

Văn học Nga chia ra làm 3 giai đoạn: 1800 – 1859, 1860 – 1917, sau 1917.

- 1800 – 1859:

+ Bối cảnh chung:

 1812: chiến tranh vệ quốc vĩ đại với Napoleon

 1825: cuộc khởi nghĩa tháng Chạp

 1850: chiến tranh với Thổ Nhĩ Kỳ

+ Giai đoạn hình thành và phát truểb chủ nghĩa hiện thực Nga:

 Hình tượng:

. “Người thừa”: người trí thức quý tộc có trí tuệ kiêu hãnh và sắc sảo, không có khả năng hành
động.

. ”Con người nhỏ bé”: người viên chức nhỏ bé ở bậc thấp nhất xã hội, nghèo đói – bị lăng nhục
– vùi dập.

 Họ là những người có nhiều khát vọng cùng với những trăn trở về những vấn đề xã hội,
vấn đề con người và mối quan hệ giữa con người với vũ trụ.

 Chủ nghĩa hiện thực mới (thoát thai từ chủ nghĩa lãng mạn).

+ Thơ:

 Lermontov : Tổ quốc (1932)

 Cảm hứng lãng mạn.

 Khát vọng lớn lao, nóng bỏng, sôi sục.

 Khó thực hiện được khát vọng, mong muốn kia dẫn đến những day dứt và trăn trở.

 I.Krulov: Lá và rễ (thơ ngụ ngôn trào phúng)


 Chuyển từ chủ nghĩa lãng mạn sang chủ nghĩa hiện thực

 Chủ nghĩa khai sáng bớt tính giáo huấn

 Chủ nghĩa cổ điển và chủ nghĩa tình cảm đang thoái trào

 Pushkin: Tôi yêu em (1829)

 Chủ nghĩa lãng mạn nhưng có khuynh hướng chuyển mình

 Tình yêu cao cả, khát vọng hạnh phúc, hy vọng nhân đạo

 Đặt lợi ích của người khác lên trên lợi ích của mình

+ Kịch:

 Griboedov (1809 – 1852): vở hài kịch Quan Thanh tra (1835)

 Giọng văn hài hước, sâu cay, ngậm ngùi, chua xót

 “tiếng cười qua những giọt nước mắt”

 Luôn đau đáu, trăn trở về những vấn đề của thực tại và tương lai xoay quanh con người

+ Tiểu thuyết:

 Lermontov: Nhân vật thời đại chúng ta (1840)

 Hiện thực tâm lý xã hội

 Bước phát triển của hình tượng “người thừa”

 Có ảnh hưởng nhiều đến các tác giả khác

 Gogol: trường ca Những linh hồn chết (1842)

 Hài hước cùng với những chua xót, day dứt

 Đau đớn của thực tại và tương lai

 I.Gonstarov (1812 – 1891): Oblomov (1859)

 Những nét cực đoan về “người thừa”

+ Truyện ngắn:

 Gogol: Chiếc áo khoác (1842)

 Vừa trào lộng vừa trữ tình

 Hình tượng “con người nhỏ bé” với “ước mơ nhỏ bé”
 “hạnh phúc bị đánh cắp” nên nổi loạn, sau khi đã chết

 Pushkin: Người coi trạm (1830)

 Hình tượng “con người nhỏ bé” bắt đầu xuất hiện từ đây

- 1860 – 1917:

+ Bối cảnh:

 1860: phong trào đòi quyền tự do dân chủ dâng cao

 1861: Nga hoàng buộc phải ban hành đạo luật cải cách -> tính chất cải lương

 Phân hóa giai tầng rõ rệt

 Chủ nghĩa tư bản phát triển

 Cách mạng dân chủ -> “dân túy” -> cách mạng vô sản

 Sa lầy chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918)

 10/1917: cách mạng vô sản bùng nổ

+ Thơ: nhiều thành tựu xuất sắc

 N.Nekrasov (1821 – 1878): trường ca Ai sung sướng trên đất Nga (1863 – 1877)

 Hiện thực xã hội

 A. Blok (1880 – 1921): thơ về người đàn bà tuyệt vời

 Chủ nghĩa tượng trưng (symbolisme)

 N.Gumiliev (1886 – 1921): bầu trời xa lạ

 Chủ nghĩa đỉnh cao (akmeisme)

 B.Khlebnikov (1885 – 1922): Thầy phù thủy và vệ nữ (1912)

 Chủ nghĩa vị lai (futurisme)

+ Kịch: có sự vận động đổi mới

 A.Ostrovsky (1823 – 1886): Cơn giông (1860)

 Khuynh hướng hiện thực tâm lý xã hội truyền thống

 A. Chekov : Ivanov (1887)

 Kịch tâm lý tầm cao của kịch hiện đại


+ Tiểu thuyết: giàu tính tâm lý và tư tưởng, trăn trở tác giả

 I.Turghenev (1818 – 1883) : Cha và con (1862)

 Tính thời sự nóng bỏng

 Hình tượng nhân vật hư vô chủ nghĩa nổi tiếng Bazarov

 F.Dostoivesky (1821 – 1881) : Tội ác và hình phạt (1866)

 L.Tolstoy (1828 – 1910): Chiến tranh và hòa bình (1863 – 1869)

+ Truyện ngắn:

 I.Turghenev (1818 – 1883) : Lũ xuân (1872)

 Mô tả cuộc sống của tầng lớp quý tộc đang dần rời xa vào hoài niệm

 Sự xuất hiện quá khích của tầng lớp trí thức bình dân cấp tiến

 Công cuộc cải biến xã hội

 M. Gorky: Một con người ra đời (1912)

 Lãng mạn hòa quyện nhuẫn nhuyễn với hiện thực

 “những người chân đất” nhập cuộc, chia sẻ, kề vai sát cánh

 Chủ nhân của tương lai

 I.Bunin : Quý ông từ San Fransisco (1915)

 Chủ nghĩa hiện thực “kiểu Chekhov”

 Khuynh hướng gần với chủ nghĩa ấn tượng

+ Kết luận ở thời kì này:

 Nhân vật kì vĩ chuyển thành con người bình thường trong đời sống

 Chủ nghĩa hiện thực chuyển sang chủ nghĩa tự nhiên (tiêu biểu Gogol) và trào lưu hiện
đại chủ nghĩa

 Chủ nghĩa hiện thực Nga (thế kỉ XIX) phát triển đỉnh cao

 Đây là giai đoạn thể nghiệm của nhiều khuynh hướng văn chương rất đa dạng cả về tìm
tòi nghệ thuật và đổi mới tư duy.

 Ảnh hưởng lớn đến toàn bộ nền văn học thế giới (thế kỉ XIX và cuối XIX đến đầu thế kỉ
XX)
- Sau 1917:

+ Bối cảnh:

 Văn học thời kì này chia ra 2 bộ phận: văn học Xô – viết (đi cùng với thăng trầm lịch sử
đất nước Nga)

 Văn học hải ngoại, samizdat: bộ phận văn học tự xuất bản hoặc là các tác phẩm không
viết ở trong nước

+ Thơ: được chia ra làm 3 trào lưu điển hình (hiện thực, lãng mạn, ước lệ - liên tưởng)

 V.Maikovsky (1893 – 1930): Về chuyện ấy (1923)

 Tích cực khẳng định mỹ học của “những người thép” và “những vòng hoa thép” (thơ vị
lai)

 Xây dựng cuộc sống, giữ gìn đời sống mới

 Tinh thần Xô viết và lẽ sống mới

 S.Esenin (1895 – 1925): trường ca con người đen (1925)

 Hào hứng chào đón cách mạng nhưng lại lạc lõng trên đất nước.

 Sinh hoạt nông thôn, tấm lòng của kẻ xa quê

 Đất nước đổi thay (vẫn biết là tất yếu nhưng vẫn cảm thấy lạc lõng)

 K.Simonov: Đợi anh về

+ Kịch: có những tìm tòi đổi mới

 K.Simonov: Người thứ tư (kịch truyền thống)

 A.Vampilov: cuộc chia tay tháng sáu (kịch tâm lý sinh hoạt)

 E.Shvarts: Cái bóng (kịch trữ tình triết lý)

+ Tiểu thuyết (của văn học Xô - viết)


 A.Seratimovich (1863 – 1949): Thép đã tôi thế đấy (1832 – 1934)

 Khẳng định ý chí sắt thép của con người mới trưởng thành trong cách mạng.

 M.Sholokhov (1905 – 1984): Sông Đông êm đềm (1928 – 1940)

 Anh hùng ca

 Những bi kịch con người trong cách mạng và nội chiến


 Inf – Petrov (2 nhà văn viết chung với nhau bằng bút danh kép): Mười hai chiếc ghế

 Tiểu thuyết trào phúng

 Không lẩn tránh những tiêu cực của xã hội đang hình thành (tính hiện thực)

+ Truyện ngắn:

 Chingiz Aimatov (1828 – 2008): Người thầy đầu tiên (1962)

 Nỗi lo âu của tác giả về vấn đề con người và môi trường sống

 Con người với thế giới tự nhiên

 Vấn đề tiếp nối thế hệ - những vấn đề bức thiết của nhân loại trong thế giới hiện đại.

 V.Ovetskin: Chuyện thường ngày ở huyện (văn xuôi tư liệu)

 O.Bergol: Những ngôi sao ban ngày (văn xuôi trữ tình)

+ Tiểu thuyết (của văn học hải ngoại và samizdat)

 E.Zamitatin (1884 – 1937): Chúng ta (1924)

 M.Bulgatov: Nghệ nhân và Margarita (1928 – 1940)

 M.Pasternak (1890 – 1960): Bác sĩ Zhivago (1956)

 Chất trữ tình và suy tưởng

 Nguyên tắc ngẫu nhiên, liền văn bản gần với mỹ học hậu hiện đại.

- Văn học Nga từ 1991 đến nay:

 Văn học hậu hiện đại vinh dan những hiện tượng văn học tiên phong

 Văn học Nga đương đại đang trên đà mở rộng và phát triển

2. Pushkin: Vốn văn hóa bác học và dân gian từ thời thơ ấu; Đặc điểm thơ trữ tình
Pushkin (đặc điểm phong cách nghệ thuật, những chủ đề chính trong thơ trữ tình,
“nỗi buồn sáng trong”, những điểm tựa tinh thần thường thấy trong vận động ý
thức của nhân vật trữ tình, bài thơ Con đường mùa đông, Tôi yêu em); Đặc điểm
văn xuôi Pushkin, truyện Người coi trạm, Con đầm Pích.

Bài làm

a. Văn hóa bác học và dân gian từ thời thơ ấu:


- Văn hóa bác học:

+ Thư viện gia đình của cha có rất nhiều sách

+ Ảnh hưởng từ phòng khách gia đình (nơi tới lui của rất nhiều nhà trí thức)

+ Gia đình quý tộc cổ, Pushkin được tiếp xúc nhiều với ngôn ngữ Pháp và nền văn hóa Pháp

- Văn học dân gian:

+ Được bà ngoại kể chuyện văn học dân gian cho nghe.

+ Lão nô bộc Nhikitin thì đem đến cho ông những ảnh hưởng từ văn hóa sinh hoạt Nga.

+ Nhũ mẫu Arina với những bài ca dân gian và truyện cổ tích cũng đã ảnh hưởng đến ông rất
nhiêu.

+ Pushkin từ nhỏ đã có niềm say mê với văn học Nga

b. Đặc điểm thơ trữ tình của Pushkin:

- Phong cách nghệ thuật:

+ Ngôn từ trong sáng, giản dị, cô đọng, hàm súc

+ Gợi nhiều hơn tả

+ Mang nặng tâm trạng của nhân vật trữ tình:

 Luôn hướng tới sự cân bằng giữa “cái tôi” và “cái ta”

 Sự hài hòa giữa ý thức vận động cuộc sống và dòng chảy của thời gian và không gian.

 Khả năng “hòa giải, hòa nhập và chuyển hóa” trong diễn biến tâm lý nhân vật

- Chủ đề chính của thơ trữ tình:

+ Khát vọng tư do, kêu gọi nhân dân đứng lên đấu tranh

+ Ca ngợi vẻ đẹp nội tâm con người

+ Ca ngợi tình cảm, tình yêu và hơi ấm tình người

+ Sức mạnh và lý trí con người luôn vượt lên trên nỗi đau

- “Nỗi buồn sáng trong”: giao hòa giữa các chỉnh thể đối lập

+ Buồn mà không bi lụy

+ Đấu tranh vì tự do và niềm tin về tương lai tươi sáng


- Điểm tựa để vượt qua nỗi buồn:

+ Ý thức về quy luật vận động của cuộc sống

+ Điểm tựa cội nguồn

+ Hơi ấm tình người

+ Khát vọng sáng tạo không tắt trong lòng mình

- Đặc điểm văn xuôi Pushkin: “văn xuôi trong suốt”

+ Ngôn từ giản dị, hàm súc, sáng rõ và chính xác

+ Mang tính thời sự xã hội

+ Khát vọng tự do của con người trong mối quan hệ với chính mình, xã hội, tạo hóa và vũ trụ

+ Dự báo về cảm quan của con người trong cuộc sống hiện đại

+ Bậc thầy sắp xếp những tình huống căng thẳng, thể hiện rõ những sự mâu thuẫn.

3. Nhicolai Gogol: truyện ngắn Chiếc áo khoác; hài kịch Quan thanh tra.

4. F.Dostoevsky: tiểu thuyết Tội ác và hình phạt (vấn đề “tội ác và hình phạt”, nhân
vật nhà tư tưởng Raskolnikov).

5. Lev Tolstoy: tiểu thuyết Chiến tranh và hòa bình (tính sử thi, biện chứng tâm hồn,
nhân vật công tước Andrey và Natasha).

Bài làm

- Tính sử thi:

 Hình thức của tác phẩm: đồ sộ, khắc họa hàng nghìn nhân vật trong tiến trình 15 năm
lịch sử dân tộc Nga với 2 cuộc chiến tranh lớn.

 Vai trò của nhân dân trong tiến trình lịch sử của dân tộc

 Mang tính nhân dân, cộng đồng sâu sắc (quan điểm giữa “cái tôi” vị kỉ và “cái ta” chung
thông qua các tuyến nhân vật đối cực. Tiêu biểu là Napoleon và Kuruzov)

 Trải qua 2 cuộc chiến tranh lớn của nước Nga là cuộc chiến tranh tranh giành sức ảo
hưởng giữa Áo, Phổ, Nga và Pháp; cuộc chiến tranh vệ quốc giữa nhân dân Nga và
Napoleon đối đầu.

- Phép biện chứng tâm hồn:


 Được thể hiện qua việc kết hợp hài hòa giữa tính sử thi và tính tâm lý của tiểu thuyết

 Tính tâm lý kết hợp với liên tưởng và tưởng tượng tạo nên “con người như dòng sông”

 Khắc họa tâm lý nhân vật ngay cả trong vô thức, tiềm thức và ý thức để tạo thành “dòng
ý thức” của các nhân vật

 Các nhân vật mặc dù khác nhau về tính cách, tư duy, suy nghĩ nhưng đều chung một
mục đích cuối cùng về tình cảm đạo đức trong sáng

 Phép biện chứng được nâng lên từ phép đối lập hoàn toàn giữa các tính cách của nhân
vật tùy thuộc theo hoàn cảnh và tình huống trở nên tương đối trong mỗi nhân vật.

6. Bài thơ Thư gửi mẹ của S.Esenin.


7. Tóm lược quan niệm về tình yêu trong thơ Maiakovsky (lấy VD minh chứng).

 Tình yêu trong thơ của Maiakovsky:

- Một tình yêu cuồng nhiệt, cháy bỏng, tha thiết: “Tình yêu là cuộc sống” và dường như
không thể tự mình thoát ra khỏi tình yêu, dễ bị tổn thương bởi nó

- Những bài thơ tình được đặc trưng bởi sự cởi mở tinh thần và sự trần trụi của những
trải nghiệm tinh tế nhất

- Chủ nghĩa vị lai (sự đổi mới sáng tạo được đề cao đến mức muốn đạp đổ cả những
truyền thống trước đó) cũng được đưa vào trong thơ

- Rất đa dạng và nhiều màu sắc: lời thú nhận tình yêu thân mật, một tiếng khóc bi thảm,
một cảm giác buồn và những suy nghĩa triết học về tình yêu.

8. Quan niệm về tình yêu của A.Blok trong bài thơ Danh vọng, vinh quang, bao giá trị...,
so sánh với A.Pushkin?

9. A.Chekhov: Đặc điểm truyện ngắn Chekhov (Người trong bao, Một chuyện đùa nho
nhỏ); Ba đặc điểm cơ bản của thi pháp kịch A.Chekhov và vở Vườn anh đào.

10. Truyện ngắn Một con người ra đời của M.Gorki: sự chuyển đổi vị thế của người kể
chuyện, quan niệm nghệ thuật về con người.

“Một con người ra đời” được viết năm 1912, trước Cách mạng tháng Mười Nga. Trong thời kỳ
ấy, nhiều người dường như mất niềm tin vào cuộc sống nhưng Gorki lại biểu lộ một niềm tin
mãnh liệt vào tương lai thông qua truyện ngắn “Một con người ra đời”. Dựa theo một sự việc
có thật xảy ra với chính tác giả khi ông làm việc tại công trường Kapkadơ. Truyện ngắn đã một
phần tái hiện lại một phần nước Nga đương thời. Truyện ngắn gồm 3 phần:
Phần 1: Từ đầu → “Gió núi thổi về - thế nào rồi cũng mưa”.
->Nhân vật “Tôi” - một thành viên trong đoàn người vì hoàn cảnh mà rời mảnh đất quê hương
để “kéo đến Otsemtsiry”. Ở đây, tác giả xây dựng lên một cảnh đối lập: hình ảnh thiên nhiên
mùa thu tươi đẹp ở Kapkadơ >< đoàn người “những con người chán ngắt, bị nỗi khổ cực xéo
nát đi rồi, nó đã dứt họ ra khỏi mảnh đất quê hương kiệt quệ không còn chút màu mỡ nào”.
Phần 2: Tiếp → “dưới một bụi cây không hề thấy mọc ở tỉnh Oren bao giờ.”
->Nhân vật “Tôi” trở thành “người đỡ đẻ” bất đắc dĩ và chứng kiến khoảnh khắc ra đời của một
con người.
Phần 3: Còn lại
->Nhân vật “Tôi” và sự tiếp tục cuộc hành trình tới Otsemtsiry cùng với hai người bạn đồng
hành mới là người đàn bà Oren và chú bé Oren mới ra đời.
⇒ Nhân vật “Tôi” là một sáng tạo nghệ thuật đặc sắc của Gorki. Người kể chuyện trong “Một
con người ra đời” có sự dịch chuyển rõ rệt. “Tôi” - từ một người trong đoàn người “đói ăn”
trước đi đắp đường ở xukhum bây giờ đang kéo đến Otsemtsiry xin việc” đến “trở thành người
đỡ đẻ” và trở thành một người bạn đồng hành cùng “người đàn bà Oren và chú bé Oren” trên
hành trình đi Osemtsiry.
 Quan niệm nghệ thuật về con người: Gorki có niềm tin mãnh liệt vào tương lai và khẳng
định cuộc sống
- Trước cảnh thiên nhiên mỹ lệ “lộng lẫy đến hoang đường” của núi non biển cả Kavkaz,
nhà văn không nén nổi sự thán phục, sùng kính cuộc sống và đồng thời tự hào: “ Cao cả
thay cái chức vị làm người trên Trái Đất”.
 Mặc dù cảnh thiên nhiên tươi vui, sáng sủa hiện ngay trước mắt nhưng tương phản
hoàn toàn với hiện thực con người lầm than, đang phải trải qua những nạn đói và cảnh
phiêu bạt, lang thang.
- Con người có thể trải qua trăm ngàn nỗi đau và không nỗi đau nào giống nỗi đau
nào.Nhưng nỗi đau sinh nở của người mẹ thì không ai sánh nổi. Đó là nỗi đau tột cùng
của thể xác, khủng khiếp như trong ngày tận thế. Để cho ra đời một con người, người
mẹ đã phải trải qua một cơn đau động đất, động trời như vậy đó.
 Mẹ đau đớn thế nào khi sinh con thế nhưng mẹ cũng vui đến tột cùng khi con ra đời và
được nằm trong vòng tay yêu thương của mẹ
 Vẻ đẹp của mẹ ánh lên qua ngọn lửa tình thương, hạnh phúc, niềm tin, niềm hoan hỉ
biết ơn đang cháy sáng trong linh hồn người mẹ.
 Thiên nhiên như một bài ca, ngợi ca sự vĩ đại của người mẹ và sức sáng tạo thiêng liêng
của đất trời, Chúa và Đấng sáng tạo.
- Con người tự khẳng định chính mình. Con người tự quyết định số phận của mình, vượt
lên trên số phận
 Con người sinh ra không phải là để thụ động đón chờ số phận
 Tiếng khóc của đứa trẻ ra đời chính là lời khẳng định đầu tiên sự có mặt của con người
trên Trái Đất.
 Qua đó bày sự nhiệt tình khích lệ, niềm tin mãnh liệt vào con người của Gorky.
 Thể hiện chủ nghĩa nhân đạo của Gorky: cảm thông, yêu thương, trân trọng và tin tưởng
mãnh liệt vào con người.

11. Nghệ thuật tương phản trong bài thơ Đêm đông của Iuri Zhivago (trong tiểu thuyết
“Bác sỹ Zhivago”) của B.Pasternak.

- Sự tương phản giữa sự sống và cái chết trong thời điểm “Đêm đông”:
 Chủ đề về cái chết và sự sống là thời điểm then chốt của bài thơ “Đêm đông”, không
nên hiểu theo nghĩa đen mà nên đọc giữa các dòng, vì mỗi câu thơ là một ẩn dụ sống
động, tương phản và đáng nhớ đến nỗi. mang đến cho bài thơ một sự duyên dáng đáng
kinh ngạc. Xem xét "Đêm đông" trong bối cảnh của cuộc đấu tranh sinh tồn, người ta có
thể dễ dàng đoán rằng bão tuyết, cái lạnh tháng Hai và gió tượng trưng cho cái chết. Và
ngọn nến, không đồng đều và hầu như không sáng, đồng nghĩa với sự sống, không chỉ
khiến bác sĩ Zhivago bị bệnh nan y mà còn cả chính Boris Pasternak.
- Ngọn nến chiếu sáng, cháy bập bùng (được coi là sự sống) trong băng tuyết dày đặc
đang phủ cả bầu trời ( được coi là màn đêm đen tối hay còn gọi là cái chết):
 Đêm đông được thể hiện trong bài thơ như một yếu tố vô biên, theo ý muốn của tự
nhiên, không biết đầu không cuối. Tất cả các ranh giới của trái đất đều được bao phủ
bởi tuyết, và trái ngược với điều này, một ngọn nến cháy trên bàn, như một biểu tượng
của sự sống. Pasternak coi màn đêm là biểu tượng của cái chết, khi tất cả sự sống dưới
bầu trời đóng băng hoặc dừng lại. Ngọn nến là biểu tượng của sự sống, bởi vì nó cháy
sáng, bất chấp sự bạo loạn của thiên nhiên.
- Sự sống và cái chết được ngăn cách bởi tường và kính cửa sổ, từ nơi mà đêm nhìn vào
ngọn nến và nhìn thấy sự sống:
 Pasternak được biết đến với cái nhìn triết lý về cuộc sống, nên cái chết về đêm trong bài
thơ không phải là điều gì ghê gớm, không phải bà lão cầm lưỡi hái mà là trạng thái tự
nhiên của tạo hóa ban tặng.

 Vào một đêm mùa đông, những bông tuyết bay đến tận cửa sổ - ngay cả cái chết cũng
không ngại gần gũi với sự sống, nhìn thấy vẻ đẹp và năng lượng của nó (Sự sống đẹp
đến nỗi cái chết cũng muốn được gần nó).

- Ngọn nến sáng, lan tỏa hơi ấm được ví như tình yêu thương của con người, còn tuyết
phủ kín đêm đông kia như một biểu tượng về sự thờ ơ, vô cảm, không chút tình người.

 Ngọn nến sự sống bùng cháy, bất chấp gió hú, bất chấp sương giá giả dối trên kính, bất
chấp bóng tối khắp thế giới. Trong môi trường này, ngọn nến cháy sáng, thắp sáng ngôi
nhà, mang đến hơi ấm cho những người đang yêu thương và nuôi hy vọng rằng mỗi
đêm sớm muộn cũng biến thành ngày. (Giống như hình ảnh một người đang sống trước
đam mê, khao khát của mình và hiện thực nghiệt ngã, không lưu đọng chút tình người).

12. Đặc sắc nghệ thuật truyện ngắn ấn tượng chủ nghĩa Hơi thở nhẹ (1916)của I.Bunin.
 Đặc sắc nghệ thuật truyện ngắn ấn tượng chủ nghĩa:
- Những ấn tượng trong khoảnh khắc cuộc đời để bù đắp vào những khoảng trống của
cuộc đời
- Chủ nghĩa ấn tượng: với đường nét mờ nhòa, phối màu đậm nhạt tùy ý để tô đậm cảm
xúc)
- Truyện không theo trình không gian và thời gian => bị phân mảnh
- Cái chết lùi lụi, sống mạnh của tình yêu thiên nhiên và cuộc sống
 Sống hết mình trong từng khoảnh khắc.
 Tóm tắt truyện:
- Cảnh nghĩa trang, nhân vật chết => miêu tả cái chết để làm nổi bật tình yêu và cuộc đời
- Quay về quá khứ: tuổi dậy thì, sắc đẹp và sự sinh động của nhân vật nữ chính => đổi
thay, cô ấy “đẹp theo từng giờ”
- Vào mùa đông cuối, cô muốn hòa mình vào mùa đông
 Bị hiệu trưởng nhắc nhở, cô vẫn là một cô bé
 Cô gái không quan tâm, nhìn mái tọc bạc cắt ngắn được vuốt keo kia; trả lời: “Em không
phải cô bé, em đã trở thành đàn bà”.
- Chuyển cảnh, cô bị một sĩ quan bắn chết (cô đã từ yêu đến ghê tởm anh ta và anh ta
không thể chịu được cảm giác đó nên đã giết chết cô bé)
- Cái đẹp mong manh, dễ thay đổi và cô biết chấp nhận điều đó
- Nghĩa trang vào mùa xuân, cái đẹp sống dậy
 Vẻ đẹp hồn nhiên, cương trực, mạnh mẽ thoáng qua trong gió
 Như mang theo điều gì đó nhẹ nhõm, thanh thản
 Sự bất tử của ấn tượng của con người để lại trên mặt đất
- Cái chết lãnh đạm và lạnh lùng là một vẻ đẹp văn chương chắp cánh.
 Truyện ngắn mẫu mực, cây bút văn xuôi ấn tượng chủ nghĩa.

13. Phân tích và chứng minh truyện Số phận con người của M.Sholokhov như tiểu anh
hùng ca (sử thi ở thể loại nhỏ).
- Những chi tiết làm nên một tiểu anh hùng ca:
 Hình thức: chuyện chỉ gói gọn trong gia đình của Andrey Sokolov và tác giả khắc họa sự
vận động tinh thần của cộng đồng dân tộc, nhân loại trong cơn bão táp lịch sử thông
qua một người “bình thường”
 Nội dung chủ yếu: vai trò của nhân dân trong cuộc chiến tranh vệ quốc
 Trước cuộc chiến tranh vệ quốc:
+ số phận cướp đi của con người những người thân yêu nhất, bắt con người phải cô độc một
mình (con người cần kết nối với nhau bằng tình yêu thương để chống chọi số phận)
+ Andrey lấy vợ và sinh con => nếp sống đã đi vào ổn định nhưng chiến tranh xảy đến.
 Con người dường như chỉ cần có vậy, song đúng vào lúc hạnh phúc nhỏ nhoi được thiết
lập, số phận phũ phàng đã cướp đi tất cả.
 Trong cuộc chiến tranh vệ quốc:
+ Nỗi đau chia lìa: cảnh gia đình tiễn người đàn ông ra mặt trận
 Andrey ân hận vì đã đẩy vợ ra được miêu tả qua hai điểm nhìn “lúc đó” và “bây giờ” vừa
để nhấn mạnh ý chí hướng tới sự sống lúc lên đường, vừa để thể hiện nỗi đau chia lìa
khủng khiếp.
+ Andrey viết thư về và nói là mọi thứ đều ổn, anh lo cho người ở nhà cũng lo lắng cho mình.
 Chính tinh thần kết nối bằng sự thông cảm và thấu hiểu của người lính ngoài tiền tuyến
với “đám đàn bà trẻ con” ở hậu phương ấy đã tạo nên sức mạnh để cộng đồng dân tộc,
nhân loại cùng chống chọi với thù hận, chia lìa của chiến tranh phát xít.
+ Khi bị bọn Đức bắt vào trại tập trung, có kẻ đã phản bội đồng chí của mình
 Motif thiện – ác ở ngay chính nội bộ những người tù binh được nâng lên tầm vóc triết
luận của Kinh Thánh thông qua hành động, suy nghĩ của nhân vật chính
+ Andrey cố gắng bỏ trốn nhưng không thành và tiếp tục bị đi đày đến gần phía tây nước Đức
 Khát vọng sống để còn có một ngày kết nối được với “quân mình” giúp cho con người
đứng vững dù có bị đẩy vào hoàn cảnh biệt lập đến đâu chăng nữa.
+ Andrey mang tâm thế của một người Nga kiêu hãnh khi đối diện với bọn Đức và kết quả là
chúng cho anh một mẩu bánh mì cùng ít thịt mỡ. Anh đã nghĩ ngay đến việc không thể chia
thức ăn cho người đồng đội nếu như bị một phát đạn qua đầu
 Chính tinh thần sẻ chia, khả năng nghĩ đến người khác với tình yêu thương ấy đã làm
nên sức mạnh tập thể dẫn những người Nga đến chiến thắng
+ Sau khi trở về, anh phát hiện vợ và hai con gái của mình đã chết cùng với thời điểm mình bị
bắt vào trại tập trung của địch
 Mô hình cốt truyện “phục sinh từ cõi chết” cổ xưa sống lại trong tác phẩm đặc lại vấn đề
cho con người
+ Đến ngày cuối cùng của chiến tranh vệ quốc, con trai anh đã hy sinh
 Kết thúc chiến tranh, số phận Andrey như “người mất hồn”, về lại tình huống “tứ cố vô
thân” đơn độc, đau xót
 Sau cuộc chiến tranh vệ quốc:
+ Anh trở về quê nhà và gặp được cậu bé mồ côi tên Vania
 Hai con người côi cút, một già một trẻ, hoàn toàn xa lạ, nương tựa lẫn nhau trong sự
đùm bọc, yêu thương để tiếp tục chống chọi với số phận.
+ Lâu lâu anh vẫn mơ thấy người thân của mình ở hàng rào sắt => không thể với tới vì họ sẽ tan
biến ngay
 Nỗi đau, sự mất mát người thân của những người ở lại
- Kết luận:
 Truyện ứng với mỗi giai đoạn lịch sử và sự kiện lớn lao của đất nước Nga
 Để lại những bài học cho người đọc:
+ giữ vững tinh thần và danh dự trong mọi hoàn cảnh
+ vượt qua mọi thử thách, đau thương
+ biết kết nối với người khác trong tình yêu thương: gia đình, đồng đội, người cùng cảnh ngộ,
những người hoàn toàn xa lạ, ...
 Cuộc sống tương lai của nhân vật chính đầy hứa hẹn và hy vọng vào đứa con trai nhận
nuôi của mình

14. Đặc trưng thể loại truyện ngắn trữ tình trong Lẵng quả thông của Pautovsky.

- Tóm tắt truyện:

+ Cô gái đi nhặt quả thông để ép lấy dầu

+ Lẵng quả thông nặng đến lệch cả vai cô bé (giống như gánh nặng cuộc đời)

+ Người cha đỡ cho cô bé (giống như gánh nặng được giúp đỡ bởi cha, lời hứa về món
quà năm cô lên 18 tuổi (đó là một bản nhạc)).

+ Bản nhạc ấy dành cho cô gái, tên của cô có ý nghĩa là ngày mai (bình minh và hạnh
phúc) => hy vọng tươi sáng

- Đặc trưng thể loại truyện ngắn trữ tình:

 Kêu gọi người ta biết vui sống

 Truyện ngắn trữ tình kêu gọi người ta kết nối với nhau (niềm vui sống và cảm hứng trữ
tình)

 Truyện không xóa mờ đường nét, xóa mờ phông nền

 Hướng đến cái đẹp, hướng tới ước mơ (niềm vui sống và khát vọng hạnh phúc để quên
đi cái tầm thường nhỏ bé)

 Không thoát ly thực tại mà vươn lên cao hơn những thứ tầm thường

 Sống và để lại dấu ấn (có liên quan đến “Hơi thở nhẹ”)

 Đề cao tuổi trẻ và cái đẹp

You might also like