You are on page 1of 9

TÌM HIỂU VỀ VĂN HỌC NGA

I. Văn học Nga trong tôi:


* Tổng quan về văn học Nga:
Văn học Nga được chia làm nhiều giai đoạn, trong đó có 7 giai đoạn (tính
đến nay) gồm:
1. Giai đoạn sơ khai (thời kỳ đầu):
Văn học Nga thời kì đầu bao gồm một số kiệt tác viết bằng ngôn ngữ cổ
của Nga, thể loại chủ yếu là biên niên sử và thuyết danh, tiêu biểu như: “Câu
chuyện về cuộc hành binh của Igor”, “Nguyện cầu cho Daniel-người bị giam
hãm” và “Cuộc đời Aleksandr Nevsky”.
2. Giai đoạn thế kỉ XVIII:
Triều đại của Pyotr: đánh dấu hàng loạt thay đổi trong văn hóa Nga thế kỷ
XVIII. Cuộc cải cách do Pyotr khởi xướng đã khuyến khích giới nghệ sĩ và nhà
khoa học Nga đổi mới sản phẩm và lĩnh vực họ tham gia, với mục tiêu thúc đẩy
nền văn hóa phát triển song hành với nền kinh tế.
3. Thời kỳ Vàng (Thế kỉ XIX): giai đoạn phát triển mạnh mẽ và thành công
nhất của văn học Nga, đưa nền văn…..
Ở thời kỳ này, Chủ nghĩa lãng mạn xuất hiện, cùng tên tuổi lớn về thơ ca:
Vasily Zhukovsky và sau đó là học trò của ông - Alexander Pushkin. Người
không chỉ nâng tầm ngôn ngữ văn chương Nga mà còn xây dựng một đẳng cấp
nghệ thuật mới cho văn học nước này. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là tiểu
thuyết thơ “Eugene Onegin”, ông lão con cá nhỏ,vv
PUSKIN ĐI XUYÊN SUỐT CHỦ NGHĨA CỔ ĐIỂN, LÃNG MẠN VÀ
HIỆN THỰC.
+ Thể loại văn xuôi cũng cùng lúc phát triển mạnh mẽ, các tiểu thuyết
"trường cao" hay“Những linh hồn chết” của Nikolai Gogol được coi là những
tiểu thuyết vĩ đại đầu tiên của nền văn học xứ này
+ Trường phái văn học hiện thực cũng đồng thời ra đời và tên tuổi của Ivan
Turgenev, Fyodor Dostoyevsky và Leo Tolstoy sớm vang danh toàn thế giới.
Thế hệ này đưa một nền văn học non trẻ thành 1 nền văn học đứng đầu thế
giới.
4. Thời kỳ Bạc (Giai đoạn đầu thế kỷ XX): được xem là sự phát triển của
truyền thống văn học Nga trong thế kỉ XIX.
5. Thế kỷ XX:
+ Chính quyền Bolshevik được thành lập sau Cách mạng Tháng Mười năm
1917, Mayakovsky bắt tay vào giải thích những tính chất của thực tại mới. Các
tác phẩm của ông như “Thơ ca ngợi Cách mạng” và “Hành khúc bên trái” (đều
ra đời năm 1918) mang tới luồng gió mới cho thi ca.
+ ở Thập niên 1930, hiện thực xã hội chủ nghĩa trở thành xu hướng chiếm ưu
thế tại Nga, với nhân vật chủ chốt là Maxim Gorky. Ông là người đặt nền móng
cho thể loại này thông qua cuốn tiểu thuyết “Người mẹ” và vở kịch “Bọn địch
thù”.
+ thời kỳ này đã sinh ra cuốn “Thép đã tôi thế đấy” vang danh toàn thế giới
của Nikolay Ostrovsky.
6. Thời kỳ hậu Xô viết:
+ Cuối thế kỷ XX: đây là giai đoạn vô cùng khó khăn của văn học Nga với khá
ít tên tuổi nổi bật.
+ Truyện trinh thám và ly kỳ là thể loại rất thành công trong văn học Nga mới.
7. Thế kỷ XXI:
Một thế hệ tác giả người Nga mới đã xuất hiện, cực kỳ khác biệt với văn
xuôi hậu hiện đại Nga cuối thế kỷ XX. Trưởng thành sau khi Liên bang Xô viết
sụp đổ, "những nhà hiện thực chủ nghĩa mới" viết về cuộc sống hằng ngày,
nhưng không hề sử dụng yếu tố bí ẩn và siêu hiện thực như ông cha.
Nhận xét:
1. Văn học Nga chuyển biến rất nhanh, bắt kịp sụe phát triển của văn học
phương tây (nhờ những cá nhân kiệt xuất như Puskin, Shekhop, Dot,…
*Những tác phẩm Nga đã học/đã đọc:
+ “Giamilia – Truyện Núi Đồi Và Thảo Nguyên” - Chingiz Aitmatov.
+ “Ruồi trâu” - Ethel Lilian Voynich.
+ “Thép Đã Tôi Thế Đấy” - Nikolay Ostrovsky.
+ “Lolita” - Vladimir Nabokov.
+ "Tội ác và trừng phạt" - Fyodor Dostoevsky.
+ "Chiến tranh và hòa bình" - Leo Tolstoy.
+ "Những linh hồn chết" - Nikolai Gogol.
*Con người Nga qua các tác phẩm văn học:
Những phẩm chất tốt đẹp của con người Nga là vô cùng to lớn nó đã được
thể hiện qua trong rất nhiều tác phẩm như:
+ "Tội ác và trừng phạt " đó là 1 đức tính cao đẹp của 1 cô gái trong sáng,
thuần khiết, đầy lòng nhân hậu của nhân vật Sonya, cô đã hi sinh tất cả mọi thứ
từ sắc đẹp tuổi trẻ thanh xuân của mình chịu đựng mọi lời khinh biệt để nuôi gia
đình nghèo khó.
+ Ngoài ra người Nga còn là những con người giàu tình thương. Điều này
được thể hiện qua nhân vật Raskolinov của "Tội ác và trừng phạt". Anh đã
không quản nguy hiểm lao vào một đám cháy để cứu hai đứa trẻ, anh sẵn sàng
nhận lời để cưới một cô gái tàn tật, đau yếu làm vợ.
+ Người Nga còn có một tinh thần ham sống và ham chiến đấu. Ngoài ra họ
còn là những người yêu đất nước, yêu con người, yêu hòa bình. Những đức tính
đó đã được thể hiện qua nhân vật Paven trong "Thép đã tôi thế đấy". Anh say
mê đem toàn tâm toàn ý để phục vụ nhân dân, hi sinh cá nhân mình 1 cách nồng
nhiệt, lãng mạn, không do dự tất cả vì hạnh phúc nhân loại.
+ Người Nga thẳng thắn, bộc trực và căm ghét lũ phản bội. Điều này được
thể hiện qua hành động xử một tên phản của nhân vật Xô-cô-lốp (“Số phận con
người”) bị bắt làm tù binh khi hắn định phản bội chỉ huy của mình. Suy nghĩ và
hành động này của Xô-cô-lốp thể hiện phẩm chất cương trực, tấm lòng luôn đề
cao sự trung thành, yêu lẽ phải , trọng chính nghĩa, luôn hướng tới lí tưởng cao
đẹp đáng quý trong tính cách Nga.
+ Người Nga họ còn rất quý trọng tình bạn, tình bạn mang lại cho họ lòng
dũng cảm và tâm hồn cao thượng điển hình như nhân vật ba đứa trẻ và nhân vật
tôi trong tác phẩm "Thời thơ ấu" của Maxim Gorky. Tình bạn đó đã được thể
hiện qua việc chúng đến với nhau, không bằng vật chất để chia sẻ mà bằng tình
cảm trong sáng và nhân hậu. Dù có bị la mắng, bị đánh đòn cấm đoán, nhưng
chúng vẫn là bạn của nhau.
Tổng kết lại qua văn học Nga ta thấy được người Nga họ là những con
người dũng cảm gan dạ trong chiến đấu, kiên quyết không khoan nhượng với kẻ
thù đồng thời lại giàu tình thương yêu, nghĩ đến người khác, nâng niu trân
trọng, xót thương bảo vệ những giọt nước mắt trẻ thơ.
II. Văn học Nga trong chương trình Ngữ Văn 11:
A. Bài thơ “Tôi yêu em”-Pushkin:
1. Tìm hiểu chung:
* Tác giả:
- Aleksandr Sergeyevich Pushkin (1799-1837), là Đại thi hào hoặc Mặt trời
thi ca Nga, biểu tượng của trào lưu lãng mạn Nga thế kỷ XIX.
- Xuất thân trong một gia đình đại quý tộc lâu đời ít nhiều đã sa sút ở Moskva.
- Sớm có khát vọng tự do vì say mê cái đẹp.
- Là người căm ghét bạo lực, cường quyền, trung thành với lí tưởng tự do,
bác ái.
- Đặc điểm sáng tác:
+ Thể hiện tuyệt đẹp tâm hồn nhân dân Nga khao khát tự do và tình yêu.
+ Là tiếng nói Nga trong sáng, thuần khiết, thể hiện cuộc sống một cách
giản dị, chân thực.
* Tác phẩm:
- Hoàn cảnh ra đời: một trong những bài thơ tình nổi tiếng của Puskin, được
khơi nguồn từ mối tình của nhà thơ với A.Ô-lê-nhi-na, người mà mùa hè năm
1829 Puskin cầu hôn nhưng không được chấp nhận.
- Giải thích nhan đề:
+ Đại từ "tôi" có nhiều nghĩa: Puskin hoặc là trái tim của những chàng trai,
Puskin là người thư ký trung thành của những trái tim ấy.
+ Đại từ nhân xưng “Tôi-em”: gợi mối quan hệ có khoảng cách vừa gần vừa
xa, là tình đơn phương của chàng trai.
- Bố cục:
+ Bốn câu đầu: những mâu thuẫn giằng xé trong tâm hồn của nhà thơ.
+ Hai câu sau: nỗi đau khổ và tuyệt vọng của nhân vật trữ tình.
+ Hai câu cuối: lời từ biệt.
2. Tìm hiểu văn bản và liên hệ:
* Bài thơ:
a. Nội dung:
- Bốn câu đầu:
“Tôi yêu em: đến nay chừng có thể
Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai;
Nhưng không để em bận lòng thêm nữa,
Hay hồn em phải gợn bóng u hoài.”
+ Bày tỏ tình yêu chân thành, tha thiết (hai câu đầu) nhưng lại dùng lý trí
chế ngự tình cảm (hai câu sau).
+ Tạo sự mâu thuẫn giữa lý trí và tình cảm. Tác giả cho rằng tình yêu không
phải chiếm hữu mà là cho đi.
→Vẻ đẹp nhân cách của nhân vật trữ tình: chân thành, vượt qua sự ích kỷ để
người mình yêu được thanh thản.
- Hai câu sau:
“Tôi yêu em âm thầm, không hi vọng,
Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen,”
+ Lý trí nhường chỗ cho cảm xúc (câu đầu).
+ Mang tính hướng nội, nỗi đau khổ vì không dám bày tỏ, không hi vọng.
→ Khẳng định tình yêu đối với em: một tình yêu đằm thắm.
→ Tình đơn phương.
- Hai câu cuối:
“Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm,
Cầu em được người tình như tôi đã yêu em.”
+ Lời cầu chúc vừa là lời từ biệt tình yêu, vừa nói lên niềm kiêu hãnh, khẳng
định tình yêu của nhân vật trữ tình: có lẽ, sẽ chẳng có ai yêu em như tôi đã yêu.
+ Puskin đã vượt qua thói ích kỉ tầm thường: yêu là trân trọng người mình
yêu, mong muốn người mình yêu được hạnh phúc.
Thấm đượm nỗi buồn của mối tình vô vọng, nỗi buồn trong sang của một tâm
hồn yêu đương chân thành, mãnh liệt, nhân hậu, vị tha.
b. Nghệ thuật:
- Nhịp thơ từ nhẹ nhàng, chậm rãi, có chút ngại ngùng đến cao trào, dữ
dội.→Mang đậm bản chất của một kẻ si tình.
- Ngôn từ giản dị, tinh tế, chất thơ toát ra từ cảm xúc chân thành, nồng nàn,
mãnh liệt.→Diễn tả thành công tâm trạng của nhân vật trữ tình.
- Nghệ thuật diễn tả lý trí và tình cảm đặc sắc.
- Sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ.
Xây dựng thành công hình ảnh nhân vật trữ tình cũng như tình yêu đơn
phương của nhân vật trữ tình dành cho người con gái.
* Tâm hồn của Puskin thông qua bài thơ:
- Trong tình yêu, ông không đòi hỏi nhận về mà luôn trao đi trái tim chân
thành, vị tha.
- Chứa đựng các trạng thái của con người khi yêu nhưng chế ngự được sự ích
kỷ, hẹp hòi, muốn chiếm hữu.
* Liên hệ các tác phẩm văn học Nga cùng chủ đề:
- Puskin: Gửi... (К***)
“Anh nhớ mãi phút giây huyền diệu:
Trước mắt anh em bỗng hiện lên,
[…]
Cả tiên thần, cả nguồn cảm xúc
Cả đời, cả lệ, cả tình yêu”
Puskin tặng Kerơnơ, một nhà thơ nữ đã gặp ở kinh đô Pêtécbua năm 1819.
Năm 1825, Kerơnơ về thăm nhà ở Trigôxki, nơi nhà thơ thường lui tới trong
thời gian bị đi đày ở Mikhailốpkôiê, hai người lại gặp nhau. Khi Kerơnơ ra đi,
Puskin tặng nàng bài thơ này làm kỷ niệm.
- Các tác phẩm khác: + “Gửi Sushkova” – Lermontov.
+ “Tôi và em” - Nekrasov.
B. Truyện ngắn “Người trong bao” – Sê-khốp:
1. Tìm hiểu chung:
* Tác giả:
- An-tôn Páp-lô-vích Sê-khốp (1860-1904), nhà văn Nga kiệt xuất.
- Sê-khốp để lại hơn 500 truyện ngắn và truyện vừa, trong đó có nhiều tác
phẩm đặc sắc: “Anh béo và anh gầy”, “Con kì nhông”, “Phòng số 6”…
- Đặc điểm truyện ngắn của Sê – khốp:
Từ những cốt truyện giản dị, tác phẩm Sê-khốp đã đặt ra được những vấn
đề có ý nghĩa xã hội to lớn, ý nghĩa nhân văn sâu xa.
Sê-khốp được xem là đại biểu lớn cuối cùng của văn học hiện thực Nga nửa
cuối thế kỉ XIX, nhà cách tân vĩ đại về thể loại truyện ngắn và kịch nói.
* Tác phẩm:
- Hoàn cảnh ra đời:
+ Hẹp: Truyện ngắn Người trong bao ra đời vào năm 1898 khi Chekhov
đang dưỡng bệnh tại thành phố Yalta, trên bán đảo Krym, biển Đen.
+ Rộng: Xã hội Nga dưới chế độ Nga hoàng Nikolai II khủng hoảng và bế
tắc, sinh ra kiểu người lập dị như Belikov, không khí chuyên chế ngột ngạt.
- Bố cục:
+ Mở truyện: cuộc trò chuyện ở gần nhà kho giữa hai người bạn Bu-rơ-kin
và I-va I-va-nứt.
+ Thân truyện: Bu-rơ-kin kể về cuộc đời và tính cách của Bê-li-cốp.
+ Kết truyện: nhận xét của I-van I-va-nứt khi nghe chuyện.
2. Nhân vật Belikov:
a. Chân dung ngoại hình:
- Chân đi giày cao su, tay cầm ô.
- Thân thể mặc áo bành tô to, cổ luôn dựng đứng đến lấp cả gương mặt.
- Luôn đeo kính râm khi ra ngoài, lỗ tai nhét bông, ngồi trên xe ngựa kéo mui.
=> Ngoại hình kì quái, không thay đổi.
=> Chân dung của một con người trong bao.
b. Tính cách của Belikov:
- Bê-li-cốp luôn sợ hãi mọi thứ, sợ vui chơi, nói năng, giao tiếp, thay đổi cái
mới. Sống thu mình, đơn độc, nhút nhát, nghi kị luôn giữ mình an toàn trong
chiếc bao của chính mình.
- Mối quan hệ với mọi người:
+ Luôn hoài nghi và cảm thấy không an toàn với những thứ xung quanh.
+ Không nói không rằng.
+ Ngại giao tiếp.
+ Sợ tất cả mọi thứ nên giấu giếm tất cả trong chiếc bao của mình.
- Trong tình yêu: hắn muốn cầm tù, nhốt tình yêu vào trong bao.
- Quan tài là chiếc bao cuối cùng và viên mãn nhất của hắn.
- Là một con người cứng nhắc vì chỉ cảm thấy chỉ thị, thông tư và những điều
cấm đoán này nọ là những điều rõ ràng.
- Có một lối sống bảo thủ khi: chị em nhà Va-ren-ca đi xe đạp thì cảm thấy là
chuyện kinh khủng.
3. Suy nghĩ về lối sống của Belikov:
- Lối sống trong bao ích kỉ, cực đoan của Bê-li-cốp đã ảnh hưởng rất nhiều
đến các giáo viên cũng như người dân trong thị trấn:
+ Bọn giáo viên chúng tôi đều sợ hắn, thậm chí cả hiệu trưởng.
+ Trong thành phố, mọi người không dám tổ chức diễn kịch, giới tu hành
khi có mặt hắn không dám ăn thịt và đánh bài.
+ Trong vòng mười mấy năm dưới sự ảnh hưởng của hắn dân trong thành
phố đâm ra sợ tất cả: nói to, làm thơ, đọc sách,...
=> Nỗi sợ của hắn ảnh hưởng đến cả mọi người xung quanh, khiến hắn chết
ngay cả khi còn đang sống. Đó cũng là bi kịch của người dân Nga dưới chế độ
Nga Hoàng.
Nhận xét:
* Nội dung:
+ Đây là một nhân vật độc đáo, sản phẩm sáng tạo nghệ thuật của thiên tài
Chekhov. Belikov là một điển hình, là hệ quả, sản phẩm của chế độ phong kiến
chuyên chế ở nước Nga cuối TK XIX ngột ngạt, bức bách. Belikov là một hiện
tượng, mang tính quy luật trong xã hội loài người. Hiện tượng đó chỉ chấm dứt
hoặc dần mất khi xã hội thay đổi. Chekhov đã sử dụng hình ảnh Belikov để phê
phán một bộ phận trí thức Nga hèn nhát, bảo thủ, nhu nhược và ích kỷ. Qua đó,
ông thức tỉnh mọi người Nga cuối thế kỷ XIX-đầu thế kỷ XX rằng: "Không thể
sống mãi như thế được!" .
+ Lúc này, xã hội nước Nga vô cùng ngột ngạt vì tính kém hiệu quả của
chính quyền, phát sinh ra nhiều kiểu người khuôn mẫu là Belikov- bảo thủ, ích
kỉ, nhu nhược và hèn nhát. Chekhov nhận ra tính nghiêm trọng của lối sống này
nên đã thẳng thắn bày tỏ qua truyện ngắn “Người trong bao” để thức tỉnh mọi
người, mong muốn mọi người thay đổi cách sống của mình.
* Nghệ thuật:
Với nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật Belikop độc đáo, Chekhov đã
kể một câu chuyện với một giọng mỉa mai, châm biếm, nhưng cũng u buồn, mặc
dù ai đọc truyện ngắn cũng sẽ tưởng rằng câu chuyện này được kể bởi Burkin.
Đó là hình thức truyện lồng trong chuyện độc đáo.

You might also like