You are on page 1of 8

Vươn tới mặt trời tối thiểu cũng rơi vào các vì tinh tú!

TỔNG QUAN KIẾN THỨC - TẤT CẢ TÁC PHẨM 11&12


=LỚP LUYỆN NGỮ VĂN CÔ DIỆU THU – 0973602995 =
TÁC PHẨM LỚP 11

TÁC PHẨM - TỔNG QUAN CHUNG


TÁC GIẢ
1. Tác giả
Thạch Lam (1910-1942) tên thật là Nguyễn Tường Vinh (sau đổi là Nguyễn Tường
Lân). Nhà văn, nổi tiếng về truyện ngắn. Viết xúc động về người nghèo, những em bé
nhà nghèo. Văn nhẹ nhàng, tinh tế với tấm lòng xót thương, nhân hậu. Chất thơ man mác
trong văn xuôi.
Tác phẩm - Các tập truyện ngắn: Gió đầu mùa (1977), Nắng trong vườn (1938), Sợi tóc
(1942), Tập tuỳ bút Hà Nội 36 phố phường…
2. Xuất xứ, chủ đề
Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” rút trong tập “Nắng trong vườn” (1938)
HAI ĐỨA TRẺ Tác phẩm nói lên lòng xót thương đối với những kỷ niệm và ước mơ bình dị, cảm động
THẠCH LAM của những em bé nơi phố huyện nghèo ngày xưa.
Kết luận
Truyện “Hai đứa trẻ” vừa hiện thực vừa mang màu sắc lãng mạn. Cảnh đợi tàu thật xúc
động. Một ngồi bút tinh tế tạo ra những trang văn xuôi nhẹ nhàng đầy chất thơ. Một trái
tim đầy tình người. Văn Thạch Lam cho ta nhiều nhã thú, đúng như nhà văn Nguyễn
Tuân đã nói.
CHỮ NGƢỜI 1. Tác giả
TỬ TÙ - Nguyễn Tuân: 1910 - 1987 - Người Hà nội.
NGUYỄN Sinh ra trong một gia đình nhà nho. Ông là một nghệ sĩ tài hoa, uyên bác, phong cách
TUÂN nghệ thuật độc đáo: Luôn tiếp cận cuộc sống từ góc độ tài hoa uyên bác ở phương diện
văn hoá, nghệ thuật. Ngòi bút phóng túng và có ý thức sâu sắc về cái tôi cá nhân. Sở
trường là tuỳ bút.
2. Truyện ngắn: Chữ người tử tù
Lúc đầu có tên là: Dòng chữ cuối cùng, in 1938 trên tạp chí Tao đàn, sau đó đổi tên
thành: Chữ người tử tù và được in trong tập truyện: Vang bóng một thời. Là „„một văn
phẩm đạt tới sự toàn thiện, toàn mĩ‟‟ (Vũ Ngọc Phan)
Ý nghĩa văn bản
"Chữ người tử tù" khẳng định và tôn vinh sự chiến thắng của ánh sáng đối với cái đẹp,
cái thiện và nhân cách cao cả của con người đồng thời bộc lộ lòng yêu nước thầm kín
của nhà văn
HẠNH PHÚC 1. Tác giả
CỦA MỘT Vũ Trọng Phụng (1912 - 1939). Là nhà văn hiện thực xuất sắc trước cách mạng tháng
TANG GIA - Tám. Ông nổi tiếng về tiểu thuyết. Truyện ngắn và đặc biệt thành công ở thể phóng
VŨ TRỌNG sự. Để lại nhiều kiệt tác như: Số đỏ; giông tố; vỡ đê; cơm thầy cơm cô,…
PHỤNG 2. Giới thiệu tiểu thuyết Số đỏ
Được coi là tác phẩm xuất sắc nhất của văn học Việt Nam, có thể “làm vinh dự cho mọi
nền văn học” (Nguyễn Khải). Đăng báo Hà Nội từ số 40 ngày 7/10/1936, in thành sách
năm 1938
3. Đoạn trích

F/B: Lê Trần Diệu Thu - Lớp luyện Văn cô giáo Diệu Thu - 0973602995 Page 1
Vươn tới mặt trời tối thiểu cũng rơi vào các vì tinh tú!

- Thuộc chương 15 của tiểu thuyết Số đỏ.


- Nhan đề: Do nhà biên soạn sách đặt.
Ý nghĩa văn bản
Đoạn trích “ Hạnh phúc của một tang gia” là một bi hài kịch, phơi bày bản chất nhố
nhăng, đồi bại của một gia đình đồng thời phản ánh bộ mặt thật của xã hội thượng lưu
thành thị trước Cách mạng tháng Tám.
1. Tác giả
-Tên khai sinh Trần Hữu Tri.
- Quê quán: Đại Hoàng, Lí Nhân, Hà Nam -> vùng đồng chiêm trũng, nghèo đói, cướng
CHÍ PHÈO - hào nặng nề -> đi vào sáng tác của Nam Cao với tên Vũ Đại.
NAM CAO - Gia đình: được miêu tả nhiều lần -> gia đình trung nông, nghèo, đông con; gia đình tri
thức nghèo luôn túng thiếu.
-Con đường đời: -> có ý nghĩa tiêu biểu cho lớp tri thức đương thời: xuất thân từ nông
thôn nghèo khổ -> vào đời thì va đầu với hiện thực tàn nhẫn -> sống lay lắt -> tham gia
CM là sự chuyển biến tất yếu. Nam Cao hy sinh vẻ vang.
2. tác phẩm:
- Dựa vào những cảnh thật, người thật mà Nam Cao được chứng kiến và nghe kể về làng
quê mình, bức xúc trước hiện thực tàn khốc đó ông đã viết thành truyện năm 1941.
- Nhan đề : Khi mới ra đời tác phẩm có tên là “ Cái lò gạch cũ”, sau đó Lê Văn Trương
đã đổi thành ”Đôi lứa xứng đôi. Khi in vào tập “ Luống Cày” , Nam Cao đã đổi tên
thành Chí Phèo.
Giá trị
+ Gia trị hiện thực: số phận bi thảm của người nông dân bị áp bức, bóc lột ở nôgn thôn
VN trước CMT8; Tố cáo xã hội thực dân nửa PK tàn bạo.
+ Gía trị nhân đạo sâu sắc mới mẻ: phát hiện, miêu tả phẩm chất tốt đẹp của người nông
dân ngay cả khi bị bị biến thành thú dữ
VỘI VÀNG - 1. Tác giả
XUÂN DIỆU Xuân Diệu (1916- 1985) tên khai sinh là Ngô Xuân Diệu. Quê: Can Lộc - Hà Tĩnh
nhưng sống với mẹ ở Quy Nhơn.
Là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới. Là nghệ sĩ lớn, nhà văn hóa lớn có sức sáng
tạo mãnh liệt, bền bỉ và có sự nghiệp văn học phong phú
2. Tác phẩm
Xuất xứ: In trong tập Thơ thơ (1938) - tập thơ đầu tay và cũng là tập thơ khẳng định vị
trí của Xuân Diệu – “Nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”.
Ý nghĩa văn bản
Quan niệm nhân sinh, quan niệm thẩm mĩ mới mẻ của Xuân Diệu- nghệ sĩ của niềm
khao khát giao cảm với đời.
1. Tác giả
Huy Cận (1919-2005) quê ở làng Ân Phú, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Thuở nhỏ
ông học ở quê rồi vào Huế học hết trung học, 1939 ra Hà Nội học ở trường cao đẳng
Canh nông. Từ năm 1942, Huy Cận tích cực hoạt động trong mặt trận Việt Minh sau đó
được bầu vào uỷ ban dân tộc giải phóng toàn quốc. Sau cách mạng tháng 8, giữ nhiều
trọng trách quan trọng trong chính quyền cách mạng.
=> Huy Cận là nhà thơ lớn, một đại biểu xuất sắc của phong trào Thơ Mới với hồn thơ
ảo não. Tác phẩm tiêu biểu:
+ Trước cách mạng tháng 8: Lửa thiêng, Kinh cầu tự, Vũ trụ ca

F/B: Lê Trần Diệu Thu - Lớp luyện Văn cô giáo Diệu Thu - 0973602995 Page 2
Vươn tới mặt trời tối thiểu cũng rơi vào các vì tinh tú!

TRÀNG + Sau cách mạng tháng 8: Trời mỗi ngày lại sáng, Đất nở hoa, Chiến trường gần đến
GIANG - HUY chiến trường xa...
CẬN Thơ Huy Cận hàm xúc, giàu chất suy tưởng triết lí.
2. Bài thơ “Tràng giang”
Xuất xứ: “Lửa thiêng”. Hoàn cảnh sáng tác: Vào mùa thu năm 1939 khi đứng trước
sông Hồng mênh mông sóng nước.
a. Nhan đề
Từ Hán Việt “Tràng giang” (sông dài) => gợi không khí cổ kính.
Hiệp vần “ang”: tạo dư âm vang xa, trầm lắng, mênh mang.
=> Gợi không khí cổ kính, khái quát => nỗi buồn mênh mang, rợn ngợp.
b. Lời đề từ
Thể hiện nội dung tư tưởng và ý đồ nghệ thuật của tác giả.
Nỗi buồn trước cảnh vũ trụ bao la bát ngát
Hình ảnh thiên nhiên rộng lớn, tâm sự của cái tôi cô đơn mang nhiều nỗi niềm. Câu này
là khung cảnh để tác giả triển khai toàn bộ cảm hứng
Ý nghĩa văn bản
Vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên, nỗi sầu của cái tôi cô đơn trước vũ trụ rộng lớn, niềm khát
khao hòa nhập với đời và lòng yêu quê hương đất nước tha thiết.
ĐÂY THÔN VĨ 1. Tác giả:
DẠ - HÀN Hàn Mặc Tử (1912-1940), tên thật là Nguyễn Trọng Trí,sinh ra ở Đồng Hới,Quảng Bình.
MẶC TỬ Sớm mất cha sống với mẹ tại Quy Nhơn. Đi làm công chức thời gian ngắn rồi mắc
bệnh. Là nhà thơ có sức sáng tạo mãnh liệt trong phong trào Thơ mới “Ngôi sao chổi
trên bầu trời thơ Việt Nam” (Chế Lan Viên)
2. Sự nghiệp
Tác phẩm chính: Gái quê, thơ điên, xuân như ý, duyên kì nhộ, quần tiên hội. Tâm hồn
thơ ông đã thăng hoa thành những vần thơ tuyệt diệu,chẳng những gợi cho ta niềm
thương cảm còn đem đến cho ta những cảm xúc thẩm mĩ kì thú và niềm tự hào về sức
sáng tạo của con người. Quá trình sáng tác thơ của ông đã thâu tóm cả quá trình phát
triển của thơ mới từ lãng mạn sang tượng trưng đến siêu thực
3. Bài thơ
a. Hoàn cảnh sáng tác: Sáng tác năm 1938 được khơi nguồn từ mối tình đơn phương
của Hàn Mặc Tử với Hoàng Thị Kim Cúc.
b.Giá trị bài thơ: Lòng yêu cuộc sống, nỗi niềm trong dự cảm chia xa, niềm hi vọng
mong manh về tình yêu hạnh phúc
Ý nghĩa văn bản
Bức tranh phong cảnh Vĩ Dạ và lòng yêu đời, ham sống mãnh liệt mà đầy uẩn khúc của
nhà thơ.
1. Tác giả
Hồ Chí Minh (1890 - 1969). Quê: Nam Đàn - Nghệ An. Gia đình: Nhà nho yêu
nước.Bản thân: Thông minh, yêu nước và thương dân sâu sắc.Sự nghiệp văn học: Phong
phú, đặc sắc.
2. Tác phẩm
CHIỀU TỐI - a. Tập thơ “Nhật kí trong tù”
HỒ CHÍ MINH Hoàn cảnh ra đời tập thơ “Nhật kí trong tù”:
Là tập nhật kí viết bằng thơ, được Bác sáng tác trong thời gian bị chính quyền Tưởng
Giới Thạch bắt giam vô cớ từ mùa thu năm 1942 – 1943 tại tỉnh Quảng Tây. Tập thơ

F/B: Lê Trần Diệu Thu - Lớp luyện Văn cô giáo Diệu Thu - 0973602995 Page 3
Vươn tới mặt trời tối thiểu cũng rơi vào các vì tinh tú!

gồm 134 bài thơ bằng chữ Hán ghi trong một cuốn sổ tay lấy tên là “Ngục trung nhật
kí”. Năm 1960, tập thơ được dịch ra tiếng Việt và có tên là “Nhật kí trong tù”.
b. Bài thơ “Chiều tối”
Vị trí: Bài thứ 31 của tập thơ “Nhật kí trong tù”. Hoàn cảnh sáng tác: Trên đường chuyển
lao của Hồ Chí Minh từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo vào cuối thu năm 1942.
Tổng kết
1. Nội dung
Bài thơ “Chiều tối” cho thấy tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, ý chí vượt lên hoàn
cảnh khắc nghiệt của nhà thơ chiến sĩ Hồ Chí Minh.
2. Nghệ thuật
Bài thơ thất ngôn tứ tuyệt mang vẻ đẹp cổ điển mà hiện đại.
1. Tác giả
Tố Hữu (1920 - 2002) tên thật là Nguyễn Kim Thành.
Là “lá cờ đầu của thơ ca cách mạng” Việt Nam hiện đại.
Thơ trữ tình – chính trị: thể hiện lẽ sống, lí tưởng, tình cảm cách mạng của con người
Việt Nam hiện đại nhưng mang đậm chất dân tộc, truyền thống.
2. Bài thơ
TỪ ẤY – a. Hoàn cảnh sáng tác: Tháng 7/1938 khi nhà thơ được kết nạp vào đảng cộng sản, bài
TỐ HỮU thơ nằm trong phần Máu lửa của tập thơ “Từ ấy”
b. Vị trí bài thơ: có ý nghĩa mở đầu cho con đường cách mạng, con đường thi ca của Tố
Hữu là tuyên ngôn về lẽ sống của một người chiến sĩ cách mạng, cũng là tuyên ngôn
nghệ thuật của một nhà thơ.
c. Bố cục: 3 phần.
Ý nghĩa văn bản
Niềm vui lớn, lẽ sống lớn, tình cảm lớn trong buổi đầu gặp lí tưởng cộng sản.
Tổng kết
Niềm vui khi bắt gặp lí tưởng cách mạng. Tình cảm giai cấp và sự căm giận với những
bất công ngang trái của cuộc đời.

LỚP 12

TÁC TỔNG QUAN CHUNG


PHẨM
TÁC
GIẢ
TUYÊN 1. Hoàn cảnh ra đời
NGÔN Ngày 19/8/1945: Chính quyền ở Hà Nội về tay nhân dân. Ngày 26/8/1945: Hồ Chí Minh từ
ĐỘC chiến khu Việt Bắc. Ngày 2/9/1945: Bác Hồ đọc bản "Tuyên ngôn độc lập"
LẬP - HỒ 2. Giá trị
CHÍ Là một một văn kiện to lớn. Là một tác phẩm văn học có giá trị - áng văn chính luận xuất sắc.
MINH Tổng kết
"Tuyên ngôn độc lập" là tác phẩm chính luận xuất sắc, lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc sảo, luận
điểm, bằng chứng rõ ràng, chính xác thể hiện tầm tư tưởng văn hoá lớn được tổng kết trong một
văn bản ngắn gọn, khúc chiết.
1. Tiểu dẫn
a. Tác giả

F/B: Lê Trần Diệu Thu - Lớp luyện Văn cô giáo Diệu Thu - 0973602995 Page 4
Vươn tới mặt trời tối thiểu cũng rơi vào các vì tinh tú!

Tên khai sinh: Bùi Đình Diệm. Bút danh: Quang Dũng. Sinh năm 1921 và mất năm 1988.Quê:
TÂY Phương Trì, Đan Phượng, Hà Tây. Xuất thân trong một gia đình nho học. Là một nghệ sĩ đa
TIẾN - tài: làm thơ, viết văn, vẽ tranh soạn nhạc.
QUANG => Một hồn thơ phóng khoáng, lãng mạn và tài hoa. Đặc biệt là khi ông viết về lính.
DŨNG b. Tác phẩm
Năm 1948: Quang Dũng chuyển sang đơn vị khác -> nhớ đồng đội cũ -> Tại Phù Lưu Chanh
ông viết bài thơ này. Mục đích sáng tác: ghi lại những kỉ niệm một thời của những người lính
Tây Tiến.
Bố cục:
Bài thơ được chia làm ba đoạn:
+ Nỗi nhớ Tây Tiến
+ Hình ảnh người lính Tây Tiến
+ Khẳng định lý tưởng chiến đấu và tinh thần đồng đội.
Cảm hứng chính của bài thơ là cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng gắn bó với nhau để làm
nên linh hồn, sắc điệu của bài thơ.

VIỆT 1. Hoàn cảnh sáng tác


BẮC -
TỐI HỮU Cuối năm 1954, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta thắng lợi. Trung ương
Đảng và chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về thủ đô Hà Nội sau 9 năm kháng chiến gian khổ,
trường kì. Tố Hữu đã viết bài thơ Việt Bắc để ghi lại tình cảm và mối quan hệ gắn bó khăng
khít, nghĩa tình sâu nặng giữa nhân dân Việt Bắc với cán bộ và chiến sĩ cách mạng.

2. Sắc thái tâm trạng của bài thơ

Tâm trạng bâng khuâng bồn chồn, bịn rịn lưu luyến của nhân vật trữ tình trong cuộc chia tay.
Hai nhân vật trữ tình là: người ra đi (đại diện cho nhũng người kháng chiến) và người ở lại (đại
diện cho những người dân Việt Bắc.

Tổng kết

Nội dung: Tố Hữu đã thành công khi kết hợp nhuần nhuyễn nội dung chính trị và cảm xúc trữ
tình. Hình thức nghệ thuật đậm đà tính dân tộc.

ĐẤT 1. Tác giả


NƢỚC - Sinh ra trong một gia đình trí thức, giàu truyền thống yêu nước và tinh thần cách mạng. Học
NGUYỄN tập và trưởng thành trên miền Bắc, tham gia chiến đấu và hoạt động văn nghệ ở miền
KHOA Nam. Phong cách sáng tác:
ĐIỀM + Giàu chất suy tư, xúc cảm dồn nén.
+ Giọng thơ trữ tình chính luận.
2. Đoạn trích
Vị trí: Trích chương V của trường ca. Hoàn cảnh sáng tác: Hoàn thành ở chiến khu Trị - Thiên
1971. Bố cục văn bản: Hai phần
Phần I
42 câu đầu: Đất nước được cảm nhận từ nhiều phương diện lịch sử văn hoá dân tộc, chiều sâu

F/B: Lê Trần Diệu Thu - Lớp luyện Văn cô giáo Diệu Thu - 0973602995 Page 5
Vươn tới mặt trời tối thiểu cũng rơi vào các vì tinh tú!

của không gian, chiều dài của thời gian.


Phần II
47 câu cuối: Tư tưởng cốt lõi, cảm nhận về đất nước: Đất nước của Nhân dân.
=> Văn bản đã thể hiện một cái nhìn mới mẻ về đất nước: ĐN là sự hội tụ và kết tinh bao công
sức và khát vọng của nhân dân . Nhân dân là người làm ra đất nước.
Tác giả
Xuân Quỳnh (1942-1988). Nhà thơ nữ hiện đại, viết rất hay, rất nồng nàn về thơ tình. Những
bài thơ hay nhất của chị: “Mùa hoa doi”, “Bao giờ ngâu nở hoa”, “Hoa cúc”, “Sóng”, “Thuyền
và biển”, v.v… Tác phẩm “Chồi biếc” (1963), “Hoa dọc chiến hào” (1968), “Gió Lào cát trắng”
SÓNG (1974), “Lời ru trên mặt đất” (1978), “Sân ga chiều em đi” (1984), “Hoa cỏ may” (1989).
XUÂN Xuất xứ
QUỲNH Bài thơ “Sóng” được Xuân Quỳnh viết vào ngày 29/12/1967, lúc nhà thơ 25 tuổi. Bài thơ rút
trong tập “Hoa dọc chiến hào” tập thơ thứ 2 của chị.
Chủ đề
Tình yêu là sóng lòng, là khát vọng, là niềm mong ước được yêu, được sống hạnh phúc trong
một mối tình trọn vẹn của lứa đôi.
Kết luận
Bài thơ “Sóng” là một bài thơ tình rất hay và mới. Hay ở nhạc điệu bồi hồi, thiết tha, say đắm.
Hay ở hình ảnh kép: Sóng nhớ bờ, em nhớ anh, em yêu anh. Nói tình yêu là khát vọng của tuổi
trẻ, đó là một điểm nới. Thiếu nữ bày tỏ tình yêu, thể hiện một ước mong chân thành đi tới một
tình yêu đằm thắm, thủy chung, đó cũng là điểm mới. Tình yêu của lứa đôi không bé nhỏ và ích
kỷ, tình yêu của lứa đôi như con sóng nhỏ được “tan ra” giữa “biển lớn tình yêu” của đồng loại;
đó cũng là một điểm mới nữa.

NGƢỜI 1. Xuất xứ: tác phẩm in trong tập "Tuỳ bút sông Đà" 1960) Nguyễn Tuân.
LÁI ĐÒ 2. Hoàn cảnh ra đời:kết quả của chuyến đi thực tế Tây Bắc.
SÔNG Tổng kết
ĐÀ - Tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân -đoạn trích đã khắc họa sinh động hình
NGUYỄN ảnh con người và thiên nhiên Tây Bắc.
TUÂN Kiến thức phong phú, ngôn ngữ sinh động, liên tưởng độc đáo "Người lái đò sông Đà" là 1
đoạn trích hay.

AI ĐÃ 1. Tác giả
ĐẶT TÊN Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trí thức yêu nước, một chiến sĩ trong phong trào đấu tranh
CHO chống Mĩ-ngụy ở Thừa Thiên Huế.Nhà văn chuyên viết về bút ký với đề tài khá rộng lớn.
DÒNG 2. Tác phẩm
SÔNG - Viết tại Huế ngày 4/1/1981 in trong tập sách cùng tên. Vị trí đoạn trích: Tập trung nói về cảnh
HOÀNG quan thiên nhiên xứ Huế.
PHỦ Bài kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường đã cung cấp thêm cho người đọc nhiều tri thức, sự việc mới
NGỌC lạ về sông Hương, nó góp phần tạo nên sức hấp đẫn của tác phẩm. Nhưng đó không phải là yếu
TƢỜNG tố chính, bên cạnh những tri thức tiếp nhận được, người đọc còn cảm nhận được vốn văn hoá,
vốn sống đầy đặn và đặc biệt sự ngân vang của chất thơ trong bài kí. Tất cả được viết nên bằng
nguồn cảm xúc, bằng tình yêu nồng nàn với dòng sông, với xứ Huế mà ông đã gửi gắm nhiều kỉ
niệm của những năm tháng tuổi thơ.

1. Tiểu dẫn

F/B: Lê Trần Diệu Thu - Lớp luyện Văn cô giáo Diệu Thu - 0973602995 Page 6
Vươn tới mặt trời tối thiểu cũng rơi vào các vì tinh tú!

a. Tác giả: Tên khai sinh: Nguyễn Sen


Sinh năm: 1920. Quê nội ở Thanh Oai- Hà Đông.Viết văn từ trước Cách mạng - sáng tác với
VỢ nhiều thể loại Số lượng tác phẩm đạt kỷ lục trong nền văn học Việt Nam hiện đại.1996: Được
CHỒNG tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật. Một số tác phẩm tiêu biểu: Dế Mèn
A PHỦ phiêu lưu ký (1941), O chuột (1942), Truyện Tây Bắc (1953)…
b. Tác phẩm: In trong tập "Truyện Tây Bắc"- Giải nhất Hội Văn nghệ Việt Nam 1954-1955.
=> Qua việc miêu tả cuộc đời, số phận của Mị và A Phủ, nhà văn đã làm sống lại quãng đời tăm
tối, cơ cực của người dân miền núi dưới ách thống trị dã man của bọn chúa đất phong kiến,
đồng thời khẳng định sức sống tiềm tàng, mãnh liệt không gì huỷ diệt được của kiếp nô lệ,
khẳng định chỉ có sự vùng dậy của chính họ, được ánh sáng Cách mạng soi đường đến một cuộc
đời tươi sáng. Đó chính là giá trị hiện thực sâu sắc, giá trị nhân đạo lớn lao, tiến bộ của Vợ
chồng A Phủ. Những giá trị này đã giúp cho Tô Hoài, tác phẩm của Tô Hoài đứng vững trước
thử thách của thời gian và được nhiều thế hệ bạn đọc yêu thích.
VỢ 1. Kim Lân (1920 - 2007)
NHẶT - Tên khai sinh: Nguyễn Văn Tài. Quê: làng Phù Lưu, xã Tân Hồng, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc
KIM Ninh. Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2001.Tác phẩm chính: Nên vợ nên
LÂN chồng (1955), Con chó xấu xí (1962).
Kim Lân là cây bút truyện ngắn Thế giới nghệ thuật của ông thường là khung cảnh nông thôn
hình tượng người nông dân. Đặc biệt ông có những trang viết đặc sắc về phong tục và đời sống
thôn quê Kim Lân là nhà văn một lòng một dạ đi về với "đất"với "người"với "thuần hậu nguyên
thuỷ" của cuộc sống nông thôn.
2. Xuất xứ truyện
Vợ nhặt là truyện ngắn xuất sắc in trong tập truyện Con chó xấu xí (1962).
3. Bối cảnh xã hội của truyện
Phát xít Nhật bắt nhân dân ta nhổ lúa trồng đay nên tháng 3 năm 1945 nạn đói khủng khiếp đã
xảy ra. Chỉ trong vòng vài tháng, từ Quảng Trị đến Bắc Kì, hơn hai triệu đồng bào ta chết đói.
Tổng kết.
Vợ nhặt tạo được một tình huống truyện độc đáo, cách kể chuyện hấp dẫn, miêu tả tâm lí nhân
vật tinh tế, đối thoại sinh động.
Truyện thể hiện được thảm cảnh của nhân dân ta trong nạn đói năm 1945. Đặc biệt thể hiện
được tấm lòng nhân ái, sức sống kì diệu của con người ngay trên bờ vực của cái chết vẫn hướng
về sự sống và khát khao tổ ấm gia đình.

1. Tác giả
Tên khai sinh là Nguyễn Văn Báu. Bút danh: Nguyên Ngọc, Nguyễn trung Thành. 1950: Gia
nhập quân đội khi đang học trung học chuyên khoa. 1962: Chủ tịch chi hội văn nghệ giả phóng
RỪNG miền Trung Trung Bộ. Gắn bó mật thiết với chiến trường Tây Nguyên.
XÀ NU 2. Tác phẩm
NGUYỄN a. Xuất xứ: Truyện được in trong tập "Trên quê hương những người anh hùng Điện Ngọc" viết
TRUNG năm 1965.
THÀNH b. Cốt truyện
Chuyện về cuộc đời Tnú lồng vào cuộc nổi dậy của dân làng Xôman.
Tổng kết
Truyện cô đúc mang âm hưởng sử thi hùng tráng Thông qua việc miêu tả sức sống mãnh liệt của
cây xà nu và người dân Xôman, tác giả đã khắc hoạ hình ảnh Tây Nguyên anh hùng, bất khuất
một lòng đi theo Đảng Thể hiện thành công chủ nghĩa anh hùng Cách mạng Việt Nam.

F/B: Lê Trần Diệu Thu - Lớp luyện Văn cô giáo Diệu Thu - 0973602995 Page 7
Vươn tới mặt trời tối thiểu cũng rơi vào các vì tinh tú!

CHIẾC 1. Tác giả


THUYỀN Nguyễn Minh Châu (1930- 1989), quê ở làng Thơi, xã Quỳnh Hải (nay là xã Sơn Hải), huyện
NGOÀI Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Ông “thuộc trong số những nhà văn mở đường tinh anh và tài năng
XA nhất của văn học ta hiện nay". Sau 1975, khi văn chương chuyển hướng khám phá trở về với đời
thường, Nguyễn Minh Châu là một trong số những nhà văn đầu tiên của thời kì đổi mới đã đi
NGUYỄN sâu khám phá sự thật đời sống ở bình diện đạo đức thế sự. Tâm điểm những khám phá nghệ
MINH thuật của ông là con người trong cuộc mưu sinh, trong hành trình nhọc nhằn kiếm tiền hạnh
CHÂU phúc và hoàn thiện nhân cách.
- Tác phẩm chính (SGK)
2. Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa
Truyện in đậm phong cách tự sự - triết lí của Nguyễn Minh Châu, rất tiêu biểu cho hướng tiếp
cận đời sống từ góc độ thế sự của nhà văn ở giai đoạn sáng tác thứ hai.
Truyện ngắn lúc đầu được in trong tập Bến quê (1985), sau được nhà văn lấy làm tên chung cho
một tuyển tập truyện ngắn (in năm 1987).
TỔNG KẾT
Vẻ đẹp của ngòi bút Nguyễn Minh Châu là vẻ đẹp toát ra từ tình yêu tha thiết đối với con người.
Tình yêu ấy bao hàm cả khát vọng tìm kiếm, phát hiện, tôn vinh những vẻ đẹp con người còn
tiềm ẩn, những khắc khoải, lo âu trước cái xấu, cái ác. Đó cũng là vẻ đẹp của một cốt cách nghệ
sĩ mẫn cảm, đôn hậu, điềm đạm chiêm nghiệm lẽ đời để rút ra những triết lí nhân sinh sâu sắc.
Chiếc thuyền ngoài xa là một trong số rất nhiều tác phẩm của Nguyễn Minh Châu đã đặt ra
những vấn đề có ý nghĩa với mọi thời, mọi người.

HỒN 1. Tác giả


TRƢƠNG Lưu Quang Vũ (1948-1988), quê gốc ở Đà Nẵng, sinh tại Phú Thọ trong một gia đình trí thức.
BA - DA Từ 1965-1970: Lưu Quang Vũ vào bộ đội và được biết đến với tư cách một nhà thơ tài năng đầy
HÀNG hứa hẹn. Từ 1970-1978: Ông xuất ngũ, làm nhiều nghề để mưu sinh. Từ 1978-1988: biên tập
THỊT viện Tạp chí Sân khấu, bắt đầu sáng tác kịch và trở thành một hiện tượng đặc biệt của sân khấu
LƢU kịch trường những năm 80 với những vở đặc sắc như: Sống mãi tuổi 17, Hẹn ngày trở lại, Lời
QUANG thề thứ chín, Khoảnh khắc vô tận, Bệnh sĩ, Tôi và chúng ta, Hai ngàn ngày oan trái, Hồn
VŨ trương Ba, da hàng thịt,…
® Lưu Quang Vũ là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, vẽ tranh, viết truyện, viết tiểu luận,…nhưng
thành công nhất là kịch. Ông là một trong những nhà soạn kịch tài năng nhất của nền Văn học
Nghệ thuật Việt Nam hiện đại. Ông được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật
năm 2000.
2. Vở kịch Hồn Trƣơng Ba, da hàng thịt
Từ một cốt truyện dân gian, tác giả đã xây dựng một vở kịch nói hiện đại, đặt ra vấn đề mới mẻ
có ý nghĩa tư tưởng, triết lí và nhân văn sâu sắc. Truyện dân gian gây kịch tính sau khi Hồn
Trương Ba nhập vào xác anh hàng thịt dẫn tới "vụ tranh chấp" chồng của hai bà vợ phải đưa ra
xử, bà Trương Ba thắng kiện được đưa chồng về. Lưu Quang Vũ khai thác tình huống kịch bắt
đầu ở chỗ kết thúc của tích truyện dân gian. Khi Hồn Trương Ba được sống "hợp pháp" trong
xác anh hàng thịt, mọi sự càng trở nên rắc rối, éo le để rồi cuối cùng đau khổ, tuyệt vọng khiến
Hồn Trương Ba không chịu nổi phải cầu xin Đế Thích cho mình được chết hẳn.
3. Đoạn trích
Là phần lớn cảnh VII. Đây cũng là đoạn kết của kịch.
====Đường không khó không đi, không đến – Học không khó, không học, không qua!====

F/B: Lê Trần Diệu Thu - Lớp luyện Văn cô giáo Diệu Thu - 0973602995 Page 8

You might also like