You are on page 1of 3

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC VÀ GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG THPT

1. Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa cái cụ thể và cái trừu tượng trong
dạy học: ( tên gọi khác: Đảm bảo tính trực quan)
a) Nội dung
Bản chất của hoạt động dạy học là hoạt động nhận thức độc đáo của học sinh dưới
sự tổ chức và điều khiển của giáo viên. Hoạt động nhận thức của hs cũng diễn ra
theo quy luật “từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu
tượng đến thực tiễn”, tức là diễn tả sự di chuyển từ cái cụ thể đến cái trừu
tượng và ngược lại. Cái cụ thể và cái trừu tượng phải thống nhất với nhau để
hs có thể nhận thức trọn vẹn.
Là phải làm cho hs trực tiếp tiếp xúc với sự vật, hiện tượng, hình tượng cụ thể
để hình thành các biểu tượng từ đó mới chuyển sang các khái niệm, quy luật,
lí thuyết trừu tượng khó hiểu. Hoặc đối với hs lớn hơn như THPT thì có thể đưa
ra định luật, khái niệm trừu tượng trước rồi sau đó mới giải thích, phân tích, chứng
minh cụ thể. Có thể đưa cái cụ thể trước rồi chuyển sang trừu tượng hoặc ngược lại,
tùy đối tượng, mục đích, nội dung,…
Ví dụ như: Giới thiệu cho hs khái niệm mưa, mây, hiện tượng bốc hơi nước,
thì giáo viên có thể chỉ cho hs nhìn thấy hiện tượng đó trước rồi mới đưa ra
khái niệm.
Hoặc trong môn Công nghệ có hướng dẫn hs nấu cơm, luộc rau thì giáo viên sẽ
giảng dạy lí thuyết, khái niệm trước (cái trừu tượng) sau đó để học sinh về nhà tập
làm, tiếp cận, thực hành (cái cụ thể), như vậy thì học sinh sẽ thấu hiểu sâu sắc, ghi
nhớ lâu hơn.
Trong dạy học luôn phải đảm bảo được mối quan hệ qua lại giữa tư duy cụ thể và
tư duy trừu tượng này. Tư duy cụ thể là nền tảng, tiền đề nảy sinh và phát triển
tư duy trừu tượng, còn tư duy trừu tượng phát triển sẽ giúp tư duy cụ thể diễn
ra nhanh chóng hơn.
b) Yêu cầu:
Sử dụng phối hợp nhiều loại phương tiện trực quan khác nhau với tư cách là
các phương tiện nhận thức và các nguồn nhận thức. Ví dụ các đồ dùng học tập là
các phương tiện quan sát: kính hiển vi, kính lúp; các vật thật và thay thế: các nguồn
nhận thức).
Kết hợp việc trình bày trực quan với lời nói. Dùng lời nói giàu hình ảnh để giúp
hs vận dụng những biểu tượng đã biết để hình thành biểu tượng mới; lời nói sinh
động, diễn cảm, nghĩa là kết hợp hai hệ thống tín hiệu.
Rèn luyện óc quan sát và năng lực khái quát cho hs.
Tổ chức và điều khiển hs nhận thức theo 2 con đường: từ tư duy cụ thể tới
trừu tượng và ngược lại.
Ví dụ: Tư duy cánh chim bay lên trời và con người cũng có thể đi trên không,
muốn thế thì phải sáng chế ra một phương tiện (máy bay) giúp con người ở
trên không. Điều đấy đã kích thích các em năng lực tư duy, nâng cao tính cụ
thể, trừu tượng cho học sinh.
 Đề ra cho học sinh những bài tập nhận thức đòi hỏi phải thiết lập được mối quan
hệ giữa cái cụ thể, cái trừu tượng và ngược lại.
Cần kết hợp tư duy cụ thể và tư duy trừu tượng. Cụ thể: những mặt, những
thuộc tính có quan hệ với hiện tượng của hiện thực khách quan (hiện tượng, sự vật
tự nhiên: trời, mây, mưa, gió, chim bay trên trời, nước chảy…)
2. Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa tính vững chắc của tri thức, kĩ
năng, kĩ xão và tính mềm dẻo của tư duy.
a) Nội dung:
Nhiệm vụ của dạy học là giúp hs vừa nắm chắc được tri thức, kĩ năng, kỹ xảo
để hs có trí thức cơ bản, vững chắc vừa có tư duy mềm dẻo, linh hoạt để có thể
vận dụng tri thức, kĩ năng, kĩ xảo đó vào những tình huống khác nhau.’
Nguyên tắc này đòi hỏi học sinh nắm chắc bản chất vấn đề trong sự hòa trộn với
kinh nghiệm bản thân. Mặt khác, học sinh cần phải nhớ lâu, nhớ nhiều, nhớ nhanh,
nhớ chính xác kiến thức phù hợp nhằm giải quyết có hiệu quả từng tình huống cụ
thể. Quá trình nắm kiến thức liên quan mật thiết đến các phẩm chất tư duy. Tư duy
mềm dẻo, linh hoạt trong lĩnh hội, đồng thời phải cơ động trong việc vận dụng giải
quyết những tình huống quen thuộc và tình huống mới. Tâm lý học đã khẳng định
việc lĩnh hội nội dung dạy học và phát triển năng lực nhận thức là hai mặt của
một quá trình, có liên hệ mật thiết với nhau. Khi lĩnh hội những tri thức khoa
học thì trí não đồng thời thực hiện những nhiệm vụ nhận thức khác nhau, và
cùng với điều đó, năng lực nhận thức của học sinh được phát triển. Trong cách
hiểu như trên, nguyên tắc này cần phải kết hợp với nguyên tắc tự giác, tích cực, độc
lập, sáng tạo của học sinh, nghĩa là phải làm cho họ nhớ lại điều đã học một cách tự
giác, đã được suy ngẫm, tránh lối học thuộc lòng một cách máy móc và thiếu suy
nghĩ sâu sắc về tài liệu đó, và do vậy chẳng hiểu được điều mình học.
Tính vững chắc của tri thức, kĩ năng, kĩ xảo thể hiện ở chỗ tri thức hs tiếp thu
được những gì, nhớ được bao lâu, kĩ năng, kĩ xảo được hình thành và tồn tại
lâu dài trong bản thân hs đó. Đề làm được điểu này gv phải giúp hs nắm bắt được
bản chất, trọng tâm của vấn đề, sau đó ôn tập thường xuyên, không để hs chưa tiếp
thu xong bài này đã vội nhét thêm bài khác, không để hs học vẹt, hướng dẫn hs
phương pháp học, phương pháp tìm hiểu sgk hay tự học ở nhà như vậy cũng sẽ
hình thành được 1 số kĩ năng thực hành.
Tính mềm dẻo ở tư duy thể hiện ở chỗ hs có thể vận dụng những điều đã học
từ tình huống quen thuộc sang tình huống mới.
Ví dụ như học Vật lí giáo viên sẽ cung cấp cho hs công thức (tri thức cơ bản)
sau đó hs tự áp dụng vào làm những bài đơn giản (tình huống quen thuộc) rồi
từ đó chuyển sang tư duy để giải những bài khó hơn, nâng cao hơn (tình
huống mới)
Hoặc môn Đạo đức dạy hs không được nói dối tuy nhiên sau này hs sẽ tiếp xúc
những trường hợp buộc hs phải nói dối (bác sĩ phải nói dối với bệnh nhân về tình
trạng sức khỏe để họ yên tâm chữa bệnh, có ý chí vươn lên) thì lúc đó hs phải áp
dụng tri thức của mình sao cho phù hợp trong tình huống này.
Tính vững chắc của tri thức và tính mềm dẻo của tư duy có mối quan hệ thống
nhất và biện chứng với nhau.
b) Yêu cầu:
Gv cần làm rõ, nhấn mạnh trọng tâm bài để hs dễ dàng ghi nhớ.
Khi học tập, hs cần phối hợp nhiều loại ghi nhớ: ghi nhớ chủ định, không chủ
định, máy móc và có ý nghĩa. Ghi nhớ có chủ định có tầm quan trọng đặc biệt, vì
nó là cơ sở của sự học thuộc và nhớ lâu. Cho hs biết chỗ nào cần ghi nhớ chính xác
(ví dụ định lý, định luật, công thức), cần ghi nhớ đại ý (nội dung tác phẩm…). Phải
để hs hiểu bài rồi mới ghi nhớ, củng cố, tránh học vẹt, học không hiểu. Kiểm
tra hs những vùng mà học sinh đã hiểu cũng như những vùng nâng cao nhưng nằm
trong khả năng của hs.
Hướng dẫn hs tự đọc sách, tìm hiểu sách, tự soạn bài, tự tổng kết ôn tập cuối
chương hay cuối kì. Tránh soạn sẵn vì soạn sẵn dễ đánh mất năng lực khái quát, tư
duy, tổng hợp của hs.
- Trong quá trình dạy học, chú ý ôn tập cho học sinh. Song, trong ôn tập phải yêu
cầu học sinh nắm được tính hệ thống của kiến thức, thấy được cái mới, đồng
thời tạo điều kiện cho học sinh vận dụng kiến thức vào nhiều tình huống thực
tiễn khác nhau. Điều đó có tác dụng làm cho học sinh vừa nắm chắc kiến thức,
vừa rèn luyện phẩm chất linh hoạt trong tư duy.
Ví dụ: Đối với học sinh lớp 10 khi học về bài “DÒNG BIỂN”: Học sinh gặp một
số khó khăn trong quá trình tiếp nhận tri thức: Khó nắm quy luật hoạt động của các
dòng biển khó nhớ tên cũng như vị trí của các dòng biển. Giáo viên giúp học sinh
hình thành hệ thống tri thức: Các dòng biển nóng thường di chuyển từ vĩ độ thấp
đến vĩ độ cao. Các dòng biển lạnh thì ngược lại. Ở BBC, Các dòng biển di chuyển
theo hướng cùng chiều kim đồng hồ. Ở NBC, thì ngược lại. Các dòng biển nóng
lạnh đối xứng nhau qua xích đạo. Đặc tính của các dòng biển: Dòng biển nóng
mang đặc tính ẩm và gây mưa nhiều, mùa đông thì ấm, mùa hè thì mát cho nơi nó
đi qua. Dòng biển nóng thì ngược lại, mang khí hậu khô và lạnh cho vùng nó đi
qua. → Qua đó học sinh hình thành các kĩ năng, kĩ xảo về đọc bảng đồ về các dòng
biển, bảng đồ thế giới…
Từ bài học trên, khả năng tư duy của học sinh cũng được hình thành. Lúc này học
sinh vận dụng tính mềm dẻo của tư duy để giải thích các hiện tượng liên quan đến
các dòng biển: Khí hậu của các nơi khác nhau khi có dòng biển chạy qua.

You might also like